Dự báo biến động thị trường tuần 20-24/04: Thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi trong khi diễn biến Covid-19 vẫn phức tạp
Trong tuần vừa qua tâm lý ưa thích rủi ro tiếp tục tăng khi thị trường Chứng khoán toàn cầu tiếp đà phục hồi mạnh trở lại mặc dù diễn biến Covid-19 tại Mỹ và châu Âu vẫn tiếp tục diễn biến khó lường.
Dự báo thị trường tuần 20-24/04
Số liệu kinh tế:
Số liệu kinh tế đáng chú ý nhất với đồng USD là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua tiếp tục tăng thêm 5245k người, nâng tổng số người xin trợ cấp thất nghiệp trong thời gian dịch bệnh tại Mỹ vượt qua mốc 20 triệu, xóa bỏ hết nỗ lực tạo ra việc làm hậu khủng hoảng kinh tế 2007-2008.
Tính đến ngày 19/4, Mỹ đã có 738,923 người mắc bệnh và 39,015 người tử vong. Số người khỏi bệnh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với 68,285 người.
Ngoài ra doanh số bán lẻ tháng vừa rồi cũng giảm tương đối mạnh so với trước thời điểm bùng phát dịch bệnh, xuống mức -8.7%. Mức chi tiêu sụt giảm khi người dân đang trong giai đoạn cách ly tại nhà, nhu cầu cho các nhu yếu phẩm tăng trong khi nhu cầu của các mặt hàng xa xỉ giảm xuống.
Canada công bố chính sách tiền tệ, lãi suất được giữ nguyên 0.25%, trong khi đó BoC thông báo sẵn sàng can thiệp nới lỏng định lượng để hỗ trợ nền kinh tế.
GDP q/y quý 1 của Trung Quốc ghi nhận giảm -6.8%, cao hơn so với dự báo và sụt giảm mạnh so với mức tăng trưởng 6% trong quý 4/2019. Cán cân thương mại của Trung Quốc thặng dư 130 tỷ Nhân dân tệ. Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc cũng bắt đầu trở lại.
Diễn biến thị trường trong tuần qua và những thông tin tác động đến thị trường tuần 20-24/0
Thị trường trái phiếu
Lợi suất trái phiếu Mỹ trong tuần qua ít biến động, khi dòng tiền chuyển sang các kênh đầu tư mạo hiểm hơn, trong khi đó tỷ lệ gia tăng số người nhiễm Covid-19 và tử vong tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh. Diễn biến tâm lý thị đang trái ngược so với dự báo tác động của Covid-19 sẽ khiến thị trường lo ngại rủi ro và tìm đến các kênh đầu tư an toàn.
Lợi suất trái phiếu Mỹ biến động trong biên độ nhỏ tuần vừa qua (
https://www.tradingview.com/x/tEMExGBe/)
Trên đồ thị lợi suất trái phiếu Mỹ đã biến động trong biên độ nhỏ trong vài tuần trở lại đây. Cũng trong khoảng thời gian này đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ đã ổn định trở lại, tâm lý thị trường không còn hoảng loạn như giai đoạn đầu của dịch bệnh.
Trái ngược với diễn biến ảm đạm của thị trường trái phiếu là sự tăng trưởng ấn tượng của thị trường chứng khoán.
Tuần vừa qua tiếp tục ghi nhận sự phục hồi ấn tượng của thị trường chứng khoán Mỹ. Đặc biệt chỉ số công nghệ NASDAQ đã gần lấy lại mức đỉnh trước khi dịch bệnh bùng phát. Chỉ số SPX và DJ tiếp tục duy trì xu hướng tăng phục hồi trở lại mức gần 50% kể từ mức đỉnh.
Thị trường Chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì đà phục hồi ấn tượng (
https://www.tradingview.com/x/mx13Uq9C/)
Chỉ số VIX giảm xuống mức 38.2 thể hiện được tâm lý nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang tích cực trở lại. Xu hướng trong tuần tới tiếp tục được dự báo sẽ tăng: chỉ số SXP có thể quay lại mức 3000 và DJ được kỳ vọng sẽ chạm mốc 26000. Dòng tiền hỗ trợ nền kinh tế đã phần nào phát huy được hiệu quả, hỗ trợ người dân trong chi tiêu và đáp ứng các nhu cầu nhu yếu phẩm cần thiết. Trong khoảng thời gian nhàn rỗi này nhu cầu đầu tư sinh lời từ thị trường chứng khoán tăng cao hơn mức bình thường.
Giá vàng
Vàng đã có những ngày đầu tuần tăng ấn tượng vượt qua mức 1710$/oz và đạt mốc 1747$/oz trước khi quay đầu giảm mạnh vào phiên cuối tuần để kết thúc tuần biến động đi ngang.
Vàng có dấu hiệu đảo chiều giảm lại mức hỗ trợ ngắn hạn 1650$/oz (
https://www.tradingview.com/x/ZTCW8hoi/)
Trên biểu đồ phân tích kỹ thuật: giá vàng đã vượt qua được mốc kháng cự 1700$/oz trước đó, tuy nhiên đà tăng đã không được duy trì và hiện tại đóng nến tuần tại mức 1683$/oz đang thể hiện được dòng tiền đổ vào các kênh đầu tư mạo hiểm tăng cao trong tuần qua tạo tâm lý tích cực với nhà đầu tư, và do đó vàng có thể sẽ không còn là kênh đầu tư hấp dẫn trong tuân tới. Dự báo giá vàng có thể điều chỉnh giảm về mức 1650$/oz.
Giá dầu
Dầu trải qua tuần giảm giá mạnh về lại mức thấp nhất kể từ 2002. Hiện tại giá dầu đóng ở mức 18.44$/barrel và đã phá vỡ mức 20$ sau thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử của OPEC+. Tuy nhiên mức cắt giảm gần 10 triệu thùng/ngày không đáng kể so với nhu cầu dầu trên toàn thế giới giảm sút mạnh trong khoảng thời gian diễn ra dịch bệnh. Do đó, thỏa thuận này không hề hỗ trợ cho thị trường dầu trong ngắn hạn, hiện tại dự báo giá dầu sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến dịch bệnh và khả năng khôi phục sản xuất trong tương lai.
Giá dầu giảm mạnh về mức thấp nhất 18 năm qua (
https://www.tradingview.com/x/axEAOH8g/)
Hiện tại các dạng năng lượng thay thế như điện đang được phát triển với tốc độ nhanh hơn đã tiết kiệm được rất nhiều nhu cầu sử dụng khí đốt và năng lượng hóa thạch.
Dự báo dầu trong tuần tới sẽ vẫn chịu áp lực giảm giá và có thể sẽ giảm về mức thấp nhất kể từ 1998 ở mức 11$/barrel.
Chỉ số đồng USD – DXY biến động đi ngang trong tuần vừa qua. Trên đồ thị chỉ số DXY hiện tại chưa thể hiện rõ xu hướng. Hiện tại các thông tin kinh tế tác động đến chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và số liệu kinh tế của Mỹ đã được công bố đang hỗ trợ nền kinh tế đối phó với dịch bệnh. Các chính sách này trong ngắn hạn đang khiến lượng cung tiền USD vào nền kinh tế tăng cao và có đấu hiệu khiến cho đồng USD hạ nhiệt so với các đồng tiền chính khác.
Chỉ số đồng USD đang không có xu hướng rõ ràng trong những ngày qua (
https://www.tradingview.com/x/3LFhyWjn/)
EURUSD:
Cặp EURUSD điều chỉnh tại mức hỗ trợ ngắn hạn (
https://www.tradingview.com/x/9H0N3Btb/)
Dịch bệnh tại châu Âu đã qua những ngày cao điểm và đang có dấu hiệu tích cực trở lại, châu Âu có thể sẽ nới lỏng các lệnh cấm sớm hơn dự kiến. Các chính sách nới lỏng và kích cầu nền kinh tế được thực hiện từ trước khi dịch bệnh bùng phát và trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến mạnh đều đã được thực hiện nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Về phân tích kỹ thuật EURUSD đang ở giai đoạn tích lũy trong ngắn hạn và kiểm tra lại mức hỗ trợ 1.0800 để hình thành mô hình đảo chiều 2 đáy. Trong tuần này rất có thể giá sẽ có điều chỉnh tăng, tuy nhiên kháng cự 1.100 vẫn rất quan trọng và đó là điểm xác nhận xu hướng tăng trong tương lai
USDJPY:
USDJPY đang trong qúa trình tích lũy (
https://www.tradingview.com/x/4MnLcGbF/)
Phân tích kỹ thuật cặp USDJPY hiện tại đang trong giai đoạn tích lũy và chưa có xu hướng rõ ràng. Xu hướng hiện tại phụ thuộc nhiều vào biến động của đồng USD và diễn biến kinh tế tại Trung Quốc.
Dự báo trong tuần tới USDJPY chưa có tín hiệu tốt để có thể giao dịch.
GBPUSD:
Đồng bảng đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại (
https://www.tradingview.com/x/ul8VGxjB/)
Về phân tích kỹ thuật: GBPUSD có thể sẽ duy trì xu hướng tăng trong tuần tới lên mức 1.270 sau khi vượt qua được mức kháng cự 1.240.
AUDUSD:
Xu hướng phục hồi của thị trường hàng hóa hỗ trợ AUDUSD tăng (
https://www.tradingview.com/x/DzI05lDx/)
Thị trường hàng hóa phục hồi và nền kinh tế Trung Quốc quay trở lại sản xuất đang hỗ trợ giá cả hàng hóa cơ bản tăng trở lại, điều này đang hỗ trợ đồng AUD phục hồi. Phân tích kỹ thuật AUDUSD đang có dấu hiệu kiểm tra lại mức kháng cự 0.644 và có khả năng sẽ phá vỡ trong tuần này.
Những tin tức có thể tác động đến thị trường tuần 20-24/04
- Số liệu sản xuất PMI của EU được dự báo sẽ giảm mạnh so với tháng trước.
- Số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ tiếp tục được quan tâm
- Số liệu sản xuất của Anh cũng được quan tâm trong ngày thứ 5.
- Hiện tại diễn biến Covid-19 vẫn sẽ tác động nhiều đến tâm lý thị trường, tuy nhiên dự báo sẽ không còn gây sốc cho thị trường như thời gian đầu.
Kết luận: Trong tuần này tương đối ít tin tức quan trọng tác động đến thị trường nói chung, và ảnh hưởng của Covid-19 đến tâm lý thị trường cũng sẽ không còn mạnh như trước. Các chiến lược giao dịch nên thực hiện trong biên độ nhỏ và theo dõi diễn biến trong từng ngày.