Mọi việc cụ nói đều đúng. Nhưng cụ chưa hiểu hết ý nhà em. Thực tế là khi bảng giá đất mới - tiệm cận với giá thị trường được nhà nước công bố thì cũng chính căn cứ để tính giá trị hàng tồn kho ,quỹ đất sạch của các nhà đầu tư, đầu cơ ...và giá trị tài sản của họ sẽ tăng khủng khiếp . Và môgj lần nữa họ gián tiếp được nhà nước cho , tặng...cho một nguồn lực vật chất khổngr lồ và bên cạch đó sẽ triệt tiêu các đối thủ nhỏ lẻ sinh sau chưa kịp gom quỹ đất . Đó là một phần của bàn chất của luật đất đai lần này
Cái này thì sẽ nhiều người hiểu như cụ.
Tức là các ông lớn đi mua gom quỹ đất để sau này làm dự án bđs. Điều này hiện tại không thực hiện được, vì luật đất đai mới, luật số 03/2023 cũng có nêu là nếu chủ đầu tư sở hữu đất thì sẽ được thực hiện đề xuất dự án và chỉ định nhà đâu tư, tuy nhiên phải là đất ở (tức là đất đã chuyển đổi rồi) và đúng quy hoạch là đất ở. Chứ nếu là đất khác thì không làm được (hiện tại đang xây dựng nghị quyết đặc thù về vấn đề này).
Tuy nhiên dù có nghị quyết đặc thù thì câu chuyện mấu chốt ở đây là gì? Để hiểu cái này thì cần phải làm rõ, cấu thành để xác định chi phí giá vốn để được giao đất, cụ thể:
+ Chi phí giải phóng mặt bằng (theo cơ chế thảo thuận);
+ Chi phí về thuế sử dụng đất ràng buộc khi nhà đầu tư để thực hiện dự án sử dụng đất (kể cả dự án chỉ định nhà đầu tư với trường hợp là họ sở hữu đất đó, nó là chi phí m3+ khung giá đất theo quy định hiện tại).
Đối với Chủ đầu tư nếu họ mua đất thì bản chất ở đây là họ k fai chi phí GPMB (nhưng thực tế họ mua của người dân theo giá thị trường với chi phí k hề rẻ). Đối với chi phí thuế họ vẫn bị tính như các dự án thông thường (và chi phí này mới quyết định việc cấu thành giá vốn sản phẩm bđs).
Như vậy bản chất ở đây k có lợi gì cụ ạ?