Hóng các thất bại và thành công của các cụ mợ.
Cụ làm điện nhẹ mà khởi đầu gần như bằng ko thì quá nể.nếu dc mong cụ chia sẻ thêm nhé.Nói các cụ ko tin, em mở công ty năm 2009 ko có xu nào luôn, tiền đi làm dkkd có hơn 1 củ cũng phải đi vay, ko có tiền thuê vp đặt nhờ cái biển tên nhà bạn, làm việc toàn ra hàng nét hoặc nhờ máy tính bạn...ơn zời cũng trụ đến hôm nay
Thôi cụ ah, từ ngày lập nick em loe nghoe tầu ngầm quen rồi, chồi lên thớt mới e ngại bạn bè đoán biết được lại hỏi thăm hỏi nom, mong manh dễ vỡ lắmMợ làm thớt mới chia sẻ đi . Có khi hợp tác đc ạ .
Vâng, dài thật.Việc cũng tạm tạm, em xin phép chủ thớt, cho em xin chút đất để hầu cccm luôn chuyện của em. Chuyện em tả thực (hic, mới thấy đời em cơ cực), nhìn lại vẫn muốn được hờn cả thế giới này, nên cccm đừng ném đá nhé
Thực ra, trước khi mở Cty này, em đã có gần 3 năm làm CEO cho doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực, chuyên sản xuất phục vụ thị trường nội địa. Trước đây, Công ty này được coi là dẫn đầu thị trường miền Bắc, sau đó sụt giảm nghiêm trọng về mọi khía cạnh (do sau khi thành công ban đầu thì vấn đề chuyên môn và chăm sóc khách hàng không được chú trọng, tiếp đến là việc chủ doanh nghiệp sử dụng tiền của doanh nghiệp đổ vào bất động sản và bị đóng băng ở đó, không có vốn để tái đầu tư cũng như để duy trì và nâng cao chuyên môn…).
Trong quá trình làm việc tại đó, nhiệm vụ của em là vực lại Công ty về khía cạnh bán hàng - xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị nội bộ, hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm - tìm kiếm và xây dựng quan hệ với các đối tác nước ngoài về cả chuyên môn lẫn những khía cạnh khác, nói chung kết quả công việc cũng không phải cúi đầu.
Cùng thời gian đó, khá nhiều đối tác tiềm năng từ những nước phát triển (Mỹ, Nhật, Pháp…) chủ động tìm hiểu thị trường sản xuất của Việt Nam để xem xét về khả năng đặt hàng từ VN. Tập trung vào tìm hiểu cơ hội xuất khẩu, em đã đi từng thị trường, gặp các đối tác tiềm năng (là các brokers cả ngành) để đánh giá, câu chuyện chung là: Hàng chục năm qua, đã có dòng outsource việc sản xuất sản phẩm này sang những nước như VN chúng ta (mà chủ yếu là outsource sang TQ), với nguyên do chủ yếu là tay nghề nhân công những nước cầm đũa phù hợp hơn Tây lông trong lĩnh vực sản xuất hàng kiểu thủ công mỹ nghệ - nhân công rẻ - tận dụng lợi thế lệch múi giờ - hiện tại những nước phát triển càng ngày càng ít người học ngành này nên thiếu nhân sự sản xuất một cách trầm trọng – giá outsource rẻ hơn rất rất nhiều lần giá đặt hàng tại những nước sở tại.
Họ đang đặt hàng êm đềm từ TQ, thì xảy ra 2 biến cố: 1/ một số nhà sản xuất sử dụng nguyên vật liệu không đảm bảo và đã gây ra hậu quả chết người (được kiểm chứng và được cảnh báo, dẫn tới việc hạn chế nhập khẩu sản phẩm từ TQ của nước đặt hàng lớn nhất là Mỹ); 2/ giá nhân công và giá thuê nhà xưởng TQ mấy năm gần đây tăng khiến cho các nhà sản xuất tăng giá sản phẩm. Do đó các brokers nháo nhào đi tìm nhà sản xuất thay thế
May mắn (và cũng là rủi ro) cho em, em có quen 1 đối tác cá nhân người Mỹ gốc TQ và hiện đang sinh sống và làm việc tại New York, đồng chí này thuộc dạng quảng giao, có quan hệ rộng trong lĩnh vực ngành nghề trên phạm vi toàn thế giới. Thông qua đồng chí này, em đã tới mục sở thị các xưởng gia công ở TQ, từ qui mô nhỏ (khoảng 200 nhân công) đến qui mô lớn (khoảng 8.000 nhân công), đã được tìm hiểu về qui trình làm việc của họ cũng như đã thu thập thông tin để có thể tự đánh giá về khả năng vận hành mô hình tương tự ở VN
Sau những gì tìm hiểu, em bắt tay vào xây dựng đề án và thực hiện dự án sản xuất sản phẩm xuất khẩu cho cái doanh nghiệp em đang làm CEO. Em mời được 5 chuyên gia có chuyên môn rất tốt (3 Châu Âu trong 1 dự án miễn phí kiểu hỗ trợ phát triển năng lực cho những nước mới nổi - 1 người Đài Loan – 1 người Trung quốc) tham gia đào tạo lại đội ngũ nhân công của dự án (theo hình thức bán thời gian), một mặt bắt đầu xây dựng tài liệu bán hàng và bắt đầu mon men đi thiết lập quan hệ đại lý ở một số nước.
Đang băng băng thì em gặp khó khăn: 1/ Đào tạo không được như mong muốn, vì đội ngũ nhân công được picked ra đào tạo vẫn song song thực hiện sản xuất cho thị trường nội địa, mà thị trường nội địa thì vô thiên lủng và không có bất kỳ một qui củ nào cả, nhân công vừa được hướng dẫn đào tạo thế này, ngay ngày hôm sau (vì yêu cầu sổi của khách hàng) lại phải làm thế khác – qui trình sản xuất chuẩn bị phá vỡ và qui trình kiểm tra chất lượng tại mỗi khâu không thể áp dụng được, bên cạnh đó là sự ‘chênh – kênh’ rất không đáng có về mặt chuyên môn (chuyên gia của em chuyên môn khá ok – đồng chí chủ doanh nghiệp cũng là dân chuyên môn theo kiểu cha truyền con nối, và thực sự nực cười là đồng chí chủ doanh nghiệp có cảm giác mình bị thay thế - bị lu mờ nên tự có những quan điểm kênh với chuyên gia), thế là chuyên môn tóe tòe loe theo mấy hướng; 2/ Xảy ra biến cố về dòng tiền, như em đã đề cập ở trên về việc đồng chí chủ doanh nghiệp có bước đi sai lầm là dùng tiền của doanh nghiệp để vứt vào bất động sản và bị đóng băng, để có tiền hoạt động đồng chí đã vay tứ lung tung khắp cả, đến thời điểm này các khoản vay mới bắt đầu lộ diện (bao gồm cả vay chính thống, vay xã hội, vay anh em bạn bè …), các chủ nợ ồ ạt gây sức ép và em (thân gái dặm trường) lại bị rơi vào thế phải đối đầu với sức ép đó (vì họ thấy đồng chí này chỉ còn doanh nghiệp này là ra tiền). Hic, nhớ lại giai đoạn đó em vẫn kinh hoàng
Chèo trống một thời gian, em thấy mình không chịu được, dù sao thì đàn bà muôn đời vẫn chỉ là đàn bà, không dễ gì mà có bản lĩnh để xử lý được những gì chưa từng gặp và không thuộc lĩnh vực của mình, em đầu hàng và xin thôi việc. Doanh nghiệp đó cũng tan dự án xuất khẩu vì không có ai chèo trống – và vì điều cơ bản là không thể đào tạo chuẩn được chuyên môn.
Tuy nghỉ, nhưng em vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè với những đối tác và chuyên gia, vẫn chat chit cũng như hỏi han về tình hình của nhau, hic – chính vì vậy mới nên cơ sự
Một thời gian sau, đồng chí đối tác Mỹ khuyên em nên gây dựng sự nghiệp bằng việc xuất khẩu, một đồng chí đối tác từ Nhật cũng khuyên vậy, ma dẫn lối – quỉ đưa đường, em lại thấy cũng hợp lý và bắt đầu quãng đời giông bão một cách thực sự.
Em nói chuyện với chuyên gia người Đài Loan, đồng chí này khá là hồ hởi và mong muốn cùng em gây dựng, tuy nhiên đồng hành với vai trò nhân viên mà không góp vốn cùng.
Khởi sự bằng việc đi tìm hiểu lại mô hình sản xuất của TQ, em lại lang thang các công xưởng bên đó để quan sát – để phỏng vấn – để đánh giá xem liệu rằng có áp được mô hình sang VN hay không, hay cần phải thay đổi gì. Tiếp đó là tiếp cận lại một vài brokers của các thị trường chính, họ vẫn hồ hởi như ngày nào. Vậy là em quyết
Về nhà tìm nơi lập nghiệp, thuê đất, xây dựng xưởng, tuyển dụng công nhân, viết qui trình, vân vân và mây mây, gói gọn trong vòng 2 tháng (còn dở dang công việc xây dựng xưởng). Xưởng chưa xây xong, đang lem nhem nhưng đã tuyển được hơn 100 công nhân, bắt đầu bắt tay vào đào tạo và thực hành trên mẫu giả định, đào tạo nhân viên giao dịch khách hàng, tuốt tuồn tuột gói gọn trong vòng 3 tháng.
Ngày nhận lô hàng đầu tiên, em mừng rơi nước mắt, số lượng (cả về khách hàng lẫn sản lượng đặt hàng) nhiều hơn em mong đợi.
Sự cố xảy ra ngay từ lô hàng đầu tiên, chính cái số lượng nhiều đã gây ảnh hưởng cực lớn. Công nhân của em với 3 tháng đào tạo trên mẫu giả định chưa thể bắt nhịp ngay vào việc thực hiện trên mẫu thật, ngay cả việc tổ chức cũng bị không khớp nhau – không nhịp nhàng. Thêm vào đó là sự cố mà em chưa tính đến là giờ vận chuyển hàng không dẫn tới việc bên em bắt buộc phải làm đêm, công nhân đang làm ngày không thể thức ngay để làm đêm được. Sự cố đấy dẫn tới hậu quả em giao hàng trễ 48h so với yêu cầu và mất ngay mấy khách hàng từ lần giao dịch đầu tiên. Kế tiếp nữa là thời gian làm việc thay đổi (ngày sang đêm) khiến cho rơi rụng một vài công nhân khá sáng lạn.
Vẫn phải chiến đấu chứ biết làm sao, em vắt óc nghĩ đến việc đảo ca làm sao cho công nhân không bị làm đêm suốt, có vẻ việc đảo ca của em ổn và phát huy hiệu quả. Nhưng việc đảo ca này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới thời gian làm việc của chuyên gia (vì lúc này chuyên gia vừa đóng vai người đào tạo, vừa đóng vai QC), chuyên gia của em không thể phân thân hay không thể làm việc 24/24 được.
Ông ấy đề xuất gọi hội và em đã đồng ý, thế là ông ấy kéo 1 lúc 4 đệ tử sang để giúp ông ấy làm việc. Trong đám đệ tử đó có 2 người tay nghề khá ổn, 1 người tay nghề non nhưng rất ham học hỏi và tai hại nhất là người còn lại – vợ ông ta.
Trích yếu 1 chút về gia đình riêng của chuyên gia này. Ông này U60, trước đây xây dựng gia đình với 1 người bạn thanh mai trúc mã người Đài Loan và có 2 con, dòng đời xô đẩy nên phiêu bạt sang TQ làm nghề, gặp 1 em kém hơn 20 tuổi là công nhân, ngưỡng mộ tài năng nên em này tán luôn và kết quả là ổng về bỏ vợ để xây dựng mộng uyên ương với em này, tình yêu kết trái và có 1 con nữa.
Tán được chồng – lấy được chồng và luôn có nhu cầu giữ chồng âu cũng là nhu cầu của mọi phụ nữ, nhưng nhu cầu đó của em này hơi cao, em ấy dường như luôn sợ nguy cơ một ai đó sẽ lại xây dựng tình yêu đích thực với chồng mình, nên chồng đi làm part-time (như lúc em thuê ở doanh nghiệp cũ) thì không sao, chứ đi làm full time thì em nhất quyết phải theo ngay và theo bằng được.
Sau khi gọi hội, chuyên gia của em đã có đủ nhân lực cho công việc giám sát và check hàng, em thống nhất là mọi ngày em sẽ ở Công ty từ 8h sáng đến 8h hoặc 9h tối, thời gian còn lại chuyên gia chủ động phân chia cùng với đám đệ của mình.
Nhưng em ngu thì chết, chẳng bệnh tật gì cả, em tin người quá, vợ yêu của ông này bề ngoài thì ok ok ok – không liên quan tới công việc của chồng, nhưng sau khi em về thì chỉ cấp quota đến 11h cho ông ấy (gia đình ông ấy ở ngay tại tòa nhà em đặt xưởng, chỉ việc lên và xuống thang máy là xong), còn lại thì mặc kệ cho đám đệ. Và điều quan trọng, là vợ ông ấy tiêm nhiễm vào đầu ông ấy tư tưởng không dạy hết, để những công việc quan trọng trau chuốt cuối cùng ở mỗi bộ phận cho đệ ruột làm.
Em hồn nhiên, em chẳng bình yên, công nhân của em vì muốn chứng tỏ mình biết tuốt – vì muốn chứng tỏ mình thông minh, nên khi phỏng vấn định kỳ cái gì cũng gật, cái gì cũng ok biết rồi. Thi tay nghề định kỳ thì ông này (với sự tư vấn của vợ) đã cố tình lờ đi những yếu điểm mà ông ấy cần tập trung cho đệ làm. 2 tháng qua đi mà em không thể nhận thêm hàng (vì tay nghề công nhân ko được nâng đồng đều, vì một vài công việc tập trung vào mấy đệ tử của ông chuyên gia nên gây overload), trong khi khách của em có những khách muốn gửi hết về em để giảm chi phí vận chuyển, hic – ai đời khách muốn đặt thêm hàng mà mình lại luôn phải nghĩ cách để hoãn binh L
Chưa xong, vợ ông này ở không mãi cũng buồn, lại thấy bất an cái khoảng thời gian chồng ở xưởng, nên tha thiết xin em bố trí một công việc nào đấy (dịch thuật, chăm sóc khách hàng, giao tiếp với khách hàng…), em lợn cợn – em thấy không an tâm và em không đồng ý. Nhưng cô bé này liên tục gây sức ép qua chồng và em đành tặc lưỡi, hic – đời em chết vì những cái tặc lưỡi.
Em nhận cô ấy vào vị trí chăm sóc khách hàng (biết vị trí nào hơn khi cô ấy không biết Tiếng Việt và cô ấy không hề có bất kỳ kỹ năng – kinh nghiệm nào), đây là quyết định khiến em phải trả giá rất đắt sau này – khi cô ta cướp trắng gần như toàn bộ khách hàng của em. Thật là khổ cái thân em, cô này bắt đầu đi làm là hàng loạt sự ức chế của công nhân với đỉnh điểm là việc em phải đứng ra nói chuyện thẳng thắn, gây ra rạn nứt khá lớn giữa em và chuyên gia, cô này lúc nào cũng lo có ai đó cướp mất chồng, nên luôn để ý mỗi khi chồng thực hiện đào tạo cho nữ công nhân (mà cái xưởng của em, nữ công nhân toàn trẻ trung – tràn đầy sức sống), thậm chí ngăn cấm chồng không được phép gần một vài công nhân trong mọi trường hợp (cái này sau này phiên dịch nói em mới biết). Bên cạnh đó, lần đầu tiên được ở vai trò (phu nhân) Sếp, trong sự hạn hẹp về nhận thức và kinh nghiệm, cô ấy đã định hướng chồng rằng phải bossy với nhân viên, bossy một cách vớ va vớ vẩn.
Công nhân của em không dám nói với em, các cuộc họp chuyên môn tuần vẫn êm đẹp, cho đến một hôm em tình cờ chứng kiến cảnh "vũ sếp" của ông này với nhân viên em (cầm ghế nhựa ném về phía nhân viên), em mới giật mình gọi ông ấy nói chuyện- gặp tổ trưởng tổ đó nói chuyện, lúc đấy mới lờ mờ nhận ra rằng mình đã bước chân vào mớ bòng bong rồi.
Chuyện của em còn dài lắm (hơn 2 năm cơ mà), mà bây giờ chồng em lườm lên lườm xuống rồi, nên em tạm gác máy nhé, mai em tiếp tục xin thêm chút đất của cụ chủ để hầu tiếp cccm ah.
Cổ nhận đã dạy "Một nghề thì sống đống nghề thì chết" quả không sai. Khởi nghiệp thì cũng bắt đầu từ một cái nghề giỏi, nghề giỏi có sản phẩm tốt khi đó khởi nghiệp mới thành công. Thất bại nhiều bây giờ em bắt đầu đi học nghề đây.Mình 7x, vừa hôm qua nuốt nước mắt thừa nhận thất bại và quyết định buông tay, 24 tiếng ngẩn ngơ vô định - chỉ nằm và search các câu chuyện thất bại về khởi nghiệp xem có câu chuyện nào giống câu chuyện của mình mà chưa thấy
Mình thất bại ngay từ bước lựa chọn nghề để làm, đã quá mạo hiểm khi chọn nghề sản xuất thủ công yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao trong khi 2 vợ chồng là dân không kỹ thuật, đã quá sai lầm khi đặt hết niềm tin vào chuyên gia kỹ thuật, đã quá kiêu ngạo khi chối chết theo đuổi niềm tin bong bóng, và quá vô tình bạc nghĩa khi không một giây nhìn lại gia đình xem người thân của mình sẽ ra sao nếu mình mạo hiểm
Quyết định dừng lại với số tiền quẳng vào đó trong vòng 2 năm khoảng 10 tỷ, lại làm lại từ đầu với lĩnh vực của mình và mình chủ động, haizzz...
Vâng, mệt mỏi vô cùng mợ ah, và có rất nhiều thứ tự dưng như từ trên trời rơi xuống.Khốc liệt quá mợ Moon ạ, nhất là cái vụ cường độ làm việc và ngủ 2-3h / ngày, quay cuồng cho công việc, rồi chuyên gia trở mặt. Làm sx thật là mệt mỏi. Chắc mấu chốt của khó khăn do mợ phụ thuộc hoàn toàn vào chuyên gia mà ông này không phải là cổ đông và không bỏ vốn cùng chung 1 chiến hào với mợ.
Về khía cạnh quản lý cấp trung, thời đó bộ xậu của em đầy đủ (giám đốc sản xuất, phụ trách bán hàng, kế toán, hành chính - nhân sự, nghiên cứu - phát triển), việc của em được phân quyền khá nhiều xuống quản lý cấp trung.Hồi làm CEO mợ có quản lý sx không mà lận dận the?
Em đợi sang tháng Vietlott có bán ở Hà Nội thì em khởi nghiệp
Em làm lớn quá (làm cho năng lực sản xuất trong tương lai, vì dây chuyền sản xuất của em cần hệ thống đường khí - hệ thống hút bụi - hệ thống nước khá phức tạp, nên em không muốn đang làm lại bị sửa chữa nhà xưởng), tuy nhiên chính vì lớn quá nên chi phí vận hành ngốn của em rất nhiều tiền.Đọc bài của mợ Mun xong,e thấy tuy là khởi nghiệp nhưng quy mô khá lớn,cách tiếp cận thị trường và khách hàng rất tốt,e ko rõ mặt hàng mợ sản xuất là gì,có lẽ là sản phẩm mang tính mỹ nghệ và được làm thủ công.
Xuyên suốt quá trình thì việc đào tạo,quản lý nhân công và kỹ thuật sản xuất là bất cập khá lớn đối với một dn sản xuất như của mợ.
E nghĩ việc sản xuất sp mẫu khá vội vàng và ko đưa dc ra quy trình thống nhất giữa các công đoạn,cái này đặc biệt quan trọng với những sp thủ công.
Việc phụ thuộc kỹ thuật vào một số cá nhân người nn là việc mạo hiểm,đặc biệt với người Trung quốc,Đài loan.e đã thấy một vài trường hợp phải trả giá đắt vì điều này.
Sản phẩm đưa dc sang những thị trường khó tính là một thành công lớn rồi,và đủ để nhiều người học hỏi,mong mợ chia sẻ thêm.....
Cái này gọi là IoT đúng ko cụ? cụ có thể chia sẻ rõ hơn về sp cụ đang làm đc ko? em cũng rất quan tâm đến hướng IoT bây giờ. cty em thì làm ITE cũng ko muốn tranh luận nhiều với cụ về vấn đề này,nó thuộc về quan điểm cá nhân và trải nghiệm qua thực tế của mỗi người.
Những gì cụ nói ko sai,nhưng vẫn có nhiều ngoại lệ,đặc biệt là với những bạn bắt đầu khởi nghiệp,thường là không có nhiều tiền.
Trong thời buổi hiện nay,có thể tạo ra những sản phẩm/ứng dụng khả thi mà ko nhất thiết phải có máy móc hiện đại,nhà xưởng bài bản(đây có thể là những sản phẩm, ứng dụng nhỏ,ko mới,nhưng giải quyết dc yêu cầu đặt ra và là một sự khởi đầu tốt.)
Cách đây một thời gian e có thực hiện một giải pháp theo yêu cầu khách hàng,đại loại là giám sát,cảnh báo,ghi nhận dữ liệu qua mạng không dây,để ra dc sản phẩm demo hoàn chỉnh chi phí dưới 1tr đồng và 1 tuần codding,chỉnh sửa lỗi(phần lập trình vi điều khiển e nhờ mấy bạn sinh viên năm 3).sau khi chạy thử ổn định là e có đặt hàng sl.
Đó là một ví dụ về một ý tưởng khả thi dc thực hiện với chi phí rất thấp,sản phẩm hoàn thiện sẽ có giá trị cao hơn nhiều lần.
Ngoài ra còn nhiều chương trình tương tự,e xin phép ko puplic trên này.
Rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới hiện nay khi mới khởi đầu đâu đã phải là cty đa quốc gia với hàng nghìn nhân công và trị giá nhiều tỷ usd,họ có thể bắt đầu trong garage,nhà kho và với những sản phẩm ban đầu đơn giản.