[TT Hữu ích] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 12) Mưa bom trên đất Nhật

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trước hết, Hirota đề nghị với Malik là xin Liên Xô bỏ quyết định “Không gia hạn Hiệp định trung lập Nga - Nhật" (1). Hirota nói: “Thực là một điều may là Nhật-Nga chưa bắn nhau”. Và yêu cầu Malik điện về Moskva, nhờ làm trung gian mưu hoà.
(1) ngày 5-4-1945, Liên Xô thông báo sẽ không gia hạn Hiệp đinh không xâm phạm lẫn nhau đã được kí kết từ trước, nay sắp mãn hạn

Đại sứ Malik trả lời là cần phải vài ngày mới có tin tức.
Nhưng vào ngày hôm sau, 6-6-1945, Ngoại trưởng Togo đem đến Hội đồng chính phủ bản “Tuyên cáo của Bộ Tổng tham mưu” tinh thần vẫn là: đánh đến cùng. Ông ta hỏi giới quân sự, ý định thực sự của các ông là sao? Các ông có thấy các ông khôi hài không, khi nêu ra rằng “chiến tranh càng đến gần Nhật Bản thì ta càng dễ thắng lợi hơn”. Các ông có nghe người dân họ nói gì không?”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Ngày 8-6, một cuộc họp được triệu tập ở toà nhà “Nội chính đường” trong Hoàng cung. Năm Bộ trưởng quan trọng nhất (Quốc phòng, Hải quân, Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế), thêm Hoàng thân Hiranuma, chủ tịch Hội đồng cơ mật dự họp. Thiên Hoàng ngồi nghe Bộ trưởng ngoại giao thuyết trình về những đòi hỏi của Anh, Mỹ liên quan đến vấn đề chấm dứt chiến tranh.

Cuộc họp vẫn không đi đến một kết quả nào, nhưng dù sao cũng là một bước tiến, vì đây là lần đầu tiên người ta nói đến chữ “nghị hoà”.
Vài hôm sau, Hoàng thân Chưởng ấn Kido đệ trình lên Nhật hoàng bản “Tóm tắt tình hình”. Sau khi cho thấy tổng số nhà cửa ở Tokyo và các thành phố lớn bị bom Mỹ san bằng gần 70%, sự sản xuất lương thực gần như kiệt quệ, dân chúng đến gần sự đói kém, những cảnh ấy đưa đến những luồng sóng ngầm trong dân chúng, bản “Tóm tắt tình hình” dẫn đến các kết luận:
– Nước Nhật cần tìm ra một giải pháp cho hoà bình, trước khi quá muộn.
– Phe Đồng Minh chỉ chĩa mũi dùi vào phe quân sự. Mục đích của họ dường như chỉ là muốn phá vỡ tổ chức quân phiệt (Gumbatsu).
– Thiên Hoàng nên có một thông tri đặc biệt, đánh tiếng với Đồng Minh, kêu gọi một sự nghị hoà chứ không phải là đầu hàng vô điều kiện. Nhưng đồng thời cũng cho họ biết là nước Nhật sẵn sàng chấp nhận một sự hạn chế vũ trang.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Bản đề nghị này được Thiên Hoàng ngự lãm và đồng ý. Hoàng thân Kido bèn tiếp cận với các thành phần nòng cốt của chính phủ. Sáu vị Bộ trưởng và cả Thủ tướng được hỏi ý kiến đều không phản đối. Riêng tướng Anami, Bộ trưởng Quốc phòng, thì đồng ý trên nguyên tắc nhưng không đồng ý xúc tiến ngay. Ông ta cho rằng, hãy để cho Hoa Kỳ đổ bộ lên bãi biển đất nước ta, họ sẽ bị diệt gần triệu người, khi đó ta sẽ đưa ra đề nghị “hoà”.
Hoàng thân Kido hỏi lại:
– Sau khi Mỹ đổ quân, ông sử dụng hết vốn tiếng không quân, lục quân của ông để diệt họ. Ví dụ như diệt được 2/3 đi nữa, thì ông còn gì để mặc cả?
Tướng Anami bấy giờ ngẩn người ra, đoạn nói:
– Tôi đồng ý với Hoàng thân, ông có lí nhưng đối với phe quân nhân chúng tôi, đó là vấn đề sĩ diện. Tuy nhiên, tại cuộc họp sắp đến tôi không phản ứng mạnh đâu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Do đó, ngày 22-6, theo đề nghị của Hoàng thân Chưởng ấn, Nhật hoàng triệu tập một buổi họp của Hội đồng quốc phòng tối cao. Thiên Hoàng mở đầu hội nghị:
- Hôm nay, các khanh đến đây không phải để nghe chỉ dụ, nhưng trẫm muốn các khanh hãy nghiên cứu xem, mình nên bước như thế nào để tiến tới nghị hoà?
Các viên chức trong Hội đồng chiến tranh đều được tiếp xúc trước nên họ không ngạc nhiên lắm, chỉ có Tổng Tham mưu trưởng Umezu và Bộ trưởng Hải quân Toyoda là tỏ vẻ bối rối, vì Hoàng thân Kido chưa nói trước với họ.
Tướng Umezu nói:
- Vấn đề mưu tìm “nghị hoà” phải được xúc tiến một cách khéo léo cao độ. Nếu không, sẽ là tai hoạ lớn đối với tâm lí quân nhân đang chiến đấu và phe Đồng Minh thấy Nhật kém quyết tâm.
Thiên Hoàng hỏi:
- Vậy theo ý tướng quân, chữ “khéo léo cao độ” có nghĩa là đợi khi ta vả vào mặt Đồng Minh đổ bộ một cái tát choáng váng, rồi mới đề ra “nghị hoà” phải không?
- Tâu Hoàng thượng, – Tướng Umezu đáp lại – thần muốn nói: “Cẩn thận là hơn, nhưng nếu quá cẩn thận thì bỏ lỡ cơ hội, còn nếu quá sớm thì dễ gây hiểu lầm”.
Nhật hoàng:
– Vậy chúng ta nên bắt đầu ngay đi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Ngày 24-6, nhà ngoại giao Hirota đến tìm gặp Đại sứ Liên Xô tại Nhật Bản một lần nữa, hỏi ông này về việc Liên Xô có sẵn sàng đứng làm trung gian hoà giải không?
Đại sứ Malik trả lời là chưa nhận được tin từ Moscow.
Hirota đưa ra một đề nghị:
– Nhật Bản sẽ nhượng cho Liên Xô cao su, chì, thiếc, tungsten, ngược lại Liên Xô bán cho Nhật dầu mỏ. Ngoài ra, với lục quân Liên Xô bách chiến bách thắng, hợp lại với hải quân Nhật sẽ thành một liên minh vô địch chống Mỹ-Anh.
Đây là một đề nghị khá khôi hài. Bọn quân phiệt Nhật đã quen gạt gẫm thiên hạ, nay lại muốn bán một món hàng không có trong tay. Như nhiều chính khách khác, Đại sứ Malik cũng đã biết rằng “Hạm đội vô địch” của Nhật Bản giờ đây đã nằm gọn dưới đáy biển.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trong lúc đó, tại Bâle (Thuỵ Sĩ) một cuộc thương lượng khác cũng được tiến hành.
Qua trung gian của Per Jacobson, Tổng giám đốc Ngân hàng Thanh toán thế giới ở Bâle, hai nhà ngân hàng Nhật Bản Kitamura và Yoshimura liên lạc được với một tình báo Mỹ có hạng là Gero Von. S. Gaevernitz (người Mỹ gốc quý tộc Đức).
Qua cuộc họp kín, người này bảo rằng: ý muốn của Hoa Kỳ vẫn là duy trì Hoàng gia. Vì vậy nên Hoa Kỳ không hề bỏ bom Hoàng cung Tokyo. Các ông nên đầu hàng vô điều kiện, thì còn có thể giữ được một cái gì đó. Vì chúng tôi quan niệm “đầu hàng vô điều kiện” chỉ theo nghĩa hoàn toàn quân sự mà thôi. Ví như trong Đệ nhất thế chiến, nước Đức đầu hàng vô điều kiện nhưng họ vẫn còn một chính phủ của họ. Còn nếu các ông chờ đợi nữa, sẽ chung số phận với nước Đức của Hitler, nghĩa là không còn một chính phủ nữa.
Phía Nhật hỏi lại:
– Các ông có thể viết thành văn bản những gì vừa đề cập hay không?
Người Mỹ nói:
– Tin hay không là quyền của các ông, trong lối làm việc của chúng ta, không ai làm văn bản hết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Hai hôm sau Per Jacobson đến Wiesbaden (Đức) gặp Allen Dulles (trùm tình báo Mỹ). Người này hỏi ngay:
– Theo ông, người Nhật có thành thật không hay là họ muốn chơi đòn ngầm gì đây?
Per Jacobson trả lời:
– Tôi không có những giác quan mà Ngài có, nhưng tôi cũng đã từng làm trung gian hoà giải giữa De Valeva và đế quốc Anh vào năm 1935-1937.
Đoạn ông ta đề ra yêu cầu của Nhật là chắc chắn Hoa Kỳ không đụng đến Hoàng gia và đế chế của Nhật. Theo Jacobson, cái đó là chính yếu. Còn các cái khác, họ xem nhẹ như lông hồng. Jacobson nói: “Miễn là giữ được Hoàng gia và đế chế rồi các ông bắt họ đi ngược đầu bằng cả hai tay từ quần đảo Indonesia về xứ họ, họ cũng làm được”.
Dulles trả lời:
- Nước Mỹ dân chủ, thật khó cho chúng tôi tác động tâm lý để dân Mỹ thấy được Hoàng gia là một cái gì khác với bọn quân phiệt. Nhưng nếu Hoàng đế Nhật có làm một điều gì đó có lợi cho tiến trình Nhật đầu hàng, thì chúng tôi sẽ dễ nói chuyện hơn.
Đoạn Allen Dulles điện thoại cho Tổng thống Truman, đang dự hội nghị Potsdam. Nhưng khi ấy, người Mỹ biết rằng mình đã chế tạo thành công bom nguyên tử, họ cứng rắn hơn bao giờ hết trong vấn đề hoà đàm. Họ đòi hỏi một cuộc “đầu hàng vô điều kiện”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Kế hoạch đánh bại Nhật của Đồng Minh
Cho đến đầu năm 1945, giới lãnh đạo Lục quân Hoa Kỳ, tiêu biểu là tổng Tham mưu trưởng George Marshall và Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương Mac Arthur vẫn cho rằng rất cần có Liên Xô tham chiến để tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.
Ngày 23-1, trước lúc Tổng thống Roosevelt rời Washington bay đi Liên Xô để dự hội nghị thượng đỉnh tại Yalta với Thủ tướng Churchill và đại nguyên soái Stalin, Đại tướng G. Marshall đã lưu ý Tổng thống rằng việc tiêu diệt đạo quân gần 1 triệu người ở Mãn Châu sẽ làm tổn thất hàng trăm ngàn sinh mạng binh sĩ Hoa Kỳ nếu không có sự tham chiến của Liên Xô.
Bởi thế, tại Hội nghị thượng đỉnh Yalta (từ 4 đến 12-2-1945), vấn đề này đã được giải quyết giữa Roosevelt (có Đại sứ Averell Harriman phụ tá) với Stalin (có Ngoại trưởng Molotov tháp tùng) tại phiên họp hai bên ngày 8-2 bàn về chiến tranh Viễn Đông. Hai bên nhất trí rằng Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở Viễn Đông với điều kiện trả lại cho Liên Xô chủ quyền ở phía Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kurile, dành cho Liên Xô hải cảng thuộc vùng nước ấm ở Trung Hoa là Lữ Thuận và quyền sử dụng các đường sắt ở Mãn Châu. Hải cảng Đại Liên sẽ là một cảng tự do được quốc tế hoá. Stalin cũng đồng ý rằng Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật trong vòng 2 hoặc 3 tháng sau ngày nước Đức đầu hàng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Kế hoạch của Mỹ nhằm đánh bại Nhật Bản được vạch ra dựa theo sự thoả thuận này và hoàn tất vào mùa hè 1945. Ngày 18-6, Tổng Tham mưu trưởng Lục quân, Đại tướng G. Marshall đã trình bày trước Tổng thống H. Truman và các quan chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ:
– Phong toả mạnh đối phương trên biển, trên không.
– Đánh bom ồ ạt các thành phố Nhật trong suốt mùa hè và mùa thu 1945.
Từ 1-11-1945, đổ bộ lên đảo Kyushu (chiến dịch Olimpic) với lực lượng 766.700 quân thuộc Tập đoàn quân số 6, Thuỷ quân lục chiến và các đơn vị khác. Sau đó, đổ bộ lên Honshu (chiến dịch Coronet).
Vào mùa hè năm 1945, hải quân và không quân Mỹ lớn mạnh gấp bội đã đè bẹp hải quân và không quân Nhật. Nhưng về Lục quân thì phía Đồng Minh vẫn chưa giành được ưu thế. Vấn đề vận chuyển một lực lượng đổ bộ khổng lồ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Henry Stimson đã viết: “Mỹ cần ít nhất là 5 triệu quân và các trận đánh chính sẽ kết thúc sớm nhất vào cuối năm 1946. Và qua các chiến dịch đó, ta phải mất ít nhất 1 triệu sinh mạng”.
Căn cứ vào sự kháng cự mãnh liệt của quân Nhật trong các chiến dịch vừa qua, đa số giới lãnh đạo quân đội Mỹ cho rằng khó có thể đạt đến chiến thắng trước năm 1947.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trong khi đó, tại phòng thí nghiệm khoa học Los Alamos ở tiểu bang New Mexico, một nhóm các nhà vật lí hạt nhân hàng đầu của Hoa Kỳ gồm tiến sĩ James Franck (nhà khoa học Đức được giải thưởng Nobel, sang tị nạn tại Hoa Kỳ), tiến sĩ J. Robert Oppenheimer, tiến sĩ Arthur Hoay Compton… đang hoàn tất việc chế tạo một loại vũ khí bí mật chưa từng thấy, được gọi là bom nguyên tử.
Chỉ có Tổng thống Truman, Bộ trưởng Quốc phòng Stimson, Bộ trưởng Hải quân Forrestal, Đô đốc William O. Leahy Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Emest J. King, Tổng Tham mưu trưởng Hải quân, Đại tướng George Marshall Tổng Tham mưu trưởng Lục quân và trợ lí Bộ tướng Quốc phòng John McCloy biết việc này ở những mức độ khác nhau. Nhưng đa số chưa hiểu rõ tính năng tác dụng của loại bom này, và cũng chưa người nào đề cập đến việc sử dụng nó.
Chính tại cuộc họp ngày 18-6 nói trên, theo đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Stimson và trợ lí Bộ trưởng John McCloy, Tổng thống Truman đã đi đến quyết định dùng bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh. Theo quyết định trên, Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh của mình sẽ gửi một tối hậu thư, buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện. Nếu không chấp nhận, nước Nhật sẽ bị huỷ diệt bằng bom nguyên tử. Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp bom nguyên tử được đem ra dùng mà lại không nổ, tối hậu thư sẽ không nói rõ việc sử dụng bom này.
Mang theo bản dự thảo tối hậu thư bay sang Đức để dự hội nghị cấp tối cao ở Potsdam với Stalin và Churchill, Tổng thống Truman vẫn còn lo lắng về vụ nổ thí nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên sắp được tiến hành.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Tuyên cáo Potsdam
Hội nghị Yalta đã quyết định là sau ngày Đức đầu hàng sẽ có một cuộc họp cấp tối cao khác để bàn về tương lai thế giới
Vì vậy mà có cuộc hội nghị giữa các nguyên thủ quốc gia của 3 cường quốc Đồng Minh tại thành phố Potsdam ở ngoại ô thủ đô Berlin của nước Đức đang bị chiếm đóng.
Lúc 7 giờ 30 tối thứ hai 16-7, Tổng thống Truman nhận được bức điện đánh đi từ Washington mà ông hằng mong đợi: “Cuộc giải phẫu tiến hành buổi sáng nay. Kết quả chưa đầy đủ, nhung theo nhận định sơ bộ thì thoả đáng, có lẽ vượt quá sức dự kiến”. Thế tức là vụ nổ thí nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên đã thành công tốt đẹp. Người Mỹ không còn mong gì hơn thế nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Hội nghị khai mạc vào ngày thứ ba 17-7-1945. Đại nguyên soái Stalin, Tổng thống Truman và Thủ tướng Churchill bàn về trong lai châu Âu. Sau đó Stalin nói về châu Á:
- Trong tinh thần tôn trọng đồng minh của mình, Liên Xô thấy cần thông báo cho Anh, Mỹ biết là người Nhật đang hối thúc Liên Xô làm trung gian nghị hoà với phe Đồng Minh. Nhật hoàng đã gửi một bí thư riêng, xin Liên Xô cho Hoàng thân Konoye đến Moscow.

Nhưng đồng thời cũng báo cho phía Mỹ biết, Hồng quân đã sẵn sàng chuyển quân về vùng Viễn Đông để đánh Nhật Bản đúng thời hạn đã hẹn (vào tháng 8-1945)”.
Stalin hỏi Tổng thống Truman:
- Vậy Liên Xô phải trả lời cho Nhật thế nào?
Truman: “Ngài cứ chủ động theo cách mà Ngài nghĩ là tốt nhất”(1).
(1) Sau đó Thứ trưởng Ngoại giao Lozovsky cho gọi Đại sứ Nhật tại Moscow là Sato đên, cho biết rằng vì thư của Nhật hoàng không được rõ ràng nên Xô Viết tối cao không thể đánh giá gì được. Như vậy, cuộc hành trình của Hoàng thân Konoye đến Moscow hiện nay chưa cần thiết
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trưa ngày thứ tư 18-7, trong buổi ăn trưa, Tổng thống Truman nói chuyện riêng với Thủ tướng Churchill. Thủ tướng Churchill tỏ ra lo ngại vì từ “đầu hàng vô điều kiện” và góp ý:
– Việc đầu hàng vô điều kiện có thể khiến cho phe quân phiệt Nhật đi đến đường cùng, khiến cho họ gây nhiều tổn hại cho con em chúng ta khi đổ bộ lên đất Nhật. Vậy ta nên tìm một cái bảo đảm trọn vẹn cho tương lai mà hiện tại không phải chịu hi sinh quá lớn. Theo thiển ý tôi, nên mở cho phe quân nhân Nhật một con đường để cho họ khỏi “mất sĩ diện”.
Truman đáp:
– Tôi nghĩ rằng người Nhật có còn “sĩ diện” nào để mất sau khi họ đánh Trân Châu cảng mà không tuyên chiến.
Rồi Truman hỏi Churchill có nên cho Stalin biết là Mỹ đã có bom nguyên tử không?
Sáng ngày 22, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đem đến phòng của Thủ tướng Churchill bản báo cáo về sự thành công của cuộc thử nghiệm bom nguyên tử ở Alamogordo. Đọc xong, Churchill nói:
– Thuốc súng là gì bây giờ? Đồ chơi trẻ em! Điện khí là gì bây giờ? Đồ vô nghĩa lí trước nguyên tử lực!. Bây giờ tôi mới hiểu được thái độ của Tổng thống Mỹ ngày hôm qua. Giờ đây tôi mới hiểu được: chấm dứt chiến tranh với một hai tiếng nổ. Hơn nữa, chúng ta không cần đến người Nga nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Và cũng chính vì nắm được bom nguyên tử trong tay mà người Mỹ tỏ vẻ thiếu thiện chí để sắp xếp mọi việc trên thế giới. Họ nóng nảy chỉ muốn họp cho xong. Giống như Churchill, một số nhân vật trong phái đoàn Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Byrnes đã cho rằng, với bom nguyên tử trong tay, Mỹ không cần Liên Xô tham chiến, tự nhiên Nhật cũng đầu hàng. Byrnes nói: "Nếu họ tham chiến chống Nhật, sau này chúng ta sẽ không được toàn quyền giải quyết các vấn đề Đông Bắc châu Á”, nghĩa là người Mỹ khó nuốt trọn gói.
Ngày 24-7, nhân một buổi nghỉ giải lao, Tổng thống Truman mời Đại nguyên soái Stalin ra khỏi phòng họp dạo chơi. Ông ta kề vào tai Stalin và nói:
– Hoa Kỳ vừa có một vũ khí mới, đó là loại bom có sức tàn phá mạnh chưa từng thấy.
Tuyệt nhiên, ông ta không nói đến từ “nguyên tử” hay “hạt nhân” gì hết.
Trong thâm tâm mình, Tổng thống Mỹ muốn cho người Nga thấy sức mạnh ưu thế của Hoa Kỳ. Nhưng Stalin không có vẻ gì ngạc nhiên. Ông đáp rằng ông vui mừng được nghe tin này và hi vọng Hoa Kỳ sẽ “sử dụng nó thật tốt để chống Nhật”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Sáng ngày 26-7-1945, các đại biểu Mỹ - Anh tham dự hội nghị cho ra bản “Tuyên cáo Potsdam”(1), phát thanh rộng rãi hướng về nước Nhật.
(1) Tất cả các văn kiện chính của Hội nghị Potsdam được gọi chung là các Nghị quyết Potsdam, mà người Mỹ còn gọi là Tuyên bố Potsdam (Potsdam Proclamation) do ba cường quốc Liên Xô – Mỹ - Anh kí kết. Bên cạnh đó, các đại biểu Mỹ - Anh tại hội nghị này (với sự nhất trí của Trung Hoa Quốc dân Đảng) cho ra một văn kiện gọi là Tuyên cáo Potsdam (Potsdam déclaration). Bản này không có chữ kí của Liên Xô
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhân danh chính phủ 3 cường quốc Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa, bản tuyên cáo này yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện theo nguyên tắc cơ bản sau: thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt; loại khỏi chính quyền những kẻ chủ mưu khởi xướng các hành động xâm lược; trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải thể các lực lượng vũ trang và tước đoạt vũ trang hoàn toàn đối với Nhật Bản; xoá bỏ mọi sự cản trở đối với việc khôi phục và củng cố quyền tự do dân chủ rộng rãi; nghiêm cấm các ngành kinh tế quân sự quân đội Đồng Minh tạm thời chiếm đóng Nhật Bản; giới hạn chủ quyền của Nhật Bản trên 4 đảo chính: Hokkaido (Bắc Hải đạo), Honshu (Hồng Đô), Kyushu (Cửu Châu), Shikoku (Tứ Quốc) và các đảo nhỏ phụ cận 4 đảo đó sẽ được qui định rõ ràng. Các nước Đồng Minh hứa sẽ rút tất cả các lực lượng chiếm đóng khỏi Nhật Bản khi tình hình an ninh được khôi phục, các cơ chế nhân tố gây chiến không còn nữa và một chính phủ dân chủ thể hiện ý chí nhân dân Nhật được thành lập. Ba cường quốc cảnh cáo rằng trong trường hợp Tuyên cáo này bị bác bỏ thì Nhật Bản sẽ bị “huỷ diệt nhanh chóng và hoàn toàn“.
Đó chính là bức tối hậu thư mà người Mỹ đã soạn thảo để chuẩn bị cho việc sử dụng bom nguyên tử. Tuyên cáo không nói gì cụ thể về tương lai chính trị của nước Nhật cũng như điều gì sẽ xảy ra cho Hoàng gia.
Người Mỹ chỉ đưa bản tuyên cáo này cho Anh và đại diện của Trung Hoa Quốc Dân Đảng chứ không thông báo cho Liên Xô.
Ngoại trưởng Molotov điện cho phía Mỹ, hỏi rõ sự việc này. Ngoại trưởng Mỹ Byrnes tránh né, giải thích rằng: “Vì Liên Xô không có chiến tranh với Nhật nên chúng tôi không thông báo”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Kế hoạch tiếp tục chiến tranh của Nhật
Các đài dò sóng điện của Nhật Bản bắt được toàn văn bản Tuyên cáo Potsdam vào sáng ngày 27-7, giờ Tokyo.
Các giới chức cao cấp trong Hoàng cung và chính phủ có những phản ứng khác nhau.
Ngoại trưởng Togo cho rằng:
- Có lẽ ý muốn nghị hoà của Thiên Hoàng được bên kia biết nên bản Tuyên cáo không nặng nề. Tuy nhiên còn vài điểm chưa rõ, nhưng có thể hội ý làm sáng tỏ và xét lại.
Thủ tướng Suzuki tán đồng quan điểm của Ngoại trưởng. Các phía quân sự thì cho rằng: “Tuyên cáo láo xược, chính phủ cần bác bỏ ngay!”
Nhưng phía Hoàng cung thì cho rằng: “Nên cẩn thận trong vấn đề phản ứng, trong nước cũng như trên trường ngoại giao”.
Cuối cùng hai lập trường đồng ý nhau về một điểm: “Cho báo chí đăng một số đoạn nhưng không kèm theo lời bình luận”(1)
(1) Trong lúc đó, phe quân phiệt yêu cầu cho phổ biến rộng rãi toàn văn bản Tuyên cáo để mọi người Nhật thấy rằng họ không còn một con đường nào khác hơn là chiến đấu, thà chết vinh quang còn hơn sống nhục nhã.
Sáng hôm sau, báo chí Nhật không tuân thủ lệnh này, họ đăng gần như toàn văn bản Tuyên cáo của Đồng Minh, lại thêm những bài bình luận bất lợi cho phe chủ hoà.
Tờ Mainichi đăng tít lớn: “VIỆC ĐÁNG BUỒN CƯỜI”. Còn tờ Asahi Shimbun viết:
“Tuyên cáo của Mỹ-Anh và chính phủ Trùng Khánh cho thấy rằng nước Nhật phải nỗ lực tối đa để đi đến chiến thắng cuối cùng”. Họ còn kêu gọi chính phủ nên ra Tuyên bố bác bỏ Tuyên cáo trên.
Bộ trưởng Ngoại giao cho rằng phe quân phiệt “chơi xỏ” ông ta, bằng cách ngầm ra lệnh cho báo chí đăng các bài xã luận. Cuối cùng Hội đồng chính phủ quyết định, Thủ tướng Suzuki họp báo. Họ phó thác cho tài ăn nói của Thủ tướng sao cho phe Đồng Minh hiểu rằng người Nhật không bác bỏ hẳn Tuyên cáo và cho phe quân nhân Nhật hiểu chính phủ không chấp nhận bản Tuyên cáo này. Và đó là cái khéo của Thủ tướng Suzuki.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Bốn giờ chiều ngày 28-7, trong buổi họp báo, Thủ tướng Suzuki phát biểu:
– Theo ý kiến của chúng tôi, bản Tuyên cáo Potsdam chỉ là sự lặp lại Tuyên cáo Cairo. Nó không có gì mới. Chúng tôi “mokusatsu”(1).
(1) Đây là một từ rất khó dịch. “Mokusatsu” có thể hiểu là “giết nó bằng sự yên lặng khinh bỉ (tức là coi như không có giá trị hoặc theo nghĩa “No Comment” của Anh-Mỹ cũng được (nghĩa là không ý kiến hoặc không có gì để bàn hoặc không lưu ý đến). Nghĩa sau cùng nhẹ nhàng hơn.
Nhưng đến ngày 30-7, tờ New York Times viết: “nước Nhật bác bỏ đề nghị của Đồng Minh về đầu hàng vô điều kiện”.
Đồng thời, Đại sứ Saito từ Moscow điện về báo động là người Nga không sẵn lòng làm trung gian hoà giải với phe Đồng Minh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trong lúc đó, phe quân sự Nhật đang hoàn tất kế hoạch hành quân “Ketsu-Go” (Chiến dịch “Quyết định”), có thể xem như kế hoạch tự sát tập thể của toàn dân Nhật.
Hơn 10.000 máy bay được tập trung, điều chỉnh máy móc, gắn các dụng cụ mang bom. Hai phần ba được dùng để đối đầu với quân Mỹ đổ bộ ở các đảo phía nam (Kyushu, Shikoku). Họ chỉ cần bay lên một chuyến, mang bom theo, lao vào hạm đội Hoa Kỳ. Thuốc nổ tối đa nhưng xăng chỉ đủ cho một chuyến bay đi, không trở lại. Một phần còn lại đón đánh Mỹ ở vùng phụ cận Tokyo.
Về bộ binh, sẽ đưa ra một tổng số 53 Sư đoàn và 25 Lữ đoàn độc lập, tổng cộng 2. 350.000 người để chống quân Mỹ. Ngoài ra còn động viên toàn thể nhân dân, nam từ 15 đến 60, nữ từ 17 đến 45, tổng cộng 28 triệu người vũ trang bằng mọi vũ khí kiếm được, từ súng đến cung tên, gươm dao. Bên cạnh đó, còn 4.000.000 công nhân quốc phòng kết hợp thành các tiểu đoàn tác chiến độc lập, vừa sản xuất vừa tác chiến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Thêm vào đó các lực lượng vũ trang Nhật còn 3 triệu quân đóng ở ngoài nước. Ngoài những địa bàn xa xôi như ở New Guinea, quần đảo Indonesia, Đông Dương, thì quân Nhật tập trung cao độ ở Đông bộ Trung Quốc, nhất là ở Mãn Châu và Triều Tiên.
Xung kích của lục quân Nhật Bản là đạo quân Quan Đông, làm nhiệm vụ canh giữ kho quân giới của Thiên Hoàng là 900.000 km2 xứ Mãn Châu. Thành lập từ những năm 1930, lúc đó, đạo quân này có 31 Sư đoàn bộ binh, 9 Lữ đoàn độc lập, 2 Lữ đoàn xe tăng, 1 Lữ đoàn xung kích và 2 không đoàn. Có lúc quân số lên đến một triệu người.
Nhưng qua quá trình chiến tranh, chiến trường các nơi đòi hỏi, một số lớn đơn vị được đưa về Trung Quốc hoặc các đảo Thái Bình Dương. Ví như Sư đoàn tinh nhuệ số 1 đã bị tiêu diệt ở Philippines.
Bây giờ, theo kế hoạch hành quân vào mùa hè 1945, thì khi Nhật Bản bị sụp đổ, đánh không lại, sẽ rút quân về Mãn Châu đánh đến cùng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top