Em chú ý đoạn:
"...Giải thích lý do vì sao để nước sâu đến 65 cm mới vận hành máy bơm, ông Cường cho biết nếu mưa bắt đầu lớn mà vận hành máy liền thì người dân, các cơ quan chức năng và báo chí không có cơ hội để đánh giá hiệu quả của công trình. Phải để nước ngập sâu, thì mới thấy rõ được hiệu quả...".
Và trộm nghĩ: Khi các bác ấy cung cấp bơm cho dự án cứu hỏa thì...
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chu-dau-tu-tran-mua-hom-qua-da-chung-minh-may-bom-rat-hieu-qua-3649264.html?vn_source=box-Xemnhieunhat&vn_medium=ho&vn_campaign=vn
Chủ đầu tư: 'Trận mưa hôm qua đã chứng minh máy bơm rất hiệu quả'
Theo ông Nguyễn Tăng Cường, lượng mưa gần 100.000 m3 mỗi giờ, mà chỉ sau một tiếng đường khô ráo chứng tỏ máy bơm đã hoạt động rất hiệu quả.
Đường Sài Gòn ngập sâu trong mưa lớn, nhiều người ngã nhào
Trao đổi với
VnExpress trưa 1/10, ông Nguyễn Tăng Cường, Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp Quang Trung cho biết theo cơ quan chức năng, vũ lượng mưa ở khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) tối qua đạt hơn 93 mm, là trận mưa lớn nhất từ đầu năm đến nay.
"Cơn mưa nặng hạt kéo dài gần hai giờ, với lưu vực Sở GTVT giao cho chúng tôi là 75.000 m2, nghĩa là mỗi giờ gần 100.000 m3 xuống đường Nguyễn Hữu Cảnh. Đây là một lượng nước khổng lồ nhưng với máy bơm công suất 96.000 m3 một giờ chúng tôi đã xử lý được ngập", ông Cường nói.
Theo ông Cường, khi máy bơm bắt đầu vận hành lúc 19h20 thì đường Nguyễn Hữu Cảnh bị ngập sâu đến 65 cm. Hơn một tiếng sau, đến 20h25 thì đoạn đường này đã khô ráo. Trong khi những khu vực khác như đường Huỳnh Tấn Phát phải đến gần 2h sáng mới hết ngập.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập sâu đến 65 cm trong trận mưa tối qua. Ảnh:
Quỳnh Trần.
"Với lượng mưa lớn như thế mà chỉ sau một giờ đã bơm hết nước ra sông chứng tỏ máy bơm đã hoạt động rất hiệu quả", ông Cường phấn khởi nói và cho rằng nếu như trước đây phải chờ cả chục tiếng đường Nguyễn Hữu Cảnh mới hết ngập.
Giải thích lý do vì sao để nước sâu đến 65 cm mới vận hành máy bơm, ông Cường cho biết nếu mưa bắt đầu lớn mà vận hành máy liền thì người dân, các cơ quan chức năng và báo chí không có cơ hội để đánh giá hiệu quả của công trình. Phải để nước ngập sâu, thì mới thấy rõ được hiệu quả.
Theo chủ đầu tư, đến nay sau ba lần vận hành (lần đầu vào hôm 19/9,
lần thứ hai hôm 21/9 và nhất là cơn mưa lịch sử tối qua) đã đủ chứng minh hiệu quả của công trình máy bơm khủng. Chỉ còn chờ quyết định từ phía lãnh đạo thành phố để tiến hành ký hợp đồng chính thức.
"Khi ký hợp đồng chính thức với các điều khoản cụ thể rồi, chúng tôi sẽ cho máy bơm hoạt động ngay khi trời bắt đầu mưa lớn và tôi bảo đảm đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ không bao giờ ngập nữa", ông Cường khẳng định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Công – Giám đốc Trung tâm chống ngập TP HCM cho biết vũ lượng mưa đo được ở trạm Phú An (Bình Thạnh) là 93 mm trong 40 phút, nghĩa là trong 3 giờ lượng nước mưa đổ về rất lớn, tương đương 150.000 m3.
"Nếu nói máy bơm hoạt động không hiệu quả thì không đúng, vì nhờ có máy bơm đã giúp nước thoát ra sông nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, mất hơn một giờ thì hiệu quả đúng là chưa được như mong muốn", ông Công nói.
Máy bơm chống ngập công suất 96.000 m3 mỗi giờ là giải pháp chống ngập mới lần đầu được áp dụng ở TP HCM. Ảnh:
Hữu Công
Theo ông Công, qua lần thứ nhất ngập 30 cm, máy bơm đã hút hết nước trong vòng 15 phút, thời gian này được đánh giá là khá nhanh. Tuy nhiên, ở trận mưa hôm qua khi ngập 65 cm, thì phải mất hơn một giờ mới hút hết nước. Vì vậy, cần phải thử nghiệm thêm vài lần nữa mới có thể đánh giá chính xác.
"Máy bơm phải được thử nghiệm trong trường hợp xấu nhất là có cả mưa to, triều cường dâng cao, lượng nước đổ về nhiều thì mới đánh giá được", ông Công nói và cho biết do đây là công nghệ lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam nên cần phải được đánh giá, thẩm định rất kỹ.
"Trung tâm sẽ tham mưu cho UBND thành phố trong việc ký hợp đồng nguyên tắc trước, trong đó sẽ có những yêu cầu cụ thể để tiếp tục thử nghiệm ở nhiều trường hợp bất lợi nhất, thậm chí ở cả những khu vực khác nữa sau đó mới ký hợp đồng chính thức", Giám đốc trung tâm chống ngập TP HCM cho biết.
Trận mưa tối qua xảy ra diện rộng trên toàn địa bàn TP HCM. Cơn mưa được đánh giá lớn nhất từ đầu mùa đến nay đã gây ngập nặng 40 khu vực khắp các quận huyện. Hàng loạt xe chết máy, té ngã vì nhiều tuyến đường bị ngập sâu. Điểm ngập nặng nhất được ghi nhận tại đường Nguyễn Hữu Cảnh nước sâu hơn nửa mét.
Công ty Quang Trung đề xuất tự bỏ tiền làm hệ thống máy bơm công suất lớn chống ngập ở đường Nguyễn Hữu Cảnh với tổng mức đầu tư khoảng 88 tỷ đồng (chưa kể chi phí vận hành). Chính quyền TP HCM đã đồng ý và bố trí khu đất rộng hơn 400 m2 ở phường 22, quận Bình Thạnh, để lắp đặt máy bơm. Chủ đầu tư cam kết hết ngập mới lấy tiền. Trong trường hợp đường không hết ngập hoặc xảy ra tình trạng lún sụp như cảnh báo thì chủ đầu tư phải chịu tất cả chi phí liên quan.
Cơ chế vận hành của máy bơm là nguồn nước được đổ ra sông Sài Gòn cũng như phòng điều khiển công suất của máy bơm theo mực nước có trong cống. Công suất của máy bơm vô cấp, có thể từ 27.000- 96.000 m3 mỗi giờ. Ngoài ra, máy còn trang bị thiết bị lọc rác, tách rác, vớt rác tự động nên không cần công nhân.