[Funland] Chọn trường cấp II - Vinschool hay FPT?

Fat_TonySG

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838720
Ngày cấp bằng
15/8/23
Số km
124
Động cơ
11,492 Mã lực
Cảm ơn cụ. Em xem IGCSE thấy thua toán ta một bậc nên cứ nghĩ A level nó chỉ học rộng thôi chứ không khó, chắc thêm tí ma trận thôi. Cụ nói làm em mới đi kiếm cuốn A level đọc thử và thấy lượng kiến thức vừa nhiều vừa khó thật. Thế này mà chuyển từ IGCSE lên A-level là cũng căng đấy, 2 năm mà nhồi cả mớ kiến thức hơi ác.
Phần lượng giác, vi tích phân nó tính cũng khó thua gì của ta đâu cụ, ứng dụng tích phân cũng chỉ tìm diện tích thể tích như của ta thôi.
View attachment 8465120
trong này có chỗ xem sách A-level này các cụ

Em vừa ngó qua cuốn Further math với Toán cơ & xác suất nữa, công nhận em liều mạng khi phán về A-level thật. Em nhận sai về vụ A-level nha các cụ. Còn dưới IGCSE trở xuống em giữ nguyên quan điểm :D
Giờ mới lớp 6 thì học Vin cũng là một định hướng chuẩn bị tốt cho kiến thức, kĩ năng để du học.

Học tốt A-level thì không có vấn đề gì với học thi SAT. Tất nhiên phải ôn để biết kiểu hỏi, dạng đề vì hình thức, số lượng bài thi khác hẳn nhau. SAT thi 1 buổi xong chứ để có A-level 3 môn thì hơn chục buổi thi.

Môi trường Cam Vins hoàn toàn cạnh tranh được nếu điểm A, A*.
cám ơn cụ vihali nhiều.

bản thân tôi cũng là sp của chuyên chọn, học đh xong ở Vn thì học tiếp ở nước ngoài, cũng lăn lộn đủ ở VN rồi.
Nên tôi thấy kiến thức trong sách vở là 1 chuyện, khả năng ham học hỏi, cầu thị, động lực học tập… mới làm nên số phận. Nên khi giáo dục con, tôi chú trọng vào việc duy trì động lực cho nó, ko ép nó học vì nó phải tự cảm thấy thích thù nó mới hứng thú, chứ kẹp nó cả ngày thì nó thụ động và thành học hộ cho ba mẹ.
Hai năm học Vins ở cấp 1, tôi thấy ku con tiến bộ vượt bậc làm tôi khá yên tâm… ham đọc sách, thích thuyết trình, thích tranh luận… thỉnh thoảng push nó chút để nó phải challenge bản thân, ví dụ như tự học lập trình trên Udemy, tự học viết truyện tiếng Anh, tự học in 3D… tham gia debate, tham gia stem…
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,293
Động cơ
4,658 Mã lực
cám ơn cụ vihali nhiều.

bản thân tôi cũng là sp của chuyên chọn, học đh xong ở Vn thì học tiếp ở nước ngoài, cũng lăn lộn đủ ở VN rồi.
Nên tôi thấy kiến thức trong sách vở là 1 chuyện, khả năng ham học hỏi, cầu thị, động lực học tập… mới làm nên số phận. Nên khi giáo dục con, tôi chú trọng vào việc duy trì động lực cho nó, ko ép nó học vì nó phải tự cảm thấy thích thù nó mới hứng thú, chứ kẹp nó cả ngày thì nó thụ động và thành học hộ cho ba mẹ.
Hai năm học Vins ở cấp 1, tôi thấy ku con tiến bộ vượt bậc làm tôi khá yên tâm… ham đọc sách, thích thuyết trình, thích tranh luận… thỉnh thoảng push nó chút để nó phải challenge bản thân, ví dụ như tự học lập trình trên Udemy, tự học viết truyện tiếng Anh, tự học in 3D… tham gia debate, tham gia stem…
2 F1 nhà em cũng đang học chuyên ở tư CLC với học bổng quá bán, dù thực tâm e rất muốn cho bọn chúng học Vin nhưng vì vấn đề Đầu Tiên cụ ạ. đúng lúc Covid nổ ra làm vấn đề tài chính của e cắm thẳng đầu lao xuống cũng là lúc em định cho vào Vin Cam đấy, nên phải đổi plan. 1 đứa Vin Cam thì okay cố đc nhưng 2 đứa thì overloading quá ko thể cố..nhưng đc cái các trường tư 2-3 năm nay bắt đầu push rất mạnh cho các món Stem, Debate, Sân khấu hoá giáo dục tác phẩm, toán tin ứng dụng... nên cũng khá hoàn thiện dần các kỹ năng ngoài học thuật cho bọn trẻ, và e thấy bọn chúng rất happy
 

sunlux

Xe máy
Biển số
OF-778644
Ngày cấp bằng
28/5/21
Số km
54
Động cơ
34,767 Mã lực
Con nhà em đang học IGCSE Vin. Em đánh giá chương trình ổn. Nhưng thỉnh thoảng thay đổi giáo viên giữa chừng cũng khá mệt mỏi. Hình như thiếu giáo viên Cam là tình trạng trung của các trường.
 

isak

Xe tăng
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
1,928
Động cơ
297,726 Mã lực
Con nhà em đang học IGCSE Vin. Em đánh giá chương trình ổn. Nhưng thỉnh thoảng thay đổi giáo viên giữa chừng cũng khá mệt mỏi. Hình như thiếu giáo viên Cam là tình trạng trung của các trường.
Đúng thế cụ ạ, gv hệ thường ko muốn học thêm/thay đổi sang hệ Cam. Đấy cũng là 1 lý do em chỉ cho học hệ thường. Được cái 2 năm trở lại đây hệ thường cũng học giáo trình tương tự hệ Cam nên không thua kém là mấy, và nếu con có khả năng mình có thể push được. English và Math con em đã có thể học vượt stage được.
 

Fat_TonySG

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838720
Ngày cấp bằng
15/8/23
Số km
124
Động cơ
11,492 Mã lực
2 F1 nhà em cũng đang học chuyên ở tư CLC với học bổng quá bán, dù thực tâm e rất muốn cho bọn chúng học Vin nhưng vì vấn đề Đầu Tiên cụ ạ. đúng lúc Covid nổ ra làm vấn đề tài chính của e cắm thẳng đầu lao xuống cũng là lúc em định cho vào Vin Cam đấy, nên phải đổi plan. 1 đứa Vin Cam thì okay cố đc nhưng 2 đứa thì overloading quá ko thể cố..nhưng đc cái các trường tư 2-3 năm nay bắt đầu push rất mạnh cho các món Stem, Debate, Sân khấu hoá giáo dục tác phẩm, toán tin ứng dụng... nên cũng khá hoàn thiện dần các kỹ năng ngoài học thuật cho bọn trẻ, và e thấy bọn chúng rất happy
thực ra tôi vẫn hơi lăn tăn 1 chút về Vins, đó là về chất lượng giáo viên khi lên cấp 3 học Cam, và sợ môi trường “thiếu cạnh tranh” khi vào cấp 2-3. Tất nhiên là hơi lo xa và hơi mơ hồ khó giải thích… kiểu đứng núi này trông núi nọ thôi.
Tôi vấn đánh giá giáo dục nhà trường chiếm khoảng 40%, nỗ lực cá nhân và giáo dục, hỗ trợ của gia đình khoảng 50%, còn lại cần yếu tố may mắn…
 

sunlux

Xe máy
Biển số
OF-778644
Ngày cấp bằng
28/5/21
Số km
54
Động cơ
34,767 Mã lực
Đúng thế cụ ạ, gv hệ thường ko muốn học thêm/thay đổi sang hệ Cam. Đấy cũng là 1 lý do em chỉ cho học hệ thường. Được cái 2 năm trở lại đây hệ thường cũng học giáo trình tương tự hệ Cam nên không thua kém là mấy, và nếu con có khả năng mình có thể push được. English và Math con em đã có thể học vượt stage được.
GV Cam hầu hết là GV nước ngoài, phải có bằng cấp và chứng chỉ của Cambrige cấp. GV hệ thường muốn học thêm để lấy chứng chỉ dạy hệ Cam em nghĩ là rất rất khó.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,923
Động cơ
352,721 Mã lực
Vin học nhẹ với nhà nào con cái chịu học, và bố mẹ quan tâm chút. Con em tiểu học mất tầm 30' mỗi ngày để hoàn thành bài tập. Nghỉ hè chơi toàn tập không học hành gì, không đi học thêm gì ngoài đá bóng, học đàn. Điểm thi vẫn luôn 9-10 dù đề thi/ chấm thi không dễ. Hệ tư tưởng của V là ko ép học kiến thức và đề cao tính khác biệt của trẻ.

Giáo trình Vin áp dụng hay, Toán, TA, Khoa học là sách Cam (cả 2 hệ) nội dung học và phương pháp tiếp cận rất hiện đại, không như sgk VN. Tiếng Việt ko bị nhồi học văn mẫu. Chính vì vậy kết quả thi vào cấp 3 trường công Vin ko có cửa so với trường ngoài. Không thể bắt một con khỉ chỉ học leo cây ra bơi thi với con cá.

Học phí Vin đắt, nhưng cũng same same trường tư khác, thậm chí rẻ hơn nếu so sánh giá cả/chất lượng. Điều quan trọng nhất ở Vin là không có tư tưởng Lợi Nhuận trong môi trường sư phạm. Họ vẫn thu đắt và vẫn có lãi, nhưng cái tư tưởng (giảm giá, chiết khấu, vòi vĩnh, thu thêm, ăn bớt...) là gần như không có.
Cụ tóm lược chuẩn nhất ở câu không thể bắt một con khỉ chỉ học leo cây ra thi bơi với con cá! Quá chuẩn cụ ạ!

Vinschool không ép học nhưng không có nghĩa khối lượng học ít. Cái này chỉ cụ nào đồng hành học cùng con mới hiểu.

Ở VS các con cấp 1 thì cái khó chính là học quá nhiều thứ và cách tư duy nó khác biệt với truyền thống. Vượt qua được thì cũng thấy nhẹ nhàng còn không vượt qua được thì cũng khá áp lực. Riêng chuyện lớp 2 đã học nhân, chia có dư, học bản đồ đông tây nam bắc... đã là một sự khác biệt lớn. Gia đình nào có tây học hoặc có điều kiện tiếp xúc với sách vở phương tây nhiều thì sẽ dễ làm quen hơn và đồng hành cùng con tốt hơn.

Lên cấp 2 thì các con làm dự án theo nhóm nhiều, phải thuyết trình, phải tự nghiên cứu thông tin trên mạng... cũng rất hay. Riêng toán và khoa học thì lên đến cấp 2 lại khá dễ (so với trường công ngày xưa em học). Một số thầy cô VS tâm sự với em là giáo trình Cam nó như một cái xoắn ốc, cấp thấp học rất rộng rồi lên cấp cao sẽ nâng cao lên nên cứ có cảm giác học lại những gì đã học ngày trước nhưng thực chất là học nâng cao lên. Cái này khác với ngày xưa em học là học đến đâu đào sâu luôn đến đó.

Tóm cái váy lại là học đâu thì học, quan trọng vẫn là ở người học.
 

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,869
Động cơ
35,600 Mã lực
Có 1 điều ko thể phủ nhận là hệ thống giáo dục của Vin đang ngày 1 phát triển và hoàn thiện. Riêng về hệ cam thì thực sự hài lòng và nó giờ nó là top đầu luôn vì các trường tư khác nói chung đều gặp khó khăn, VD như Nguyễn Siêu hay các hệ // bằng của trường công thậm chí còn ngừng.
E tạm lấy thông báo kết quả thi A level của 3 trường. Theo số liệu này thì NS vẫn hơn Vin. Còn Newton hơi khác 1 chút nên ko so sánh. Với kq này hệ cam của Vin xứng đáng trong top.

Cụ có nhắc đến // bẳng công. Đây quả thực là điều rất đáng tiếc khi sở dừng chương trình. Nếu còn duy trì thì nhóm thịt giả cầy này mới là ngon lành. Nhất là 2 trường Am & CG. Đặc biệt là hệ // bằng Am, các cháu giỏi vượt trội.
 

XeChuaCo

Xe tăng
Biển số
OF-347591
Ngày cấp bằng
21/12/14
Số km
1,239
Động cơ
233,604 Mã lực
Các cụ cho em hỏi là học ở Vin thì môi trường học ntn ạ? Em sợ trong đó nhiều con nhà giàu nên có nhiều vấn đề.
 

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
3,029
Động cơ
312,693 Mã lực
E tạm lấy thông báo kết quả thi A level của 3 trường. Theo số liệu này thì NS vẫn hơn Vin. Còn Newton hơi khác 1 chút nên ko so sánh. Với kq này hệ cam của Vin xứng đáng trong top.

Cụ có nhắc đến // bẳng công. Đây quả thực là điều rất đáng tiếc khi sở dừng chương trình. Nếu còn duy trì thì nhóm thịt giả cầy này mới là ngon lành. Nhất là 2 trường Am & CG. Đặc biệt là hệ // bằng Am, các cháu giỏi vượt trội.
Vụ NS là em nói hệ thống, chứ ko nói học sinh. NS giờ thiếu gv Cam nghiêm trọng và để duy trì hệ thống cũng rất khó khăn, còn Vin thì hệ thống của nó top rồi, tất nhiên gv cũng là 1 vấn đề.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,563
Động cơ
382,636 Mã lực
Cảm ơn cụ. Em xem IGCSE thấy thua toán ta một bậc nên cứ nghĩ A level nó chỉ học rộng thôi chứ không khó, chắc thêm tí ma trận thôi. Cụ nói làm em mới đi kiếm cuốn A level đọc thử và thấy lượng kiến thức vừa nhiều vừa khó thật. Thế này mà chuyển từ IGCSE lên A-level là cũng căng đấy, 2 năm mà nhồi cả mớ kiến thức hơi ác.

Em vừa ngó qua cuốn Further math với Toán cơ & xác suất nữa, công nhận em liều mạng khi phán về A-level thật. Em nhận sai về vụ A-level nha các cụ. Còn dưới IGCSE trở xuống em giữ nguyên quan điểm :D
A-level vẫn xuyên suốt kiểu học Cambridge: rộng, nhẹ nhàng, không sâu sắc, không khó, không đố, phù hợp cho giáo dục phổ thông nâng cao chuẩn bị học sinh cho đại học những trường được xếp hạng. Tất nhiên để học sinh hiểu được chọn vẹn bộ A-level là rất cơ bản, vừa đủ, không khó thì học sinh cũng phải học thật và dành thời gian luyện tập đúng cách. Quen học thuộc lòng quá lười suy nghĩ thì sẽ gặp rắc rối.

Chẳng hạn môn Toán có 8 quyển sách cơ bản tôi đánh giá như sau.

1. Pure Math Year 1/AS - ngang chương trình toán phổ thông VN.

2. Pure Math Year 2 - cao hơn chương trình toán phổ thông VN.
Ngang với bậc thấp nhất của môn Calculus 1-2 ở năm 1 đại học ở Mỹ, khoảng 60% môn gọi là giải tích ở năm 1 đại học kỹ thuật ở VN.
(Bằng khoảng 30% môn Math Analysis 1-2 của sinh viên ngành Toán)

3. Math Decision - cao hơn chương trình phổ thông ở VN.
Ngang với 30% của các môn Giải thuật, lý thuyết đồ thị, tối ưu tuyến tính - các môn cơ bản Kiến thức năm 1 của đại học các ngành khoa học máy tính ở Mỹ và VN.

4. Further Core Pure 1 - cao hơn chương trình phổ thông ở VN.
Ngang với bậc thấp của môn Calculus 1-2 ở năm 1 đại học thấp ở Mỹ, bằng 50% các môn toán đại số tuyến tính và giải tích năm 1 ở các trường ĐH kỹ thuật ở VN.

5. Further Core Pure 2 - cao hơn chương trình phổ thông ở VN.
Ngang với bậc thấp của môn Calculus 2 ở năm 1 đại học thấp ở Mỹ, bằng 50% các môn giải tích 2, phương trình vi phân năm 1 ở các trường ĐH kỹ thuật ở VN.

6. Math Year 1 Stat and Mechanics - cao hơn chương trình phổ thông ở VN phần Sat. Phần cơ học ngang trình độ phổ thông VN.
Ngang với 50% bậc thấp nhất của môn Stat 101 ở đại học thấp ở Mỹ. Bằng 30% môn xác suất thống kê năm 2.

7. Math Year 2 Stat and Mechanics - cao hơn chương trình phổ thông ở VN phần Stat. Phần cơ học ngang trình độ phổ thông VN.
Ngang với bậc thấp nhất của môn Stat 101 ở đại học thấp ở Mỹ. Bằng 50% môn Xác suất thống kê năm 2 ở VN.

8. Math Further Mechanics - cao hơn phần cơ học phổ thông VN một chút. Bằng 30% môn Cơ học năm 1 của sv VN. Bằng môn cơ học trình độ cao đẳng cộng đồng ở Mỹ.
 
Chỉnh sửa cuối:

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,563
Động cơ
382,636 Mã lực
A-level Toán thực ra chỉ cần thiết cho khoảng dưới 20% học sinh phổ thông thôi. Đấy là tôi nói áp dụng cho cả các nước phát triển cao. Học sinh phổ thông chưa biết mà có nhu cầu học, sẽ được học ở năm 1 bậc đại học.

Và năm 1 ĐH được học sâu hơn, nhiều hơn và tốt hơn rất nhiều vì các GS/giảng viên ở ĐH ở trình độ tốt hơn rất nhiều các giáo viên phổ thông dạy A-level. Ngay ở Mỹ các trường tốt ít chấp nhận các credits các môn A-level ở trường phổ thông. Những cái được học ở A-level Toán quá dễ so với các môn cùng tên do các GS dạy ở năm 1. Nói chung là không đáng để các trường tốt chấp nhận những tín chỉ A-level học ở phổ thông.


Cụ nói thế, GS Thái chủ biên Toán VN mà đọc được khéo lại đỏ mặt. Cho đến hết Toán 12 của ta, chương trình mới thì cũng chỉ ngang AS Level, 11 Cam, tức là Pure Maths-Toán thuần túy thôi. Soi Alevel lớp 12 thì thấy Cam hơn hẳn một bậc khi nó thi Toán-Cơ, Toán XSTK nâng cao. Chương trình mới của ta bỏ phần số phức, thêm phần xstk nhưng mới là "một số yếu tố" chứ chưa vận dụng kiểu như Cam đâu cụ.

Ta có phần hình học không gian hơi khó vì gv ta ra đề tìm thiết diện rồi bê 1 bài hình phẳng vào một mặt phẳng nào đó trong không gian 3 chiều. Mấy cái này, bọn Cam lại dùng giải tích, toạ độ để giải quyết, cho nên ra đời, chúng nó thạo hơn. Ta tính tích phân những hàm rất khó, bọn Cam chỉ tính mấy con đơn giản nhưng bỏ thời gian để giải các bài thực tế có ứng dụng tích phân, vi phân. Chúng nó học rộng, tập trung hiểu, ứng dụng được, ko mất công vào những thứ có thể bấm máy tính được.

Và ko chỉ Toán, cả môn Vật lí cũng vậy. Chương trình mới của ta mới ngang AS level, còn phần nâng cao ta nhét vào phần Chuyên đề, ko khác gì đọc thêm.

Ta thay đổi chương trình nhưng áp dụng toàn quốc, ko phân luồng, nên viết dễ cho đồng bào học được, ko thể so với bọn Alevel vốn để chuẩn bị cho bọn học ĐH, nhiều phần có thể ngang năm nhất ĐH. Hồi mới lập sơ thảo chương trình Toán, Hội đồng định viết 2 kiểu Toán, gọi là A và B. Một cái khó, cái dễ tùy định hướng nghề nghiệp. Thế rồi thấy triển khai phức tạp, lệnh truyền chỉ 1 chương trình nên nó thành ra chơi vơi, ko đủ khó cho bọn theo ngành tự nhiên, nhưng lại đòi hỏi quá mức với bọn xh.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,535
Động cơ
899,990 Mã lực
F1 con ông anh vợ em năm nay vào ĐH.
Nó đang học ở VS, nhưng dốt toán nên phải học thêm suốt. Tuy vậy, nó vẫn định hướng vào học Rmit để được ưu tiên tiếng Anh vì vừa rồi nó thi Ai eo được 7,5.
Riêng môn tiếng Anh chị em nhà nó tới cấp II thì hoặc học trường QT ở Ciputra hoặc theo phụ huynh đi nhiệm kỳ lang thang các nước, chắc với Ai eo thì chỉ cần luyện thi cho quen. Tiếng Anh với tụi chúng như đại đa số tụi F1 bên ngành ngoại giao, chắc chỉ thua tụi bản xứ, rất ít đứa nói ngọng như thỉnh thoảng em thấy trên tv các bà mẹ khoe nói tiếng Anh với tụi F1!
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,377
Động cơ
351,432 Mã lực
Nghe các cụ nói chương trình toán Cam phải học nhiều phết, lại học qua loa không sâu lắm. Như thế có vẻ không giống với tinh thần giảm tải khối lượng phổ thông của ngành giáo dục VN nhỉ? Em vẫn thích học kiến thức vừa phải nhưng nên đào sâu thì mới phát triển tư duy tốt được. Học nhiều mà qua loa thì chỉ thuộc lòng là qua thì cũng không hay lắm.
 

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
5,015
Động cơ
265,075 Mã lực
Nơi ở
đang load
9h sáng ngày 21 tháng này có hội thảo và trải nghiệm ở Gia Lâm đó, cụ nào muốn tìm hiểu thì qua tận nơi thử. còn cụ nào nghe kể thì thôi đừng tư vấn tội cụ chủ thông tin hỗ loạn
em chốt lại giúp cụ:
1. nếu muốn con tư duy mới, hội nhập, nhà có điều kiện thì học V
2. còn nếu muốn thi cử giải toán vào trường chuyên thì học công
các trường tư xêm xêm nhau nhưng hiện V đang nổi lên kiểu mạnh nhất, đổi mới nhất, ngay cả trang thiết bị cũng được đầu tư khá nhiều, chưa kể hiện tại đang liên kết với khá nhiều tổ chức giáo dục nổi tiếng
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
9h sáng ngày 21 tháng này có hội thảo và trải nghiệm ở Gia Lâm đó, cụ nào muốn tìm hiểu thì qua tận nơi thử. còn cụ nào nghe kể thì thôi đừng tư vấn tội cụ chủ thông tin hỗ loạn
em chốt lại giúp cụ:
1. nếu muốn con tư duy mới, hội nhập, nhà có điều kiện thì học V
2. còn nếu muốn thi cử giải toán vào trường chuyên thì học công
các trường tư xêm xêm nhau nhưng hiện V đang nổi lên kiểu mạnh nhất, đổi mới nhất, ngay cả trang thiết bị cũng được đầu tư khá nhiều, chưa kể hiện tại đang liên kết với khá nhiều tổ chức giáo dục nổi tiếng
Vn nói chung & Hn nói riêng nhiều trường đào tạo hệ cam lắm cụ ơi. Cụ dùng từ "nhất" nghe thiên vị quá. E thật:D
 

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,869
Động cơ
35,600 Mã lực
Conem nó học song bằng, cả Cam và công. Giờ là lớp 9 thì theo nó toán mình học khó hơn, nhưng Cam thì rộng hơn, dễ hơn và học Cam đơn giản chỉ cần biết đó là gì và áp dụng chứ chưa vận dụng sâu và hóc hiểm như ta.
5C1B735A-F2C2-4C05-A9B0-88D8AF2B5B32.jpeg
Con cụ học song bằng công ạ?
 

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,869
Động cơ
35,600 Mã lực
A-level Toán thực ra chỉ cần thiết cho khoảng dưới 20% học sinh phổ thông thôi. Đấy là tôi nói áp dụng cho cả các nước phát triển cao. Học sinh phổ thông chưa biết mà có nhu cầu học, sẽ được học ở năm 1 bậc đại học.

Và năm 1 ĐH được học sâu hơn, nhiều hơn và tốt hơn rất nhiều vì các GS/giảng viên ở ĐH ở trình độ tốt hơn rất nhiều các giáo viên phổ thông dạy A-level. Ngay ở Mỹ các trường tốt ít chấp nhận các credits các môn A-level ở trường phổ thông. Những cái được học ở A-level Toán quá dễ so với các môn cùng tên do các GS dạy ở năm 1. Nói chung là không đáng để các trường tốt chấp nhận những tín chỉ A-level học ở phổ thông.
Câu cuối của cụ e thấy cứ thế nào vậy. Chứng chỉ A level bản thân tên gọi của nó hiểu nôm na là “ chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông bậc cao”. Vậy giáo trình của nó có những kiến thức tạm gọi là nhập môn đại học năm 1 đi thì cũng dễ hiểu. Cụ so sánh với bậc đại học e cho là ko thoả đáng. Thêm nữa chứng chỉ này đc rất rất nhiều Đại Học đưa vào làm điều kiện đầu vào như các trường Anh quốc, Úc, Sing… thậm chí cả Mỹ. Vậy nếu ko đáng thì họ sao lại chấp nhận A level.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top