I. Trước kỳ họp lần thứ 24 của UNESCO:[/B]
- Theo tài liệu "PREPARATION DE L'ORDRE DU JOUR PROVISOIRE DE LA VINGT-QUATRIEME SESSION DE LA CONFERENCE GENERALE" (chuẩn bị cho nghị trình kỳ họp lần thứ hai mươi bốn [của Unesco]) vào năm 1987 [1], ở trang 38, phần phụ lục số 3 (Addendum 3), điều khoản 16.4 có đoạn:
"16.4 Célébration en 1990 du centième anniversaire de la naissance duPrésident Ho Chi Minh (
point proposé par la République socialistedu Viet Nam)"
Tạm dịch:
"Kỷ niệm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990 (
phần được Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đề nghị)"
- Trong
bức thư đề nghị do bộ trưởng Võ Đông Giang của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gởi cho UNESCO có ghi rõ:
"Aussi la République socialiste du Viet Nam a-t-elle décidé de
proposer àl'adoption de la Conférence générale, à sa vingt-quatrième session, une réso-lution sur la célébration du centième anniversaire de la naissance du Prési-dent Ho Chi Minh.
J'ai l'honneur de vous
demander que le nom du Président Ho Chi Minh soitinscrit sur la liste des personnalités de renom international à la mémoiredesquelles il sera rendu hommage en 1990 et que cette question soit inscritecomme un point distinct à l'ordre du jour de la Conférence générale, lors desa vingt-quatrième session.
J'espèresincèrement que l'Unesco concourra etcoopérera aux activités menées tant au Viet Nam qu'en son sein pour célébrerle centième anniversaire de la naissance du Président Ho Chi Minh."
Tạm dịch:
"Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định
đề nghi hội nghị lần thứ hai mươi bốn thông qua nghị quyết kỷ niệm sinh nhật của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tôi trân trọng
đề nghị tên của chủ tịch Hồ Chí Minh được nằm trên danh sách các danh nhân thế giới được vinh danh vào năm 1990 và đề nghị này được đưa ra như một điểm độc lập trong nghị trình của cuộc họp lần thứ hai mươi bốn.
Tôi khẩn thiết hy vọng rằng UNESCO sẽ hoàn tất và trợ giúp mọi sinh hoạt ở Việt Nam nhằm chào mừng lần thứ 100 ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh."
- Cũng trong tài liệu "PREPARATION DE L'ORDRE DU JOUR PROVISOIRE DE LA VINGT-QUATRIEME SESSION DE LA CONFERENCE GENERALE",
Pháp đề nghị vinh danh René CASSIN,
Ấn Độ đề nghị vinh danh Jawaharlal Nehru và 9 đề nghị khác của 9 quốc gia thành viên UNESCO (xem từ trang 34 đến trang 44 của tài liệu đã dẫn).
II. Kết quả của cuộc họp lần thứ 24 của UNESCO:
- Trong tài liệu cho cuộc họp lần thứ hai mươi bốn của UNESCO tổ chức vào ngày 20 tháng 10 năm 1987 [2], UNESCO đã làm chính xác như lời Võ Đông Giang "khẩn thiết đề nghị" ở trang 152. Trong đó có câu:
"1990 marquera le centième anniversaire de la naissance duPrésident Hô Chi Minh, héros de la libération nationale et
éminenthomme de culture du Viet Nam."
Tạm dịch:
"Năm 1990 đánh dấu lần thứ 100 sinh nhật của chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc và là
người nổi tiếng trong văn hoá nước Việt Nam."
Phần nghị quyết 18.65 trong cuộc họp lần thứ 24 của UNESCO vào tháng 10 năm 1987 có quyết định như sau:
Tạm dịch:
Xét rằng việc cử hành cấp độ quốc tế các ngày kỷ niệm các trí thức lỗi lạc và các danh nhân văn hóa nhằm góp phần vào việc hiện thực hoá mục tiêu của Unesco và mở rộng hiểu biết quốc tế,
Nhắc lại nghị quyết 18/C - 4,351 liên quan đến việc tưởng niệm ngày sinh của các danh nhân và các sự kiện đã để lại dấu ấn phát triển của nhân loại,
Ghi chú rằng năm 1990 sẽ đánh dấu bách niên ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc người Việt và là một danh nhân văn hoá của Việt Nam,
Xét rằng chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng nổi bật của khẳng định quốc gia, người đã dành trọn đời cho việc giải phóng người Việt, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung cho hoà bình, cho độc lập quốc gia, cho dân chủ và phát triển xã hội,
Xét rằng sự đóng góp đa diện của của chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh vực văn hoá, giáo dục và việc kết tinh văn hoá truyền thống của người Việt, nền văn hoá đã kéo dài hàng nhiều ngàn năm, và tư tưởng của ông ấy mang lại cảm hứng cho con người trong việc khẳng định bản sắc văn hoá và cổ suý sự hiểu biết chung,
1. Đề nghị các quốc gia thành viên tham gia chào mừng kỷ niệm bách niên sinh nhật của chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách sắp xếp các sự kiện như môt hành động tưởng niệm ông ta, nhằm trải rộng tư tưởng to lớn và việc làm của ông ấy trong việc giải phóng dân tộc;
2. Thỉnh cầu ngài Tổng Giám Đốc UNESCO có những biện pháp thích hợp nhằm chào mừng bách niên sinh nhật của chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động tưởng niệm trong dịp ấy, cụ thể ở Việt Nam.
- Cũng trong tài liệu cho cuộc họp lần thứ hai mươi bốn của UNESCO tổ chức vào ngày 20 tháng 10 năm 1987, UNESCO đã
đề nghị vinh danh:
+ Phya Anuman Rajadhon theo như đề nghị của Thái Lan (trang 142),
+ Thomas Müntzer theo đề nghị của Đức (trang 142, 143),
+ Anton Semionovitch Makarenko theo đề nghị của Liên Xô (trang 143),
+ Jawaharlal Nehru theo đề nghị của Ấn Độ (trang 144, 145),
+ Sinan theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ (trang 145, 146),
Trong 6 vị được UNESCO đề nghị vinh danh (kể cả Hồ Chí Minh),
chỉ mỗi trường hợp Jawaharlal Nehru, UNESCO ghi nhận rất cụ thể:
"Reconnaissant que ses travaux savants font partie intégrante du patri-moine culturel mondial"
Tạm dịch:
"Công nhận những tác phẩm uyên bác của ông là một phần di sản văn hoá thế giới."
- Trên trang "
Anniversaries and Historic Events Series" (http://portal.unesco.org/en/ev.php-URL_ID=26018&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html) của UNESCO, quả thật chỉ có mỗi Jawaharlal Nehru được UNESCO đúc mề đay tưởng niệm.
Lời bàn:
- Rõ ràng
UNESCO không hề tự ý "vinh danh" Hồ Chí Minh mà
UNESCO thực hiện đúng như đề nghị của Võ Đông Giang vì Việt Nam là một thành viên (cũng như các quốc gia thành viên khác đã đề cử các nhân vật khác của quốc gia họ).
- Rõ ràng UNESCO đã thỉnh cầu tổng giám đốc UNESCO hỗ trợ việc chào mừng ngày sinh của Hồ Chí Minh, cụ thể ở Việt Nam y hệt như bức thư của Võ Đông Giang đã "khẩn thiết đề nghị" nhưng hoàn toàn không có lễ kỷ niệm nào xảy ra tại UNESCO vào năm 1990 ngoài việc toà đại sứ Cộng Sản Việt Nam tự chạy vạy để thuê một phòng nhỏ trong văn phòng của UNESCO để vớt vát thể diện [3].
- Rõ ràng trong nghị quyết của cuộc họp lần thứ 24, UNESCO không hề vinh danh Hồ Chí Minh như một
"danh nhân văn hoá thế giới" mà chỉ ghi nhận ông ta là
"anh hùng giải phóng dân tộc và là một danh nhân văn hoá của Việt Nam" (
héros de la libération nationale et éminenthomme de culture du Viet Nam - theo trang 144 sách đã dẫn). Nói một cách chính xác, UNESCO đã sử dụng chính xác tinh thần, thậm chí câu cú trong bức thư của Võ Đông Giang để đưa vào nghị quyết cho cuộc họp lần thứ 24 vào tháng 10 năm 1987.
- Rõ ràng trong những lời đề nghị của UNESCO về trường hợp Hồ Chí Minh trong cuộc họp lần thứ 24 không hề có bất cứ chữ gì là "thế giới" dành cho Hồ Chí Minh và việc đưa thêm hai chữ "thế giới" vào là sai sự thật.
- Rõ ràng cho đến tận ngày nay, sau cuộc họp lần thứ 24, UNESCO chỉ
vinh danh duy nhất Jawaharlal Nehru là người đóng góp cho văn hoá nhân loại và đã đúc medal vinh danh ông.
- Cho đến nay ở Việt Nam nhà cầm quyền vẫn tiếp tục thản nhiên rêu rao và giảng dạy cho lớp trẻ (và những người không có điều kiện kiểm chứng) "Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá thế giới" và đây là điều không có thật.
Có nhiều topic của những người xác nhận rằng HCM đã được Unesco công nhận lấy hình ảnh này như để minh chứng nhưng không hề hay biết rằng, đó chỉ là 1 bản photoshop, 1 sản phẩm của bạn Nguyễn Văn Lộc để troll, nhưng phe đỏ cứ tưởng là thật.