Dạ
Thưa các bác, tôi vừa đọc báo thấy luật sư bẩu như dưới đây.
Ơ thế thì giờ mình cứ xông đến nhà ông bà nào nhận ông bà ấy là bố mẹ, mà họ không nhận mình thì được coi là tranh chấp mà và kiện ra tòa được ạ ?
Thế thì rảnh rỗi, cứ chọn một nhà có máu mặt, có con trùng/gần trùng với ngày tháng năm sinh của mình, trùng/gần trùng nơi sinh của mình rồi nhận xằng, kiện ra tòa câu viu cũng vui nhỉ. Họ sợ mất thời gian có khi dí cho mình ít xèng cũng nên
Trích báo:
Luật sư Lê Trung Phát, người đứng đầu hãng luật Lê Trung Phát và là thành viên của Đoàn luật sư TP.HCM, đã nêu quan điểm về một trường hợp "trao nhầm con" suốt 42 năm cực kỳ hiếm gặp ở Hà Nội. Theo quy định của Điều 90 trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, một đứa trẻ có quyền được nhận biết cha mẹ ruột của mình, ngay cả khi cha mẹ đó đã qua đời.
Với trường hợp của chị Tạ Thị Thu Trang (50 tuổi, trú tại Q. Ba Đình), vì người mẹ không đồng ý nhận là mẹ ruột, nên trường hợp này được xem là phát sinh tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con.
Luật sư Phát nhận định trên Báo Thanh Niên, để giải quyết vấn đề này, theo Điều 101 của cùng bộ luật và Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, chị Trang có thể đệ đơn lên tòa án nhân dân quận/huyện nơi người phụ nữ được cho là mẹ ruột sinh sống để yêu cầu xác định mối quan hệ mẹ con giữa họ. Trong quá trình xử lý vụ việc, tòa án có thể yêu cầu chị Trang cung cấp các tài liệu cần thiết và mẫu ADN của người được cho là mẹ của mình. Nếu chị Trang không thể tự mình thu thập mẫu ADN, chị có quyền yêu cầu tòa án sử dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để buộc người phụ nữ này cung cấp mẫu ADN của mình cho việc giám định, theo quy định của các Điều 111, 114, và 127 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.