- Biển số
- OF-370093
- Ngày cấp bằng
- 11/6/15
- Số km
- 488
- Động cơ
- 255,501 Mã lực
Ngày trước bổ cái này quay tít, chạy êm ru luôn. Đúng là tuổi thơ dữ dội. Thích thât!
Bác có biết cái đinh thoi, hình tam giác ở đầu con thoi dệt vải ngày xưa không? Đỉnh nhất đấy!đang chán ngồi ngáp ruồi lại hầu các cụ chuyện ký ức trẻ con ngày xưa. Trò chơi dân gian: chơi quay (cù).
trẻ con nông thôn ngày xưa toàn các trò tự làm, nguyên liệu thì sẵn có, chỉ cần khéo tay chút là có ngay cái quay. em tả sơ sơ thế này:
1. chọn gỗ: nói chung là nhiều loại gỗ từ cứng như lim, nghiến tới mềm như gỗ gáo, thậm chí cả gốc tre. nhưng hay làm nhất là bạch đàn xoắn và ổi. ưu điểm của ổi là tươi thì dễ đẽo nhưng khô thì cứng. tất nhiên ông nào có cái quay bằng lim thì tuyệt đỉnh luôn, bá con bà đạo.
2. đẽo quay: sau khi có gỗ rồi thì tiến hành cắt khúc, mỗi nơi một hình dạng và kiểu quay nhưng quê em thì thường đường kính thân khoảng 7 đến 8cm, cao khoảng 8 đến 9cm. Dao thật sắc, tạo hình dần dần, cái khâu này khó, phải thằng nào lớn mới làm đc, chứ những thằng lìu tìu phải ngồi phục vụ trà nước, đi ăn trộm hoa quả về cung phụng cho các đại ca ngồi đẽo quay. :Đ
3. đóng đinh vào mít: sau khi đã hoàn thiện thì phải đóng đinh vào mít con quay để làm trục cho nó. thường là cắt cái đinh 4 hoặc đinh 5 để đóng ngược vào. có ông còn sáng tạo lấy bi xe đạp đóng vào để nhẵn, giảm ma sát quay cho tít. (đóng đinh còn để lúc chơi hầm thằng nào oánh cho nó toác quay ra mới sướng).
4. dây để chơi: ngày xưa làm j có dây chạc dây dù như bây giờ, thằng nào có cái dây dù là hoành tá tràng lắm. chủ yếu là các loại dây tự nhiên như: bìm bìm, chân cò...., đi bờ bụi kiếm cả nắm dùng một buổi trưa là nát hết
5. chơi thôi.
đầu tiên là vẽ một cái vòng tròn, tùy thuộc số lượng mà to hay bé, như bọn em ngày xưa tổng cộng trên 10 thằng thì vòng phải to cả 2 3 m. đồng loạt quấn dây vào quay từ phần lõ chó và a lê hấp 1....2 ...3 cùng oánh vào trong vòng. thằng nào dừng quay trước hoặc bị ra khỏi vòng là thua. sẽ chỉ còn lại 2 đến 3 thằng được tự do đi cứu còn lại những thằng khác xếp toàn bộ quay vào giữa vòng thành 1 hàng, lõ chó cái sau kê lê thân của cái trước. sau đó những thằng kia bắt đầu dùng quay oánh bay ra khỏi vòng tuy nhiên quay đi cứu cũng phải ra khỏi vòng ko thì sẽ chết.
thông thường luật bất thành văn, mỗi ngày sẽ có 1 thằng bị "hầm" tức là chúng nó sẽ để cả buổi vào ko cho ra, cả buổi đi nhặt quay để vào vòng tròn. sẽ có mấy thằng ngồi ngoài bơm đểu, lắm khi thằng bị hầm cáu tiết ôm quay về vừa đi vừa khóc mồm vừa chửi bọn mất dạy hầm bố. thế mà trưa hôm sau lại ôm quay ra lại bị hầm.
chơi vui, lắm phát có thằng còn bị vỡ đôi quay, gãy lõ chó hay dây quay thằng nọ chơi vào mặt thằng kia.
tiếc là ko có hình cho sinh động e chỉ cop đc cái hình trên mạng, cái này giống loại quê em chơi.
Lên tay thì đơn giảnLên tay đơn giản cụ ạ. Mở 2 ngón trỏ và ngón giữa ra đưa vào thân cù đang quay, hất nhẹ là cù bay lên và lấy tay hứng luôn. Nói lên tay mà k dừng quay thì hơi vô lý. Nhưng nếu lên tay rồi lại cho hạ xuống mặt kính dày chẳng hạn, mà đinh bi, thì đúng là nó quay hơi bị lâu.
Chuận! Chuận! Đinh thoi lão ạ.Bác có biết cái đinh thoi, hình tam giác ở đầu con thoi dệt vải ngày xưa không? Đỉnh nhất đấy!
Đinh thường: sân đất thì lún , sân gạch thì nảy tưng tưng. Mỗi cái là om lũ bị hầm sứt sát hết vì ông ấy bổ trúng.
Nhồi bi xe đạp: khoét lỗ cho khéo, cho muối vào để nó oxy hóa mặt trong tăng độ bám.
Ngày xưa đẽo quay khéo là tạo ra con quay quay lâu nhất, lịm nhất (ít rung, tu quay - cái đầu gồ ở trên, phải tạo ra điểm xoắn bé tí như 1 chấm), không lắc lư lảo đảo
Đẽo quay là cả nghệ thuật, còn dây thì tết dây chuối hoặc cắt dây võng nữa!
Em từng bị nó văng cho xưng đầuđang chán ngồi ngáp ruồi lại hầu các cụ chuyện ký ức trẻ con ngày xưa. Trò chơi dân gian: chơi quay (cù).
trẻ con nông thôn ngày xưa toàn các trò tự làm, nguyên liệu thì sẵn có, chỉ cần khéo tay chút là có ngay cái quay. em tả sơ sơ thế này:
1. chọn gỗ: nói chung là nhiều loại gỗ từ cứng như lim, nghiến tới mềm như gỗ gáo, thậm chí cả gốc tre. nhưng hay làm nhất là bạch đàn xoắn và ổi. ưu điểm của ổi là tươi thì dễ đẽo nhưng khô thì cứng. tất nhiên ông nào có cái quay bằng lim thì tuyệt đỉnh luôn, bá con bà đạo.
2. đẽo quay: sau khi có gỗ rồi thì tiến hành cắt khúc, mỗi nơi một hình dạng và kiểu quay nhưng quê em thì thường đường kính thân khoảng 7 đến 8cm, cao khoảng 8 đến 9cm. Dao thật sắc, tạo hình dần dần, cái khâu này khó, phải thằng nào lớn mới làm đc, chứ những thằng lìu tìu phải ngồi phục vụ trà nước, đi ăn trộm hoa quả về cung phụng cho các đại ca ngồi đẽo quay. :Đ
3. đóng đinh vào mít: sau khi đã hoàn thiện thì phải đóng đinh vào mít con quay để làm trục cho nó. thường là cắt cái đinh 4 hoặc đinh 5 để đóng ngược vào. có ông còn sáng tạo lấy bi xe đạp đóng vào để nhẵn, giảm ma sát quay cho tít. (đóng đinh còn để lúc chơi hầm thằng nào oánh cho nó toác quay ra mới sướng).
4. dây để chơi: ngày xưa làm j có dây chạc dây dù như bây giờ, thằng nào có cái dây dù là hoành tá tràng lắm. chủ yếu là các loại dây tự nhiên như: bìm bìm, chân cò...., đi bờ bụi kiếm cả nắm dùng một buổi trưa là nát hết
5. chơi thôi.
đầu tiên là vẽ một cái vòng tròn, tùy thuộc số lượng mà to hay bé, như bọn em ngày xưa tổng cộng trên 10 thằng thì vòng phải to cả 2 3 m. đồng loạt quấn dây vào quay từ phần lõ chó và a lê hấp 1....2 ...3 cùng oánh vào trong vòng. thằng nào dừng quay trước hoặc bị ra khỏi vòng là thua. sẽ chỉ còn lại 2 đến 3 thằng được tự do đi cứu còn lại những thằng khác xếp toàn bộ quay vào giữa vòng thành 1 hàng, lõ chó cái sau kê lê thân của cái trước. sau đó những thằng kia bắt đầu dùng quay oánh bay ra khỏi vòng tuy nhiên quay đi cứu cũng phải ra khỏi vòng ko thì sẽ chết.
thông thường luật bất thành văn, mỗi ngày sẽ có 1 thằng bị "hầm" tức là chúng nó sẽ để cả buổi vào ko cho ra, cả buổi đi nhặt quay để vào vòng tròn. sẽ có mấy thằng ngồi ngoài bơm đểu, lắm khi thằng bị hầm cáu tiết ôm quay về vừa đi vừa khóc mồm vừa chửi bọn mất dạy hầm bố. thế mà trưa hôm sau lại ôm quay ra lại bị hầm.
chơi vui, lắm phát có thằng còn bị vỡ đôi quay, gãy lõ chó hay dây quay thằng nọ chơi vào mặt thằng kia.
tiếc là ko có hình cho sinh động e chỉ cop đc cái hình trên mạng, cái này giống loại quê em chơi.
Bọn em ở quê thì toàn đẽo quay bằng gỗ ổi và gỗ cây hạt thối, còn đinh thì lài dùng bằng que hàn điện cụ ạChuận! Chuận! Đinh thoi lão ạ.
Quê cụ hoàn cảnh thật.Bọn em ở quê thì toàn đẽo quay bằng gỗ ổi và gỗ cây hạt thối, còn đinh thì lài dùng bằng que hàn điện cụ ạ
Ngày xưa là món này với đẽo cù và cuốn pháo. Cứ gọi là phê.Có cụ nào phải tự làm bi cái từ đá đường tàu không ạ ? Tròn xoe như tiện luôn .
...Bọn trẻ ranh thì cứ viên đá nào không bị xẻ , nứt là lấy nhưng các anh nhớn thì kỳ công lắm : đá màu thiên đỏ , nhiều vân ( không phải nhiều thớ đâu ạ ), độ cứng phải ngon hơn các viên khác ( cứ lấy mà chọi thì biết ) . Phần chế thô rất đơn giản : lấy con dao chẻ củi của bố gõ dần cho nó nhỏ cỡ ngón cái , phần " tinh " sẽ nhờ cậy đến 2 cái cát tút hoặc 2 vỏ ốc nhồi . Viên đá đã chế thô đặt vào giữa 2 cái miệng cát tút ( với vỏ ốc thì chỉ cần đục 1 lỗ nhỏ ,khi " xoáy " tự khắc nó sẽ tròn ) rồi miệt mài xoay ...nhanh thì non tiếng , lâu thì nửa ngày là có viên bi đá đẹp mỹ mãn để chơi .
Tô tịch. Nguyễn Công Trứ. Chợ Lê Quý Đôn là mấy chỗ em hay mua quay. Còn đinh mũ thì hình như chỉ Nguyễn Cô g Trứ có. Ngày sưa bọn e còn phong trào quay cù kinh lắm. Bọn e hay chơi bè mỗi đội dễ chừng hơn chuc chú lớn bé. Nhiều hôm cay cú lắm. Đi đổ rác rồi lẻn đi đến tối mịt mới về. Mất cả thùng rác. Lại ăn đòn nát *** các cụ ạ. Quay thì phải dấu dưới gầm cầu thang (kinh nghiệm của vc bị chẻ quay ạ )Phố chuyên bán quay là Tô Tịch chứ cụ , hồi bé toàn lấy ổi đẽo quay cơ mà đẽo ko khéo nên toàn gọi là quay *** dê