- Biển số
- OF-331883
- Ngày cấp bằng
- 19/8/14
- Số km
- 246
- Động cơ
- 283,160 Mã lực
tuổi thơ của cụ dữ dội thật. em ngồi hóng chuyện cụ đây. cụ kể tiếp đy ạ
Cụ phán chuẩn đấy ạ, chuyện hộp số 67 và 68 thì em cũng chỉ hóng được thôi chứ em cũng không rõ lắm, chỉ biết là ở cùng khu cũng có một người có con 68 màu đỏ, nó chỉ có 4 số thôi.Xin chào cụ chủ.
1. Thành thật chia buồn cùng anh và gia đình.
2. Xin phép có tí nhận xét về anh:
2.1 Anh là 1 người giỏi về cơ khí.
2.2 Anh là 1 người giỏi về văn (viết hay quá mà).
2.3 Anh là 1 người sống rất tình cảm.
(ngoài lề tí: những xe 66, 67, 68, 72 đều là 5 số, 1 trước + 4 sau, chứ không phải 68 có 4 số nhé)
Dạ! Nguyên do của cái sự viết này cũng xuất phát từ một buổi ọp với một Ofer nhà ta, Mr. Nhacvang, loanh quanh thế nào cụ ấy khơi lại cho em chuyện này, em đã kể cho cụ ấy nghe, sau đó em thấy nhớ ông cụ nhà em, nhớ về thời thơ ấu với bao kỷ niệm, thế là ngay sau khi chia tay với cụ ấy, em quyết định viết. Cụ để ý tí là thấy ngay, em viết sống ở OF nhà mình nên nhiều chỗ lủng củng và sai chính tả, lỗi type khá nhiều mà em chưa kịp sửa. Sau khi được nhiều cụ nắn, em sẽ chỉnh và lưu lại cho các F1 nhà em, sau này chúng nó sẽ biết phần nào về cuộc sống của bố mẹ và ông bà của chúng nó.Hic, đọc bài của cụ cảm động lắm ạ
( Bài này cụ đã viết ở đâu chưa ạ? Em xin lỗi nếu hỏi ko phải, vì ko hiểu sao em thấy cực kì quen ạ)
Cảm ơn cụ
Trông lên chẳng bằng ai ...... đúng thế ạ, hàng xóm nhà em thì "chia cơm" và đói ăn quanh năm cụ ạ, chuyện "vay gạo" em cũng được chúng kiến khá nhiều. Thực sự thì như em đã nói, chưa phải đói bao giờ, ăn độn cũng rất it, chỉ thiếu thực phẩm thôi ạ.Chuyện của cụ hay quá ạ, văn cụ cũng hay nữa, mà nhà cụ thời đấy cũng thật là có điều kiện đấy ạ.
Các cụ cứ động viên em thôi, Gấu nhà em bảo: anh không biết viết đâu, người ta cười cho đấy! Mà lịch sử môn văn của em thì chưa bao giờ được điểm 5 tròn trịa ạ, toàn "gỡ điểm" bằng kiểm tra miệng.Bài của cụ cảm động quá. Câu văn hay và có hồn nữa rất chia sẻ với cụ
Vâng! Cụ tả rõ thế này em mới biết chứ em thì chỉ đạp xe đi nhận phần vài lần thôi chứ chủ yếu là các cụ nhà em tự mang về.Cụ hơn em mấy tuổi, nên có thể coi như em và cụ sống cùng một thời điểm. Thời điểm đấy theo cụ kể, thì gia đình cụ sống sung túc hơn gia đình em. Nhà em thì ăn cơm đợn mỳ là chuyện thường xuyên, cơm gạo đỏ cũng nhiều và món mà em sợ nhất là cháo ngô với rau và bánh đúc ngô.
Còn cái ngày đại hội được chia thịt ấy, là ngày cuối năm, ngày cận Tết ạ. Nhà em ở nhờ ngay trong cơ quan, nên em chứng kiến cả một thời thơ ấu cái ngày Đại Hội ấy. Người ta bắt mấy con lợn về, nhốt ở một góc, rồi một buổi sáng sớm tầm 2,3h sáng, cả cơ quan mấy chục người đến, vật mấy con lợn đó ra, tự thịt, tự xẻ, tự chia. Có khoảng 30 người là 30 tờ báo với lá chuối rải ra. Mỗi phần gồm đầy đủ hết các bộ phận của con lợn từ xương, thịt đến da, lòng, dồi tiết... Ngoài phần chia thì một nồi cháo cực to được nấu lên, cho vào đó lòng dồi, thịt đủ cả và mỗi người một bát cháo xì xụp húp. Những hôm chia thịt đó, mấy anh chị em nhà em tỉnh ngủ lắm, mò dậy đi hóng từ đầu đến cuối, và dĩ nhiên là cũng được chia một bát cháo lòng nóng hôi hổi.
Phần thịt sau khi chia đều xong, để khách quan, là 30 mẩu giấy ghi tên từng người được gập vào, rải ra. Ai có tên ở phần nào, thì nhận phần đó, không thắc mắc, so bì... Những ngày đó và những ngày sau đó, với chúng em là những ngày hội thực sự tưng bừng
Nghe cụ nói thì e biết khéo ăn nói rồi. Thực ra điểm số trên lớp cung không thể hiện gì đâu cụ à e có ông bạn điểm văn toàn 4 với 5 mà nói hay lắmTrông lên chẳng bằng ai ...... đúng thế ạ, hàng xóm nhà em thì "chia cơm" và đói ăn quanh năm cụ ạ, chuyện "vay gạo" em cũng được chúng kiến khá nhiều. Thực sự thì như em đã nói, chưa phải đói bao giờ, ăn độn cũng rất it, chỉ thiếu thực phẩm thôi ạ.
Các cụ cứ động viên em thôi, Gấu nhà em bảo: anh không biết viết đâu, người ta cười cho đấy! Mà lịch sử môn văn của em thì chưa bao giờ được điểm 5 tròn trịa ạ, toàn "gỡ điểm" bằng kiểm tra miệng.
Nói về đồ điện thì mùa hè năm 1982 em đã được bố dạy cho cách đầu điện và câu trộm điện của công trường gần nhà, cả xã nhà em chỉ mỗi nhà em có điện ở thời điểm đó. Và cũng mùa hè ấy, lần đầu tiên em biết thế nào là bị điện giật khi sửa chiếc Hitachi đầu gấu - món quà của bà trẻ em cho vì khí đó ông nội em ốm nặng, và năm sau thì ông em mất.Cụ hơn cháu 1 giáp. Tuổi thơ của cháu thì phá hỏng rất nhiều đồ Điện tử ông nội đem từ Liên Xô về
Đọc thớt của cụ hay quá...Đúng là kỷ niệm ký ức thì k bao giờ phai nhạt...Cháu như cụ chắc k dám nghịch xe n.thế đâu Mà nói về cái sút-von-to nhà cháu còn sót 1 em( chắc hơn cháu cả chục tuổi) Đầu ra của nó có 2 ổ 220v và 2 ổ 110v...Ba em phải viết giấy dán vào đó cho yên tâm.Nói về đồ điện thì mùa hè năm 1982 em đã được bố dạy cho cách đầu điện và câu trộm điện của công trường gần nhà, cả xã nhà em chỉ mỗi nhà em có điện ở thời điểm đó. Và cũng mùa hè ấy, lần đầu tiên em biết thế nào là bị điện giật khi sửa chiếc Hitachi đầu gấu - món quà của bà trẻ em cho vì khí đó ông nội em ốm nặng, và năm sau thì ông em mất.
Chả là cái ổ cắm bằng sứ nó lỏng nên em tháo ra để sửa, quạt Hitachi chạy điện 110 nên phải qua Sút-von-tơ, em quay sút về "0" thì thấy đèn tắt, đồng hồ không báo nữa, thế là em tháo ra, dùng tô vít máy khâu (không có chuôi nhựa) để sửa, vừa chọc vào thì nó giựt cho một phát ngã lăn quay, may mà em đứng trên ghế, nhưng cũng đủ để nhịn thở mấy mười mấy giây. Sau đó em mới biết là phải nhổ hẳn sút ra khỏi ổ thì mới thực sự hết điện.