Vấn đề là đức tin không còn, các hành động của các cơ quan quản lý thể hiện sự yếu kém
TQ khi cần làm là nó làm triệt để vidu:
Giảm thuế + các giao dịch lớn hơn 1% lượng cổ phiếu của doanh nghiệp trong vòng 1 tháng thì phải chuyển sang giao dịch thỏa thuận
Còn ở Việt NAm thì nói nhiều nhưng đã làm được cái gì?
Nói là tổng công ty vốn nhà nước sẽ mua => cuối cùng thì không mua vì vướng cơ chế => điều này thể hiện trình độ yếu kém về luật pháp + thiếu sự thống nhất trong các cơ quan quản lý => dẫn đến bây giờ các bác ấy nói chẳng ai tin, người ta chỉ tin vào túi tiền của mình
Còn nhiều ví dụ khác nữa "biết rồi khổ lắm nói mãi" :77:
Thực ra mà nói theo logic thông thường, thì vấn đề lạm phát ảnh hưởng là có, nhưng ảnh hưởng khi giá cổ phiếu còn cao, còn giá như bây giờ thì lại là một lợi thế lý do:
Rất nhiều nhà máy xí nghiệp & nhiều tài sản đã có giá trị gấp nhiều lần giá trị sổ sách do chênh lệch từ trượt giá. Cách đây 2 năm xây dựng 1 nhà máy mất ví dụ 1 tỷ, thì bây giờ xây dựng cũng nhà máy đấy mất bao nhiều $? các bác cứ tính thử tý xem
Thế mà giá bây giờ có em trên sàn giá có trên mệnh giá tý ti (cứ cho là khi làm báo cáo có ăn gian tý - Chuyện thường ấy mà), hoạt động kinh doanh vẫn tốt tuy có khó hơn năm ngoái => Vậy đã về thấp hơn giá trị thật chưa? Có đúng là lạm phát trong hoàn cảnh giá chứng hiện tại có đúng là một lợi thế cho ai có khả năng ôm vào hay không?
Còn sợ tiền bị rút khỏi thị trường? Cũng có nhưng cứ thứ nghĩ mà xem bây giờ chỉ cần lượng tiền bằng 1/3 trước kia là đủ cho thị trường mà (giá toàn giảm đến 60-70% rồi còn gì :77: )
Vấn đề còn lại là đức tin đã bị ai đó lấy mất
Ngày qua ngày nhìn chỉ số chứng khoán các nước trong khu vực mà thèm. Chỉ số TOPIX TOKYO lên khá vững chắc. Các chỉ số cua TQ sau động đất lịch sử vẫn lên điêm , vậy mà 2 chỉ số của VN thì vẫn xuống như mọi ngày....
Điều gì đang xảy ra với VN vậy?