Pháp Anh hay Đức dân số họ k nhỏ đâu ah; rất nhiều toà chung cư ngoại ô họ xây thấp tầng rất đẹp, giao thông công cộng họ rất tốt k như VN;
Trở lại vs đề bài của thớt là "cc nên xây bao tầng" thì quan điểm e là 10 đến 15 tầng là cùng để đảm bảo nhà ở tốt nhất bảo đảm mật độ và chữa cháy cũng như động đất trong suốt tuổi thọ 100 năm của toà nhà;
Còn ở VN hiện tại đúng là nhà cao tầng(>30) là giải pháp chính cho nhà ở đô thị do dân đông và đất hẹp, việc này phải huy động rất nhiều DN vào và chấp nhận cho họ xây tổ hợp vừa kdoanh vừa văn phòng vừa nhà ở để có dc nguồn vốn lớn xây toà nhà;
Tuy vậy do ks ko tốt nên quá nhiều toà nhà lởm khởm mọc lên, vừa xấu vừa mấy mỹ quan đô thị, dân ở thì kiện cáo ầm lên; HN SG thiếu 1 kiến trúc sư trưởng có quyền và có tầm thực sự;
he he, bác ơi, Đức là nước em nắm khá rõ. Dân số của mình và của nó đã từng có thời kì gần bằng nhau, 80 triệu. Trong chưa đến 20 năm, mình lên 97 - 98 triệu, nó giảm nhẹ còn 79 triệu.Diện tích của VN và của Đức gần như tương đương, 331,212 km2 và 357,386 km². Nhưng farm land của Đức là 46% còn của VN mình tầm 15 - 16%, mà h biến đổi khí hậu thì còn giảm nữa.
Chưa kể, về thổ nhưỡng khí hậu, Đức đồng đều hơn nhiều nên dân cư phân bố rất đồng đều rải rác cả nước. VN mìnhh lên Hà Giang hay Quảng Bình Quảng trị thì cso mấy ai ở đâu bác. Cư dân tập trung nhiều nhất ở 2 - 3 thành phố lớn, thì ko xây chung cư thì ngồi lên đầu nhau mà sống ạ.
Pháp ít dân số hơn, khoảng 6 chục, nhưng cũng phân bố đồng đều (ít ra là hơn VN mình). Còn lại các nước khác toàn 3 triệu, 5 triệu, chục triệu đã là nước to rồi.
Thực ra có cầu khắc có cung. Muốn xây to đẹp như Park City River side hay Phú Mỹ Hưng ko thiếu công ty sẵn sàng xây, có điều, đại đa số người dân ko mua được thôi. Còn thì mình đang hoàn thiênj dần dần khung pháp lý và quy định, tất nhiên 1 nước xây mọi thứ từ con số 0 ko thể nào bằng những nước bắt đầu xây cao ốc từ 1900 với 1920 được bác ơi.