[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 8) Philippines

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Tại Manila, tướng Yamashita vô cùng bối rối vì tin tức từ Leyte không sáng sủa. Ông bỗng nhận được lệnh của Tổng hành dinh ở Tokyo: Tập đoàn quân 14 phải đánh trận quyết định ở Leyte. Nhận thấy mệnh lệnh này khó lòng thực hiện được, ông cố gắng thuyết phục nguyên soái Terauchi cho lui quân về giữ Luzon. Nhưng Tư lệnh Chiến trường phương Nam buộc ông phải phục tùng mệnh lệnh. Miễn cưỡng, Yamashita phải truyền lệnh đó cho tướng Suzuki ở Cebu.
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
921
Động cơ
320,149 Mã lực
View attachment 7525627
3-4-1942 – Quân đội Nhật chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Bataan, Philippines
View attachment 7525629
Ngày 9-4-1942, lực lượng Mỹ - Philippines ở Bataan khoảng trên 100.000 người đã phải đầu hàng Nhật Bản
Phải đến một tháng sau nữa, hôm 6 tháng 5 năm 1942, thì Lực lượng Mỹ trên đảo Corregido mới chịu đầu hàng, Trung tướng Jonathan Wainwright chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Philippines (mới thay thế MvArthur) bị Nhật Bản bắt làm tù binh
Philippines 1942_4_9 (2).jpg
Philippines 1942_4_9 (3).jpg
Cụ Ngao5 ơi, cụ có tư liệu gì về 100k và 15 viên tướng tù binh sau đó này không ạ? Em cám ơn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Trận hải chiến lớn nhất lịch sử Vịnh Leyte, Philippines
Samar.jpg

Coi Leyte là nơi diễn ra “trận đánh quyết định”, Bộ Tư lệnh Hải quân Nhật tung vào đây hầu hết lực lượng cường tráng còn lại của mình. Tuy nhiên, họ vẫn chưa biết rằng các lực lượng hùng mạnh của hạm đội thứ 3 và hạm đội thứ 7 Hoa Kỳ đã túc trục ngoài khơi bờ biển phía đông Philippines để sẵn sàng yểm trợ cho cuộc đổ bộ ở Leyte.
Hạm đội Cơ động của Phó Đô đốc Ozawa từ Nhật Bản tiến xuống, gồm có 2 thiết giáp hạm Ise và Hyuga đã cải tiến thành tàu sân bay, tàu sân bay nặng Zuikaku, các tàu sân bay nhẹ Zutho, Chitose, Chiyoda nhưng tổng số máy bay chỉ còn 120 chiếc.
Lực lượng Đột kích thứ nhất của Phó Đô đốc Takeo Kurita từ Singapore tiến sang, gồm 4 thiết giáp hạm (trong đó có 2 chiếc khổng lồ là Yamato và Musashi), 13 tuần dương hạm, 19 khu trục hạm nhưng lại không có tàu sân bay. Thiếu sót này sẽ làm cho người Nhật phải trả giá đắt về sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngày 20-10, khi quân Mỹ đổ bộ ở Leyte thì đoàn chiến hạm của Kurita còn dừng chân tại Borneo (Indonesia). Ông được lệnh hành quân gấp đến vịnh Leyte ngày 25-10 để tiêu diệt hạm đội Mỹ ở đây.
Bộ Tu lệnh Hạm đội Liên hợp lại ra lệnh cho Lực lượng Đột kích thứ nhất tách làm hai bộ phận, như hai gọng kìm cùng tiến đánh sau lưng hạm đội Mỹ ở vịnh Leyte vào ngày 25-10. Do đó, phó Đô đốc Kunta ra lệnh cho Phó Đô đốc Teisi Nishimura dẫn một đoàn tàu chiến từ Biển Đông tiến theo eo biển Surigao (giữa Mindanao và đảo Leyte) để vào vịnh Leyte. Còn Kurita, với đại bộ phận cũng sẽ tới vịnh đó cùng lúc, nhưng theo eo biển San Bernardino (phía Bắc đảo Leyte).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngày 22 tháng 10, Lực lượng Đột kích rơi vào ổ phục kích của hai tàu ngầm Darter và Dace của Mỹ. Vào lúc 5 giờ 25 sáng, thuyền trưởng Mac Clintock của tàu ngầm Darter chọn chiến hạm dẫn đầu làm mục tiêu. Các ống phóng ngư lôi đều hướng vào tuần dương hạm Atago là kỳ hạm của Kunta. Chiếc này bị chìm ngay. Phó Đô đốc Kurita chuyển soái kỳ qua thiết giáp hạm Yamato, niềm kiêu hãnh của hải quân Nhật.
Trong lúc đó thuyền trưởng Clagett của tàu ngầm Dace chọn chiếc tuần dương hạm Maya làm mục tiêu. Ngư lôi được phóng ra, tuần dương hạm nặng này bị chìm. Thế là chưa vào trận chiến mà Nhật đã bị mất 2 tàu lớn.
Tư lệnh Lực lượng Đột kích thứ nhất sắp xếp lại cách di chuyển, hai thiết giáp hạm Yamato và Musashi (hai chị em song sinh giống nhau, đóng cùng một lúc) đi giữa, xung quanh là các tàu yểm trợ. Họ rời biển Đông, đi về phía đông vào biển Sibuyan bên trong quần đảo Philippines thông với eo San Bernardino.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
8 giờ sáng 24-10, khi còn cách eo San Bernardino không xa, đoàn tàu của Kurita bị máy bay trinh sát Mỹ phát hiện. Ông diện về Manila xin được không quân yểm trợ. Chính lúc đó toàn bộ máy bay còn lại ở đây gồm 180 chiếc đã bay đi đánh hạm đội thứ 3 Hoa Kỳ đang hoạt động ở vùng biển phía đông Philippines, nơi gần eo biển nói trên. Các máy bay Nhật đánh chìm được tàu sân bay nhẹ Princeton, nhưng chúng đã bị máy bay của hạm đội Mỹ bắn rơi hầu hết.
Lúc 8 giờ 37 phút, Đô đốc Halsey hạ lệnh tấn công đoàn tàu Nhật mà máy bay trinh sát của ông đã phát hiện. 12 chiến đấu cơ Hellcat yểm trợ cho 22 máy bay oanh tạc cất cánh từ các tàu sân bay Enterprise và Cabot đi tìm hạm đội Nhật. Một mạng lưới phòng không dày đặc đan chéo nhau không cho máy bay Mỹ vào gần Lực lượng Đột kích Nhật, nhưng có vài máy bay Hoa Kỳ cũng tiếp cận được. Chiến hạm Musashi bị trúng một trái bom và một trái ngư lôi, nhưng quả thực như tên gọi, nó không chìm. Thủy thủ đoàn chế ngự được những thiệt hại. Chiếc Yamato cũng bị trúng bom, nhưng vẫn vững vàng chiến đấu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Buổi trưa, Đô đốc Halsey mở đợt tấn công thứ hai của 24 máy bay phóng ngư lôi. Chiếc Musashi, mục tiêu mà người Mỹ chọn lựa, lãnh đủ 3 trái, nhưng vẫn không hề hấn gì.
Kurita điện về Manila, điện cho cả Phó Đô đốc Ozawa đang trên đường hành quân, kêu gào máy bay yểm trợ. Nhưng máy bay Nhật vẫn bặt tăm hơi.
Đợt thứ ba, gồm những chiếc máy bay xuất phát từ tàu sân bay Lexington (1) và Essex đã ném nhiều bom trúng thiết giáp hạm khổng lồ Musashi. Chiếc này chỉ chậm lại chứ không chìm .
Chú thích (1) Đây là chiếc Lexington mới, không phải chiếc Lexington đã bị chim ở biển San Hô hồi tháng 5-1942
Đến đợt thứ tư, các máy bay xuất phát từ tàu sân bay Enterprise và Franklin tiến công liên tiếp, giết hạm trưởng, hạm phó, sĩ quan pháo thuật của chiếc Musashi, hủy diệt hệ thống phát điện. Tàu nghiêng về một bên, tốc độ giảm còn 15 hải lý/giờ.
Chiếc Musashi chịu đựng thêm 5 quả bom trúng đích và 12 ngư lôi. Cuối cùng, Tư lệnh Kurita ra lệnh cho tàu rời khỏi vòng chiến trở về Borneo cùng 2 khu trục hạm hộ tống (2). Từ lúc xuất phát đến giờ, chưa vào được Leyte mà phía Nhật mất đi một siêu thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm nặng, 2 khu trục hạm. Đó là vì Kurita quá tin vào “cây dù yểm trợ” của máy bay xuất phát từ các sân bay trên đảo Luzon. Suốt thời gian chịu đòn, không thấy bóng dáng một máy bay nào của Nhật cả.
Chú thích (2) Chiếc này không về đến Borneo và chìm trong eo biển Mindoro.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Hạm đội Cơ động của Phó Đô đốc Ozawa đang còn cách đảo Luzon 300 hải lý thì bắt được điện cầu cứu của Lực lượng Đột kích thứ nhất. Đoàn tàu xả hết tốc lực xuôi Nam. Ông nghĩ rằng sự hiện diện của Hạm đội Cơ động có thể lôi kéo hạm đội Mỹ và các máy bay của họ về phía mình, nhờ đó mà Lực lượng đột kích thứ nhất “nhẹ gánh”, có thể đi qua eo biển San Benlardino một cách an toàn và sớm đến vịnh Leyte. Nói cách khác, ông hy sinh lực lượng của bản thân mình làm mồi nhử để bạn mình chu toàn trách nhiệm.
Ozawa bèn phóng lên không 76 máy bay già nua, xấu nhất đi đánh các tàu sân bay Mỹ. Nhưng vì các máy bay này thuộc gần 20 loại khác nhau nên Đô đốc Halsey đánh giá là máy bay của căn cứ trên đất liền, chứ không phải xuất phát từ tàu sân bay (1). Vì vậy ông ta không rơi vào bẫy của người Nhật giăng ra. Đợi mãi, không thấy người Mỹ đến, Ozawa ra lệnh cho 2 tàu sân bay cải tiến Ise và Hyuga với 5 tàu ngầm yểm trợ, thọc sâu về hướng nam với nhiệm vụ làm sao cho máy bay trinh sát Hoa Kỳ bắt gặp. Và quả thực, Hoa Kỳ bắt gặp họ. Ozawa điện cho Lực lượng Đột kích thứ nhất biết kế hoạch của ông.
Chú thích (1) thường thì máy bay cũng như phi công trên tàu sân bay đều là loại tốt nhất.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Lần này Đô đốc Halsey rơi vào cái bẫy của Nhật với ý nghĩ rằng:
– Nếu để thoát hạm đội tàu sân bay Nhật, sẽ bị người ta chỉ trích là thiếu tinh thần tiến công.
– Hạ các tàu sân bay Nhật, sẽ không còn sợ hiểm nguy từ phía biển nữa.
Hạm đội số 7 của Đô đốc Kinkaid ở gần vịnh Leyte sẽ đủ sức đánh tan đoàn chiến hạm Nhật nếu chúng qua eo San Bernardino tiến đến đó.
Vì vậy, ông ta cho thành phần chủ yếu của hạm đội là Lực lượng đặc nhiệm 38 bao gồm 3 phân đội tàu sân bay tiến về phía bắc. Nhờ đó, Lực lượng Đột kích thứ nhất của Nhật đã được giải thoát, trong khi Kurita vẫn không nhận được bức điện của Ozawa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Chiến sự ở vùng kế cận vịnh Leyte
Trong lúc Phó Đô đốc Kurita đang bận rộn với nhiệm vụ vượt qua eo biển San Bernardino thì phân hạm đội của ông ta, dưới quyền chỉ huy của phó Đô đốc Nishimura đã an toàn suốt chuyến đi và đang ở cửa eo Surigao. Nishimura đặt soái kỳ trên thiết giáp hạm Yamashiro và phân hạm đội của ông còn có thiết giáp hạm Fuso, tuần dương hạm nặng Mogami và 4 khu trục hạm. Khi vào eo biển Surigao, Nishimura nhận được điện của Kurita, ra lệnh cho ông cứ đánh theo kế hoạch, còn Lực lượng Đột kích thứ nhất không đến kịp giờ hẹn vì bị tiến công liên tục.
Buộc phải chiến đấu đơn độc với kẻ thù mà ông biết là rất mạnh, Nishimura cầm chắc cái chết của phân hạm đội và của bản thân mình. Nhưng đối với ông, cái chết không nghĩa lý gì. Vì vậy, không chút do dự Nishimura tiến vào trận địa.
Bên kia eo biển, mở rộng ra là vịnh Leyte, nơi quân Mỹ đổ bộ và hạm đội 7 của Chuẩn đô đốc Kinkaid đang chực sẵn.
Đoàn tàu Nhật nhờ đêm tối vượt qua eo Surigao một cách an toàn vào lúc 2 giờ 40. Nhưng chưa lọt được vào vịnh Leyte, họ đã bị địch chặn lại.
Đúng 3 giờ đêm rạng ngày 25-10, người Mỹ khai hoả đầu tiên. Một loạt ngư lôi trúng vào chiến hạm Fuso, rồi kỳ hạm Yamshiro cũng bị trúng.
Về phía Mỹ, Chuẩn đô đốc Jesse Oldendorf được Chuẩn đô đốc Kinkaid giao cho một lực lượng gồm 6 thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm nặng, 4 tuần dương hạm nhẹ và 28 khu trục hạm để ngăn chặn quân Nhật, và ông đã chu toàn nhiệm vụ với sự trợ giúp của không quân quanh vùng. Sau 2 tiếng đồng hồ giao tranh, phân hạm đội của Nishimura bị tiêu diệt gần hết. Phó Đô đốc Nishimura chết cùng kỳ hạm của mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Lực lượng Đột kích thứ hai do Phó Đô đốc Kiyohide Shima chỉ huy, đang làm nhiệm vụ yểm trợ các đoàn tàu đi ngang qua vùng biển Philippines thì được tin “quyết tâm” của Bộ Tư lệnh Hạm đội Liên hợp chọn vịnh Leyte làm nơi đánh trận quyết định. Ông xin phép được dẫn lực lượng của mình tham gia vào trận đánh. Shima chỉ có trong tay 2 tuần dương hạm nặng là chiếc Nachi và chiếc Ashigara, 1 tuần dương hạm nhẹ và 4 khu trục hạm.
Ông cũng chọn con đường mà phân hạm đội Nishimura đã đi và đi sau phân hạm đội này 30 dặm.
Khi cuộc chiến giữa hạm đội thứ 7 Mỹ và phân hạm đội Nishimura vừa tàn thì Shima vào được vịnh Leyte, nhưng chỉ còn có thể thu gom những người sống sót và hộ tống cho chiếc tàu Nhật duy nhất còn lại là khu trục hạm Shigure bị thương nặng lui khỏi vòng chiến. Shima không tấn công hạm đội Mỹ vì ông không muốn lực lượng mỏng manh và đơn độc của mình bị hủy diệt như phân hạm đội của Nishimura.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Trong lúc chiến sự đang sôi động ở gần vịnh Leyte, phó Đô đốc Kurita cho đoàn tàu của mình đi vào eo San Bemardino. Đây là một eo biển hẹp với dòng nước chảy tốc độ 8 hải lý/ giờ, quả là một kỳ công về tài năng hải hành. Điều kỳ công hơn nữa là toàn thể mọi người trên hạm đội đã trải qua 72 giờ bị tấn công liên tiếp không được ngủ. Lúc 6 giờ 27 sáng, khi đoàn tàu đang ở phía đông bờ biển đảo Samar, thiếu uý quan trắc viên Shiego Hirayama đứng trên đài quan sát nhìn về phía trước và không tin ở mắt mình. Anh ta đếm được 4 cột buồm cao và theo lối kiến trúc thì đó là tàu sân bay Mỹ.
Ngươi Nhật cảm thấy ước mơ của họ đang biến thành hiện thực. “Trận đánh quyết định” với các tàu sân bay Mỹ sắp bắt đầu! Kurita gửi một bản vô tuyến điện về Bộ Tư lệnh Hạm đội Liên hợp:
“Nhờ trời giúp chúng tôi có cơ hội để tiến công hạm đội Mỹ. Đánh tàu sân bay trước và tiêu diệt hạm đội còn lại sau”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Trước mặt họ là một phân đội gồm 6 tàu sân bay hộ tống loại nhỏ (mỗi chiếc có 28 máy bay) và 7 khu trục hạm, do Chuẩn đô đốc Clifton Sprague chỉ huy, thuộc hạm đội thứ 7 Hoa Kỳ đang làm nhiệm vụ yểm trợ cho đoàn tàu đổ bộ Mỹ ở vịnh Leyte.
Đúng 6 giờ 58, hải pháo của chiếc Yamato khai hoả, bắn những trái đạn 3. 220 cân Anh (khoảng 1. 600 kg). Nòng của hải pháo này dài đến 23 m. Kurita ra lệnh “tổng tấn công”, mọi tàu Nhật đổ xô vào đối thủ.
Đạn của các đại pháo Nhật khi nổ phát ra những màu xanh, đỏ, vàng, tím để sĩ quan pháo thuật dễ dàng nhận dạng và diều chỉnh. Đô đốc Sprague kêu cứu. Biết rằng những chiếc tàu sân bay nhỏ của mình không thể chịu đựng cuộc tấn công này quá 5 phút, ông ra lệnh cho 3 khu trục hạm Hoel, Harmann và Johnston tấn công tàu Nhật để các tàu sân bay lẩn tránh.
Chiếc Johnston phóng ra một chùm ngư lôi, 2 trái trúng thiết giáp hạm Kumano nhưng chiếc Johnston trúng đạn 1,6 tấn bị thương nặng.
Khu trục hạm Hoel nhắm vào chiếc Haguro phóng một loạt ngư lôi nhưng sau đó bị đạn hải pháo trúng buồng máy.
Khu trục hạm Harmann cũng nhắm vào chiếc Haguro phóng một loạt ngư lôi nhưng chiếc này tránh được.

Chiếc Hoel bị tuần dưỡng hạm nặng Kongo cố tình đụng trúng và chìm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Các tàu sân bay của Sprague được lệnh cho phóng máy bay lên tấn công hạm đội Nhật. Giữa các tàu này và tàu Nhật, khoảng cách chỉ có 30 km (1).
Chú thích (1) Tầm bắn của hải pháo Nhật là 33 km. Thiết giáp hạm Yamato cũng như thiết giáp hạm Musashi được trang bị 18 hải pháo 475 li. Từ xưa đến nay chưa có hải pháo nào to như thế. Ngoài ra, mỗi chiếc còn có 24 pháo 127 mm, 48 pháo 40 mm và 50 pháo 20 mm.

Hai chiếc Gambier Bay và Kainin Bay bị người Nhật nhắm làm mục tiêu, đạn một tấn rưỡi rơi xung quanh tàu. Một trái rơi xuống xuyên thủng boong tàu, nổ ở buồng máy chiếc Gambier Bay, khiến chiếc này bị loại khỏi vòng chiến và chìm lúc 8 giờ 45 phút.
Nhiều tốp máy bay ném bom từ hạm đội thứ 7 Mỹ đến tăng viện cho Sprague đã dồn dập tiến công đoàn tàu của Kurita, đánh bị thương 3 tuần dưong hạm nặng, buộc Lực lượng Đột kích thứ nhất của Nhật phải lùi bước. Trong khi đó, đoàn tàu sân bay Mỹ rút khỏi chiến trường và Kurita không sao tìm được chúng.
9 giờ 27 phút, Kurita ra lệnh bỏ các mục tiêu này, tiến về phía nam, vào vịnh Leyte để tiêu diệt đoàn tàu đổ bộ Mỹ ở đây đang chở quân trang, quân dụng cần thiết cho lục quân trên đảo. Trận đánh ở phía đông đảo Samar gần lối vào vịnh Leyte đã kết thúc.
Nhưng Sprague không vui mừng được lâu. Lúc 10 giờ 50 ông bỗng thấy 9 máy bay Nhật tiến về các tàu sân bay của mình. Năm chiếc Zéro trang bị bom nổ trên cánh, do Trung tá Yukio Seki chỉ huy lao đầu vào tàu sân bay Kitkun Bay, nhưng cả 5 đều bị bắn rơi xuống nước.
Hai chiếc khác lao đầu vào tàu sân bay Fanshaw Bay, nhưng bị bắn nổ vào lúc cuối cùng ngay khi còn trên không. Hai chiếc còn lại định đâm đầu vào tàu sân bay White Pluins nhưng một chiếc bị bắn rơi, chiếc kia bị thương bốc khói đã đổi hướng đâm sâu vào tàu sân bay Saint Lo nổ tan, đánh chìm chiến hạm này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngươi Mỹ đã gặp những cuộc tấn công đầu tiên của phi đội Kamikaze tức Thần Phong do các phi công quyết tử Nhật tiến hành (1).

Chú thích (1) Trước những tổn thất của hải quân không gì bù đắp nổi từ 9-1944 một số phi công Nhật đã lao máy bay chở bom của mình vào chiến hạm Mỹ để “đổi mạng”.
Giữa tháng 10-1944, phó Đô đốc Takiiiro Onishi được phái sang Philippines. Ông đã gom góp gần 100 máy bay và phi công còn lại ở đây để lập ra đội bay quyết tử đầu tiên đặt tên là Kamikaze tức Thần phong (theo tên gọi trận bão năm 1570 đánh chìm hạm đội Mông Cổ đang trên đường xâm lăng Nhật Bản).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Gần trưa hôm đó, đoàn chiến hạm chỉ còn 15 chiếc đủ khả năng chiến đấu của Kurita đến ngưỡng cửa vịnh Leyte. Ông bỗng nhận được tin, có lẽ do máy bay trinh sát Nhật đánh đi, báo rằng một hạm đội tàu sân bay địch hiện đang ở cách cửa vịnh Leyte 113 dặm về phía bắc. Lúc 11 giờ 40 ông lại được tin có nhiều hạm tàu địch từ trong vịnh Leyte tiến ra. Kurita trở nên lưỡng lự. Ông đoán rằng đoàn tàu đổ bộ Mỹ đã chuyển hết số vũ khí quân trang quân dụng lên bờ, nay bắt đầu quay trở về Hơn nữa, qua bức điện nhận được từ chiếc khu trục hạm Shigure còn sống sót của phân hạm đội Nishimura, ông biết lực lượng yểm trợ của không quân và hải quân Mỹ ở đây rất mạnh, có khả năng tiêu diệt cả lực lượng của ông. Phải hy sinh Lực lượng đột kích thứ nhất để đánh chìm những tàu vận tải trống rỗng là điều khó chấp nhận. Ngược lại, nếu tìm được đoàn tàu sân bay địch, thì với sự trợ giúp của không quân trên mặt đất (ông vẫn tin rằng lực lượng này còn tồn tại), Kurita sẽ giáng cho địch một đòn quyết định.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, lúc 12 giờ 35 phút Kurita hạ lệnh cho đoàn chiến hạm của ông quay về phía Bắc để tìm diệt các tàu sân bay Mỹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Thật ra, phó Đô đốc Kurita đã đi một nước cờ sai.
Vì không nhận được bức điện của Ozawa nên Kurita không biết rằng Hạm đội Cơ động Nhật đã thu hút đoàn tàu sân bay chủ lực của Lực lượng đặc nhiệm 38 thuộc hạm đội thứ 3 Hoa Kỳ đi quá xa về phía Bắc. Do đó, nếu buổi sáng ông đã lầm tưởng mình giao chiến với các tàu sân bay chủ lục của Halsey, thì giờ dây ông lại tưởng lầm rằng mình đã nắm được vị trí của các tàu sân bay đó. Bởi thế, ông đã rời bỏ vịnh Leyte để đuổi theo một mục tiêu mơ hồ không phải như ông tưởng.
Theo đuổi mục tiêu đó, Kurita đã bỏ lỡ cơ hội có thể lọt vào vịnh Leyte. Bởi vì, sau khi đã tiêu diệt phân hạm đội Nishimura, chủ lục của hạm đội thứ 7 Mỹ lúc đó vẫn còn tập trung ở gần eo biển Surigao, phía nam vịnh Leyte, mà không phòng ngừa một cuộc đột nhập vào vịnh từ phía bắc. Nghĩa là Lực lượng Đột kích của Kurita có thể tiêu diệt xong đoàn tàu đổ bộ Mỹ trong vịnh rồi mới phải quay ra đối phó với hạm đội thứ 7 Hoa Kỳ. Vả chăng hạm đội này cũng không quá mạnh: trong số 6 thiết giáp hạm của Oldendorf thì 5 chiếc là những tàu cũ từng bị đánh đắm hoặc bị trọng thương ở Trân Châu Cảng, mới được trục vớt lên và sửa chữa lại.
Người Nhật sẽ còn phải than tiếc khi biết rằng đoàn tàu đổ bộ Mỹ ở vịnh Leyte lúc bấy giờ vẫn chưa chuyển hết số vũ khí quân trang lên bờ. Trong số đó có 23 tàu đổ bộ LST chở xe tăng, 28 tàu vận tải cỡ 22.000 tấn chở các vỉ sắt lót đường băng và các vật liệu khác để lập sân bay dã chiến. Nếu số tàu này bị đánh chìm thì - như tướng McArthur đã thừa nhận - đạo quân Mỹ đã đổ bộ sẽ “bị đặt vào tình thế nguy hiểm”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Số phận của Hạm đội Cơ động Nhật
Ngay buổi sáng 25-10, 3 máy bay trinh sát của Lực lượng đặc nhiệm 38 Mỹ đã phát hiện được Hạm đội Cơ động Nhật. Đúng 8 giờ, Đô đốc Halsey mở đợt tấn công đầu tiên bằng 180 máy bay, kể cả oanh tạc cơ và chiến đấu cơ. Ozawa tung hết số chiến đấu cơ ít ỏi của mình lên ngăn chặn, nhưng bị bắn rơi hết xuống biển. Ngay từ những phút đầu tiên, tàu sân bay nhẹ Chitose trúng ngư lôi, chìm. Rồi một trái bom nổ phá tan buồng máy khu trục hạm Akizuki. Một ngư lôi khác trúng tàu sân bay nặng Zuikaku đồng thời cũng là kỳ hạm.
Qua đợt thứ hai, tàu sân bay nhẹ Chiyoda bị đánh cháy, đồng thời chiếc Zuikaku bị đánh trọng thương. Nếu trong trận chiến gần quần đảo Marianas, phó Đô đốc Ozawa chỉ chịu rời kỳ hạm Taiho khi bị ép buộc, vì còn mong chết theo nó; thì lần này, ông ta rời kỳ hạm Zuikaku một cách nhẹ nhàng, vì đã làm xong việc hy sinh cho Lực lượng Đột kích thứ nhất đi vào Leyte.
Đợt tấn công thứ ba, gồm 100 máy bay, nhằm vào 2 tàu sân bay Zuikaku và Zuiho. Lúc 1 giờ trưa, chiếc Zuiho hốc cháy; còn chiếc Zuikaku, vốn đã bị đợt hai đánh trúng, đợt ba lại đánh bồi thêm mà mãi đến 2 giờ chiều mới chìm.
Đợt 4, máy bay Mỹ tập trung vào tàu sân bay cải tiến Ise và đánh chìm chiếc Zuiho.
Cuối cùng, hầu hết chiến hạm thuộc Hạm đội Cơ động chìm dưới đáy biển. Một sự hy sinh vô ích, vì phó Đô đốc Kurita không hoàn tất nhiệm vụ đánh chìm tàu tiếp vận đang xuống hàng ở vịnh Leyte.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Chỉ 10 phút sau khi Kurita ra lệnh rời vịnh Leyte quay về phía Bắc, 70 máy bay vẫn xuất phát từ các tàu sân bay hộ tống cỡ nhỏ của Spraque như lúc sáng, lại tiến công đoàn tàu của Kurita, đánh bị thương hai chiến hạm. Tiếp đó, thêm 147 máy bay thuộc phân đội tàu sân bay thứ tư của Đô đốc Halsey để lại ở vùng này, đến tấn công nhưng không hiệu quả. Các đợt tiến công này làm Kurita càng thêm tin chắc rằng đoàn tàu sân bay chủ lực của Halsey đang ở rất gần ông. Nhưng vì thiếu máy bay trinh sát nên Kurita không sao phát hiện được các tàu sân bay Mỹ. Đến 6 giờ tối, khi không còn đủ nhiên liệu để tiếp tục truy lùng, Kurita đành hạ lệnh thẳng tiến tới eo San Bemardino để trở về căn cứ. Trên đường về, Lực lượng Đột kích thứ nhất còn bị không quân Hoa Kỳ đuổi theo oanh tạc ráo riết, đánh đắm 1 thiết giáp hạm và 2 tuần dương hạm ở gần biển Sibyan.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Trong các trận hải chiến quanh quần đảo Philippines từ sáng 22 đến sáng 26-10, hải quân Mỹ chỉ bị thiệt hại nhẹ: 1 tàu sân bay nhẹ, 2 tàu sân bay hộ tống cỡ nhỏ và 3 khu trục hạm bị đánh chìm. 1 tàu sân bay nhỏ và 1 khu trục hạm bị thương. Mục tiêu của Nhật là hủy diệt đoàn tàu đổ bộ Mỹ đã không đạt được.
Ngược lại, phía Nhật đã tổn thất rất nặng: 1 tàu sân bay nặng, 3 tàu sân bay nhẹ, 3 thiết giáp hạm, 6 tuần dương hạm nạng, 3 tuần dương hạm nhẹ và 10 khu trục hạm bị đánh đắm. Hàng chục hạm tàu khác bị thương. Như vậy, hải quân Nhật đã mất hầu hết số tàu sân bay, phần lớn số thiết giáp hạm và tuần dương hạm nặng. Sau 4 ngày chiến đấu, Nhật mất 300.000 tấn trọng tải tàu, bằng 1/4 tổng khối lượng tàu Nhật bị chìm kể từ đầu chiến tranh. Tổn thất không thể bù đắp này làm cho Hải quân Hoàng gia suy yếu đến mức chỉ còn đóng vai trò thứ yếu trong giai đoạn còn lại của chiến tranh.
Người Nhật muốn có một “Trận đánh quyết định” ở Philippines, họ đã được toại nguyện, nhưng với thất bại chiến lược thuộc về phía Nhật. Kèm theo đó là một thất bại chiến thuật: lục quân Nhật ở Philippines hết hy vọng ở sự trợ giúp của hải quân, tướng Yamashita phải tự lo liệu lấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top