- Biển số
- OF-392965
- Ngày cấp bằng
- 19/11/15
- Số km
- 7,939
- Động cơ
- 323,212 Mã lực
Rách việc!
Bung, toang...
Cứ thế mà chơi thôi
Bung, toang...
Cứ thế mà chơi thôi
Cách dùng từ cũng là một cách để thể hiện quan điểm, thái độ:Thực ra cuộc sống cũng phải có những lúc bỗ bã suồng sã cho nó giải tỏa. Chứ lúc nào cũng căng cứng, gồng mình mệt lắm. Các bác to nhất nhà mình cũng chém gió, văng tục, máy tao chi tớ như anh em mình thôi.
Có nghiên cứu về nói tục, chửi thề đấy cụ.Cái vụ nói bậy, công nhận khó chữa! ngày bé, em không hay nói tục, đến nhớn đâm ra đổ đốn, thỉnh thoảng cũng thuận mồm làm câu! dưng mờ nó cũng có tác dụng giải toả phết!
Đã phải sử dụng tiếng nước ngoài cho lịch sự lại còn mai dịch nữa thì không đúng rồi.moi và toi. Cụ dịch là tôi và ông.
Chứ cụ dịch : Tao và mày...
Nó sẽ khác..xem có còn " lịch sự " ko???
Thời kỳ con người ăn lông ở lỗ, thì cụ có lý;Ngôn ngữ mà, có gì đâu
Em cực kỳ khoái khi xem clip nàyThực ra cuộc sống cũng phải có những lúc bỗ bã suồng sã cho nó giải tỏa. Chứ lúc nào cũng căng cứng, gồng mình mệt lắm. Các bác to nhất nhà mình cũng chém gió, văng tục, máy tao chi tớ như anh em mình thôi.
Dân dã vùng miền không phải lúc nào cũng trịnh trọng như thành thị cụ ạ, cái này nó là nhập gia tuỳ tục, cá nhân em thấy không cần phải quá xét nét.Thời kỳ con người ăn lông ở lỗ, thì cụ có lý;
Khi nhân loại tiến bộ, ý thức phát triển, các cụ cũng đúc kết câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Em theo cửa các cụ.
Đã bị bắt vì tham nhũng rồi thì không còn là " ĐC" nữa rồiKo gọi trống ko và các đại từ dân đen thế đc??? Phải thêm từ " Đồng chí" vào phía trước.
Vd: Đồng chí Phạm Hồng Hà đã bị bắt vì tham nhũng.
Cụ nói thế e không phải! Dưng cách này nghe "nó" dân dã! Chả ai hiểu Nó ở đây là gì? nhưng ngẫm sâu xa thì thấy việc thêm chứ nó cho nó thuận mồm chứ thực ra chả ai hiểu Nó ở đây là gì!Trời nóng mặc váy cho "Nó" mát, thì có gọi là dân dã không ạ
Thế thì cụ chưa đọc bình luận trước của em rồi: "Nhắc tới người thứ 3 (có mặt hoặc không có mặt) trong cuộc nói chuyện với người khác, nếu người thứ 3 bằng hoặc ít tuổi hơn, có lúc em vẫn dùng từ thằng/nó/đứa - tùy thuộc vào cuộc nói chuyện với ai, trong môi trường như thế nào, và quan hệ của mình với người thứ 3...".Dân dã vùng miền không phải lúc nào cũng trịnh trọng như thành thị cụ ạ, cái này nó là nhập gia tuỳ tục, cá nhân em thấy không cần phải quá xét nét.
Giờ đọc phản hồi của cụ, nếu ý cụ như vậy em cũng không bình luận gì thêm đâu. Vì cụ kiệm lời quá nên em không hiểu ý/hoặc hiểu sai ý cụ muốn diễn đạt.Nhắc tới người thứ 3 (có mặt hoặc không có mặt) trong cuộc nói chuyện với người khác, nếu người thứ 3 bằng hoặc ít tuổi hơn, có lúc em vẫn dùng từ thằng/nó/đứa - tùy thuộc vào cuộc nói chuyện với ai, trong môi trường như thế nào, và quan hệ của mình với người thứ 3.
Tuy nhiên, khi nói về vợ, em không dùng từ nó/đứa để nhắc đến vợ bao giờ; nói chuyện với con cái em cũng không xưng hô mày tao bao giờ. Nhắc đến người thứ 3 trước con cái em cũng không dùng từ thằng/con/đứa (con em còn nhỏ).
Chốt lại là có chốt được deal ko và có truyền tải được thông điệp cần nói ko? Nhiều lúc nói kiểu lịch sự, nó tưởng nói đùa, chả truyền tải được cái mie gìĐịnh không viết bài hỏi các cụ nhưng nghĩ thấy đó cũng là một cách để mời các cụ bàn về cách nói chuyện "Dân dã" trong các câu chuyện của chúng ta.
Em ở quê được gần 20 năm sau đó lên thành phố học đại học và rồi ở lại đến giờ. Trải mấy mươi năm em có có hội tham gia nhiều cuộc nói chuyện của anh em có, đối tác có, bà con thân thiết, anh em trong gia đình cũng có và mặc nhiên trong các câu chuyện đó thì em thấy sự dân dã nó thật rõ ràng:
Câu chuyện 1: Ông Bác họp gia đình bên nhà giai chuẩn bị đón nhà gái lên chơi"
"Nay gia đình ta mừng cho thằng cháu là nó sắp kiếm được vợ, ông Nghinh sắp có con dâu. Nghe kể bên họ sắp lên thăm nhà ta nên hôm nay tổ chức họp gia đình sắp xếp đón tiếp người ta cho đâu vào đó không "nó" lại cười cho bảo nhà giai kém văn hoá!"
Câu chuyện 2: Công ty đón tiếp đối tác bàn về phân phối dầu nhớt Esso
Các anh chuản bị cho tốt vào, sổ sách, kinh nghiệm chinh chiến phân phối hàng dầu nhờn các loại là phải đầy đủ số liệu để mà báo cáo, trao đổi với họ. Thằng giám đốc bên nó là nó rất quan trọng trong lựa chọn đối tác có kinh nghiệm về phân khúc nhớt cho mảng máy móc lớn (tàu biển, tàu hoả, máy công nghiệp). Anh Thành chú ý bảo mấy thằng em nó chuẩn bị tốt thông tin chỗ này nhé!
...
Mẹ (thiếu chữ nó) .. hôm nọ họp giới thiệu về kế hoạch hợp tác phân phối dầu nhớt nó cứ đay đi đay lại kinh nghiệm mảng phân phối dầu nhớt cho khách hàng ngành tầu biển, vận tải đường sắt. Chắc đấy là ưu thế của nó...
Túm lại là những câu chuyện của anh em ta thường khá điển hình với cách bàn về đối tác với những từ "nó", "thằng" ... hơi hiếm những từ lịch sự "họ", "ông ấy", nhất là khi nói về mấy ông người nước ngoài "thằng Tây"... Mặc nhiên, khi dùng các từ dân dã này, em vẫn thấy sự tôn trọng đối với người được nói đến nhưng có lẽ tâm thế chung mà những người nói ra những từ dân dã đó phần nhiều vẫn tư duy đó là nói về đối thủ hơn là một thái độ tiêu cực. Mặc dù từ nghữ hơi suồng sã, bất lịch sự nếu đối thủ có nghe thấy nhưng đó là cách dùng từ dân dã, thực chất và không đáng để ghi lại và vin vào đó để quy kết về thái độ của những người dùng cách nói đó.
Chắc các cụ biết em cũng đang muốn nói về việc gì rồi, Cách viết của em có nhẽ sẽ bị kêu là nguỵ biện nhưng em thấy, thà thật và dân dã như vậy còn hơn là lịch sự và mưu mô, cầm dao đâm lúc nào chả biết.
Tất nhiên, bối cảnh mà em viết để đặt ra câu hỏi ở đây là các cụ có hơi bỗ bã, nhưng không văng tục. Đó có phải là điều chấp nhận được ở bối cảnh "dân dã", "không chính thức" hay là không chấp nhận được. Về phía em thì cảm nhận là bình thường, miễn là ta vẫn tôn trọng đối thủ! Các cụ cho em xin vài ý ợ!
Tiếng Việt ta thì thế nhưng sang tiếng Tây (Cụ tỉ đây là tiếng Anh) em thấy nó cũng dùng các từ đân dã (thậm chí là tục tĩu liên tợi cơ)
Damn it! ****! This way of using "slang" is fucking true! .... Nhiều nhắm, không kể xiết cơ!
Các cụ chớ có gạch đá em quá nhé!