[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 12) Mưa bom trên đất Nhật

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Bom “A” và việc Liên Xô tuyên chiến với Nhật
Ngày 16-7, bom nguyên tử nổ thí nghiệm thành công ở sa mạc Alamogordo thuộc tiểu bang New Mexico. Giới lãnh đạo Hoa Kỳ hết sức vui mừng, nhưng vẫn còn những ý kiến phản đối việc sử dụng bom nguyên tử. Chính tiến sĩ James Franck cùng 7 nhà khoa học nổi tiếng khác đã bác bỏ việc sử dụng phát minh khoa học lớn lao này vào việc tàn sát nhân loại. Đô đốc Leahy Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cũng không tán thành việc đó.
Còn tướng Arnold, Tư lệnh tập đoàn không quân 20 thì cho rằng không cần phải dội bom “A”. Chỉ cần tiếp tục dội bom thường, nước Nhật cũng sẽ đầu hàng. Đại tướng Dwight Eisenhower cho rằng, dội bom “A” là vô ích vì Nhật Bản đã ở trên bờ vực thẳm, và việc đó sẽ làm cho thế giới sau này oán trách Hoa Kỳ vì đã sử dụng vũ khí tàn bạo.
Nhưng Tổng thống Truman dựa vào sự ủng hộ của đa số giới lãnh đạo quân sự vẫn quyết định ra lệnh cho Đại tướng Carl A. Spaatz, Tư lệnh không quân chiến lược chuẩn bị “hành quân”(1).
(1) Lệnh rằng. “Không đoàn 509, thuộc sư đoàn 20 không lực phải sẵn sàng dội bom, kể từ ngày 3-8-1945, khi nào thời tiết cho phép. Một trong 4 mục tiêu sau, do quí vị chọn lựa: Hiroshima. Kokura, Niigata và Nagasaki. Chuẩn bị một máy bay chở bom và một máy bay chở các chuyên gia khoa học đi quan sát bom nổ. Máy bay sau này sẽ bay cách xa nơi bom nổ vài kilômet
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Hiroshima
Ngày 4-8, tuần dương hạm Indianapolis thả neo ở ngoài khơi đảo Tinian (quần đảo Marianas). Nhiều tàu con chở các sĩ quan cao cấp tới tấp cập vào tuần dương hạm. Họ muốn chính mắt thấy “báu vật” đang nằm trong hầm tàu. Đó là một khối hình trụ bằng kim loại, nặng vài trăm kg, chứa bên trong là chất U235, bên ngoài bọc chì. Tàu con chở “quái vật” này về đảo, còn chiếc Indianapolis trở về Hoa Kỳ (1).
(1) Bốn ngày sau, chiếc tàu ngầm Z38 của Nhật dưới quyền chỉ huy của trung tá Mochitsura Nashimoto phóng 3 ngư lôi vào tàu lndianapolis. Nó chìm trong vòng 12 phút. Điều không thể tưởng tượng nổi là hạm đội Hoa Kì không được tin gì về tàu này suốt trong 4 ngày mà cứ tưởng là nó vẫn di chuyển binh thường! Vì vậy trong số 1196 thuyền viên và sĩ quan chỉ có 316 người sau đó được vớt lên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Bom đã đến Tinian, nơi đây, hàng chục chiếc pháo đài bay B-29 chờ sẵn. Nhưng Hoa Kỳ muốn theo dõi phản ứng của Nhật với bản Tuyên cáo Potsdam rồi mới sử dụng bom. Các phần của trái bom “A” được ráp lại trong một căn nhà lều có máy điều hoà nhiệt độ, nằm kế cận sân bay Tinian. Quả bom hoàn chỉnh trông giống như một trái bom thường nhưng lại to hơn, thế thôi.
Không đoàn 509 bấy lâu nay đã được tập luyện để ném một trái bom “đặc biệt”. Vì vậy họ cần có những thao tác đặc biệt. Chỉ có Đại tá Paul Tibbets biết được nhiệm vụ trọng yếu này, các thành viên còn lại thì không. Khu đóng quân của họ bị vây lại trong rào kẽm gai, ai muốn vào ra phải có phép đặc biệt.
Đêm 4-8, bốn chiếc B-29 bị tai nạn khi cất cánh tại sân bay Tinian. Đại uý quân cụ Parsons, người chịu trách nhiệm gắn kích hoả vào trái bom “A” nói với tướng chỉ huy trưởng phi trường:
- Nếu máy bay chở “A” bị tai nạn và nổ, toàn đảo sẽ là nạn nhân đầu tiên của nó vậy.
Vị tướng trả lời:
- Chúng ta chỉ còn biết cầu nguyện mà thôi.
Đại uý quân cụ nói:
– Vậy tôi sẽ theo máy bay và gắn kích hoả trên không trung, sau khi rời xa đảo nhé!
 

mb.vaynganhang

Xe tăng
Biển số
OF-392447
Ngày cấp bằng
16/11/15
Số km
1,134
Động cơ
258,322 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xin thứ lỗi vì tuổi trẻ xem phim tuyên truyền của bọn Mẽo: Trân Châu Cảng, đã hò reo trường đoạn gần cuối phim khi Phi đội Mỹ không kích Nhật Bản!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Chiều 5-8-1945, trái bom được gắn vào chiếc pháo đài bay B-29 bốn động cơ, có tên là Enola Gay, do chính Đại tá không đoàn trưởng Tibbets lái, phi công phụ là Đại uý Lewis. Đại uý quân cụ Parsons leo lên máy bay, tập gắn kích hoả cho quen. Lúc 10 giờ đêm, phi hành đoàn được mời đến phòng họp hành quân. Đại tá Tibbets thông báo cho họ biết về nhiệm vụ đi bỏ bom nước Nhật. Ông nói thêm:
- Chúng ta đã được huấn luyện mấy tháng nay để thi hành một nhiệm vụ đặc biệt. Và hôm nay chúng ta sẽ trắc nghiệm được kết quả của thời gian luyện tập vừa qua. Chúng ta sẽ bỏ một trái bom khá nặng, tầm mức phá hoại ngang bằng 20.000 tấn thuốc nổ TNT. Nếu chúng ta thành công, lịch sử loài người sẽ rẽ sang một khúc ngoặt lớn.
Đoạn ông ta cho biết:
- Bay trước chiếc Enola Gay là 3 máy bay quan trắc khí tượng. Họ đi trước 60 phút, đến dò xét mục tiêu. Như thế chiếc Enola vẫn có thể theo dõi mục tiêu vào phút chót. Đi kèm với Enola có 2 máy bay chở các nhà khoa học và dụng cụ chụp ảnh. Sau đó, phi hành đoàn được phát kính thợ hàn để không chói mắt khi bom nổ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Viên mục sư Tin lành William Downey đến làm lễ. Ông ta nói: “Chúng ta hãy cầu xin cho hoà bình sớm trở lại trên trần thế. Cầu xin Thượng đế phù hộ cho những người bay lên trong đêm nay sớm được trở về bình an”.
Và đúng 2 giờ 45 phút rạng ngày 6-8, chiếc Enola Gay và các máy bay chở các nhà quan sát khoa học và quay phim cất cánh khỏi Tinian lao vút lên trời, tiến về thành phố của Định Mệnh.
Khi máy bay lên độ cao 1.000 m thì Đại uý quân cụ chui xuống hầm đụng bom. Nhờ người phụ tá là trung uý Jappson soi đèn, ông ta gắn kích hoả. Sau 30 phút, ông ta trồi lên và báo với trưởng đoàn phi hành: “OK! Mọi việc đã xong”.
Máy bay bay độ 2 tiếng thì có tiếng rì rì ở máy intercom (điện thoại nói với nhau bên trong máy bay). Tiếng của viên trung sĩ xạ thủ phía đuôi máy bay hỏi với giọng của dân ngoại ô New York: “Xin lỗi Đại tá, có phải chúng ta đang đi thả nguyên tử năng không?”.
Đại tá Tibbets trả lời:
– Anh nói gần đúng đấy.
Khi bay ngang qua đảo Iwo Jima, Tibbets gọi vô tuyến xuống đất: “An toàn, bay tới mục tiêu'. Đoạn anh ta dùng intercom nói với phi hành đoàn: “Này các anh, bắt đầu từ lúc ta nhìn thấy nước Nhật, hãy gìn giữ mồm miệng. Mọi lời nói sẽ được ghi vào đây, vì đây là sứ mệnh lịch sử, hiểu chứ! Tiện đây tôi long trọng loan báo: Chúng ta là những người đầu tiên đi ném bom nguyên tử!”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Thành phố Hiroshima là mục tiêu trong danh sách bốn thành phố được chọn. Nó nằm ở bờ biển tây-nam Nhật Bản. Từ trước đến nay nó không bị không kích, mặc dù nơi đây có Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 và cũng là một cảng tầm cỡ. Tuy vậy, hơn 120.000 dân đã rời về thôn quê; trong thành phố còn lại 245.000 người.
Vào lúc 6 giờ sáng một máy bay quan trắc của Mỹ bay đến rồi đi, dân cũng không thèm xuống hầm. Lúc 7 giờ 09 (giờ Tokyo) còi báo động lại nổi lên nhưng trên bầu trời chỉ có một chiếc máy bay 4 động cơ mà thôi, dân chúng Hiroshima cũng không chú ý đến.
Trên chiếc máy bay quan trắc Straight Flush, trung uý Keunet Wey, người quan sát mục tiêu có thể nhìn thấy Hiroshima và sông Ota rõ như lòng bàn tay mình vậy. Máy bay này báo tin cho chiếc Enola qua vô tuyến điện: “Hiroshima, mây thấp, quan sát tốt. Đề nghị: bỏ bom nơi này”.
Đại tá Tibbets lúc đó ở độ cao 10.000m, bắt được bản tin quay sang nói với quan sát viên, Đại uý Van Kim: “Hiroshima nhé!”.
Lúc 7 giờ 50, máy bay bay qua đảo Shikoku. Qua một eo biển và trước mặt họ đã là thành phố cảng Hiroshima trên bờ đảo Honshu.
Lúc 8 giờ 09, Tibbets báo qua hệ thống intercom: “Chúng ta chuẩn bị thả bom. Các anh mang kính lên trán. Tôi đếm ngược từ 9 đến 0; khi đến 5 các anh đưa kính xuống che mắt. Sau khi thấy ánh sáng chói, vẫn để kính như thế thêm một thời gian nữa”.
Phía sau chiếc Enola, chiếc Great Artiste chở các nhà khoa học và chiếc số 91 cũng đến vị trí đúng hẹn.
Trên chiếc Enola, Thiếu tá Thomas Ferabee, chịu trách nhiệm nhấn nút cho bom rơi, đang nhắm mục tiêu. Ông ta thấy rõ bảy cửa của sông Ota chạy bên dưới, rồi dùng lái tự động nhắm vào khu cầu Aioi nói: “Đúng rồi!” và nhấn nút.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Hiroshima (1_5_3).jpg

Chiếc đồng hồ này dừng lại ở thời điểm chính xác của vụ nổ quả bom nguyên tử mang tên "Little Boy" được máy bay ném bom Boeing B-29, ném xuống Hiroshima vào lúc 8:15 sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945. Ảnh: Jazz Editions

Lúc ấy là 8:15:17 AM cửa hầm bom mở ra tự động và trái bom chúi xuống Hiroshima. Máy bay nhẹ bớt nên có khuynh hướng vụt lên. Trong lúc đó, cửa hầm bom của chiếc Great Artiste cũng mở ra: một ống tròn giống như bình chữa cháy rơi xuống, một chiếc dù bung ra. Đó là máy ghi, đo và phát tín hiệu cho biết về bom nổ.
Theo nguyên tắc, bom rơi 43 giây phải nổ. Khi thấy chiếc máy bay B29 bay ngang, một số người dân Hiroshima nghĩ rằng: “À, máy bay quan sát khí tượng trở lại đấy” Một vài người thấy chiếc dù mở ra, họ cho rằng có lẽ máy bay trúng đạn phòng không, phi công Mỹ nhảy dù ra. Cách cầu Aioi độ 100m, anh lính quân dịch Shimoyama đứng bên ngoài sân trại nhìn lên trời, thấy một vật gì rơi từ máy bay. Người Nhật quá quen với bom chùm, cho nên một quả bom đơn độc làm họ rất ngạc nhiên, và không nghĩ đó là bom. Cho đến khi một ánh sáng kinh hoàng màu đỏ bùng lên tựa như “Mặt trời bể tan từng mảnh”.
Bom nổ cách mặt đất 600m tạo thành một quả cầu lửa lớn với đường kính độ 100m.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Chỗ Shimoyama đứng cách nơi nổ không xa lắm, anh ta cảm thấy như là bị đẩy bay đi. Khi tỉnh dậy, kính cận thị trên đôi mắt vẫn còn. Cách nơi nổ độ 1km về hướng Bắc, Đại uý Hideo Sematoo, đại đội trưởng, đang tháo chiếc giày cao cổ. Bỗng cả mái nhà rơi xuống và cháy. Nhưng ông ta vẫn còn bình tĩnh nghĩ là mình đã trải qua các chiến trường Mãn Châu, Trung Hoa, Singapore, Mã Lai, New Guinea mà không chết, không lẽ bây giờ lại chết cháy hay sao. Ông ta cố len lỏi ra khỏi đống gạch vụn, nhìn xung quanh, xa thật xa, chỉ thấy mặt đất bằng, còn nhà cửa thì đâu mất. Tất cả đều biến mất, cả lâu đài Hiroshima và Sở chỉ huy Của Tập đoàn quân số 2. Ông ta lội qua sông Ota, đến bên kia bờ, thấy vô số binh sĩ Nhật cùng các nữ y tá phục vụ tại bệnh viện bò ra đây. Phần lớn tóc đã cháy, da như bị ai lột ra từng mảng.
Tại nhà thờ Thiên Chúa giáo, linh mục Hugo Lassalle (một người Đức) nghe máy bay bay qua đầu liền mở cửa sổ ra, nhìn thấy cả bầu trời màu vàng cam. Liền đó trần nhà đổ sập. Ào chạy ra ngoài, ông ta gặp một linh mục khác, cũng người Đức. Hai người đi mãi không biết đi đâu nhưng chân cứ bước tới. Cách nơi nổ 1km, gia đình anh Tarao quây quần bên đứa bé gái mới sinh sáng nay. Vợ anh, chị Tomita ngẩng đầu lên nghe như có tiếng hú đâu đây, rồi ngôi nhà đổ ập xuống. Vài phút sau, hết bàng hoàng, chị ta tìm đứa bé sơ sinh, thấy nó nằm trên chiếc bàn máy may. Còn ông chồng thì dưới đống gạch vụn đang trên hai đứa con lớn. Đứa con gái đầu lòng còn sống sót, chui đầu ra khỏi đống gạch, còn đứa con trai giữa đã biến mất.
Cách nơi bom nổ độ 1km về phía Nam là Trường đại học Hiroshima, gần như là không bị tàn phá. Đồng hồ dừng lại lúc 8 giờ 15.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Bác sĩ Fumio Shigeto đang trên đường từ nhà đến bệnh viện thành phố. Khi còn cách nơi bom nổ 2.000m, ông ta bước bên cạnh nhà ga tàu điện. Đoạn một vầng sáng bùng lên trên bầu trời và một nhóm học trò gái đang đi trước mặt ông, tựa như những hình bóng ma quái, tan biến dần. Cảm trong đầu tiên của ông là Mỹ bỏ bom cháy. Xung quanh ông, hàng trăm người chạy tán loạn, la khóc. Bỗng một cô gái, mặc đồ y tá, đến cạnh nhờ ông đến gấp cứu một cặp vợ chồng bác sĩ bị thương nặng.
Đến nơi, ông chỉ có thể chích một mũi long não và một mũi cầm máu mà thôi, vì cơ thể quái lạ của con bệnh gần như bị lột hết da.
Qua cuộc phỏng vấn những người còn sống sót, người ta ghi nhận được những sự kiện sau đây:
Những người gần nơi bom nổ, không nghe tiếng nổ nào cả, chỉ thấy ánh sáng bùng lên. Những người cách đó khoảng 3km nghe như tiếng sấm sét kéo dài.
Gần cảng Kure, cách nơi nổ 13km, anh Kitiyama nghe tiếng nổ tương tự như một kho đạn nổ.
Ngoài khơi, các nhân viên cứu hộ đang trục vớt một tàu ngầm bị chìm, bỗng nghe một tiếng sấm sét lạ kì.
Tại thành phố Hiroshima dường như là ngũ hành bị xáo trộn. Cột khói cao lên trời, toả thành hình một cái nấm, làm không khí lạnh bên trên kết tụ rơi xuống thành mưa. Dân chúng còn sống sót sợ hãi vô cùng vì những giọt mưa màu đen rơi xuống trên thân thể họ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Qua kính thợ hàn, phi hành đoàn của chiếc Enola Gay thấy một cột lửa cao biến thành hình cầu, dần dần leo lên không trung, đến độ cao 50.000 feet thì toả rộng ra. Họ gỡ kính và thấy đó là một đám mây hình cái nấm.
Bỗng nhiên có một cái gì đó làm rung chuyển chiếc máy bay một cách mãnh liệt. Phi công trưởng Tibbets hô to: “Coi chừng phòng không địch!”. Nhưng Đại uý quân cụ nói trong intercom: “Không phải, đó là đợt sóng do vụ nổ gây ra”. Máy bay bay một vòng để có thể thấy cảnh Hiroshima.
Người đầu tiên phát biểu qua hệ thống intercom là trung sĩ xạ thủ sau đuôi máy bay Caron. Anh ta la lên: “Thánh thần ơi! Ghê quá”.
Phi công phụ Lewis nói: “Chúa ôi! Chúng ta đã làm việc gì thế?”.
Viên sĩ quan phi hành Van Kirk chỉ nói rằng: “Thế là chiến tranh chấm dứt”.
Kế đó những tiếng reo hò vang lên, sau đó họ nghĩ đến những kẻ xấu số bên dưới.
Phi công trưởng ra lệnh cho vô tuyến điện viên phát ra một bản tin không mã hoá: “Kết quả tốt về mọi mặt”.
Đại uý Parsons đánh mật mã: “Thành đạt về mọi phương diện, kết quả thấy được cao hơn cả khi thử nghiệm. Trong máy bay, mọi việc bình thường. Trở về Tinian”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Cách đó vài cây số, trên chiếc Great Artiste, các nhà khoa học nhìn vào máy móc mang theo.
Tiến sĩ Benlard Waldman, một giáo sư vật lí ở Notre Dame ngồi ở vị trí của sĩ quan bỏ bom, mắt dán vào chiếc máy ảnh, chụp lia lịa. Khi máy bay nghiêng qua một bên, trung uý không quân Russell Gackenback, sĩ quan phi hành, lấy máy ảnh riêng ra chụp Hiroshima, thành phố không còn nữa (1).
(1) Về hình ảnh của Hiroshima có hai loại:
- Ảnh của Waldman chụp bằng máy móc chính thức và tối tân thì lại rửa hư ở Tinian, không có ảnh.
- Ảnh của trung uý Gackenback, chụp bằng máy ảnh cá nhân rất tốt, rõ.
- Dưới đất có người Nhật tên Kimura chụp và đem rửa tại nhà. Anh ta đứng chụp cách nơi bom nổ 2km, ảnh tốt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Đến 14 giờ 58 phút, chiếc Enola Gay đáp xuống đường băng sân bay Tinian. Hàng trăm người chạy đến bên máy bay. Khi phi hành đoàn vừa bước xuống, Tướng Spaatz, Tư lệnh Lực lượng không quân Chiến lược gắn huy chương DSC lên ngực Đại tá Tibbets.

Tin bom nổ đến Washington vào lúc gần 12 giờ đêm 5 tháng 8 (giờ Washington). Người nhận được là Tướng Groves. Lúc 4 giờ sáng ngày 6 tháng 8, ông nhận được một bức điện thứ hai, xác nhận điều trên. Ông thông báo cho tướng Marshall, Tổng Tham mưu trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Stimson biết. Stimson ra lệnh cho phát thanh thông điệp đã soạn sẵn của Tổng thống Hoa Kỳ (lúc ấy còn đang lênh đênh ở Đại Tây Dương, trên đường về nước sau Hội nghị Potsdam). Thông điệp có đoạn viết:
“Đây là trái bom “A”, sức mạnh của nó được lấy ra từ sức mạnh của vũ trụ. Mặt trời cũng lấy sức mạnh từ đó mà ra.
Vì muốn tránh cho Nhật Bản khỏi bị một cuộc tàn phá chưa hề thấy trong lịch sử loài người mà các nước Đồng Minh đã cho bản Tuyên cáo Potsdam ngày 26-7-1945 nhưng người Nhật đã từ chối đề nghị này. Giờ đây, nếu họ không đầu hàng vô điều kiện, họ có thể trông chờ nhũng tai hoạ tương tự như Hiroshima từ trên trời rơi xuống”
Hiroshima (1_1a).jpg

6-8-1945 – Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đọc báo cáo về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima trong khoang của ông trên tàu tuần dương USS Augusta (CA-31) trên đường trở về Hoa Kỳ từ Hội nghị Potsdam (Đức)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Phản ứng ở Tokyo
Sáng hôm ấy, thông tấn xã Domei báo tin cho Đổng lí văn phòng dinh Thủ tướng 8akomizu về lời tuyên bố của Tổng thống Truman. Và lần đầu tiên, ông ta nghe được hai tiếng “bom A”. Xúc động lớn nhung ông ta thấy ngay đây là cơ hội bằng vàng để “hoà” mà không ai phải mất mặt. Giờ thì khỏi đổ lỗi cho phe quân nhân đánh giặc dở, cũng không thể đổ lỗi cho Bộ trưởng quân giới vì không sản xuất đầy đủ vũ khí, đạn dược, chỉ cần đổ cho bom “A”. Sau đó ông ta điện thoại cho Thủ tướng .
Trong buổi họp Hội đồng nội các ngay sau đó, Bộ trưởng ngoại giao Togo đề nghị Nhật Bản nên chấp nhận ngay các điều kiện của Tuyên cáo Potsdam, hầu tránh cho nhân dân những thảm hoạ khác. Như muốn nhắn gửi cho phe quân nhân, ông ta nói:
- Trong tình huống hiện nay, không ai trách chúng ta được. Với sự xuất hiện của bom “A”, chiến lược chiến thuật trong chiến tranh đã thay đổi căn bản.
Nhưng phe quân phiệt vẫn còn ngoan cố. Tướng Anami, Bộ trưởng quốc phòng nói:
– Làm sao biết chắc chắn đó là bom “A”. Ta chỉ nghe Truman nói như thế nhưng đó cũng có thể là một lối hù doạ mà thôi.
Lúc này phe quân phiệt không còn đầy đủ sáng suốt để nhận định thế cuộc nữa.
Có người trong Hội đồng bộ tướng nói:
– Vậy nếu xảy ra một Hiroshima thứ hai thì trách nhiệm hoàn toàn đè lên lương tâm phe quân nhân vậy.
Đến khi ấy, tướng Anami mới chịu đi đến một thoả hiệp. Mời giáo sư Nishima, nhà vật lý ưu tú nhất nước Nhật cùng với Trưởng cục quân báo, tướng Seizo Arisue đến Hiroshima điều tra.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Đến nơi, giáo sư Nishima quan sát thành phố, hỏi một số người cuối cùng nói với tướng Arisue: “Đó là một loại bom lấy từ nguyên tử của chất uranium, tương tự như vũ khí mà tôi đang nghiên cứu”.
Bước vào văn phòng làm việc của Nhật hoàng tại hoàng cung lúc 13 giờ 30 ngày 7-8, Hoàng thân Chưởng ấn Koichi Kido gập mình vái ba lần và tâu trình:
– Tâu Hoàng thượng, thần được tin thành phố Hiroshima bị tàn phá ngày hôm qua. Địch quân chỉ dùng một trái bom mà thôi.
Nhật hoàng hỏi:
– Báo cáo mới nhất như thế nào?”.
Kido đáp:
– Trình tâu, cả thành phố bị tiêu diệt, 130.000 người chết và bị thương. Điều quan trọng nhất là sáng nay Tổng thống Hoa Kỳ Truman đã ra tuyên cáo. Qua đó chúng ta biết quả bom rơi xuống Hiroshima là bom nguyên tử.
Nhật hoàng nhìn vào chốn xa xăm, suy nghĩ, thở dài và nói:
– Trong tình huống mới này chúng ta phải cúi đầu trước định mệnh. Dù có việc gì xảy ra cho Trẫm cũng chẳng sao. Nhật Bản phải mưu tìm hoà bình càng sớm càng tốt, để cho một thảm hoạ tương tự không xảy ra nữa”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Sáng ngày 8-8, tướng Anami bước vào văn phòng của ông tại Bộ Quốc phòng, thấy tờ báo đã để sẵn trên bàn. Ông ta mở ra xem qua, tin tức toàn là xấu:
– Sở thuốc lá quy định hạn chế số thuốc bán ra cho mỗi người 3 điếu một ngày.
Sau đó ông ta nhận được bản tin của Tướng Arisue từ Hiroshima gửi về:
“Hiroshima bị huỷ diệt hoàn toàn bởi một trái bom duy nhất một loại bom mới xuất hiện. Qua phỏng vấn các người còn sống sót, chúng tôi biết được những ai trực tiếp hứng nhận đều bị chết hoặc cháy cả. Những ai không bị ảnh hưởng trực tiếp thì không thấy có những dấu hiệu thương tích. Những phần nào của cơ thể có áo quần che đều tránh khỏi sự cháy nám. Đề nghị thông báo cho dân chúng biết để trú ẩn nơi có bóng tối”.
Các tướng tá đọc xong bản điện văn của Arisue, vài người nói: “Cái gã Arisue này thế nào ấy. Một trái bom huỷ diệt được cả thành phố! Không tin được”.
Tướng Anami phát biểu:
– “Điều tốt trong bức điện này là nó chỉ cách cho chúng ta đề phòng. Chúng ta thông báo cho dân cách tránh tác hại của ánh sáng của loại bom quái ác kia. Như vậy quân đội vẫn không phải là bất lực.
Quả là điên rồ. Không ngăn được Mỹ bỏ bom, bất lực trước bom nguyên tử, nhưng bọn quân phiệt vẫn còn nghĩ đến “sĩ diện”: ra điều chỉ dẫn cho dân cách phòng chống tác hại của loại bom mới này và họ lấy làm thoả mãn với mẹo vặt ấy, trong lúc sự ngoan cố của họ làm cho hàng trăm ngàn người chết và bị thương, cả một thành phố bị huỷ diệt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Trưa ngày 8-8, Bộ trưởng ngoại giao Togo vào Hoàng cung xin bệ kiến Thiên Hoàng:
– Tâu Hoàng thượng, chắc đức Kim thượng đã nhận được thông báo đầy đủ về tai hoạ từ trên trời giáng xuống cho một thành phố thân yêu của chúng ta hôm qua.
Tâu Hoàng thượng, Hiroshima không còn nữa. Chúng ta phải đi đến kết luận là Mỹ đã dội một trái bom rồi thì nhiều trái khác sẽ nối tiếp huỷ diệt các thành phố Nhật Bản. Hoàng thượng là một nhà khoa học. Trong lúc đó, phe quân nhân vẫn không hiểu rằng đó là bom “A”. Theo ý của thần, thì dù là bom A, B hay C gì đi nữa, tác hại của nó cũng đủ cho ta suy ngẫm.
Thần cúi xin Hoàng thường dùng ảnh hưởng của người, bảo phe quân nhân nên đầu hàng. Chúng ta không thể chờ lâu nữa được.
Sau vài phút suy nghĩ, Nhật hoàng phán:
– Trẫm đã được thông báo về thảm hoạ Hiroshima. Cũng như khanh, trẫm chia sẻ nỗi đau khổ. Chúng ta không thể tiếp tục cuộc chiến đấu nữa khi mà kẻ địch có một vũ khí với sức tàn phá khốc liệt như vậy trong tay. Hiroshima là một cơ hội để ta tranh thủ hoà bình với phe quân nhân. Những gì trẫm nói với khanh, khanh hãy nói lại cho Thủ tướng biết”.
Trên xe ra về, Togo tự hỏi: không biết phe quân phiệt có chịu nghe theo lời Thiên Hoàng hay không. Họ sẵn sàng chết vì Thiên Hoàng, nhưng trong lịch sử cũng đã có nhiều lần họ không làm theo ý muốn của Thiên Hoàng. Ví dụ sự kiện Mãn Châu, vụ Lư Câu Kiều khai chiến với Trung Quốc (1).
(1) Chiến tranh với Trung Quốc không hề được Nhật hoàng chuẩn phê bằng một chỉ dụ nào cả.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản
Bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima làm cho chính giới Nhật Bản cuống quýt lên. Chính phủ điện sang Moscow cho Đại sứ Sato, ra lệnh cho viên Đại sứ này tranh thủ bằng mọi giá để được Ngoại trưởng Liên Xô Molotov tiếp kiến, nhằm tiếp tục dàn xếp chuyến viếng thăm Moscow của Hoàng thân Fumimaro Konoye.
Sau nhiều tuần lễ không gặp được Ngoại tưởng Molotov, Sato có phần phấn chấn khi được Bộ Ngoại giao Liên Xô thông báo mời Đại sứ Nhật đến điện Kreml vào lúc 5 giờ chiều ngày 8-8.
Sato bổ nhào vào văn phòng Uỷ viên Ngoại giao. Theo thông lệ, ngươi Nhật thường dừng bước từ cửa phòng chờ chủ nhân xuất hiện, gập mình xuống ba lần và sau đó có những lời xã giao.
Hôm nay, Sato chưa nói được lời nào thì Ngoại trưởng Molotov đã nói:
– Tôi nắm ở đây một văn kiện chính thức của chính phủ Liên Xô gửi cho chính phủ Nhật Bản.
Sato được mời đến ngồi bên cạnh một cái bàn dài, Molotov kéo ghế ngồi phía đối diện, cách nhau ba mét. Ngoại trưởng Liên Xô đọc văn kiện:
“Sau cuộc đầu hàng vô điều kiện của chế độ Hitler, Nhật Bản là nước duy nhất còn tiếp tục chiến tranh.
Ba cường quốc Anh - Mỹ - Trung Hoa, vào ngày 26 tháng 7 có ra tuyên cáo yêu cầu Nhật nên sớm đầu hàng. Lời đề nghị ấy đã bị giới cầm quyền Nhật bác bỏ. Do đó đề nghị của Nhật nhờ chính phủ Liên Xô đứng làm trung gian hoà giải chiến sự ở Viễn Đông coi như không còn cơ sở.
Xét vì nước Nhật bác bỏ đề nghị của Tam cường;
Xét vì các nước Đồng Minh có yêu cầu Liên Xô tham gia chiến đấu chống sự xâm lược của Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương để rút ngắn chiến cuộc, tránh những nỗi khổ đau cho nhân dân các nước và sớm thúc đẩy tiến đến hoà bình;
Vì nghĩa vụ đồng minh của mình đối với bạn bè, chính phủ Liên Xô đã chấp nhận lời yêu cầu của Đồng Minh và đã tham gia bản Tuyên cáo ngày 26-7-1945 của các cường quốc Đồng Minh.
Chính phủ Liên Xô nghĩ rằng, chỉ có con đường đúng đắn ấy mới làm cho hoà bình sớm được lập lại để giải phóng nhân dân các nước khỏi những nỗi khổ đau do binh đao khói lửa gây ra và giúp cho nhân dân Nhật tránh khỏi thảm hoạ bị tiêu diệt như nước Đúc, do sự ngoan cố của bọn phát xít gây ra.
Với bản văn này, chính phủ Liên Xô tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật kể từ ngày mai, 9-8-1945.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Choáng váng vì tuyệt vọng và bất ngờ nhưng vẫn cố trấn tĩnh, Đại sứ Sato nói:
– Tôi lấy làm tiếc rằng hai nước chúng ta phải đi đến đoạn giao và chiến tranh!
Ngoại trưởng Molotov:
– Tôi rất hoan nghênh những sự đóng góp của ngài Đại sứ trong mấy năm vừa qua. Chúng ta đã góp phần làm dịu tình hình căng thẳng giữa hai nước chúng ta và giữ quan hệ tốt đẹp cho đến ngày hôm nay.
Sato đáp:
– Cuối cùng tôi xin gửi đến ngài Bộ trưởng lòng biết ơn của tôi về sự hiếu khách của người Nga. Nhờ đó mà tôi đã sống những ngày êm ấm ở Moscow trong lúc cả trăm triệu dân Nga thiếu thốn đủ điều vì chiến tranh tàn phá. Thật là đáng buồn khi chúng ta phải từ giã nhau như là hai đối thủ. Dù sao chúng ta hãy bắt tay nhau giã từ. Có lẽ đây là lần bắt tay cuối cùng của tôi và ngài Bộ trưởng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Tokyo đêm 8 và ngày 9-8
Tin về sự tuyên chiến của Liên Xô đến Tokyo rất sớm không phải qua đường lối ngoại giao chính thức mà là qua đài phát thanh Moscow nghe được ở Tokyo.
Tối ngày 8 tháng 8, tại phòng làm việc của mình, Đồng lý văn phòng dinh Thủ tướng Sakomizu tiếp kiến nhà vật lí Nishima vừa từ Hiroshima trở về. Đổng lí văn phòng hỏi:
– Có phải Hiroshima hoàn toàn biến mất không, thưa giáo sư!
– Hoàn toàn! Không còn một cái gì gọi là của cải vật chất và con người.
– Vậy theo giáo sư, họ sử dụng loại bom gì?
– Tôi lấy làm buồn phải trình bày sự thật. Hẳn Ngài Đổng lí còn nhớ, cách đây gần một năm, chúng ta đã nói chuyện với nhau về bom nguyên tử. Khi ấy tôi có nói với Ngài là Hoa Kỳ không thể chế ra nó trước nhiều năm được. Nay tôi thấy tôi đã lầm. Tôi phải báo cáo với Ngài rằng, cái được gọi là bom kiểu mới ở đây chính là bom nguyên tử. Chúng ta đều biết rằng nền khoa học và kĩ thuật sản xuất của Hoa Kỳ rất cao, nhưng không ngờ nó lại cao đến thế.
– Giáo sư có chắc chắn đó là bom “A” không?
– Thưa ngài Đồng lý, trước khi rời Tokyo đi Hiroshima, tôi còn bán tín bán nghi. Giờ đây, tôi chắc chắn đó là bom A mà người Nhật mình chưa kịp sản xuất.
Khi tiến sĩ Nishima ra về, Sakomizu vội vã đến gặp Thủ tướng Suzuki, báo cáo những tin tức mà nhà vật lí vừa cung cấp, nhận các chỉ thị của Thủ tướng rồi trở về văn phòng của mình để thực hiện các chỉ thị ấy ngay trong đêm. Quả là một đêm căng thẳng chưa từng thấy vì những tin dữ nhất từ trước đến nay. Ông ta không ngờ rằng mình sắp được nghe thêm một tin sét đánh.
Rạng ngày 9-8, khoảng hơn 3 giờ, chuông điện thoại reo. Sakomizu thộp lấy ống nghe. Người gọi điện cho ông là một nhận vật quen biết của thông tấn xã Domei:
– Thưa ngài Đổng lí, máy thu thanh của chúng tôi vừa bắt được bản tin của Đài phát thanh Moscow: nước Nga tuyên chiến với chúng ta…
Rồi anh ta đọc toàn văn bản tuyên bố của Ngoại trưởng Molotov đã được dịch sang tiếng Nhật. Sakomizu vẫn cảm thấy khó tin:
– Anh chắc là không phải có một sự nhầm lẫn nào chứ?
– Thưa Ngài, bản tiếng Nga viết bằng lời văn bình thường, không có gì khó hiểu để nhầm lẫn cả!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top