Chuẩn mực kế toán có nguyên tắc là bản chất hơn hình thức. Mọi luận điểm đều phải có tính logic nếu ko chỉ là những suy diễn vô căn cứ. Điều gì sẽ xảy ra khi Sbv lấy ngân sách trả cho những người gửi tiền ở MỌI ngân hàng tư nhân phá sản?
1.quy mô của các ngân hàng đều rất lớn với nền kinh tế. Đến một mức độ nào đó Sbv sẽ phải in tiền để trả người gửi, điều đó sẽ làm tăng lạm phát và ảnh hưởng đến tỷ giá- mất giá Vnđ. Bản chất của việc làm đó là lấy tiền của toàn xã hội ra trả cho thiểu số người gửi tiền tham lãi cao ở các nhà Bank yếu kém. Hậu quả khi nội tệ mất giá là lạm phát tràn vào, xã hội phải nhập khẩu hàng hoá với giá cao hơn, lãi suất tăng làm kinh tế suy thoái.
2.khi mọi bank đều an toàn như nhau, tại sao người dân phải gửi ở chỗ lãi suất thấp nếu không có rủi ro gì. Chênh lệch lãi suất giữa các bank bản chất là bù cho các rủi ro tiềm ẩn: rủi ro ko rút được ngay, rủi ro mất tiền lãi, rủi ro mất 1 phần tiền gốc, rủi ro mất hết tiền gốc. Tuỳ tình huống cụ thể phụ thuộc vào sức khoẻ của nền kinh tế và bối cảnh chung kinh tế thế giới.
3. Nếu cho 1 bank tư nhân phá sản, người dân mất hết tiền, tất cả các nhà Bank còn lại có bị bank run đồng loạt dẫn đến sụp đổ cả hệ thống ko?
Chắc chắn là ko rồi, đâu phải ai cũng có khẩu vị rủi ro giống ai, 9 người 10 ý mà phải ko nào
![big green :D :D](/styles/yahoo/4.gif)
, vậy mới có bài tranh luận này. Mức độ an toàn của các bank đều có xếp hạng theo nhóm: an toàn nhất là 4 bank quốc doanh và Mb, nhóm 2 là các bank tư nhân top đầu như tcb acb vpb, nhóm 3 là hdb tpb vib msb, nhóm 4 5 6 gì đó tôi ko tính nhé. Mấy ông hạng bét bể thì dân sẽ gửi vào nhóm trên tuỳ theo khẩu vị thôi, làm gì có chuyện tất cả rút hết mua vàng.
Còn vấn đề gì cần bàn thêm ko nhỉ?