Thăng trầm
thngaylangthang hồi ký mà viết vô topic ấy sợ làm loãng mạch ạ. Em về đây bi bô.
Ông bảo cuộc đời ông có nhiều thăng trầm. Bốn tuổi đã biết nói tiếng Pháp, thi đậu trường Tây trong khi anh trai thi trượt.
Ông học giỏi, tốt nghiệp lớp 10 được nằm trong top 12 người được giấy khen trên tổng số hơn 2000 thí sinh.
Con nhà giàu có Hà Thành, học giỏi, cuộc đời tưởng chừng yên ả ấy vậy mà!
Bị xếp vào tầng lớp tư sản, gia đình bị cấm kinh doanh buôn bán. Gia đình ông lâm vào cảnh phải làm hàng giao chui cho người quanh phố thêm đồng ra đồng vào. Ngày xưa mỗi mùa bánh trung thu lãi ra đủ mua 1 căn nhà. Ngày nay nhà ông sống nhờ bà con phố nhớ mùi bánh mà tới tận nhà đặt bánh.
Ông bảo: 50 năm qua nhà ta sống được nhờ bánh mà không hề quảng cáo là đủ biết bánh nhà ta ngon thế nào? Bún thang nhà ta nghệ nhân Ánh Tuyết làm còn thua xa, canh mực nhà ta ngon nhất HN! XH ngày nay khác quá rồi, người ta thích những thứ hào nhoáng và tin vào quảng cáo!
Năm ông thi vào ĐH là năm đầu tiên nhà nước công bố điểm thi ĐH công khai (nhờ công của BT Tạo?).
Ông được 29 điểm 3 môn, cao điểm nhất, nhưng bên cạnh tên ông không có chữ gọi tuyển. Ông trượt ĐH. Bạn ông người đậu với điểm số 25 đã chất vấn thầy hiệu trưởng vì sao không gọi ông nhập học? Thầy trả lời, để vào trường ngoài điểm số còn những chỉ tiêu khác. Ông không đạt chỉ tiêu khác đấy.
Tới tận giữa tháng 11, ông nhận thư mời nhập học vào cao đẳng sư phạm. Vâng thời đó đúng với câu "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", ông vào sư phạm tốt nghiệp được phân lên miền núi dạy học. Lên 1 tuần ông đã biết nói tiếng dân tộc. Em trai lên thăm về kể với gia đình: "Bố mẹ ơi, anh con biến thành người dân tộc rồi, ra chợ anh không nói tiếng kinh!"
Dạy 5 năm trên núi, ông quyết định xin bỏ việc về thành phố "Em phải về thôi, bố mẹ em già yếu cần người chăm sóc"!
Cầm hồ sơ trong tay, ông mới biết mình không được gọi vào đại học do bị xếp hạng C3: con nhà tư sản mà gia đình quyên chỉ vài chục lạng vàng trong tuần lễ vàng, không nuôi giấu cán bộ, bản thân lại học trường tây, tư tưởng bị nhiễm Tây học!
Ông về HN, làm chân cu li bốc vác. Giai HN sung sướng quen, chân tay yếu ớt. Người ta bốc 20 viên gạch thì ông chỉ được 7, 8 viên. Ông bảo vẫn phải cố gắng làm để không phải ăn bám bố mẹ!
Cố như thế được mấy năm liền thì 1 ngày ông được quản đốc gọi lên cho thế chân cô kế toán lương nghỉ đẻ.
Được chỉ nghề cho trong có nửa buổi, vậy mà ông tính lương, trả lương cho 200 công nhân ngon lành. Hết thời gian nghỉ đẻ, cô kia đi làm lại thì công nhân đòi giữ ông lại để tính lương tiếp!
Ông bảo tại vì khi tính lương thay vì làm tròn xuống, ông làm tròn lên cho công nhân, bù chút lương tháng của mình, tính ra cũng chả đáng bao nhiêu, nhưng người ta thấy hài lòng!
Nhờ 1 chút xông xênh đấy, ông được giữ lại làm kế toán lương!
Làm được vài năm, gần 30 tuổi ông xin nghỉ làm lại thi đại học! Tốt nghiệp lớp 10 được 10 năm, vậy mà năm đó ông vẫn đỗ đầu với điểm cao nhất.
Sếp ông thi trượt, ổng gọi ông vào than: tao thi trượt mà mày chỉ làm thằng công nhân mà lại thi đỗ mới đau!
Ông nhẹ nhàng: em cũng có muốn đâu? Nay đỗ được gọi rồi chả nhẽ em lại bỏ không đi học?
Dấu chuyện đỗ đầu, học xong ông thăng tiến từ từ lên trưởng phòng tổ chức, rồi được cử đi Tây làm việc 3 năm
42 tuổi trở về nước! Ông choáng váng khi đất nước bắt đầu đổi mới, biển hiệu trên đường ghi toàn chữ tiếng Anh!
Ông lại quyết định học tiếng Anh để không mù chữ.
Học cấp tốc 3 tháng bằng A, 3 tháng bằng B, 3 tháng bằng C xong ông lại học thật chậm thêm 1 năm bằng C!