Để em kể cho các cụ một vài chuyện:
1. Ở một trường vẫn được coi là ở mức trê.n cùng của bảng xếp hạng, giờ học lý thuyết thường (để tiết kiệm chi phí?) được tổ chức lớp to đến cỡ 200 et-vê (sv). Nếu để mắt nhìn thì 1/3 số bàn cuối lớp hoạt động của et-vê cực kỳ đa dạng: nào thì game đang hồi gay cấn, nếu không thì à ơi chim chuột trong lớp và trong/ngoài nước, có người say giấc nồng đến nỗi lớp khác vào các giờ sau cũng không hề biết gì. Một thống kê khá khách quan là bình thường chỉ có 3-5% số sv thực sự chăm chú với các bài giảng trên lớp (em nói về các môn tự nhiên, kỹ thuật nhé
). Chuyện thuê người đến lớp ngồi, điểm danh hộ bây giờ là còn quá cơm bữa, thi hộ là tuổi gì.
2. Có những cụ như cụ Chè vàng chê là các thày già tham quyền cố vị, blah blah, ... Nên nhớ rằng các cụ nhà ta từ hồi xưa đã đúc kết rằng "thày già, con hát trẻ"!! Những giảng viên nghiêm chỉnh, đã qua nhiều năm giảng dạy, không những kiến thức của họ chắc, mà kinh nghiệm sư phạm cũng dày hơn. Ở nước ngoài cũng vậy thôi, những môn cơ bản đều phần lớn do các giáo sư già đảm nhiệm, giảng viên trẻ thường hay có chỗ ở những môn chuyên ngành, cập nhật nhanh. Còn nhiều giảng viên trẻ ở ta hiện nay nói thật là bề dày kiến thức vừa hổng, vừa hẹp, lên lớp thậm chí còn chưa thuộc bài, may nhờ "phương pháp giảng dạy tiên tiến " là dùngPowerpoint chiếu lại các slide mà sống sót qua các giờ lên lớp - hiện trạng này khá phổ biến. Đó là thực tế. Tất nhiên, có các thày, cô giáo già mà dốt, bảo thủ, nhưng các trường là chủ thuê lao động, họ cũng chả khờ dại gì mà giữ mãi những vị đó sau khi họ đủ tuổi hưu, phỏng ạ?
3. Ở nước ngoài, đơn cử như Mẽo, mỗi giáo sư đứng lớp thường có 0, 1-3 trợ giảng, là những người trực tiếp giải đáp cho sinh viên (thú thật là em thấy GS Mẽo ít tốn nước bọt trên lớp nhiều như ở xứ thiên đường ta
). Và hàng ngày, sinh viên đứng xếp hàng để chờ vào gặp trợ giảng, im lặng xếp hàng hết dọc hành lang, từ tầng ba xuống tầng một. Ở xứ thiên đường ta, mỗi khi trên lớp hỏi et-vê có câu hỏi, thắc mắc gì không, câu hỏi của thày giáo tan biến vào hư vô không bọt đọng lại. Có chăng thì chỉ giờ phụ đạo trước thi, câu hỏi giống giọng điệu TBL "giới hạn là gì?"
.
Theo các cụ, lý do vì sao???