Hồi 2008-2011 là đợt chết nặng của các chiến sỹ tích lũy tài sản trong 1 thập niên từ 1998-2008
Giờ tới thế hệ tích lũy trong 1 thập kỷ 2012-2021...liệu có đỡ hơn thế hệ trước ko
Theo quan sát của em, nếu lấy mốc 2008 trở về trước thì tạm chia làm 3 thế hệ:
- Thế hệ 1, em gọi là first class, là đội bắt đầu vào chứng khoán từ thủa ban đầu, tính từ 2000-2005.
- Thế hệ 2, tính từ 2005 đến cuối 2006. Lấy mốc cuối 2006 là khi VN vào WTO, kinh tế bùng nổ, người người, nhà nhà phấn khích đi kiếm tiền.
- Thế hệ 3, vào từ cuối 2006 cho đến lúc khủng hoảng, đội này lúc đấy là thấy người ta ăn khoai thì mới bắt đầu vác mai đi đào.
Khi mà chứng khoán bùng nổ thì thế hệ 1 và thế hệ 2 đã rất trưởng thành và kiếm được rất nhiều. Thế hệ 1 đa phần đều là ông chủ các cty chứng khoán hoặc giữ vị trí cao, team cũng rất mạnh vì gắn bó với nhau từ xưa. Thế hệ 2 cũng ổn vì lúc đó tiền rẻ, đòn bẩy cao, ăn đậm (những phi vụ ipo ăn dầu khí, sông đà, sữa, điện, nhựa rồi FPT… kiếm lãi vài chục đến trăm lần do có đòn bẩy là chuyện thường).
Nên thực ra khi khủng hoảng 2008-2011 thì đội này bị ảnh hưởng là mất lãi, giảm giàu chứ ko đến mức tán gia bại sản.
Nhưng lỗ nhiều là thế hệ 3, vào muộn nên giá vốn cao, lại cầm tiền nhà mang đi nên khi thua là ăn vào vốn, đúng như cụ nói: mất tài sản tích luỹ.
Nhưng khốn nạn nhất của chứng khoán em nghĩ là giai đoạn từ 2012-2017, thật sự là chẳng có vẹo gì, thi thoảng có mấy con sóng kiểu bập bùng, giai đoạn đấy nó mới là giai đoạn mất niềm tin, đội chứng cháo bỏ nghề tương đối
Từ 2018 trở đi thì có đám thịt tươi mới gọi là F0 với tinh thần FOMO, đội này thì chắc chưa kịp rút, chưa biết khủng hoảng là thế nào nên chưa nhỏ lệ.