- Biển số
- OF-817452
- Ngày cấp bằng
- 13/8/22
- Số km
- 166
- Động cơ
- 4,954 Mã lực
Các cụ tranh cãi nhau vụ đất cát quá khốc liệt luôn ạ. Dưng em dự là sẽ chả khác đi đâu được, vì nhẽ là, nếu thay đổi thì ai thiệt? Cái dàn bị thiệt thòi đấy lại chính là cái dàn đang có quyền ra quyết định, đang cầm số lượng cái món đấy nhiều nhất, thì liệu họ sẽ tự đổ nước sôi vào chân mình không?
Ti diên, lý do của sự bức xúc lên cao là bởi món này nó thực sự ảnh hưởng tới chất lượng sống của nhiều người. Chỗ ở đắt đỏ, không nên hồn thì người ta dễ bị bất mãn, dễ cảm thấy "thế giới này không có chỗ cho tôi dung thân". Nguyên do:
1. Hội đi làm chân chính lãnh lương qua bank bị vắt thuế không sót xu nào, mà thu thì từ ngay nguồn, muốn hoàn lại phần thừa cũng siêu khó. Lần gần nhất em biết thì trong trăm triệu dân xứ ta, chỉ có hơn 7 triệu đang bị "vặt" kiểu này. Đội này tất nhiên kêu rất to, vì chung kèo cho nhà cái đầy đủ nhưng cực khó mua được chiếc nhà
2. Đội ngoài 7 triệu kia thì vơ vét ở đâu em chả rõ, nhưng tài sản thì một số ít cá nhân lại nắm giữ rất nhiều đến cực nhiều. Mua điện mua nước còn bị tính giá theo thang bậc, chứ mua đất cát thì cả trăm cả nghìn cũng không sao. Số ít cầm nghìn tỏi mua nghìn mảnh, không có bất cứ dữ kiện công khai gì, nên tạo ra ảo giác rằng "xèng trong dâng còn nhìu", thực ra chỉ có số ít người đi mua rất nhiều chứ không phải nhiều người đi mua mỗi người một ít. Em chả lạ các dự án mới mở bán là đại gia vào mua hẳn dăm ba tầng. Thế nên mới có hiện tượng là sổ đỏ tính bằng ký, bằng xấp, chủ nhân thậm chí còn chả biết nó toạ lạc nơi đâu. Thêm nữa là xèng dùng để mua món này không bị truy nguồn gốc một cách nghiêm túc, nên càng là nguồn ẩn 10 điểm cho đội công bộc không sống bằng lương. Sắm trăm chiếc nhà cho thuê là có dòng tiền đủ ăn tiêu tới chết rồi
Vì thế, em trộm nghĩ, nhẽ ra nhà nác nên có cái quy định với thứ tài sản đặc thù này như sau: nên giới hạn số bđs dùng để ở mà mỗi cá nhân được sở hữu. Mỗi công dưn chỉ được sở hữu tối đa, ví dụ, hai chục chiếc nhà ở/ căn hộ thôi, vượt số đấy phải thành lập doanh nghiệp, kê khai thu chi rõ ràng, tiền điện/ nước tính thành giá kinh doanh, thế thì ai có nhu cầu mua cho con cháu cũng có thể mua dăm ba căn, mà không quá nhiều, để còn chừa phần cho người khác, các cụ thấy thế nào ạ?
Ti diên, lý do của sự bức xúc lên cao là bởi món này nó thực sự ảnh hưởng tới chất lượng sống của nhiều người. Chỗ ở đắt đỏ, không nên hồn thì người ta dễ bị bất mãn, dễ cảm thấy "thế giới này không có chỗ cho tôi dung thân". Nguyên do:
1. Hội đi làm chân chính lãnh lương qua bank bị vắt thuế không sót xu nào, mà thu thì từ ngay nguồn, muốn hoàn lại phần thừa cũng siêu khó. Lần gần nhất em biết thì trong trăm triệu dân xứ ta, chỉ có hơn 7 triệu đang bị "vặt" kiểu này. Đội này tất nhiên kêu rất to, vì chung kèo cho nhà cái đầy đủ nhưng cực khó mua được chiếc nhà
2. Đội ngoài 7 triệu kia thì vơ vét ở đâu em chả rõ, nhưng tài sản thì một số ít cá nhân lại nắm giữ rất nhiều đến cực nhiều. Mua điện mua nước còn bị tính giá theo thang bậc, chứ mua đất cát thì cả trăm cả nghìn cũng không sao. Số ít cầm nghìn tỏi mua nghìn mảnh, không có bất cứ dữ kiện công khai gì, nên tạo ra ảo giác rằng "xèng trong dâng còn nhìu", thực ra chỉ có số ít người đi mua rất nhiều chứ không phải nhiều người đi mua mỗi người một ít. Em chả lạ các dự án mới mở bán là đại gia vào mua hẳn dăm ba tầng. Thế nên mới có hiện tượng là sổ đỏ tính bằng ký, bằng xấp, chủ nhân thậm chí còn chả biết nó toạ lạc nơi đâu. Thêm nữa là xèng dùng để mua món này không bị truy nguồn gốc một cách nghiêm túc, nên càng là nguồn ẩn 10 điểm cho đội công bộc không sống bằng lương. Sắm trăm chiếc nhà cho thuê là có dòng tiền đủ ăn tiêu tới chết rồi
Vì thế, em trộm nghĩ, nhẽ ra nhà nác nên có cái quy định với thứ tài sản đặc thù này như sau: nên giới hạn số bđs dùng để ở mà mỗi cá nhân được sở hữu. Mỗi công dưn chỉ được sở hữu tối đa, ví dụ, hai chục chiếc nhà ở/ căn hộ thôi, vượt số đấy phải thành lập doanh nghiệp, kê khai thu chi rõ ràng, tiền điện/ nước tính thành giá kinh doanh, thế thì ai có nhu cầu mua cho con cháu cũng có thể mua dăm ba căn, mà không quá nhiều, để còn chừa phần cho người khác, các cụ thấy thế nào ạ?