[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 8) Philippines

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Palau, Peleliu 1944_9_15 (96).jpg

15-9-1944 - sử dụng xe lội nước bánh xích làm nơi trú ằn, Thủy quăn lục chiến chiến đắu trên băl biền đảo Peleliu, Quằn đáo Palau
Palau, Peleliu 1944_9_15 (97).jpg
Palau, Peleliu 1944_9_15 (98).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Palau, Peleliu 1944_9_15 (99).jpg

Palau, Peleliu 1944_9_16 (1).jpg
Palau, Peleliu 1944_9_16 (2).jpg
Palau, Peleliu 1944_9_16 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Palau, Peleliu 1944_9_16 (7).jpg

16-9-1944 - xe tăng Mỹ đổ bộ lên Angaur, quần đảo Palau
Palau, Peleliu 1944_9_17 (1).jpg

17-9-1944 – hai xe lăng hạng nhẹ Nhật Bản Ha-Go bị bắn cháy tại phi trường Peleliu
Palau, Peleliu 1944_9_17 (2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Palau, Peleliu 1944_9_19 (3).jpg
Palau, Peleliu 1944_9_20 (1).jpg

xác một Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ
Palau, Peleliu 1944_9_20 (2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Palau, Peleliu 1944_9_27 (2).jpg

27-9-1944 - lá cờ Mỹ đầu tiên được treo trên tháp quan sát Nhật Bản ở đảo Peleliu, Quần đảo Palau
Ngày 27-9-1944, kết thúc cuộc tấn công đảo Peleliu (Quần đảo Palau), 10.695 lính Nhật chết, 200 bị bắt. Phía Mỹ 1.794 chết, 9.800 bị thương
Palau, Peleliu 1944_9_26 (1).jpg
Palau, Peleliu 1944_9_27 (1).jpg

1945 - đường băng trên đảo Falalop, Ulithi Atoll, Quàn đảo Caroline
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Palau, Peleliu 1944_9_27 (4).jpg
Palau, Peleliu 1944_9_27 (5).jpg
Palau, Peleliu 1944_9_27 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Palau, Peleliu 1944_9_30 (1).jpg

30-9-1944 – những lính Mỹ sống sót sau Irặn giao chiến với quân đội Nhặt Bản ở đảo Peleliu, Quần đảo Palau
Palau, Peleliu 1944_9_30 (2).jpg

30-9-1944 — Thiếu uý John J. Malone, Cha tuyên uý Trung đoàn 7, Sư đoàn TQLC 1 làm lễ cầu nguyện cho binh sĩ Mỹ hy sinh trong trận Peleliu, quần đảo Palau
Palau, Peleliu 1944_9_30 (3).jpg

30-9-1944 - lễ thuỷ táng binh sĩ TQLC Hoa Kỳ hy sinh trong trận Peleliu, Quần đảo Palau
Palau, Peleliu 1944_9_30 (4).jpg

9-1944 - chăm sóc thương binh TQLC Hoa Kỳ trong trận Peleliu, Quần đảo Palau
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trận chiến Philippines bắt đầu
Giữa tháng 9 sang đầu tháng 10, không quân Mỹ liên tục đánh phá các căn cứ không quân và hải quân Nhật ờ Philippines, tập trung vào vịnh Manila (gần thủ đô Philippines trên đảo Luzon) và 5 sân bay trên đảo Mindanao. Kết quả là hơn 700 máy bay và trên 200 hạm tàu các loại của Nhật (nghĩa là hầu hết lực lượng không quân và hải quân Nhật ở Philippines) đã bị hủy diệt.

Trong tháng 10, Hoa Kỳ bắt đầu tàn phá các căn cứ Nhật trong một vùng cách Philippines 1.000 dặm về phía Bắc. Nhiệm vụ này chủ yếu do Lực lượng đặc nhiệm 38 của phó Đô đốc Marc Mitscher trực thuộc hạm đội thứ 3 của Đô đốc William Halsey thực hiện(*). Ngày 10-10, các máy bay xuất phát từ các tàu sân bay của Mitscher đã đánh đắm 58 hạm tàu cỡ nhỏ và tiêu diệt 89 máy bay Nhật ở ngoài khơi đảo Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu của Nhật. Ngày hôm sau, Mitscher lại xuôi Nam để oanh tạc Luzon (Philippines).

(*) Từ tháng 31943 Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cải tổ thành hạm đội thứ 5 (do Đô đốc Spruance làm tư lệnh) và hạm đội thứ 3 (Đô đốc Halsey làm tư lệnh). Đô đốc Nimitz trở thành tư lệnh chiến trường Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả hai hạm đội này. Bên cạnh đó, có thêm hạm đội thứ 7 mới thành lập do chuẩn Đô đốc Kinkaid chỉ huy, thuộc quyền tướng McArthur
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Ngày 12-10, Lực lượng đặc nhiệm 38 mở cuộc tiến công căn cứ không quân rất lớn của Nhật trên đảo Đài Loan. Phó Đô đốc Shigeru Fukudome, Tư lệnh căn cứ không quân thứ 6 của Nhật ở đây đã cho 230 chiến đấu cơ bay lên đánh chặn. Nhưng hết đợt này đến đọt khác máy bay Mỹ đến bỏ bom đồng thời bắn rơi phần lớn các chiến đấu cơ Zéro đã lỗi thời lại do các phi công Nhật mới ra trường điều khiển. Đợt đầu, Fukudome mất 1/3 số máy bay, đợt 2 mất hết. Ngày hôm sau không còn máy bay Nhật đánh chặn, các phi công Mỹ đã tàn phá nặng nề căn cứ không quân này.
Nhưng Fukudome quyết không chịu bó tay. Đêm hôm sau, ông cho hơn 30 chiếc máy bay ném bom tiến đến hạm đội Mỹ. Các phi công Nhật đã đánh bom trúng tàu sân bay Franklin của Mỹ và tuần dương hạm Canberra của Australia. Cả hai chiếc bị thương phải kẻo về quần đảo Carolines để sửa chữa. Đêm sau nữa máy bay của Fukudome lại đánh bị thương tuần dương hạm Houston của Hoa Kỳ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Sau khi đã hủy diệt hầu hết lực lượng không quân Nhật ở Đài Loan, Lực lượng đặc nhiệm 38 thẳng tiến về phía Nam để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của mình trong chiến dịch này: yểm trợ cho cuộc đổ bộ vào Philippines.
Mất gần 600 máy bay mà chỉ làm bị thương 3 chiến hạm Hoa Kỳ, đó là một thất bại nặng của Nhật Bản. Nhưng bộ máy tuyên truyền Nhật đã miêu tả cuộc giao tranh ở Đài Loan ấy như “một chiến thắng lớn nhất trong lịch sử hải quân Nhật”, trong đó hạm đội Mỹ đã bị đánh tan tác với 11 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm, 1 khu trục hạm và hơn 100 máy bay Mỹ bị hủy diệt. Ngày 16-10, khi một trận bão lớn tràn qua Philippmes thì tại Tokyo, Nhật Hoàng mở tiệc ăn mừng chiến thắng.
Philippines 1944_10 (4).jpg

Tuyên truyền của Nhật Bản “Mỹ thất bại nặng nề”
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Điều tai hại là quân Nhật ở Philippines cũng tin chắc vào “thắng lợi” này. Bởi thế, khi một đoàn tàu Mỹ gồm 2 tuần dương hạm, 4 khu trục hạm, 8 hải vận - khu trục hạm và 3 tàu vớt mìn vượt sóng to gió lớn tiến vào vịnh Leyte sáng ngày 17, thì Tham mưu trưởng Sư đoàn 16 bảo vệ Leyte khẳng định rằng: đó là những gì còn lại của Hạm đội Mỹ bị đánh tan ở Đài Loan bị bão thổi giạt vào đây. Nhưng Trung tướng Shiro Makmo, Tư lệnh Sư đoàn vẫn điện báo lên thượng cấp đồng thời ra lệnh báo động chiến đấu. Tại Bộ Tư lệnh quân đoàn 35 đóng ở Cebu, thành phố trên một đảo nhỏ nằm giữa quần đảo Philippines, tướng Sosaku Suzuki, Tư lệnh Chiến trường phía Nam vẫn không tin rằng quân Mỹ sắp tiến công. Tướng Yamashita ở Manila cũng vậy: sau “thất bại nặng nề” ở Đài Loan, quân Mỹ khó có thể tấn công ngay được.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Nhưng tại các Bộ Tổng Tư lệnh Lục quân cũng như hải quân ở Tokyo thì lại khác. Vì hiểu rõ thực chất của “chiến thắng” trên, họ nhanh chóng nhận ra đoàn chiến hạm Mỹ tiến vào vịnh Leyte chính là lực lượng tiền tiêu thám sát và chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ lớn sắp diễn ra.
Trưa ngày 18, kế hoạch “Sho-1” được đưa ra thực hiện. Từ Đài Loan, Đô đốc Toyoda, Tư lệnh Hạm đội Liên hợp ra lệnh cho Lực lượng đột kích thứ nhất của phó Đô đốc Takeo Kurita rời Singapore tiến về Philippines. Ông lại điều Hạm đội Cơ động của phó Đô đốc Jisaburo Ozawa, đang đậu tại biển Nội Hải (Nhật Bản) để bổ sung lực lượng sau trận Saipan, ra chiến trường. Tiếp đó, ông bay về Nhật Bản để có mặt ở Bộ Tư lệnh Hạm đội Liên hợp khi “trận đánh quyết định” ở Philippines bắt đầu. Cùng lúc đó, Bộ Tổng Tư lệnh Lục quân Nhật ra lệnh cho các lực lượng ở Philippines sẵn sàng chiến đấu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Nhận được lệnh trên, nhưng các cấp chỉ huy Nhật ở Philippines vẫn còn hồ nghi. Trong 2 ngày, tướng Makino không nhận thêm được tin tức gì về hoạt động của đoàn tàu địch. Máy bay trinh sát của ông cũng không phát hiện được điều gì mới lạ. Makino liền điện về Cebu cho tướng Suzuki: đoàn tàu Mỹ vào vịnh Leyte rất có thể chỉ là để tránh bão.
Suzuki là một tướng tài. Ngay từ đầu tháng 9, ông đã nhận định rằng quân Mỹ sắp tấn công Philippines, và mục tiêu chủ yếu của họ chính là đảo Leyte. Bởi thế, ông đã cho Sư đoàn 30 của mình trú đóng ở phía Bắc Mindanao, gần nơi tiếp giáp với Leyte để sẵn sàng tiếp ứng cho đảo này. Nhưng ngày 10-9, được tin báo rằng quân Mỹ đổ bộ ở cảng Davao phía Nam Mindanao, ông liền điều Sư đoàn 30 về phía đó. Nhưng tin này té ra chỉ do một ảo giác quan trắc tạo ra. Giờ đây lại được tin đoàn tàu Mỹ vào vịnh Leyte, sau khi quân Nhật vừa giáng cho hải quân Mỹ một đòn chí tử, ông lại càng do dự. Tin vào nhận định của Makino, ông chưa vội động binh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Thật ra, đoàn tàu Mỹ đã đổ một tiểu đoàn sơn chiến lên chiếm hai hòn đảo nhỏ Suluan và Homonhon án ngữ lối ra vào vịnh đồng thời cho các đội biệt kích người nhái lẻn vào thám sát kỹ càng các bãi đổ bộ trên bờ đảo Leyte. Những hoạt động này không được báo cho tướng Makino, vì số quân Nhật đồn trú trên hai đảo đó đã bị giết gần hết và trận bão vừa qua đã cắt đứt mọi đường dây liên lạc từ các đơn vị đến sở chỉ huy Sư đoàn mà ông không biết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
CUỘC ĐỔ BỘ THẮNG LỢI Ở LEYTE
Sau khi đã hủy diệt hầu hết lực lượng không quân và hải quân Nhật ở Philippines và vùng lân cận, Đại tướng McArthur nhận thấy không cần thiết phải đánh chiếm Mindanao ở phía Nam như kế hoạch dự kiến. Ông quyết định đánh thẳng vào hòn đảo chiến lược Leyte ở trung bộ Philippines để rút ngắn thời hạn chiến đấu.
Lực lượng chủ yếu để tấn công vào Philippines chính là Tập đoàn quân 6 Hoa Kỳ của Trung tướng Walter Krueger đã đổ bộ vào New Guinea, được tăng cường để trở thành một Tập đoàn quân hùng mạnh với quân số 165.000 người. Đạo quân này được tập trung tại thành phố cảng Houandia phía bắc New Guinea và tại đảo Manus cách đó 200 dặm về phía bắc. 420 hải vận hạm được điều động để chở số quân trên. 157 chiến hạm thuộc hạm đội 3 và hạm đội 7 Mỹ bao gồm 18 tàu sân bay, 6 thiết giáp hạm, còn lại là các tuần dương hạm, khu trục hạm… làm nhiệm vụ hộ tống và yểm trợ. Phục vụ trên tất cả các hạm tàu đó là hơn 50.000 sĩ quan và binh lính hải quân, kể cả Lực lượng đặc nhiệm 38 vừa chiến thắng ở Đài Loan quay về.
Như vậy, tổng số 215.000 người đã tham gia chiến dịch lớn nhất trên chiến tướng Thái Bình Dương do đích thân Đại tướng McArthur làm Tư lệnh
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trên suốt dọc đường hành quân từ New Guinea tiến tới vịnh Leyte (Philippines), đoàn chiến hạm khổng lồ của Mỹ không hề bị Nhật phát hiện. Bởi vì các căn cứ kiểm soát tuyến đường này là Palau (bên cánh phải) và Morotai (cánh trái) đã thuộc về người Mỹ, trong khi không quân và hải quân Nhật không còn khả năng thám sát vùng biển này.
Map-of-Leyte-Gulf-a.png

Tướng McArthur chọn Leyte làm nơi đổ bộ chính, là do những giá trị về vị trí và điều kiện tự nhiên của nó.
Đảo Leyte nằm giữa quần đảo Philippines, phía đông Bắc có đảo Samar tiếp liền tới đảo chính lớn nhất Luzon, phía Nam là Mindanao, đảo lớn thứ hai. Như vậy, chiếm được Leyte sẽ có một căn cứ trọng yếu để khống chế toàn quần đảo. Vịnh Leyte sâu kín tiếp giáp bãi biển phía đông đảo Leyte bằng phẳng chạy dài suốt 35 dặm rất thích hợp với việc đổ bộ. Tuy nhiên, bên trong bãi biển đó là những ruộng lúa, đầm lầy. Phần lớn còn lại của đảo là núi non và rừng rậm gây khó khăn cho mọi hoạt động quân sự.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trên đảo có 1 triệu dân, đa số sống bằng nghề nông. Một bộ phận người Philippines cùng 3.000 người Hoa và số ít người Âu, Mỹ, Nhật sống tại thành phố thủ phủ Tacloban ở phía Bắc và thị trấn Dulag phía Nam đảo. Cho đến phút cuối cùng, Sư đoàn 16 của Tướng Makino trấn giữ Leyte vẫn không hay biết gì về nguy cơ sắp ập lên đầu họ.
11 giờ đêm 19-10, theo sự chỉ dẫn của các ngọn đèn biển trên hai đảo nhỏ mà đội tiền tiêu đã chiếm từ hai hôm trước, đoàn tàu khổng lồ của lực lượng đổ bộ Mỹ từ từ tiến vào vịnh Leyte và thả neo ở vị trí đã định. Trong khi đó các lực lượng yểm trợ thuộc hạm đội 3 và hạm đội 7 sẵn sàng túc trục ngoài khơi.
Khi ánh mặt trời vừa hé rạng ở phía sau đoàn tàu, hải pháo trên các chiến hạm bắt đầu bắn như mưa lên bãi biển của đảo Leyte, thoạt tiên ở phía Bắc rồi chuyển dần xuống phía Nam.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Sau 5 giờ bắn phá long trời lở đất, đúng giờ H của ngày A theo kế hoạch(*), tức là 10 giờ sáng 20-10-1944, cuộc đổ bộ bắt đầu.
Chú thích: Tướng Mac Arthur gọi ngày đổ bộ ở Leyte (Philippines) là ngày “A” để phân biệt với ngày “D” là ngày quân Đồng minh đổ bộ ở Normandie (Pháp).

Sư đoàn kị binh số 1 tràn lên đoạn bờ biển phía Bắc được gọi là “Bãi Trắng”. Tiếp đó Sư đoàn bộ binh 24 tiến tới “Bãi Đỏ” bên sườn trái “Bãi Trắng”. Cả hai Sư đoàn cùng tiến về phía thủ phủ Tacloban. Quá một đoạn về phía Nam, Sư đoàn bộ binh 96 và hầu hết lực lượng pháo binh đổ bộ lên “Bãi Cam” và “Bãi Xanh”, ở tận cùng phía Nam, Sư đoàn bộ binh số 7 tràn vào “Bãi Tím” và “Bãi Vàng” và chiếm được thị trấn đầu tiên của Philippines là Dulag vào lúc giữa trưa. Tất cả các mũi tiến công chỉ gặp những ổ kháng cự yếu ớt và thiếu tổ chức của Nhật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Đứng trên đài chỉ huy của tuần dưỡng hạm Nashville, tướng McArthur trong bộ quân phục kaki theo dõi cuộc tấn công.
Gần 2 giờ chiều, ông cùng bộ tham mưu và nhóm phóng viên báo chí, phát thanh xuống một tàu đổ bộ chạy đến hải vận hạm John Land để đón Tổng thống Philippines Sergio Osmena (mới lên thay Tổng thống Manuel Quezon từ trần hồi tháng 7-1944) cùng Tổng Tư lệnh quân đội Philippines Carlos Romulo và các thành viên chính phủ Philippines đổ bộ lên bờ. Vừa đặt chân lên bãi cát, McArthur ra lệnh cho đài “Tiếng nói Tự do” phát sóng để truyền đi lời kêu gọi của ông:
“Hỡi nhân dân Philippines, tôi đã trở lại. Đội ơn Đức Chúa tối thượng, quân lục của chúng ta giờ đây lại đặt chân lên đất Philippines. Bên cạnh tôi có Tổng thống Sergio Osmena của các bạn, người kế vị nhà yêu nước Manuel Quezon đã quá cố, cùng toàn thể nội các của ông. Khi nào chiến trường đến gần làng mạc của các bạn, các bạn hãy nổi dậy chặn đánh quân Nhật. Vì quê hương, gia đình của các bạn, đánh! Vì các thế hệ con cháu tương lai, đánh! Nhân danh những cái chết thiêng liêng, đánh! Đừng để cho lòng mình mềm yếu. Hãy để cho mỗi cánh tay trở thành sắt thép. Đức Chúa thiêng liêng sẽ dẫn dắt chúng ta đi đến ngày toàn thắng!”.
Tiếp đó, Tổng thống Romulo kêu gọi nhân dân Philippines hợp tác với người Mỹ để giải phóng đất nước, lập lại nền dân chủ, khôi phục chính phủ hợp pháp để xây dựng lại quê hương.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Người Mỹ có thể hãnh diện về sự thành công dễ dàng trong cuộc đổ bộ này. Chỉ có 49 binh sĩ thiệt mạng trong chiến đấu. Sở dĩ như vậy là vì quân Nhật bị đánh bất ngờ, bị tổn thất do hải pháo và bị mất liên lạc với Sở chỉ huy Sư đoàn. Đại tá Kanao Kondo chỉ huy trung đoàn pháo binh 22 đã tố cáo tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 của ông là đào ngũ, mặc dù viên sĩ quan ấy biện bạch rằng tiểu đoàn của anh ta đã bị giết và bị thương gần hết, mà đại bác thì cũng không còn. Tướng Makino không nắm được chi tiết diễn biến của trận đánh. Đêm qua ông đã khinh suất cho dời sở chỉ huy ở Tacloban vào sâu bên trong đảo. Giờ đây ông không có gì hơn để báo cáo với cấp trên, ngoài tin địch đổ bộ. Ông ra một mệnh lệnh tổng quát cho Sư đoàn của mình: lui về phía Bắc hoặc phía Nam Leyte và cố thủ tại đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top