- Biển số
- OF-192014
- Ngày cấp bằng
- 1/5/13
- Số km
- 10,417
- Động cơ
- 387,538 Mã lực
Có khi nhìn là muốn giết cmnl.Tay em còn mấy cái thẹo vì đẽo vụ Kỷ niệm một quãng tuổi thơ....Bây giờ nếu thấy F1 chơi mấy trò thế chắc đau tim mất
Có khi nhìn là muốn giết cmnl.Tay em còn mấy cái thẹo vì đẽo vụ Kỷ niệm một quãng tuổi thơ....Bây giờ nếu thấy F1 chơi mấy trò thế chắc đau tim mất
1 cái các tút vẫn làm được cụ nhé. Nhưng thời bi ve nó ra thì bi này vẹo.Có cụ nào phải tự làm bi cái từ đá đường tàu không ạ ? Tròn xoe như tiện luôn .
...Bọn trẻ ranh thì cứ viên đá nào không bị xẻ , nứt là lấy nhưng các anh nhớn thì kỳ công lắm : đá màu thiên đỏ , nhiều vân ( không phải nhiều thớ đâu ạ ), độ cứng phải ngon hơn các viên khác ( cứ lấy mà chọi thì biết ) . Phần chế thô rất đơn giản : lấy con dao chẻ củi của bố gõ dần cho nó nhỏ cỡ ngón cái , phần " tinh " sẽ nhờ cậy đến 2 cái cát tút hoặc 2 vỏ ốc nhồi . Viên đá đã chế thô đặt vào giữa 2 cái miệng cát tút ( với vỏ ốc thì chỉ cần đục 1 lỗ nhỏ ,khi " xoáy " tự khắc nó sẽ tròn ) rồi miệt mài xoay ...nhanh thì non tiếng , lâu thì nửa ngày là có viên bi đá đẹp mỹ mãn để chơi .
Bi ve chỉ làm cảnh thôi cụ ! Trên miền ngược bọn em , đứa nào cầm vi ve toàn bị xua sang chơi đồ hàng với bọn con gái thôi.1 cái các tút vẫn làm được cụ nhé. Nhưng thời bi ve nó ra thì bi này vẹo.
Đúng là nhược điểm của môn bi ve là màu mè cụ ạ, cá biệt là có loại bi còn nhiều màu. Nhưng sau đó vẫn có những thể loại bi k màu khá được ưa dùng. Thậm chí còn đập nắp rượu tây lấy bi ra chơi.Bi ve chỉ làm cảnh thôi cụ ! Trên miền ngược bọn em , đứa nào cầm vi ve toàn bị xua sang chơi đồ hàng với bọn con gái thôi.
Đánh đồng chỗ khác gọi là đánh đáo, đáo có đáo lỗ và đáo tường, Cái đáo như cụ nói là đáo lỗ: Ném cái đáo bằng chì cho đúng lỗ là ăn cả làng đáo tường thì phải búng xu vào tường xem thằng nào bay gần vạch đích kẻ sẵn nhất là được ăn xu thằng khác. . Trò này có ăn tiền thật nên không dành cho bọn ranh con hỉ mũi chưa sạch, phải là các anh hay lêu têu ngoài đường, dám bùng học, trốn tiết, oánh lộn, trèo me, trèo sấu, có tranh chấp là củ đậu bay vào ngay bộ nhá. Hồi đấy chả cần xăm trổ nhưng thấy các anh từ xa đã phải biết đường mà lủi không thì mũ đẹp dép tốt mất hút theo anh ngay, nhẹ ra thì con quay vu, hòn bi cái xoe tròn nhất cũng phải kính anh.Chơi Gụ đánh đồng thì em kết món đánh đồng hơn .. Vì nhà em ở phố ... đánh ko cẩn thận quăng vào nhà nào đó là ăn chửi hoặc đền mệt
Đánh đồng kiếm ra xèng ... bán đồng,bán chì khoái hơn đánh gụ
Có những cái đ ít bát, đ ít đĩa đúc bằng chì ... quy ra tiền nhiều lắm ... em ko nhớ rõ chỉ nhớ mang máng ... Một cái đ ít đĩa có thể mua được quả bóng cao su
Vì thế mà hồi nhỏ em chỉ chơi đồng chứ ít chơi gụ
bây giờ thì tụi trẻ ko còn chỗ đánh gụ,đánh đồng,thậm chí là đá bóng luôn ... toàn phải ngồi cày fifa,ct,võ lâm, candi cút
Phố chuyên bán quay là Tô Tịch chứ cụ , hồi bé toàn lấy ổi đẽo quay cơ mà đẽo ko khéo nên toàn gọi là quay *** dêHồi em thì toàn lên Cầu gỗ. Dành dụm được mấy đồng mua quay về chơi đã hả hê lắm
trò của cụ nói chỗ em là đánh xuĐánh đồng chỗ khác gọi là đánh đáo, đáo có đáo lỗ và đáo tường, Cái đáo như cụ nói là đáo lỗ: Ném cái đáo bằng chì cho đúng lỗ là ăn cả làng đáo tường thì phải búng xu vào tường xem thằng nào bay gần vạch đích kẻ sẵn nhất là được ăn xu thằng khác. . Trò này có ăn tiền thật nên không dành cho bọn ranh con hỉ mũi chưa sạch, phải là các anh hay lêu têu ngoài đường, dám bùng học, trốn tiết, oánh lộn, trèo me, trèo sấu, có tranh chấp là củ đậu bay vào ngay bộ nhá. Hồi đấy chả cần xăm trổ nhưng thấy các anh từ xa đã phải biết đường mà lủi không thì mũ đẹp dép tốt mất hút theo anh ngay, nhẹ ra thì con quay vu, hòn bi cái xoe tròn nhất cũng phải kính anh.
Tuổi thơ hồi ấy kể ra cũng cỏ rả nhạt nhòa tệ. Được cái hay đá bóng trèo cây nên chân cẳng rắn chắc, ỗi tội ăn hơi thiếu nên chả mấy nhóc má phính bụng mỡ như bây giờ. Mà lăm chú hồi đấy trèo cây như sóc, nước lã nốc tại vòi, nhai bàng rau ráu; thế mà lại có lúc ngồi gật gù đầu gối quá tai tính nước pháo đầu rồi gểnh sĩ như các cụ, quần đùi thì ống rộng, chưn thì tăm, đầu gối thì củ lạc hở cả bộ tam sự đen và mốc hắc nào ra mà vẫn hăng say đập ăn quân chí chát
Tay chơi có mấu ở đýt, tư cách có khác
thằng ku em của em còn đẽo 1 cái để đạt kỷ lục, to bằng bắp chân, đóng đinh 10cm nhưng nặng quá đíu thằng nào chơi đc, toàn mang ra hầm, thằng nào oánh vào bật xa cả mấy métghê nhất ông nào quay to lại còn đinh sắc bổ vào vào chân cứ gọi là thôi rồi
đã bị hầm là ko đc về, chúng nó cứ đánh bật ra khỏi vòng lại phải chạy nhặt để vào. nhất là ngày xưa bờ bụi nhiều, lắm lúc rúc vào cả búi mây. nghĩ lại cũng hài he heNgày xưa suốt ngày rình chặt Ổi lấy gỗ đẽo quay, xin gỗ Lim về đẽo quay, tìm đinh tốt, bọc quanh chân đinh bằng sắt bọc mu bằng tôn cho chắc...
Trưa nắng không ngủ để đẽo quay, chơi quay, rồi bị quây Om cho không về nấu cơm được bị bố mẹ oánh cho tét đ ít... hehe
Sau khi làm xong, đập thử mà chạy tít em còn nhớ thường hay lấy mực viết (tím, xanh..) phết lên thân cù theo hình mình thích sau đó dùng mảnh sành (đặc biệt mảnh chai thủy tinh vỡ) dùng cạo nhiều lần cho nhẵn bóng khi quay nhìn đẹp mê li (chả là hồi đó không kiếm được giấy ráp như bây giờ - em nghĩ thế).đang chán ngồi ngáp ruồi lại hầu các cụ chuyện ký ức trẻ con ngày xưa. Trò chơi dân gian: chơi quay (cù).
trẻ con nông thôn ngày xưa toàn các trò tự làm, nguyên liệu thì sẵn có, chỉ cần khéo tay chút là có ngay cái quay. em tả sơ sơ thế này:
1. chọn gỗ: nói chung là nhiều loại gỗ từ cứng như lim, nghiến tới mềm như gỗ gáo, thậm chí cả gốc tre. nhưng hay làm nhất là bạch đàn xoắn và ổi. ưu điểm của ổi là tươi thì dễ đẽo nhưng khô thì cứng. tất nhiên ông nào có cái quay bằng lim thì tuyệt đỉnh luôn, bá con bà đạo.
2. đẽo quay: sau khi có gỗ rồi thì tiến hành cắt khúc, mỗi nơi một hình dạng và kiểu quay nhưng quê em thì thường đường kính thân khoảng 7 đến 8cm, cao khoảng 8 đến 9cm. Dao thật sắc, tạo hình dần dần, cái khâu này khó, phải thằng nào lớn mới làm đc, chứ những thằng lìu tìu phải ngồi phục vụ trà nước, đi ăn trộm hoa quả về cung phụng cho các đại ca ngồi đẽo quay. :Đ
3. đóng đinh vào mít: sau khi đã hoàn thiện thì phải đóng đinh vào mít con quay để làm trục cho nó. thường là cắt cái đinh 4 hoặc đinh 5 để đóng ngược vào. có ông còn sáng tạo lấy bi xe đạp đóng vào để nhẵn, giảm ma sát quay cho tít. (đóng đinh còn để lúc chơi hầm thằng nào oánh cho nó toác quay ra mới sướng).
4. dây để chơi: ngày xưa làm j có dây chạc dây dù như bây giờ, thằng nào có cái dây dù là hoành tá tràng lắm. chủ yếu là các loại dây tự nhiên như: bìm bìm, chân cò...., đi bờ bụi kiếm cả nắm dùng một buổi trưa là nát hết
chuẩn cụ ạ! mảnh sành, mảnh chai vỡ là gia công tinh rồiSau khi làm xong, đập thử mà chạy tít em còn nhớ thường hay lấy mực viết (tím, xanh..) phết lên thân cù theo hình mình thích sau đó dùng mảnh sành (đặc biệt mảnh chai thủy tinh vỡ) dùng cạo nhiều lần cho nhẵn bóng khi quay nhìn đẹp mê li (chả là hồi đó không kiếm được giấy ráp như bây giờ - em nghĩ thế).
Cái đinh quay cũng là yếu tố đặc biệt, đầu mà tròn trơn quá quay tốt nhưng mổ bọn cù khác ít bị thương tích hơn bọn đầu hơi nhọn. tuy nhiên lại quay tít hơn và trụ được lâu hơn.