Bà nội tôi.
Trong ký ức bà nội tôi là một người phụ nữ nhỏ bé, vấn tóc răng đen như những nguòi phụ nữ thời đó. Ông tôi mất sớm vào những năm 50 của thế kỷ trước. Bà tôi mẹ của bẩy người con cả trai lẫn gái để lại ngôi nhà nhỏ nơi quê nhà cho người con gái thứ tư rời quê hương đi theo các con trai để trông các cháu. Phần lớn thời gian trưóc khi chiến tranh kết thúc bà ở Hà Tây cùng gia đình tôi. Bà hay dắt tôi cùng các cháu khác đi bắt hến mò cua. Ở vùng đó mọi ngưòi đều rất lạ khi thấy nhà tôi đi bắt hến, những con vật giáp xác nhỏ tý đầy trong mương mà không ai thèm bắt. Có khi bà dắt chúng tôi ra đầm sen bắt ốc nhồi bám đầy trên thân những ngọn cỏ năn lác mọc chen sen súng đầy hồ.
Thời đó con người đối xử với nhau đầy tình người không vụ lợi. Nhà tôi thuê một nhà nhỏ trên đồi với số tiền không đáng kể và còn có đất để trồng một nương sắn to. Canh rau dền mọc chen trong vườn , canh tép dưa sắn là những món dân dã hàng ngày bây giờ lại trở thành đặc sản. Hoa cúc dại, bị sở, trám xanh là những gì lưu lại trong nỗi nhớ của một cậu bé về miền quê ấy. Tôi còn nhớ cô bạn gái học cùng lớp vỡ lòng tên Hạnh. Nhà bạn ở quả đồi bên kia, thỉnh thoảng bạn vẫy gọi sang chơi nhưng tôi không dám đi một mình vì giữa đường có một quãng bùn lầy phải lội qua. Chỉ một lần bà dẫn đi sang , bà bạn hái đu đủ ương hái thẳng từ trên cây. Bạn Hạnh từ khi về Sơn Tây tôi không gặp lại. Cầu mong một cho đời thuận lợi cho bạn
Sau ngày hòa bình lâp lại cuộc sống ổn định dần nhưng đối với bà tôi chẳng có gì ổn định cả. Bà đi trông cháu hêt người này đến người khác. Tôi thì quá trẻ con để hiểu những điều đó. Chỉ biết lúc thì bà ở nhà mình , lúc thì ở nhà chú nọ bác kia. Có lúc chứng kiến những lời cãi cọ nhưng chẳng hiểu được hết. Chỉ còn nhớ lúc bà nhờ xâu kim để vá áo, hoặc khi bà bảo " nhứt cho tau cái lưng" mà hầu hết mọi tôi đều làm cho qua chuyện.
Lúc tôi vào đại học thì bà tôi đang ở với bác tôi. Một lần xuóng chơi thăm bà nhân thể đánh dậm bữa cơm , bà tôi rút trong bao tượng ra dúi cho tôi năm tờ 20 đồng màu tím mà tôi chắc đó là tất cả những gì bà có được (Chắc là có ai cho bà ). Tôi nhất định không nhận và bảo bà để mà tiêu. Năm tờ 20 đồng đấy bà tôi còn giữ mãi cho đến khi hầu như không còn giá trị gì ( Có lần bà lại đưa ra hỏi tôi từng này tiền mua được gì).
Một lần khi về thăm nhà bố mẹ tôi bảo " Mai con xuống trường thì đưa bà xuống nhà bác". Buổi chiều muộn ngày chủ nhật tôi cùng bà đi xe khách xuống Hà Nội không về nhà bác ngay mà ghé về nhà bà ngoại tôi ở khu Kim Liên. Hai bà thông gia có lẽ mấy chục năm mới được gặp nhau. Bà ngoại tôi người đầy kinh nghiệm sống nói chuyện với bà nội tôi đến tận khuya với vẻ ái ngại chắc vì thấy bà nội tôi vất vả . Bao nhiêu năm sống vì con vì cháu, tiền không, tài sản không, uy lực với con cái cũng không có không như bà ngoại tôi nói một tiếng là trai gái dâu rể nghe răm rắp.
Năm 1991 khi bà tôi đang ở cùng gia đình chú út ở Từ Liêm. Chú tôi đi I rắc phải về sớm vì chiến tranh vùng Vịnh. Về nhà đến hôm thứ ba thì bắt đầu thấy nhiều người đến nhà thì thụt,. Rồi chuyện cũng vỡ lở ra. Thím tôi mải mê lô đề nên ghi nợ khá nhiều. Giờ thấy chú tôi đi I rắc về họ nghĩ có tiền nên đến đòi nợ. Trước tình cảnh đó chú tôi đành đưa bà xuống nhà bác tôi Hà Nội. Nhưng bác dâu tôi đứng chặn ở cửa nhất định không cho bà vào nhà. Chú tôi phải lấy dây buộc bà mẹ hơn chín mươi để phòng bà rơi dọc đường vào người mình đi xe máy xuống nhà chú thím tôi ở Nam Định. ( Bà ở đó đến khi mất.)
Chứng kiến những cảnh đó tôi thầm nghĩ khi mình có việc làm cố kiếm tiền lấy vợ rồi sẽ đón bà về ở cùng mình cho bà khỏi khổ. Hỡi ôi cái thằng bé ham chơi không nghị lực không bao giờ thực hiện được mong ước của mình. Bà tôi mất năm 1995 thọ 100 tuổi. Những ngày cuối đời trong lúc mê sảng bà vẫn đòi " Cho tao về phố Lả"
Hôm nay là ngày giỗ bà em.