tôi thấy bác
phihanhgia mất công viết 2 bài, giải thích rất cặn kẽ lí do vì sao A level chỉ phù hợp 20%. Đó là góc nhìn khá chi tiết về chất lượng, tương thích giữa các chương trình giáo dục.
Một số nguyên nhân khác đến từ chất lượng giáo viên A level…
Tuy nhiên, nếu đứng từ goc nhìn của người dùng, phụ huynh và học sinh… thì thực tế lượng kiến thức này chỉ phù hợp với 5% là cùng… và thực tế là bây giờ người ta khuyến khích việc tự học và tự tìm kiếm thôn tin tin để giải quyết bài toán thực tiễn của từng cá nhân.
tôi còn nhớ ngày đầu tiên vào đại học, học môn toán cao cấp, 1 thằng bạn ngồi sau tôi nhẩm ra ngay kết quả khi thầy giáo vừa viết xong trên bảng… ẩn tượng vcđ hehe
Tuy nhiên, đến năm cuối, tôi tốt nghiệp loại khá-giỏi, xin đc học bổng du học… thì thằng bạn siêu sao, từng là chuyên toán có giải đó, phải học lại từ năm thứ 2, và mất thêm 2-3 năm nữa mới ra trường đc.
sau khi ra nước ngoài học, đụng đến kiến thức toán… tôi phải tự mua các quyển giáo trình cơ bản của toán để tự học lại… vì những kiến thức đó không xa lạ, nhưng do thầy thì cắm cúi viết phấn bảng mà… quên ko giải thích cho sinh viên một cách thấu đáo về ý nghĩa, phạm vi áp dụng… và các môn chuyên ngành thì các giáo viên đại học dạy theo kiểu tập đọc chính tả, ko có sự kết nối với các kiến thức toán học nền tảng… nên tất cả nhưng thứ đã học nó cứ trôi tuột đi
nên tôi rút ra mấy kết luận, có thể trùng lặp với các triết lý giáo dục khai sáng nào đó thì tôi chịu, vì đây là kết luận tự tôi rút ra từ kinh nghiệm bản thân:
- học từ thực tiễn, từ trường đời, học và phải tự trả giá bằng tiền, bằng công sức, cơ hội của bản thân.. là nhanh nhất.
- để duy trì khả năng học, thì phải có thói quen tự học, phải luôn luôn duy trì động lực tự thúc đẩy bản thân. Tôi hay nói với ku con motto của tôi là: mỗi ngày phải bớt ngu đi hơn 1 chút.
- đối với giáo dục trẻ em, duy trì những thói quen tốt là cực kỳ quan trọng: thói quen đọc sách, thói quen giữ gìn sức khoẻ vệ sinh cá nhân… tự học, tự đặt và trả lời các câu hỏi..
- giáo dục gia đình và nhà trường rất dễ dàng triệt tiêu động lực muốn khẳng định bản thân, muốn học tập của đứa trẻ.