TTCK ban đầu được kỳ vọng là một kênh huy động vốn giảm tải và giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, vốn bị gánh nặng nợ xấu do các doanh nghiệp quốc doanh gây ra.
Quy trình cổ phần hoá ban đầu được kỳ vọng là làm đa dạng hoá sở hữu và cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Thực tế thì sao?
Cổ phần hoá thành cơ hội cho đám quản trị doanh nghiệp quốc doanh thôn tính tài sản, quản trị doanh nghiệp chưa thấy cải thiện được bao nhiêu thì đã nảy sinh ngay tình trạng lợi dụng TTCK để vẽ dự án, in cp vô tội vạ móc túi cổ đông, các doanh nghiệp đua nhau đầu tư chéo, đầu tư lãng phí và rủi ro .
Hệ thống ngân hàng thay vì được giảm tải do bớt phải gánh gánh nặng nợ nần từ các doanh nghiệp thì lại bị kéo vào vòng xoáy đầu cơ ck và bđs, đổ thêm tiền vào đốt nóng thêm vòng xoáy đầu cơ.
Để bây giờ, cả hệ thống tài chính và cả nền kinh tế đang bên bờ khủng hoảng. Nếu kinh tế khủng hoảng hay khó khăn kéo dài như bây giờ, nền kinh tế sẽ có đầy rẫy các cty (có thể cả cty lớn và tập đoàn) làm ăn không đủ trả nợ nhưng không được khai tử và chôn cất vẫn tồn tại vật vờ. Các cty vật vờ này vẫn ra sức hút vốn từ ngân hàng và cổ đông để duy trì sự sống.
Các công ty "xác ướp" này sẽ tìm cách tác động đến chính sách để không bị chôn cất và để hút được nhiều máu hơn từ các nguồn lực của xã hội như đất đai, ưu tiên, sự độc quyền,...
Cả xã hội sẽ phải nuôi đám xác ướp này. Các cty làm ăn chân chính sẽ không phát triển mạnh được do không gian kinh tế đã bị đám xác ướp đầu độc và cả nền kinh tế èo uột do phải sống chung với đám xác ướp. Cổ đông, người gửi tiền tại ngân hàng, môi trường và tài nguyên của cả nước sẽ là nguồn máu nuôi đám xác ướp thêm được nhiều năm nữa.
Khi máu đã được chuyển chủ xong xuôi êm ả, chủ nhân xác ướp sẽ lột xác thành các chủ nhân mới hoành tráng béo tốt nhiều nhãn mác.
Dân tình lúc đó thành cái xác khô.