[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 12) Mưa bom trên đất Nhật

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngày 10-5, sau khi đã diệt hết các căn cứ không quân Nhật trên đảo Kyushu, không quân Mỹ quay trở lại tấn công Tokyo và Nagoya. Từ 14 đến 17-5, Tập đoàn không quân thứ 7 đã tiến hành một cuộc oanh tạc vô cùng mãnh liệt cùng một lúc vào 5 thành phố Tokyo, Kobe, Nagoya, Yokohama và Osaka. Đêm 23-5, 562 pháo đài bay B-29 lại tiến hành một vụ ném bom cháy kiểu Lemay xuống khu vực phía tây Tokyo.
Ngày 25, hơn 500 pháo đài bay lại thả bom napalm vào giữa trung tâm thủ đô, thiêu cháy trụi 16,8 dặm vuông, giết chết 10.000 người. Ngọn lửa đã lan đến tận Hoàng Cung, khiến vua và hoàng hậu phải xuống hầm ẩn náu. Ngày hôm đó, các máy bay phản lực Nhật đã bắn rơi được 19 pháo đài bay B-29 trên bầu trời thủ đô. Bởi thế, từ ngày 9-6 không quân Mỹ lại tập trung đánh phá các nhà máy sản xuất máy bay Nhật và các căn cứ không quân còn lại của địch.
Ngày 12-6, lần đầu tiên 2 pháo đài bay B-24 Liberator băng ngang nước Nhật từ Đông sang Tây tiến vào biển Nhật Bản đánh chìm một số thương thuyền đang di chuyển giữa Triều Tiên và Nhật Bản.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngày 12-6, lần đầu tiên 2 pháo đài bay B-24 Liberator băng ngang nước Nhật từ Đông sang Tây tiến vào biển Nhật Bản đánh chìm một số thương thuyền đang di chuyển giữa Triều Tiên và Nhật Bản.
Tiếp đó, ngày 17-6, hơn 450 pháo đài bay lại oanh tạc các hải cảng trên bờ biển phía tây nước Nhật. Liên lạc với Triều Tiên bị đe doạ tức là Nhật Bản bắt đầu bị phong toả khỏi đất liền châu Á.
Đầu tháng 7, sau khi đã chiếm xong Okinawa với 7 sân bay trên đảo, cuộc oanh kích Nhật Bản đã gia tăng cường độ rất nhiều, hơn cả sự tàn phá nước Đức trước đó. Từ ngày 4-7, không còn thấy máy bay Nhật nghênh chiến, không quân Đồng Minh đã làm chủ bầu trời Nhật Bản.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Từ tháng 3 đến tháng 6, Nhật Bản đã mất 4.000 máy bay. Một số phi đội sống sót phải kéo sang Triều Tiên trú ẩn chờ ngày xuất kích khi Đồng Minh đổ bộ lên Đất Mẹ.
Tuy vậy, trong 6 tháng đầu năm 1945, các máy bay Thần phong cùng với bom bay “OKA” (người Mỹ gọi chệch theo tiếng Nhật là “Baka”, nghĩa là “thằng ngốc”) và những gì còn lại của không quân Nhật đã đánh đắm được 264 hạm tàu các loại của Mỹ trong đó có 4 tàu sân bay lớn là các chiếc Ticonderoga, Saratoga, Intrepid và Bunker Hill. Hạm đội thứ 3 Hoa Kỳ cũng biến khỏi vùng biển nước Nhật sau trận bão lớn ngày 5-6. Vì bị sóng to gió lớn đánh hư hại 5 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 1 tuần dương hạm và 13 hạm tàu khác, hạm đội của Đô đốc Halsey buộc phải rút về căn cứ sửa chữa gần 1 tháng. Ngày 3-7, hạm đội lại xuất trận với 1200 máy bay thuộc Lực lượng đặc nhiệm 38 thay phiên nhau oanh tạc 80 sân bay Nhật ở vùng đồng bằng quanh thủ đô Tokyo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngày 14-7, hải quân và không quân Mỹ đánh phá mãnh liệt thành phố Kamishi cách Tokyo 400km về phía Bắc và thành phố Muroran trên đảo Hokkaido.
Ngày 17 và 18-7, lại thêm một cuộc oanh kích lớn của 1500 máy bay vào các thành phố lớn của Nhật. Tiếp đó, Đồng Minh tập trung lục lượng tìm diệt những gì còn lại của hải quân Nhật đang trú ẩn tại các cảng Yokosuka và Kure.
Sau 4 cuộc oanh kích lớn trong các ngày 18, 24,25, và 28-7, kết quả đem lại là 4 thiết giáp hạm, 2 tàu sân bay nhẹ, 2 tuần dương hạm nặng và 1 tuần dương hạm nhẹ của Nhật đã bị đánh đắm hoặc trọng thương. Cuối tháng 7, cả nước Nhật chỉ còn vẻn vẹn 2 tàu sân bay nhẹ, 4 tuần dương hạm, 26 khu trục hạm và 16 tàu ngầm. Thiết giáp hạm cuối cùng còn lại trong tổng số 12 thiết giáp hạm của Nhật là chiếc Nagato đã bị đánh trọng thương tại Yokosuka. Cùng lúc với việc huỷ diệt các chiến hạm trên, ngày 24 và 28-7 đã diễn ra những cuộc ném bom và bắn phá dữ dội ở Nagoya, Osaka, Sakai, Nagasaki và nhiều thành phố lớn khác.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Trên 2.000 máy bay, trong đó có nhiều chiếc thuộc các tàu sân bay Anh đã thực hiện các phi vụ oanh tạc này. Từ 29-7 đến 1-8, một trận bão lớn thổi qua hầu hết nước Nhật làm cho cường độ oanh tạc có phần giảm xuống. Ngày 3-8 Đồng Minh cho xuất trận thêm nhiều máy bay ném bom hạng nặng kiểu P-61 “Black Window” làm cho chiến sự nóng bỏng trở lại.
Tính chung từ đầu tháng 6 đến 15-8-1945, Đồng Minh đã dùng hết 135.000 tấn bom ở chiến trường Thái Bình Dương, hầu hết số đó rơi xuống chính quốc Nhật Bản. Thế là số bom ném trong hai tháng rưỡi cuối cùng của chiến tranh nhiều hơn gấp 7 lần số bom dùng trong 6 tháng trước đó. Kết quả 7 tháng của năm 1945, không quân và hải quân Đồng Minh đã đánh đắm hoặc làm trọng thương 2.700.000 tấn trọng tải tàu các loại, tiêu diệt 11.375 máy bay các loại của địch.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Đến đầu tháng 8-1945, hải quân và không quân Nhật coi như đã bị loại khỏi vòng chiến, tiềm lực công nghiệp chiến tranh của Nhật đã bị tàn phá rất nặng nề và chính quốc Nhật Bản đã bị bao vây phong toả gắt gao. Tokyo chỉ còn trông cậy vào lục quân trên đất liền châu Á và sự hi sinh quên mình của một trăm triệu thần dân của Thiên Hoàng trên 4 hòn đảo Nhật.
Đài phát thanh Tokyo liên tục tố cáo các cuộc oanh tạc dã man của không quân Hoa Kì. Nhưng người Nhật còn chưa biết rằng thảm hoạ khủng khiếp nhất đối với họ vẫn còn phía trước.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_123).jpg

26-6-1945 – tốp Boeing B-29 Superfortress gặp đạn phòng không khi ném bom Nagoya (Nhật Bản)
Nhật (5_124).jpg

26-6-1945 – máy bay Boeing B-29 Superfortress trúng đạn phòng không và bốc cháy khi ném bom Nagoya (Nhật Bản)
Nhật (5_125).jpg

26-6-1945 – Boeing B-29 Supertortress tuy bị cháy một động cơ vẫn tiếp tục bay đền ném bom mục tiêu ở Nagoya (Nhật Bản)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_126).jpg

17-7-1945 – B-29 Superfortress trúng đạn pháo phòng không và bốc cháy khi ném bom Kobe (Nhật Bản)
Nhật (5_127).jpg

5-6-1945 – Boeing B-29 Superfortress của Phi đoàn 314 trúng đạn pháo phòng không và rơi gần Kobe (Nhật Bản)
Nhật (5_128).jpg

6-1945 – Boeing B-29 Superfortress bốc cháy và rơi sau khi trúng đạn phòng không Nhật Bản
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_129).jpg

6-1945 – đội hinh máy bay Boeing B-29 Superfortress ném bom Nhật Bản (một máy bay chiến đấu hai động cơ Nhật Bản đuổi theo một B-29)
Nhật (5_130).jpg

6-1945 – máy bay North American B-25 Mitchell thuộc Tập đoàn không quân 5 ném bom doanh trại quân Nhật ở thị trấn Sendai (Kyushu)
Nhật (5_131).jpg

6-1945 – tốp máy bay North American P-51 Mustang bắn đạn 12,7 mm vào xưởng sửa chữa máy bay phi trường Kanoya (Nhật Bản)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_132).jpg

6-1945 – Trung sĩ J.R. Kranti, xạ thủ của B-29 Superfortress trên đường tới ném bom Tokyo
Nhật (5_133).jpg

7-1945 - Boeing B-29 ném bom một hải cảng Nhật Bản
Nhật (5_134).jpg

1945 – thành phố Nagaoka, Nhật Bản sau vụ không kích của máy bay Mỹ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_135).jpg

1945 – thành phố Osaka, Nhật Bản sau vụ không kích của máy bay Mỹ
Nhật (5_136).jpg

1945 – thành phố Shimonoseki, Nhật Bản sau vụ không kích của máy bay Mỹ
Nhật (5_137).jpg

1945- thành phố Shizuoka, Nhật Bản sau vụ không kich của máy bay Mỹ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_138).jpg

1-8-1945, thành phố Toyama (Nhật) bốc cháy sau khi 173 máy bay ném bom B-29 Superfortress không kích
Nhật (5_139).jpg

Máy bay B-25 Mitchell (#43-36192) bị phòng không Nhật Bản bắn cháy khi ném bom nhà máy lọc dầu Nhật Bản ở thành phố Byoritsu (Đài Loan). Toàn bộ phi hành đoàn 5 người thiệt mạng
Nhật (5_140).jpg

Thuỷ phi cơ Kawanishi H6K Mavis (Nhật) trúng đạn máy bay Mỹ và bốc cháy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_141).jpg

1945 – máy bay Grumman Avenger Mk.ll bị thương trong phi vụ ném bom tàu chiến Nhật ở Thái Bình Dương
Nhật (5_142).jpg

1945 – Quân nhân Mỹ viết dòng chữ lên quả bom "gửi Thủ tướng Nhật Bản Tojo" gắn ở máy bay Douglas SBD Dauntless trên một tàu sân bay của Mỹ ở Thái Bình Dương
Nhật (5_143).jpg

1-6-1945 – Boeing B-29A-45-BN Supertortress ném bom napalm xuống thành phố Osaka, Nhật Bản
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_144).jpg

Máy bay Boeing B-29 Superfortress của Tập đoàn máy bay ném bom 20 Mỹ ném bom nhà máy gang thép Shõwa của Nhật Bản ở Mãn Châu
Nhật (5_145).jpg

7-1945 – những máy bay Grumman TBF Avenger thuộc Phi đội 849 cất cánh từ tàu sân bay HMS Victorious R38 (Anh) ném bom cảng Phú Sĩ, Nhật Bản
Nhật (5_146).jpg

1942 – máy bay ném ngư lôi Nhật Bản của Mitsubishi G4M Betty thuộc Phi đoàn không quân "Kanoya"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_149).jpg

11-1944 – Các nhân viên Không quân Hoa Kỳ tại căn cứ không quân Saipan, Quần đảo Mariana, xem dữ liệu tình báo về kết quả của vụ đánh bom Tokyo do Bộ tư lệnh ném bom Hoa Kỳ 21 thực hiện vào ngày 24 tháng 11 năm 1944. Mục đích của vụ đánh bom chủ yếu là các nhà máy chế tạo máy bay của Nhật Bản
Nhật (5_150).jpg

5-1945 – B-29 Superfortress thuộc Tập đoàn Không quân № 12 ném bom Yokohama (Nhật Bản)
Nhật (5_151).jpg

4-6-1945 – những máy bay B-29 Superfortress ném bom napalm xuống cảng Kobe, Nhật Bản
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_150).jpg

5-1945 – B-29 Superfortress thuộc Tập đoàn Không quân № 12 ném bom Yokohama (Nhật Bản)
Nhật (5_151).jpg

4-6-1945 – những máy bay B-29 Superfortress ném bom napalm xuống cảng Kobe, Nhật Bản
Nhật (5_152).jpg

4-1945 – máy bay ném bom tầm trung North American B-25B của Hoa Kỳ ném bom khu trục hạm hộ tống Nhật Bản ngoài khơi quần đảo Formosa (tức Đài Loan)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật (5_155).jpg

thành phố Hamamatsu sau trận tập kích
Nhật (5_156).jpg

Nhật (5_157).jpg

không kích thành phố Kofu, Nhật Bản
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nhật Bản mưu tìm hoà bình
Cuộc đổ bộ của Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ ở Okinawa diễn ra cùng lúc với thời kì giãy chết của Đế chế thứ III ở Đức. Trong lúc bá tước Bernadotte đang đóng vai trò con thoi giữa các thủ đô châu Âu để thăm dò khả năng mưu tìm hoà bình cho chế độ Quốc xã theo yêu cầu của tên trùm cơ quan Gestapo là Himmler, thì nhiều người Thuỵ Điển khác cũng đóng vai trò tương tự cho Nhật.
Đại sứ Thuỵ Điển tại Tokyo Wider Bagge được Ngoại trưởng Nhật Mamoru Shigemitsu (thời Thủ tướng Koiso) nhờ làm trung gian bán chính thức giữa Nhật và Hoa Kỳ. Nhưng đến khi nội các Koiso đổ, thì tân Bộ trưởng Ngoại giao Togo cho rằng Nhật chỉ nên tìm hoà bình qua ngả Liên Xô.
Những giới tư bản tài phiệt Nhật cũng có đường lối của họ. Như ta đã thấy, suốt thời chiến tranh nước Nhật do hai con ngựa “Quân phiệt” và “Tài phiệt” lôi kéo. Nó đưa nước Nhật càng ngày càng đến gần bờ vục thẳm. Giờ đây phe tài phiệt muốn tìm đường cứu vãn phần nào hay phần ấy. Vì vậy người của họ ở Thuỵ Sĩ tìm mọi cách để tiếp cận với các giới Hoa Kỳ có vai vế. Eric Erikson, đại diện cho một công ty hàng hải Thuỵ Điển, có những mối làm ăn quan hệ với phe tài phiệt Nhật, tiếp xúc với Hoàng thân Carl Bernadotte và đóng vai liên lạc cho Tuỳ viên quân sự Nhật ở Stockholm.
Những bước đầu này không được Tokyo đồng ý cho lắm, nhưng cũng không cấm đoán hẳn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ở Thuỵ Sĩ, ba người Nhật tìm cách móc nối với Allen W Dulles, đại diện cho cơ quan OSS (*). Người đầu là Trung tá Yoshoro Fujimura, Tuỳ viên hải quân của Sứ quán Nhật ở Berne. Người thứ hai là Shigeyoshi Tsuyama, đại diện cho công ty hàng hải Osaka ở châu Âu. Người thứ ba là Shintaro Ryu, đặc phái viên châu Âu của tờ Asahi Shimbun.
(*) OSS - Office of Strategie Study, Sở nghiên cứu chiến lược, là tiền thân của CIA.

Qua máy mật mã của Sứ quán, họ liên lạc trực tiếp và kín đáo với Nhật Bản qua Phòng mật mã của Bộ Tư lệnh Hải quân Tokyo. Và qua trung gian của tiến sĩ Fritz Mack (người Đức) họ móc nối được với Allen Dulles. Ông này thông báo cho phía Nhật biết là Đức phát xít đã đầu hàng, vậy Nhật nên “lo tính” đi trước khi quá muộn. Lúc ấy, sự thay đổi nội các ở Nhật và sự cần thiết về “bí mật” khiến cho công việc mưu tìm hoà bình ở Thuỵ Sĩ không xúc tiến liên tục được. Vả lại, tâm lí chung cửa đại đa số quân phiệt là đánh đến cùng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Khi bản “Báo cáo tình hình sản xuất” được trình lên Thủ tướng mới Suzuki thì nhiều người mới thấy rõ: nước Nhật đã đi đến bước đường cùng.
Giới Lục quân giờ đây thấy rằng, trong việc mắn tìm hoà bình, chỉ có thể tin cậy ở Liên Xô trong vai trò môi giới. Tướng Umezu, Tổng Tham mưu trưởng và tướng Korechika Anami, Bộ trưởng Quốc phòng đề nghị nên theo con đường này để xúc tiến, dò hỏi.
Nhưng Ngoại trưởng Togo thì cho rằng: sau khi thắng Đức thế nào người Nga cũng nhảy vào vòng chiến chống Nhật. Và khi Nhật nhờ họ mưu hoà, họ sẽ đòi hỏi những giá đắt ở Mãn Châu, Lữ Thuận, Đại Liên. Vậy Nhật có thể “trả giá” ấy không?
Nhưng cuối cùng, chính phủ Nhật cũng ra lệnh cho nhà Ngoại giao Nhật Koki Hirota tiếp xúc với Đại sứ Liên Xô ở Nhật Bản là Yakov Malik.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top