[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 4) Quần đảo Solomons

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
Mộ phu (29).jpg

1920-1929 – Một đội ngũ công nhân lên tàu đi "xuất khẩu lao động" tại Cap-St. Jacques (Vũng Tàu)
Mộ phu (36).jpg

Hải Phòng 1920-1929 – Trại Ferriez (Avenue de Belgique nay là phố Lê Lợi): một gia đình công nhân nhập cư trước khi được đưa vào trại cách ly
Mộ phu (37).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
Ở Tân Thế giới, người Việt cũng như những người phu xứ khác (người Indonesia, người Nhật) phải tuân thủ chế độ bản địa. Bị giới hạn trong các lán trại, họ không thể tự do đi lại; muốn cư ngụ tại Nouméa cũng phải có giấy phép; khế ước ký thế nào thì phải thực hiện y nguyên, không thể thay đổi.
Sau khi Thế chiến 2 chấm dứt, một số dân phu nổi loạn (1946-47) nên bị nhà chức trách Pháp buộc hồi hương. Dân Nouvelle Calédonie cũng có thái độ bài Việt, đòi đuổi phu Việt Nam về nước.
Từ tháng 8 năm 1947 đến tháng 10 năm 1950, bốn chuyến tàu đưa 1.791 Việt kiều về nước.
Sau Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam bị chia thành hai nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Vì đa số phu là gốc Bắc, họ muốn về lại miền Bắc nhưng Pháp chỉ công nhận chính thể Việt Nam Cộng hòa nên vấp phải trở ngại ngoại giao. Cùng lúc đó cả dân địa phương Tân Thế giới lẫn phu Việt Nam đều ráo riết vận động đòi Pháp giải quyết vấn đề.
Tình hình dần lắng xuống khi Pháp bãi bỏ quy tắc l'indigénat (bản địa) năm 1946, cho phép phu Việt Nam làm các nghề khác ngoài nghê phu mỏ hay phu đồn điền.
Thực hiện nguyện vọng hồi hương, Chính phủ ta và Pháp ký thoả thuận để những người Việt Nam trở về nước. Chính phủ ta tài trợ 100% việc vận chuyển Việt kiều từ Tân Đảo và Tân Thế giới về nước, mang theo tài sản không hạn chế và không mất tiền cước
Tháng 7 năm 1963, tàu khách đường dài Elizabeth II thuê của Anh đã chở khoảng 1.000 Việt kiều từ Tân Đảo và Tân Thế giới cập cảng Hải Phòng
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
Ông Việt kiều Tân Đảo mua nhà của gia đình em kể rằng, trước 1946 đời sống phu đồn điền buồn bã và khổ. Người dân bản địa trèo cây, hái và bổ dừa lấy cùi, ông và các con lái xe tải của chủ chở cùi dừa từ những đồn điền về nơi chế biến. Năm 1963, ông kể cho em rằng người Mỹ sử dụng Tân Đảo để đánh Nhật Bản ở Solomon. Em chỉ nhớ mang máng trong chuyện cổ tích ông già Khốt ta bít (lâu rồi không nhớ có chính xác không), có đứa trẻ nhặt được một cái hũ sành, mở ra là vua Solomon bị giam mấy ngàn năm trong hũ. Em biết "Solomon" theo truyện và cũng chẳng biết nó ở đâu và tại sao đánh nhau ở đó. Khi quân đội Mỹ rút về nước, họ cho dìm vũ khí, xe cộ xuống biển. Ông Việt kiều này xin xỏ người Mỹ chiếc xe Jeep mà họ dự tính sẽ dìm. Lính Mỹ dìm chiếc xe Jeep xuống mép nước cho phải phép để tối đến bố con ông Việt kiều ra lấy về. Tháng 9 năm 1963, sau khi mua nhà em thì ông ấy cho em ngồi chiếc xe Jeep này khá nhiều lần để đi đây đi đó, với tư cách “người dẫn đường”. Ông ấy cho gia đình em một cuộn dây điện ba pha của Mỹ, to bằng ngón tay cái, vỏ bọc cao su, in năm sản xuất là 1944. Nhà em sử dụng nó đến 1990, thì bỏ đi, thay dây mới
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
New Caledonia 1942 (1).jpg

1942 - Lính Mỹ lên tàu vận tài neo ờ đảo New Caledonia (Tân Thế giới) để đến chiến đấu ở Quần đảo Solomon
New Caledonia 1942 (2).jpg

1942 – Đại tá Roy Gerfen; Thiếu tướng Alexander Palch; Chuẩn tường E. B. Sebroe; Đại tá Homewood tại New Caledonia

New Caledonia 1942 (3).jpg

1942 – Lính Mỹ trong một ngôi làng ở New Caledonia
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
New Caledonia 1942_9_28 (1).jpeg

Một con suối gần đó cung cấp cho nhóm y tá Quân đội Hoa Kỳ đóng quân ở New Caledonia một nơi tuyệt vời để bơi và tắm vào ngày 28 tháng 9 năm 1942. Bơi lội, đi bộ đường dài và săn bắn hầu như là những trò giải trí duy nhất dành cho các y tá trên đảo. Ảnh: Wallace Kirkland

New Caledonia 1942_11 (1).jpg

11-1942 – vận chuyển máy bay P-38 qua thành phố Nouméa (New Caledonia)
New Caledonia 1942_11 (2).jpg
New Caledonia 1942_11 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
New Caledonia 1943_2_12 (1).jpg

12-2-1942 – Cảng Noumea, New Caledonia
New Caledonia 1943_9_14 (1).jpg

14-9-1943 - Trong chuyến công du khu vực chiến tranh Thái Bình Dương cho Hội Chữ thập đỏ, Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt dừng chân ở New Caledonia (Tân Thế giới).
New Caledonia 1943_10 (1).jpg

10-1943 – binh sĩ New Zealand xuất kích từ cảng Sandy Beach (New Caledonia) để tham gia đánh Nhật Bản ở mặt trận Thái Bình Dương
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
New Caledonia 1944 (1).jpg

Những người bản xứ địa phương biểu diễn các điệu múa truyền thống cho khán giả của các sĩ quan Đồng minh, vào khoảng năm 1942-44. Chào mừng các quý cô của đoàn ca múa, ở hàng ghế đầu là Trung tướng M.F. Harmon (trái), một sĩ quan Pháp, và Đô đốc William F. Halsey, USN (đội mũ bảo hiểm chống nắng, ở bên phải). Cuộc khiêu vũ diễn ra ở Công viên Thị trấn Noumea (New Caledonia)
New Caledonia 1944 (2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
New Caledonia 1944 (3).jpg

1944 – những người lính tín hiệu của Hải quân đến trên những con ngựa thồ tại một tháp tín hiệu tiền đồn ở New Caledonia trong Thế chiến thứ hai. Cờ "Tam tài” (ba màu) của Pháp và cờ "Nước Pháp chiến đấu" đang tung bay từ cột buồm trên đất liền
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
New Hebrides 1942 (1).jpg

1942 – Căn cứ hải quân của Đồng minh Espiritu Santo ở New Hebrides (Quần đảo Tân Đảo), nay là nước Cộng hoa Vanuatu
New Hebrides 1942_5_28 (1).jpg

28-8-1942 - cẩu máy bay F4F Wildcat từ APV Kitty Hawk sang ACV Long Island, ờ cảng Fila, New Hebrides (Port Vila, Vanuatu)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
New Hebrides 1942_6 (1).jpg

6-1942 - máy kéo bánh xích kéo máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless lên bến tàu Espiritu Santo, New Hebrides (Tắn Đảo)
New Hebrides 1942_8_5 (1).jpg

Khu trục hạm USS Tucker (DD-374) bị chìm gần Đảo Malo, Espiritu Santo, New Hebrides, vào ngày 5 tháng 8 năm 1942. Nó dính phải một quả thủy lôi của quân mình sau khi đi vào một bãi mìn phòng thủ không báo trước vào tối ngày 3 tháng 8 và chìm vào sáng sớm hôm sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,929
Động cơ
420,694 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Ông Việt kiều Tân Đảo mua nhà của gia đình em kể rằng, trước 1946 đời sống phu đồn điền buồn bã và khổ. Người dân bản địa trèo cây, hái và bổ dừa lấy cùi, ông và các con lái xe tải của chủ chở cùi dừa từ những đồn điền về nơi chế biến. Năm 1963, ông kể cho em rằng người Mỹ sử dụng Tân Đảo để đánh Nhật Bản ở Solomon. Em chỉ nhớ mang máng trong chuyện cổ tích ông già Khốt ta bít (lâu rồi không nhớ có chính xác không), có đứa trẻ nhặt được một cái hũ sành, mở ra là vua Solomon bị giam mấy ngàn năm trong hũ. Em biết "Solomon" theo truyện và cũng chẳng biết nó ở đâu và tại sao đánh nhau ở đó. Khi quân đội Mỹ rút về nước, họ cho dìm vũ khí, xe cộ xuống biển. Ông Việt kiều này xin xỏ người Mỹ chiếc xe Jeep mà họ dự tính sẽ dìm. Lính Mỹ dìm chiếc xe Jeep xuống mép nước cho phải phép để tối đến bố con ông Việt kiều ra lấy về. Tháng 9 năm 1963, sau khi mua nhà em thì ông ấy cho em ngồi chiếc xe Jeep này khá nhiều lần để đi đây đi đó, với tư cách “người dẫn đường”. Ông ấy cho gia đình em một cuộn dây điện ba pha của Mỹ, to bằng ngón tay cái, vỏ bọc cao su, in năm sản xuất là 1944. Nhà em sử dụng nó đến 1990, thì bỏ đi, thay dây mới
thời năm 63 đó mà dân HP được sở hữu xe ô tô cá nhân hả cụ? nếu có xe khéo ko có xăng mà đổ ấy chứ :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
New Hebrides 1942_10_26 (1).jpg

26-10-1942 – tàu chở lính SS President Coolidge bị chìm sau khi trúng một quả thuỷ lôi của quân mình cài ở lối vào Căn cứ hải quân Espiritu Santo, New Hebrides (Tắn Đảo)

New Hebrides 1942_10_26 (2).jpg

26-10-1942 – tàu chở lính SS President Coolidge bị chìm sau khi trúng một quả thuỷ lôi của quân mình cài ở lối vào Căn cứ hải quân Espiritu Santo, New Hebrides (Tắn Đảo)
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
New Hebrides 1942_10_26 (1).jpg

26-10-1942 – tàu chở lính SS President Coolidge bị chìm sau khi trúng một quả thuỷ lôi của quân mình cài ở lối vào Căn cứ hải quân Espiritu Santo, New Hebrides (Tắn Đảo)

New Hebrides 1942_10_26 (2).jpg

26-10-1942 – tàu chở lính SS President Coolidge bị chìm sau khi trúng một quả thuỷ lôi của quân mình cài ở lối vào Căn cứ hải quân Espiritu Santo, New Hebrides (Tắn Đảo)
Thời đấy thiết kế tàu còn đơn giản. Trúng 1 quả thủy lôi mà đã chìm.
 

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,077
Động cơ
480,119 Mã lực
Ông Việt kiều Tân Đảo mua nhà của gia đình em kể rằng, trước 1946 đời sống phu đồn điền buồn bã và khổ. Người dân bản địa trèo cây, hái và bổ dừa lấy cùi, ông và các con lái xe tải của chủ chở cùi dừa từ những đồn điền về nơi chế biến. Năm 1963, ông kể cho em rằng người Mỹ sử dụng Tân Đảo để đánh Nhật Bản ở Solomon. Em chỉ nhớ mang máng trong chuyện cổ tích ông già Khốt ta bít (lâu rồi không nhớ có chính xác không), có đứa trẻ nhặt được một cái hũ sành, mở ra là vua Solomon bị giam mấy ngàn năm trong hũ. Em biết "Solomon" theo truyện và cũng chẳng biết nó ở đâu và tại sao đánh nhau ở đó. Khi quân đội Mỹ rút về nước, họ cho dìm vũ khí, xe cộ xuống biển. Ông Việt kiều này xin xỏ người Mỹ chiếc xe Jeep mà họ dự tính sẽ dìm. Lính Mỹ dìm chiếc xe Jeep xuống mép nước cho phải phép để tối đến bố con ông Việt kiều ra lấy về. Tháng 9 năm 1963, sau khi mua nhà em thì ông ấy cho em ngồi chiếc xe Jeep này khá nhiều lần để đi đây đi đó, với tư cách “người dẫn đường”. Ông ấy cho gia đình em một cuộn dây điện ba pha của Mỹ, to bằng ngón tay cái, vỏ bọc cao su, in năm sản xuất là 1944. Nhà em sử dụng nó đến 1990, thì bỏ đi, thay dây mới
Trên 2 đảo này còn người Việt ko cụ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
New Hebrides 1942_12_2 (1).jpg

1942 - Thuỷ phi cơ PBY Catalinas tại Căn cứ Luganville, Segond Channel, Espiritu Santo, New Hebrides (Tân Đào)
New Hebrides 1943_6_16 (1).jpg

Đô đốc Chester W. Nimitz, Tổng tư lệnh Hải quân Thái Bình Dương, thăm Trụ sở Chỉ huy không quân Nam Thái Bình Dương của Phó Đô đốc Aubrey W. Fitch tại Button, Espiritu Santo, New Hebrides, vào ngày 16 tháng 6 năm 1943. Có mặt, từ trái sang phải: Thiếu tướng Ralph H. Mitchell, USMC; Thiếu tướng Holland M. Smith, USMC; Đô đốc Chester W. Nimitz, USN; Phó Đô đốc Aubrey W. Fitch, USN và Đô đốc William F. Halsey
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
3-4-1944 – Căn cứ hải quân của Đồng minh Espiritu Santo ở New Hebrides (Quần đảo Tân Đảo), nay là nước Cộng hoà Vanuatu
New Hebrides 1944_4_3 (3).jpg
New Hebrides 1944_4_3 (4).jpg
New Hebrides 1944_4_3 (5).jpg
New Hebrides 1944_4_3 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
3-4-1944 – Căn cứ hải quân của Đồng minh Espiritu Santo ở New Hebrides (Quần đảo Tân Đảo), nay là nước Cộng hoà Vanuatu
New Hebrides 1944_4_3 (1).jpg
New Hebrides 1944_4_3 (2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
Trên 2 đảo này còn người Việt ko cụ.
Solomon Islands (0__1).jpg

Tân Đảo (nay là cộng hoà Vanuatu) và Tân Thế giới là hai vùng lãnh thổ khác nhau
Cộng hoà Vanuatu có chừng 240.000 người, trong số này người Việt chiếm 2% nghĩa là chừng 5.000 người. Thu nhập đầu người của Cộng hoà Vanuatu chừng 2/3 của Việt Nam. Người Việt ở đó chủ yếu là buôn bán và dịch vụ nên cũng dễ thở
Tân Thế giới tạm gọi là "lãnh thổ hải ngoại của Pháp" chiếm 25% trữ lượng Niken toàn thế giới, kinh tế phát triển bậc nhật khu vực tây nam Thái Bình Dương, dân số cũng chỉ chừng 250.000 người, thu nhập đầu người chừng 42.000 USD (gấp chục lần Việt Nam), người Việt ở đó cũng trên 5.000 người vì nhiều Việt Kiều Tân Đảo không trở về Tân Đảo mà sang lập nghiệp ở Tân Thế giới
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,615 Mã lực
thời năm 63 đó mà dân HP được sở hữu xe ô tô cá nhân hả cụ? nếu có xe khéo ko có xăng mà đổ ấy chứ :)
Ông Việt Kiều mua nhà em thuộc loại giàu nhất nhì Tân Đảo, bà thông gia với ông ta cũng vậy.
Ông có chiếc xe Jeep cũ mèm, ông nghĩ rằng mang về Việt Nam để chạy loanh quanh thôi nhưng nó uống xăng cũng ác
Con trai cả của ông năm nay còn thì cũng 94 tuổi, có bà mẹ vợ giàu có, chỉ mỗi cô con gái, anh ấy hiền lành, mang về
1. một cái xe Land Rover tựa hình dưới, màu rêu, đẹp lắm, chạy khá êm dù đã có tuổi
Land Rover Series I (3).jpg

2. một xe mô tô trên 200 phân khối của Anh sản xuất, mới tinh, em không nhớ tên, đẹp vô cùng
3. một máy phát điện kiêm máy cắt hàn 63 KVA của Anh, mới tinh
Chắc anh ta cũng nghĩ tới làm ăn riêng tư ở Việt Nam
Anh con trai thứ hai, lái xe chở dừa cho một chủ người Pháp. Biết anh hồi hương, người chủ chẳng có quà gì, tặng luôn chiếc xe tải anh đang lái. Xe này nhìn bên ngoài chỉ còn cái sàn gỗ phẳng nham nhở phía sau, không có vây rào xung quan, cabin thì móp tróc sơn vì chạy đường rừng
Năm 1963, miền Bắc sau cải tạo kinh tế chỉ có một thành phần kinh tế là nhà nước, hoặc Công tư hợp doanh, nên xăng không bán cho tư nhân. Vì là Việt Kiều mới về nên ỉ oi cũng được cấp phiếu mua xăng nhỏ giọt.
Chán quá, họ bán tất cả những thứ kể trên
1. Chiếc Jeep bán cho quân đội, tính ra mua được căn nhà trị giá 2 tỷ ngày nay
2. Chiếc Land Rover cũng bán được 4.000 đồng, tính theo giá nhà đất thời nay khoảng 7 tỷ
3. Chiếc máy phát điện kiêm máy cắt hàn, giá mua khá mắc nhưng cũng chỉ bán được 4.000 đồng (7 tỷ ngày nay)
4. Chiếc xe mô tô trên 200 phân khối đẹp thế mà cũng chỉ bán được 2.700 đồng, bằng đúng giá tiền chiếc xe cá xanh cá ươn. Lý do là chỉ có nhà nước mua xe trang bị cho cán bộ, mà cán bộ không ai đi xe to, thời đó chuộng xe motobecan cá xanh, cá vàng cho nên chỉ bán ngang với chiếc xe cá xanh mà thôi
5. Chiếc xe tải bán cho nhà máy nước Hải Phòng với giá 2.700 đồng. Quá được giá, vì nhà nước lúc đó thiếu ô tô trầm trọng. Xe tải chủ yếu phục vụ chở hàng vào Đồng Hới, Quảng Bình để gùi vào nam theo đường 559. Cả miền bắc lúc đó huy động chỉ được 800 xe tải các loại để phục vụ quân đội, nên chiếc xe tã nát này mới bán được giá đó. Phải tới mùa thu 1966 thì loạt xe tải ZiL-130 và IFA W50L của Đức mới đổ bộ vào Việt Nam
Năm 1965, anh rê em, lúc đó 30 tuổi, dạy học ở xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào được một ông lãnh đạo huyện (Chủ tịch hoặc Bí thư huyện) mời lên gặp để nhờ mua xe máy Motobecan cá xanh ở Hải Phòng (vì nhiều Việt kiều ở đây). Lúc mua xong anh rể đèo em một vòng quanh phố. Xe đó giá 2.700 đồng, tương đương giá trị căn nhà Hải Phòng ngày nay 5 tỷ. Anh ấy bảo tương đương 13,5 tấn thóc. Thời đó mọi thứ đều "quy ra thóc". Ngày nay 13,5 tấn thóc giá chừng 130 triệu. Thế mới biết đất cát tăng chóng mặt, giờ thì đâm chếm nhau, con đốt mẹ cũng vì đất
 
Chỉnh sửa cuối:

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,929
Động cơ
420,694 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
View attachment 7496782
Tân Đảo (nay là cộng hoà Vanuatu) và Tân Thế giới là hai vùng lãnh thổ khác nhau
Cộng hoà Vanuatu có chừng 240.000 người, trong số này người Việt chiếm 2% nghĩa là chừng 5.000 người. Thu nhập đầu người của Cộng hoà Vanuatu chừng 2/3 của Việt Nam. Người Việt ở đó chủ yếu là buôn bán và dịch vụ nên cũng dễ thở
Tân Thế giới tạm gọi là "lãnh thổ hải ngoại của Pháp" chiếm 25% trữ lượng Niken toàn thế giới, kinh tế phát triển bậc nhật khu vực tây nam Thái Bình Dương, dân số cũng chỉ chừng 250.000 người, thu nhập đầu người chừng 42.000 USD (gấp chục lần Việt Nam), người Việt ở đó cũng trên 5.000 người vì nhiều Việt Kiều Tân Đảo không trở về Tân Đảo mà sang lập nghiệp ở Tân Thế giới
3 năm trước trong dịp tết nguyên đán cũng chiếu bộ phim tài liệu về cs của những người V ở 2 vùng đất này. Có 1 ông thuộc hàng giàu nhất nhì quốc đảo thì phải.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top