Có cái xe ... ai thấy tốt, hợp lý thì mua. Ai thấy xấu, tệ thì không mua. Tranh cãi cũng nên quanh vấn đề xe, kỹ thuật, vật liệu v.v. Chứ lại nâng nên thành động cơ yêu nước với tự hào dân tộc để mua 1 chiếc xe thì em thấy nó kỳ kỳ. Quan điểm của cá nhân thấy rẻ, tốt thì tùy, nhưng cứ hô hào là mua vì dân tộc thì ảo quá. Em thấy yêu nước cũng có nhiều cách thể hiện. Từ bên trong và bền vững thì thay đổi cách sống và hành xử từ bản thân và giáo dục con cái: từ ý thức giao thông, không xả rác ra đường ... đến không tham nhũng, hối lộ, không trốn thuế, không phong bì phong bao... Còn theo kiểu bề nổi thì xây tượng đài, làm sự kiện hoàng tráng ghi kỷ lục nọ chai để tự hào nhất của VN của thế giới, để vỗ ngực VN tao có nhé để ảo tưởng, ngộ nhận ... Cũng tùy cách yêu nước của mỗi người thôi
Thêm nữa chính vì cách suy nghĩ chạy theo thành tích, háo danh đó dẫn đến việc xí xóa, cào bằng trong xã hội. Mấy ví dụ như trong công ty thì một cá nhân vi phạm đủ thứ nhưng nếu đạt chỉ tiêu doanh số lại thành người hùng, ngoài xã hội thì một doanh nghiệp tạo hệ lụy bóp méo nền kinh tế, tạo lợi ích nhóm nhưng bỏ ra ít tiền công ích, từ thiện thì có khi được tôn vinh. Hôm trước đài báo và dư luận cũng chỉ trích đề xuất không xét xử tham nhũng nếu bồi thường đủ - tư duy đó cũng từ đây mà ra thôi. Thế nên âu cũng là nhận thức cá nhân. Tranh cãi thì cũng đến thế.
Anh nói có lý. Nhưng nhìn kỹ thì không đủ đâu anh. Nó mới chỉ đúng ở góc độ cá nhân chân không (không nguồn gốc, không xuất xứ, không quá khứ, không vị lai, không có tình cảm hay trách nhiệm gì với đất và người nơi sinh ra mình kiểu dân ngụ cư như dân Do Thái sống phiêu bạt giang hồ, miễn không làm gì sai luật pháp địa phương là đủ) thôi anh.
Anh cũng đúng khi chỉ ra thói làm theo phong trào của người Việt mình. Cái đó đúng. Nó không có hiệu quả. Hô hào suông không có hiệu quả.
Cái đó thực ra lại là phương pháp. Cách tổ chức thi đua yêu nước của người mình hiện chỉ toàn hô hào suông. Nên nó làm người ta lạnh nhạt là đúng anh ạ.
Nhưng mình nên khoan dung 1 chút. Hiện ở từng doanh nghiệp, từng địa phương đã có phương pháp tốt hơn. Cụ thể hóa hơn.
Nhỏ nhất, như cách giữ khách của các quán cà phê. Mỗi khách hàng trung thành sẽ được điểm thưởng và tích lũy đủ sẽ chuyển thành quà tặng.
Ví dụ lớn hơn như Vinfast.
Họ không hô hào suông mà chấm điểm cho mỗi hành động ủng hộ, góp sức cho Vinfast phát triển của từng thành viên cộng đồng Vinfast. Tích lũy đủ sẽ thành các quà tặng, suất ưu tiên, giảm giá, vân vân và vân vân.
Đối với quốc gia, thì do hệ thống chính trị của mình còn cào bằng như cụ nói (là đúng) thì tình hình còn chậm chạp thật. Nhưng từ cơ sở đi lên, sự gắn bó với một nhãn hàng hay tình yêu nước, rốt cuộc đều xuất phát từ nhu cầu thực của mỗi người. Sự lề mề quan liêu đang bị thu hẹp dần.
Vậy con người ta có nhu cầu yêu nước, thương nòi, gắn bó với quê hương, ưu tiên hàng hóa nội địa vì lý do gì?
1. Vì chi phí cá nhân của anh sẽ rẻ đi trong mọi mặt. Mua số lượng lớn thì sẽ rẻ.
2. Vì sự an toàn. Anh ủng hộ quê hương anh, mua hàng hóa của người thân của anh làm ra. Có vấn đề, anh nắm tóc dễ hơn.
3. Lợi thế về đàm phán trong tương lai cho anh và con cái anh trong việc tìm kiếm thu nhập cao.
Ví dụ nhé, nếu 20 năm sau con anh ra trường và là một kỹ sư.
Nếu lúc đó VN vẫn là một quốc gia lạc hậu không phát triển về công nghệ-công nghiệp-dịch vụ. VN lọt bẫy thu nhập trung bình (khoảng loanh quanh 5-6000 usd/người/năm) thì dù con anh tài giỏi cách mấy, mức lương đàm phán của nó với cùng nhân sự có đẳng cấp tương đương của nước ngoài (ví dụ Malaixia chẳng hạn, ví dụ lúc đó thu nhập của họ khoảng 17-20.000 usd/người/năm chẳng hạn) sẽ chênh lệch 2 lần trở lên. Ức không? Hiện lương kỹ sư của VN thấp hơn kỹ sư Malaixia có cùng trình độ khoảng 3 lần.
Còn nếu cả nước đồng lòng ủng hộ lẫn nhau và 20 năm sau mình có một nước VN cỡ thu nhập 10-12000 usd/người/năm và có nền tảng công nghệ cao, mức lương kỹ sư đâu đó khoảng 70-80% lương kỹ sư cùng cấp của Malaixia chẳng hạn.
Đó chỉ là một ví dụ rất nhỏ nhưng diễn ra trên diện rộng. Còn thực ra lợi thế của những dân tộc giáo dục được lòng yêu nước cho công dân của họ là rất lớn.
Cứ như thế mình mới cùng nhau vươn lên được.
Đó gọi là đoàn kết để cùng phát triển đó anh.
Tất nhiên anh có quyền bảo lưu quan điểm của mình. Vì cách anh nghĩ vẫn đáp ứng cái tối thiểu.
Nhưng tại sao người TQ dù Quốc-Cộng thế nào nhưng khi ra nước ngoài họ luôn luôn nêu cao ngọn cờ dân tộc chung, dù là lĩnh vực gì, thể thao văn hóa kinh tế hay chính trị.
Vì sao người Nhật sẵn sàng làm tới chết để đưa dân tộc họ đi lên về kinh tế?
Vì sao người Hàn cực đoan đến độ mọi thứ phải làm cho hơn người Nhật? Vì sao họ không hành xử như quan điểm của anh là hễ xe tốt dịch vụ tốt giá rẻ là mua mà phải là cứ phải hàng hóa của HQ mới mua. Chỉ mua hàng nước ngoài trong trường hợp HQ chưa sản xuất được thứ cùng loại.
Câu trả lời là do nền tảng văn hóa của các dân tộc ấy cao.
Cao hơn người Việt nhiều.
Mình thua, mình học hỏi. Chứ không nên coi việc thua kém các dân tộc bạn bè về trình độ sống như là một "quan điểm sống".
Nhờ tình yêu nước mà các dân tộc ấy giàu lên, mạnh lên, không ai bắt nạt được. Kể cả khi anh không ở trong nước. Rõ ràng Hàn kiều ở Mỹ vị thế cao hơn Việt kiều hiện nay đúng không anh?
Gieo cái gì thì gặt cái đó. Đúng không anh?