[Thảo luận] Chống ồn xe hơi - dễ hay khó !!! Tùy thuộc vào bạn

bshieu108

Xe đạp
Biển số
OF-103812
Ngày cấp bằng
22/6/11
Số km
11
Động cơ
397,110 Mã lực
Ngồi đọc mãi mới hết mấy chục trang, mỏi hết cả mắt, mới thấy cụ Mèo nhà mình giỏi thật. Em bái phục cụ, cảm ơn cụ rất nhiều....
 

zippo_edu

Xe buýt
Biển số
OF-112227
Ngày cấp bằng
10/9/11
Số km
591
Động cơ
394,829 Mã lực
Em mới mua xe lancer cũ (đời trước 2000), đi thấy ồn quá bác Mèo ạ, không biết với xe cũ như vậy thì phải chống ồn những gì, và chi phí hết nhiều không ạ? Xin hẹn hôm nào rỗi em mang vợ hai qua gặp bác, nhờ bác chỉ bảo với nhé.
 

bee_gialai

Đi bộ
Biển số
OF-113604
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
4
Động cơ
388,040 Mã lực
Em cũng có đôi chút kiến thức về chăm sóc mấy khoản linh tinh cho xe. Dạo này em đang nghiên cứu lĩnh vực này. đọc lui đọc tới những gì có thể đọc. Và bắt đầu để ý các loại xe mà em được đi để cảm nhận tiếng ồn. Em thấy có bác nói bên phương tây( cõ lẽ là 1 của hàng nào đó bên ấy) người ta làm chống ồn bằng cách kết hợp cả 3 vật liệu. Rùi thêm phủ gầm. Làm rất kỹ. Em đang bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu 3 loại vật liệu đó ở việt nam.chọn vật liệu nào vừa rẻ vừa tương đối tốt. khổ cái em chỗ em ở không sẵn hàng như ở chỗ các bác, nên hơi khổ. Hiện nay em đang lăn tăn là tìm vật liệu 1 mặt nhựa đường một mặt giống thiếc (các bác gọi cái này là damping phải ko nhỉ ?) loại nào cho tốt. Tất nhiên là chỉ hàng chợ thôi chứ dynamat hay gì gì đó thì mắc quá. em nghe nói loại ko cần gia nhiệt trước khi dán sẽ tốt hơn loại phải hơ nóng.( cái này là cái lớp đầu tiên nên em sọ nó dính ko chắc thì " heo ăn"). Bác nào biết thì chỉ em với. mà có ở sài gòn hay hà nội thì cho em cái địa chỉ mua luôn để em nhờ bạn bè mua giúp.(vì các bác ở đó nên các bác cứ nói chung chung với nhau, em ở xa ko có địa chỉ em chẳng biết nhờ bạn làm sao?)
em không đủ khả năng nghiên cứu kỹ như bác mèo nhưng em phải quyết tâm làm 1 lần để thử nghiệm rùi em sẽ thông báo kết quả đạt được cho các bác.
quá trình làm em sẽ không thay lốp,thay giảm chấn hay bất cứ thứ gì để kiểm nghiệm thực chất việc cách âm bằng cách can thiệp vào đường truyền ồn sẽ như thế nào? em sẽ làm toàn bộ, nhưng có sàn lọc ( chỗ nào làm cả 3 vật liệu chõ nào ít hơn). Các bác nào chưa làm cứ ủng hộ em,nếu thành công em sẽ làm 1 bài chi tiết cách làm và vật liệu. theo ước tính chắc xe nặng thêm khoảng trên dưới 10kg. theo em thì chấp nhận được. nhẹ hơn khối mấy cái "hàng họ" mà có bác hay thủ trong xe. Cùng lắm là không trỏ thêm cái máy làm ồn đi là ok thôi. ;)).
thân chào các bác. chúc các bác luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt
 
Chỉnh sửa cuối:

bee_gialai

Đi bộ
Biển số
OF-113604
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
4
Động cơ
388,040 Mã lực
Hic. sao các bác ko trả lời mà lại viết ngay dưới chữ ký làm giờ em mới nhìn thấy. em cảm ơn bác mèo và bác khôi (chỉ thấy được 2 bác trả lời) lúc nào em gọi cho bác. nếu lúc đó bác rảnh thì tư vấn giúp em. do điều kiện xa xôi nên ko đến tận nơi nghe bác chỉ giáo và mời các bác bữa cơm ra mắt được.:(:(
em còn non nớt có gì ko phải các bác bỏ quá cho. chứ bao nhiêu bài viết đó rùi mà có nhiều bác cứ nói xe thiết kế ra là chuẩn rùi là sao nhi? cứ nghĩ đơn giản hành năm vẫn có cả triệu xe từ các hãng bị thu hồi vì lỗi này lỗi nọ đấy thôi.
thân chào các bác. chúc các bác luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt
 

vnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-16652
Ngày cấp bằng
25/5/08
Số km
937
Động cơ
519,084 Mã lực
Nơi ở
Số nhà 55, ngõ 137, đường Hùng Vương, TP Bắc Giang
Hôm nay em ngồi đọc hết cả 53 trang cái thớt của bác Mèo, nhiều cái hay thật nhưng cuối cùng em cũng không biết phải chống ồn cho Kia Morning của em thế nào cho hiệu quả. Bác mèo tư vấn luôn cho em phát đê!
Thank bác nhiều!
 
Chỉnh sửa cuối:

mrtran1201

Xe tải
Biển số
OF-28488
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
381
Động cơ
487,430 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng có đôi chút kiến thức về chăm sóc mấy khoản linh tinh cho xe. Dạo này em đang nghiên cứu lĩnh vực này. đọc lui đọc tới những gì có thể đọc. Và bắt đầu để ý các loại xe mà em được đi để cảm nhận tiếng ồn. Em thấy có bác nói bên phương tây( cõ lẽ là 1 của hàng nào đó bên ấy) người ta làm chống ồn bằng cách kết hợp cả 3 vật liệu. Rùi thêm phủ gầm. Làm rất kỹ. Em đang bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu 3 loại vật liệu đó ở việt nam.chọn vật liệu nào vừa rẻ vừa tương đối tốt. khổ cái em chỗ em ở không sẵn hàng như ở chỗ các bác, nên hơi khổ. Hiện nay em đang lăn tăn là tìm vật liệu 1 mặt nhựa đường một mặt giống thiếc (các bác gọi cái này là damping phải ko nhỉ ?) loại nào cho tốt. Tất nhiên là chỉ hàng chợ thôi chứ dynamat hay gì gì đó thì mắc quá. em nghe nói loại ko cần gia nhiệt trước khi dán sẽ tốt hơn loại phải hơ nóng.( cái này là cái lớp đầu tiên nên em sọ nó dính ko chắc thì " heo ăn"). Bác nào biết thì chỉ em với. mà có ở sài gòn hay hà nội thì cho em cái địa chỉ mua luôn để em nhờ bạn bè mua giúp.(vì các bác ở đó nên các bác cứ nói chung chung với nhau, em ở xa ko có địa chỉ em chẳng biết nhờ bạn làm sao?)
em không đủ khả năng nghiên cứu kỹ như bác mèo nhưng em phải quyết tâm làm 1 lần để thử nghiệm rùi em sẽ thông báo kết quả đạt được cho các bác.
quá trình làm em sẽ không thay lốp,thay giảm chấn hay bất cứ thứ gì để kiểm nghiệm thực chất việc cách âm bằng cách can thiệp vào đường truyền ồn sẽ như thế nào? em sẽ làm toàn bộ, nhưng có sàn lọc ( chỗ nào làm cả 3 vật liệu chõ nào ít hơn). Các bác nào chưa làm cứ ủng hộ em,nếu thành công em sẽ làm 1 bài chi tiết cách làm và vật liệu. theo ước tính chắc xe nặng thêm khoảng trên dưới 10kg. theo em thì chấp nhận được. nhẹ hơn khối mấy cái "hàng họ" mà có bác hay thủ trong xe. Cùng lắm là không trỏ thêm cái máy làm ồn đi là ok thôi. ;)).
thân chào các bác. chúc các bác luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Em cũng ủng hộ bác tự mày mò làm. Làm đến đâu bác cho lên đến đó có gì ae xem luôn nhé. Nếu e hỏi dc cái loại bác cần e sẽ báo bác. Trên này có 1 số người làm rồi nhưng e ko rõ thế nào. E cũng hóng xem chất lượng có cải thiện gì ko để học hỏi đây.
 

xtitan

Xe tăng
Biển số
OF-786
Ngày cấp bằng
16/7/06
Số km
1,004
Động cơ
587,146 Mã lực
Nơi ở
VN
Bác Mèo sạch thỉu ơi Mitsu Triton máy dầu 2 cầu chống ồn ngon, bổ rẻ thế nào ạ? Bác tư véo cho em với, và cho em xin địa chỉ qua đàm đạo nữa :)
 

bee_gialai

Đi bộ
Biển số
OF-113604
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
4
Động cơ
388,040 Mã lực
Bác Kiên cho em hỏi?

bác Kiên ơi cho em hỏi cái này. tấm cao su để lót dưới sàn như bác nói em tìm không ra loại nào mà không có mùi. còn loại như bác Vietvoi đang trên web thì mắc quá. mà trọng lượng cũng không đủ. nếu bác biết thì chỉ em với. em định thay bằng mút chống rung. nhưng nó có hai mặt. một mặt láng 1 mặt dạng tổ ong để chống rung. em đang thắc mắc nếu dán dưới sàn(trên lớp damping) thì dán mặt nào quay xuống dưới sàn mặt nào quay lên đây. tại em nghĩ âm thanh từ dưới sàn xe truyên lên nên em nghĩ quay mặt dạng tổ ong xuống dưới để hấp thụ âm thanh. em nghĩ vây ko biết có đúng ko các bác cho em ý kiến với.
hình mút đó em ko upload lên được nên gửi link này
http://bachhoa24.com/mut-den-cach-am-chong-rung-quan-bar-vu-truong-cl-1050343.html
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Việc áp dụng vật liệu hút âm (sound absorption) ở sàn xe là khó mang lại hiệu quả do bị hạn chế bởi độ dầy của vật liệu. Với độ dầy = 1/4 bước sóng mới đem lại hiệu quả khả quan, giả sử tiếng ồn gầm trầm đục cỡ 50Hz thì bác cứ tính ra 1/4 bước sóng = 343/50/4 = 1.716m & khả năng tối đa ta có thể áp dụng vật liệu chỉ có thể là vài ba cm nên .. không giảm ồn được là bao nhiều.
Ở sàn xe người ta thường dùng vật liệu damping + cản âm (Sound barrier), vấn đề của vật liệu cản âm là độ nặng của nó quyết định tính âm học .. bác đọc chương nói về phần vật liệu cản âm nhé nên trọng lượng của vật liệu phải tầm 5-7kg/m2 ...
 

GANHO

Xe buýt
Biển số
OF-39480
Ngày cấp bằng
29/6/09
Số km
612
Động cơ
473,967 Mã lực
Việc áp dụng vật liệu hút âm (sound absorption) ở sàn xe là khó mang lại hiệu quả do bị hạn chế bởi độ dầy của vật liệu. Với độ dầy = 1/4 bước sóng mới đem lại hiệu quả khả quan, giả sử tiếng ồn gầm trầm đục cỡ 50Hz thì bác cứ tính ra 1/4 bước sóng = 343/50/4 = 1.716m & khả năng tối đa ta có thể áp dụng vật liệu chỉ có thể là vài ba cm nên .. không giảm ồn được là bao nhiều.
Ở sàn xe người ta thường dùng vật liệu damping + cản âm (Sound barrier), vấn đề của vật liệu cản âm là độ nặng của nó quyết định tính âm học .. bác đọc chương nói về phần vật liệu cản âm nhé nên trọng lượng của vật liệu phải tầm 5-7kg/m2 ...
Đọc hết mấy chục trang của Cụ mèo hay thật, giờ em mới hỉu được tại sao mấy cái xe xịn thép cũng chả dầy hơn xe em mà nó lại năng thế. con Kia FT của em có làm cách âm như Camry được không Cụ Mèo? cụ ngâm cứu cho em vụ này nhá, em nuôi lợ từ bây giờ luôn
 

vtt219

Xe đạp
Biển số
OF-82465
Ngày cấp bằng
11/1/11
Số km
19
Động cơ
413,490 Mã lực
Vật liệu nào mà bạn dùng đó?

Xem xin chiến nốt phần cuối nhá.

Phần 3: Chống ồn trong xe hơi
nguyên tắc và ứng dụng


Trong phần này em sẽ giới thiệu với các các bác về hệ thống ồn (Noise System), nguyên tắc chống ồn cũng như phân tích về hệ thống ồn trong xe hơi và các biện pháp khắc phục.
Khi mới nghiên cứu, em đề cập đến việc làm chống ồn cho xe em thì hầu như mọi người mà em gặp như các kỹ sư ô-tô, thợ sửa chữa lành nghề tại các ga-ra ô-tô trong các hãng sản xuất cũng như ga-ra ở ngoài đều cho là chuyện vớ vẩn. Mọi người đều có quan điểm chung là độ ồn của xe là do kết cấu của xe chứ chẳng có loại vật liệu gì thay đổi được.
Điều này có thể do lĩnh vực chống ồn trong xe hơi còn rất mới như ngành công nghiệp xe hơi ở ta chỉ dừng lại ở lắp ráp chứ chưa đi đến khâu thiết kế & sản xuất xe, đồng thời sự quảng cáo đôi khi hơi thái quá của các nhà lắp ráp xe cũng ảnh hưởng ít nhiều tới nhận thức của mọi người. Tuy nhiên các bác có thể sẽ có ý kiến rất khác đấy nếu đọc kỹ phần này.

* Các nguyên tắc chống ồn:
Tiếng ồn là loại tiếng động không ai muốn. Việc giảm thiểu tiếng ồn trong một môi trường quy định được gọi là chống ồn.
Hệ thống tiếng ồn có thể được chia thành 3 yếu tố cơ bản: nguồn của tiếng ồn, đường truyền tiếng ồn và phần thu tiếng ồn. Nguồn tiếng ồn là một yếu tố làm dao động không khí. Nhìn chung nó có thể là sự dao động của một bề mặt hoặc một vật thể rồi lần lượt làm dao động không khí với tần số thuộc dải tần mà tai người có thể nghe thấy được được gọi là dải âm tần.
Đường truyền của tiếng ồn là trung gian mà qua đó năng lượng của âm thanh truyền từ điểm này đến điểm khác. Không khí là đường truyền âm thông dụng nhất, mặc dù chất lỏng và chất rắn( như khung gầm/ thân của xe cộ) cũng có thể truyền năng lượng âm thanh một cách hiệu quả.
Bộ phận nhận tiếng ồn là các bác và em – chứ không phải những người bị khiếm thính đấy nhé, những người mà khó chịu về mức ồn.
Cần phải xử lý ít nhất là một yếu tố trong hệ thống tiếng ồn để giảm mức âm tiếng ồn thu được. Ví như việc giảm mức tiếng ồn tại nguồn hoặc dọc đường truyền, mức tiếng ồn cũng giảm một cách tương xứng. Xử lý tại nơi nhận theo cách giảm thiểu độ nhạy âm với tiếng ồn lớn cũng là cách xử lý tiếng ồn. Cách xử lý mỗi yếu tố ồn có những ưu diểm và nhược điểm riêng như sau.
Xử lý tiếng ồn tại nguồn là cách hiệu quả nhất để khoanh vùng tiếng ồn. Tuy nhiên việc xử lý tiếng ồn tại nguồn lại rất khó có thể được thực hiện một cách triệt để, công việc này thường được tính toán khi thiết kế xe. Việc này có thể dẫn đến việc phải sử dụng thêm các vật liệu chống ồn hay phải thiết kế lại nguồn tiếng ồn. Việc thêm các vật liệu chống ồn có thể gây trở ngại cho quá trình vận hành của nguồn tiếng ồn. Việc thiết kế lại nguồn của tiếng ồn có thể rất khó khăn do chi phí cao để thiết kế lại, triển khai và trang bị lại. Tuy nhiên một số vật tư có thể được thay thế tương đương bởi các sản phẩm chất lượng cao hơn và đạt được kết quả rất khả quan về chống ồn như thụt giảm chấn (strut) trước và sau, các bộ giảm chấn cho máy (isolator) ….
Xử lý tiếng ồn tại nơi nhận là phương pháp ít sử dụng nhất do mỗi nơi nhận phải được xử lý một cách riêng lẻ. Việc thêm nút bịt lỗ tai hay mũ che tai có thể gây trở ngại cho các bác nhà mình mà lại ảnh hưởng đến mỹ quan (ngồi trong xe mà lại đội mũ chống ồn thì có mà hây hấy !), do đó không thực tế. Tuy nhiên nâng cao nhận thức về nguồn của tiếng ồn và cơ chế tạo ra ồn cũng là một cách để từ đó có thể thay đổi nhận thức của người ngồi trong xe với tiếng ồn. Đó là mục đích của một cách tiếp cận mới có tên là tâm lý-âm học (Psychoacoustics) đang được nghiên cứu. Ở công trình này người ta đang nghiên cứu về sự kết nối giữa các kết quả đo đạc về ồn & rung định lượng với cảm nhận hết sức định tính của con người, từ đó tìm ra các khả năng & hạn chế của nhận thức con người với chất lượng âm thanh trong xe hơi ... rất là lằng nhằng dây điện. Trong mọi trường hợp, mức hiệu quả của biện pháp này là rất khác nhau do các phản ứng của mỗi người đối với tiếng ồn rất khác nhau. Ví dụ như với cùng một mức độ ồn, các bác có thể cho là chẳng thấm tháp gì tuy nhiên người khác lại kêu là không chịu nổi.
Xử lý tiếng ồn tại đường truyền về mặt nguyên tắc là đơn giản nhất bởi vậy nó là cách thông dụng nhất để khoanh vùng tiếng ồn. Bằng việc đặt các vật liệu chống ồn trên đường truyền ồn (thông thường là giữa nguồn tiếng ồn và người nhận) nhờ đó, mức tiếng ồn tại nơi nhận giảm xuống. Tuy nhiên, người ta (trong đó có cả em đấy) thường đơn giản hoá việc sử dụng các vật liệu này này dẫn đến hiệu quả đạt được rất tồi, thất bại không biết bao nhiêu lần.

* Hệ thống ồn trong xe ô tô:

Nội thất của ô tô là một môi trường âm thanh rất phức tạp. Sự kết hợp của rất nhiều nguồn ồn khác nhau là nguyên nhân của sự phức tạp đó. Gắn liền với mỗi nguồn ồn lại là hàng loạt các đường truyền đến người nhận. Cấu trúc với các mảng vật liệu bao quanh khiến cho hệ số hấp âm , phản hồi âm thanh luôn thay đổi. Không gian chật hẹp hạn chế môi trường tự do truyền âm ở tần số cao. Sự cộng hưởng từ các lỗ hổng trong khoang hành khách phức tạp hoá âm thanh ở tần số thấp.



Để thể hiểu một cách tường tận hệ thống tiếng ồn của xe hơi, ta nên xem xét đến các yếu tố cơ bản của hệ thống.
Lái xe và hành khách là những người sẽ phải nghe những tiếng này. Hiển nhiên là việc xử lý tiếng ồn đối với người nhận trong trường hợp này là không thực tế.
Mặc dù có rất nhiều nguồn ồn trong xe, có 3 nguồn chủ yếu là bộ phận truyền động, lốp/giảm sóc và gió. Với các điều kiện vận hành của xe khác nhau, 3 nguồn ồn này có mức độ khác nhau.
Động cơ tạo ra âm thanh với dải tần rộng do quá trình đốt cháy nhiên liệu. Các linh kiện của động cơ và hệ thống truyền động, bao gồm hộp số, tạo ra tiếng ồn ở một dải tần hẹp hơn tuỳ thuộc vào thiết kế của nó.
Lốp và bộ phận giảm sóc tạo ra tiếng ồn khi ta-lông lốp xe có tác động qua lại với bề mặt đường. Giảm sóc phản hồi lại sự vận động của bánh xe và cùng với hệ khung sường của xe chuyển đổi năng lượng rung động này thành năng lượng âm. Khi đi qua vạch giảm chấn các bác nghe thấy tiếng “bùm” đó là do nguyên nhân này đấy.



Tiếng ồn gió là kết quả của quá trình ma sát của lớp không khí ngoài cùng bao quanh xe và bề mặt ngoài cùng của xe khi xe chạy. Tiếng ồn này tăng khi tốc độ xe và gió tăng. Kết cấu khí động học của xe có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn ồn này.
Thêm vào 3 loại nguồn này, một nguồn ồn nữa là tiếng ồn bên ngoài như công trường xây dựng hoặc tiếng ồn ở thành phố đông đúc và phương tiện qua lại lọt vào trong xe. Ngoài ra sự cọ sát của các vật liệu nội thất xe khi xe chuyển động cũng là một nguồn ồn rất phổ biến ở các xe đ㠓luống tuổi”.
Nói nhỏ các bác biết nếu mà có gấu nhà em ở trong xe thì mấy nguồn ồn kia chẳng là cái đinh gì, bị át vía ngay ạ he he……
Có rất nhiều đường truyền ồn trong xe. Do khả năng truyền âm một cách hiệu quả qua không khí, nội thất xe cần được cô lập hoàn với bên ngoài- các giăng cao su ở cửa có tác dụng rất lớn trong việc này.
Đường truyền không khí qua hệ thống điều hoà không khí, các thanh xà bằng kim loại như thanh cột chữ A và thanh chịu lực chạy dọc gầm xe thường bị sao lãng.
Một đường truyền nữa rất hữu hiệu để tiếng ồn lọt vào trong xe là các lỗ thoát nước thường hay thấy ở gầm xe, các khe hở ở táp lô tại chân ga, chân côn, chân phanh, khe hở của hệ thống điều hoà không khí ….
Một đường truyền rất đặc trưng trong xe hơi là đường truyền cơ học (structural path). Đây là đường truyền của năng lượng rung động. Động cơ, cơ cấu truyền dẫn và giảm sóc tạo ra năng lượng rung động và năng lượng này được truyền đến các bề mặt như sàn, trần, hoặc cửa nơi mà nó có thể được biến chuyển rất hiệu quả năng lượng này thành tiếng ồn. Cách ly đường truyền khỏi nguồn rung nhìn chung xử lý được đường truyền cơ học.



Sự khác nhau giữa các model của xe và các loại động cơ, hệ truyền dẫn và giảm sóc tạo ra hệ thống ồn rất khác nhau. Thậm chí cùng một model xe, cấu hình động cơ, hệ thống giảm sóc cũng có đặc tính âm thanh khác nhau. Vì vậy việc chống ồn áp dụng cho một model này không phải là có thể áp dụng cho các model khác.


* Vị trí áp dụng vật liêu chống ồn trong xe ô tô:

Như các bác đã biết do sự khác biệt trong hệ thống truyền động, lốp xe, hệ thống giảm xóc, cơ cấu hộp số và động cơ, mỗi một loại xe cần có cách xử lý chống ồn riêng.
Tuy nhiên em xin giới thiệu một số vị trí tiêu biểu được áp dụng phổ biến ở các xe sedan như sau.



Nắp ca-pô (hood / Bonnet) thường được gắn một lớp vật liệu hấp âm và cách nhiệt là giảm độ ồn của máy và bảo vệ lớp sơn khỏi bị rạn nứt hoặc phai màu vì nhiệt của máy. Ngoài ra người ta cũng phủ một lớp vật liệu giảm chấn để giảm ồn cơ học. Xe của em khi được gắn lớp hấp âm, cách nhiệt này thì dù có chạy hàng trăm cây số mà sờ tay vào nắp ca-pô vẫn lạnh mát như thường, tuy nhiên tác dụng giảm ồn cho người ngồn trong cabin thì rất khó nhận biết.



Khu vực táp-lô rất quan trọng trong việc giảm thiểu tiếng ồn của máy và từ hai lốp xe trước nên rất được các hãng xe chú trọng. ở đây người ta thường dùng kết hợp cả ba loại vật liệu giảm chấn, hấp âm, cản âm và cả cách nhiệt nữa. Nếu thực hiện việc chống ồn ở vị trí này tốt thì tiếng máy và tiếng còi của xe các bác sẽ giảm đi rất rõ rệt (cỡ 5-10 dB). Hơn nữa vị trí nằm giữa người lái và bánh trước nên các bác cũng sẽ cảm nhận rất rõ tác dụng của vật liệu chống ồn khi đi vào vạch giảm chấn với tiếng “bùm” rất đặc trưng phát ra ở hai bánh trước.



Gầm xe là nơi mà phần lớn rung động cộng hưởng được chuyển thành tiếng ồn nên vật liệu giảm chấn được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra vật liệu cách nhiệt, hấp âm và cản âm cũng được xử dụng để làm giảm thiểu độ ồn đi vào khoang hành khách qua gầm xe và chống nóng phát ra từ ống hãm thanh (với những xe hiện nay hầu hết có kết cấu máy đặt trước).



Cửa xe, nóc xe khi được chống ồn tốt bằng vật liệu giảm chấn, hấp âm, cản âm sẽ giảm thiểu rất nhiều tiếng “ù” do gió gây ra ở tốc độ xe cao (tiếng ồn rất đặc trưng các xe hạng phổ thông lắp ráp tại nước ta). Hơn nữa như em đã đề cập ở phần trước, việc chồng ồn nóc xe tốt sẽ khiến tiếng “lộp bộp” rất khó chịu của nước mưa vào những ngày mưa gió mất hẳn. Việc làm chống ồn cửa xe cũng còn có tác dụng tăng thêm tiếng bass của âm thanh từ loa gắn ở cửa nữa.



Ngoài những vị trí trên thì chắn bùn xe, nắp mở khoang hành lý, khay đựng đồ sau lưng ghế phía sau, sàn khoang đựng hành lý cũng là những vị trí hay được áp dụng vật liệu chống ồn với những kết quả nhất định.

Tuy nhiên em xin nhắc lại một lần nữa, với các mẫu xe khác nhau sẽ có các biện pháp khác nhau, vì vậy những gợi ý trên chỉ mang tính định hướng các bác đừng dập khuôn rồi lại quay lại ăn vạ em đấy.

* Một số gợi ý khi làm chống ồn cho xe hơi của các bác:

Về mặt lý thuyết, chống ồn cho xe hơi là một việc không mấy khó khăn nhưng khi bắt tay vào làm và nhất là khi lựa chọn vật liệu cho phù hợp thì lại khá rắc rối rất dễ bị đóng “học phí” như em. Vì vậy nên em có một số gợi ý khi các các bác thực hiện chống ồn cho xe của mình.

1. Thay lốp: là cách hữu hiệu đầu tiên và dễ thực hiện nhất để giảm thiểu tiếng găm đường của ta-lông lốp với mặt đường. Chiếc xe của em được lắp một loại lốp của một hãng Châu Âu khi xuất xưởng mà một anh bán lốp xe cho rằng dùng để chạy trên đường tuyết. Loại lốp này có tiếng ồn lớn, nghe rất khó chịu mỗi khi xe chạy. Khi em thay bằng một loại lốp tốt hơn, tiếng ồn này dường như mất hẳn.
2. Thay giảm chấn (Strut): cách đơn giản mà cực hay, em khoái nhất thụt của Sachs vì có thằng bạn ở Sing có con Lancer cũ khi thay cái thụt Super Touring của hãng này vào thì đi khác hẳn đấy, tiếng ồn khi qua vạch giảm chấn giảm đi rất nhiều & nghe chắc nịch, sướng lắm.
3. Thay giảm chấn máy (Isolator): với các máy dầu thường hay bị rung thì cách này là rất hữu hiệu ạ, khi thay các bác nênxem xét kết cấu treo của máy cẩn thận nhá, tốt nhất nhờ ga-ra chỗ ae làm hộ vì ở ngoài họ chán mấy thằng hâm như em hay lọ mọ mất thời gian mà chả xơi được nhiều tiền của em mới gay.....
4. Thay gioăng cửa: biện pháp hữu hiệu thứ hai nhất là khi xe các bác đã có tuổi. Nếu các bác tinh ý thì sẽ thấy hệ thống gioăng làm kín cửa sẽ tốt hơn hẳn ở những xe hạng cao, hai lớp gioăng thay vì chỉ một lớp như ở xe hạng phổ thông. Khi thay các bác nên chý ý đến kết cấu cửa và gioăng, tốt nhất nên mua của hãng sản xuất xe. Tuy nhiên phải xác định được chính xác lỗi ồn do roăng cửa không kín thì hãy thay, nếu không lại bị mất tiền oan đấy.
5. Thay kính: biện pháp đặc biệt hữu hiệu nhưng ít khả thi. Xung quanh xe các bác được bao bọc bởi lớp kính chỉ cách tai các bác có vài chục phân. Vì vậy chất lượng kính ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của hệ thống chống ồn. Hiện tại như em được biết kính ô-tô có hai loại chính là kính dán hai lớp (laminate double-glazing) và kính gia nhiệt (tempered). Loại kính dán hai lớp có hai lớp kính gắn với nhau bởi một hỗn hợp polymer trong suốt có tính quang học rất cao không làm méo ảnh. Loại này có độ an toàn và đặt biệt là tính chống ồn rất cao (người ta đã thử nghiệm chạy ở tốc độ 105 Km/giờ loại kính này đem lại độ ồn ít hơn 5dB so với kính làm cứng) tuy nhiên giá cũng hơi bị cao. Loại thứ hai là kính cứng có độ ồn cao hơn và tính an toàn kém hơn và tất nhiên là với giá rẻ hơn. Thông thường các xe hạng phổ thông chỉ lắp kính hai lớp ở phần kính phía trước còn lại bên cửa và kính hậu thì thường dùng kính làm cứng. Các bác để ý thì sẽ thấy ở phần trước kính có chữ Laminated (kính dán), kính sau & bên hông hay có chữ Tempered (gia nhiệt)
6. Nên tham khảo người hiểu biết về chống ồn trước khi làm chống ồn cho xe các bác để tránh việc tiêu tiền vô tội vạ vào việc này mà chẳng đi đến đâu. Như các bác đã biết mỗi một model xe lại có một số tiếng ồn đặc trưng ví dụ như xe các bác hay bị ù khi đi ở tốc độ nhưng xe khác lại bị tiếng “bùm” rất to khi đi vào đường xóc, vì vậy cần phải có một cách chống ồn riêng. Chỉ có người am hiểu lĩnh vực này mới có thể phân biệt được loại tiếng ồn và đưa ra phương án xử lý nó. Các bác cứ chăm ra giao lưu cùng với anh em OF thì sẽ thấy ngay một thằng cha hay thích bốc-phét-ting sẵn sàng ngồi bàn chuyện chống ồn với các bác cả ngày ạ .

Vậy là các bác đã nghiên cứu xong về một lĩnh vực rất thường ngày tuy nhiên cũng rất phức tạp là chống ồn cho xe hơi. Vì thời gian có hạn & trình còn yếu kém nên em chỉ có thể trình bầy với các các bác những kiến thức hết sức sơ đẳng về lĩnh vực này thôi. Các bác nào thích nghiên cứu thêm em sẽ giúp tài liệu (toàn bằng tiếng tây cả).
Nào bây dừ ta sẽ cùng bàn bạc cho nó dui nhé.

Bạn có thể cho biết chi phí thực tế của 1 xe mà bạn chống ồn khoảng bao nhiêu không?
 

auto-world

Đi bộ
Biển số
OF-33091
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
5
Động cơ
477,750 Mã lực
Chào bác mèo !!! E xin tự giới thiẹu .e la duy. Hiên tai e dang đi xe honda accord 1993 ,
Co vấn đề naỳ e muốn nhờ bác giúp ah !!! Xe của e khi nổ máy thì trong khoang xe bị ù quá ah , rất khó chịu , không hiểu sao ,, mà đỗ xe tại chố đấy ,,, e rất đau đầu vì vụ nay ! E đa đọc bài của bác tên of rồi. Và cũng làm chống ồn toàn bộ rồi. Vậy mà ko hết bác ah !! Bác giúp e với !!! Nếu cứ để tình trạng này thì e chac mắc bệnh ù tai mất !!! (( chủ yếu ngồi ghế sau la ù nhiều nhất bác ah !!! )) bác bớt chút thời gian giup e nhé !!! Bác cò thể email cho e duoc ko ! Email: duyhoalac2003@yahoo.com! Cám ơn bác nhiều !!!
 

DUONG TRUONG SO

Xe tải
Biển số
OF-118622
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
276
Động cơ
386,775 Mã lực
chong on xe mo tit tam bao nhieu cac bac nhi ?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Chào bác mèo !!! E xin tự giới thiẹu .e la duy. Hiên tai e dang đi xe honda accord 1993 ,
Co vấn đề naỳ e muốn nhờ bác giúp ah !!! Xe của e khi nổ máy thì trong khoang xe bị ù quá ah , rất khó chịu , không hiểu sao ,, mà đỗ xe tại chố đấy ,,, e rất đau đầu vì vụ nay ! E đa đọc bài của bác tên of rồi. Và cũng làm chống ồn toàn bộ rồi. Vậy mà ko hết bác ah !! Bác giúp e với !!! Nếu cứ để tình trạng này thì e chac mắc bệnh ù tai mất !!! (( chủ yếu ngồi ghế sau la ù nhiều nhất bác ah !!! )) bác bớt chút thời gian giup e nhé !!! Bác cò thể email cho e duoc ko ! Email: duyhoalac2003@yahoo.com! Cám ơn bác nhiều !!!
Xe bác bị ù ra làm sao .. lúc lên ga có hết không ạ ..
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Đọc hết mấy chục trang của Cụ mèo hay thật, giờ em mới hỉu được tại sao mấy cái xe xịn thép cũng chả dầy hơn xe em mà nó lại năng thế. con Kia FT của em có làm cách âm như Camry được không Cụ Mèo? cụ ngâm cứu cho em vụ này nhá, em nuôi lợ từ bây giờ luôn
Phọt tê mà êm được như Cam rì thì .. toi mệ ló hội Toy cụ nhể .. :D
 

kukon

Xe tăng
Biển số
OF-80007
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
1,092
Động cơ
424,259 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
chống ồn rồi lúc lên vòng tua tầm 1200-1300 nó ù ù ù ù xong lên vòng tua 1500 nó lại hết . làm thế nào đây cụ mèo . Cái tiếng này thì Michelin cũng chịu .
 

Tài mới

Xe tăng
Biển số
OF-82033
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,875
Động cơ
430,112 Mã lực
Chúc mừng bác. Em nghĩ là độ cách âm làm gì. Cứ bật nhạc to lên là ok :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top