[Funland] Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Iraq 1980_9_22 (1) .jpg

Iraq 1980_9_22 (2) .jpg

Mở màn cuộc chiến, 22/9/1980, Iraq ném bom sân bay Mehrabad ở Tehran

41 năm trước đây, cuộc chiến tranh Iran-Iraq nổ ra hôm 22 tháng 9 năm 1980 và kết thúc hôm 20 tháng 8 năm 1988.
Hai bên đều tuyên bố chiến thắng
Chỉ huy và lãnh đạo Iran
- Giáo chủ Ruhollah Khomeini
- Akbar Hashemi Rafsanjani
Chỉ huy và lãnh đạo Iraq
- Saddam Hussein
- Ali Hassan al-Majid
Bên Iran có
- 305.000 lính chính quy
- 500.000 dân quân Pasdaran và Basiji (lực lượng tình nguyện được huy động)
- 900 xe tăng
- 1.000 xe bọc thép
- 3.000 pháo
- 470 máy bay
- 750 trực thăng

Bên Iraq có
- 190.000 lính
- 5.000 xe tăng
- 4.000 xe bọc thép
- 7.330 pháo
- trên 500 máy bay,
trên 100 trực thăng
Thương vong và tổn thất
Bên Iran
trên 500.000 lính/dân quân/dân thường bị giết hoặc bị thương
Bên Iraq
Trên 375.000 lính/dân quân/dân thường bị giết hoặc bị thương
Thiệt hại kinh tế mỗi bên trên 600 tỷ USD theo thời giá 1980
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Chiến tranh bắt đầu khi Iraq đem quân xâm lược Iran vào ngày 22 tháng 9 năm 1980 sau một giai đoạn dài tranh chấp biên giới. Mặc dù Iraq tấn công mà không có lời cảnh cáo chính thức, họ đã không thể giành thắng lợi và sớm bị quân đội Iran đẩy lùi.
Tổng thống Iraq Saddam Hussein ban đầu gọi cuộc xung đột này là "Chiến tranh gió lốc".
Cùng thời gian này, Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố (không chỉ đích danh Iraq) rằng: "Các loại vũ khí hóa học đã được sử dụng trong chiến tranh", tuyên bố còn nói thêm: "Cộng đồng quốc tế vẫn còn im lặng trước việc Iraq dùng vũ khí giết người hàng loạt để giết người Iran và người Kurd ở Iraq".
Người ta tin rằng Hoa Kỳ đã ngăn Liên Hợp Quốc lên án Iraq.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Nguồn gốc
Một trong các yếu tố dẫn đến sự thù địch giữa hai quốc gia này xuất phát từ sự tranh chấp quyền sở hữu vùng nước Shatt al-Arab (người Iran gọi là Arvand Rud) ở đầu Vịnh Ba Tư, một con sông quan trọng cho công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ của cả hai nước. Năm 1937, Iran và Iraq đã ký một hiệp ước giải quyết xung đột kéo dài này, trong đó tham chiếu đến thời chiến tranh Ottoman – Ba Tư từ thế kỷ XVI và XVII để xác định quyền quản lý Shatt al-Arab. Cũng trong năm đó, Iran và Iraq tham gia vào Hiệp ước Saadabad, mối quan hệ giữa hai nước luôn tốt đẹp trong vài thập niên tiếp theo. Đến năm 1955, hai quốc gia lại tham gia vào Hiệp ước Baghdad
Hiệp ước Baghdad có ba nước Jordan, Iraq và Iran để chống lại mối đe doạ thôn tính Jordan của khối Ai Cập và Syria
 

minh_viet.78

Xe buýt
Biển số
OF-723568
Ngày cấp bằng
3/4/20
Số km
687
Động cơ
84,817 Mã lực
Bác cho em hỏi trong cuộc chiến đó thì Liên Xô hay mỹ ủng hộ bên nào
 

oishivn

Xe điện
Biển số
OF-487377
Ngày cấp bằng
8/2/17
Số km
2,297
Động cơ
475,335 Mã lực
Hay quá, em xin trang đầu để đọc ạ :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Hiệp ước năm 1937 công nhận biên giới giữa Iran với Iraq là dọc theo mức nước ròng phía bờ đông của Shatt al-Arab ngoại trừ tại Abadan và Khorramshahr, nơi đường biên chạy dọc theo đường nước lớn dẫn đến việc Iraq quản lý hầu hết con sông này; miễn là tất cả tàu sử dụng Shatt al-Arab treo cờ Iraq và có hoa tiêu người Iraq và bắt buộc Iran phải trả phí cho Iraq khi tàu của họ sử dụng Shatt al-Arab.
Cuộc lật đổ Dòng họ vương triều Hashemite ở Iraq năm 1958 chuyển quyền lực sang một chính quyền mới với tinh thần dân tộc cực đoan hơn, đã lập tức rút khỏi Hiệp ước Bagdad.
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,787
Động cơ
1,185,746 Mã lực
E xin chỗ đọc tư liệu
 

oishivn

Xe điện
Biển số
OF-487377
Ngày cấp bằng
8/2/17
Số km
2,297
Động cơ
475,335 Mã lực
Em thấy tương quan lực lượng Iraq đuối hơn mà lại khơi mào trước kể cũng lạ, có hậu thuẫn chăng
 

Poison Dart

Xe tải
Biển số
OF-709462
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
266
Động cơ
1,066,763 Mã lực
Em lót dép xin 1 chỗ hóng chuyện.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,153
Động cơ
48,567 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Như thường lệ, em lại đặt dép hóng bài của cụ Ngao.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Bác cho em hỏi trong cuộc chiến đó thì Liên Xô hay mỹ ủng hộ bên nào
Liên Xô "ủng hộ" cả hai.
Liên Xô ủng hộ Iran vì trước 1979 Iran cực thân Hoa Kỳ. Sau cách mạng Hồi giáo 1979, thì Iran chống Mỹ kịch liệt. Kẻ thù của kẻ thù ắt phải là bạn
Ủng hộ Iraq vì năm 1958 -1963 chính quyền này thiên CS, cực thân Liên Xô
Từ 1963, quan hệ vẫn tốt nhưng không bằng trước
Mỹ ủng hộ Iraq, và bí mật cung cấp vũ khí hoá học cho Saddam Hussein để tẩn Iran. Vậy mà 2003 lại lấy cớ Saddam Hussein sử dụng vũ khí hoá học để thịt ông ta.
Năm 1960, Saddam Hussein tham gia ám sát Thủ tướng Iraq Qasim. Qasim không chết, Saddam Hussein bị thương phải chạy sang Syria chạy chữa, CIA đã đưa Saddam Hussein về học Đại học Luật ở Cairo, Ai Cập (và bí mật che dấu tung tích Saddam Hussein). Sau khi Cách mạng Iraq năm 1963 thành công, CIA đưa Saddam Hussein về nước ban đầu làm cai ngục rồi lần hồi lên tới Phó Chủ tịch Đảng Ba'ath. Năm 1979, Saddam Hussein lên làm Tổng thống Iraq, một năm trước khi phát động chiến tranh. Rồi sau này Mỹ lại giết ông này. Đời là thế đấy!
Iraq 1985_12_16 (1).jpg

16/12/1985, Gorbachev hội đàm với Saddam Hussein và Phó Tổng thống Iraq
Iraq 1985_12_15 (2).jpg

15/12/1985, Gromyko, Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô đón Saddam Hussein tại sân bay Vnukovo
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,466
Động cơ
60,388 Mã lực
Em làm căn hóng. Thằng Iran này công nghệ tên lửa nó mua được của Triều Tiên hay của ai mà khủng phết vậy các cụ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Ngày 18 tháng 12 năm 1959, nhà lãnh đạo mới của Iraq Abdul Karim Qassim, tuyên bố: "Chúng tôi không muốn nhắc đến lịch sử các bộ lạc Ả Rập sinh sống ở Al-Ahwaz và Mohammareh (tức Khorramshahr). Những người Ottoman đã trao Mohammareh, là lãnh thổ của Iraq, cho Iran".
Sự bất mãn của chính quyền Iraq với việc Iran sở hữu tỉnh giàu dầu mỏ Khūzestān (mà người Iraq gọi là Arabistan), nơi có đông người dân nói tiếng Ả Rập, không chỉ dừng lại ở các tuyên bố; Iraq bắt đầu ủng hộ các phong trào ly khai ở Khuzestan, và thậm chí đẩy vấn đề tranh chấp lãnh thổ lên hội nghị của Liên đoàn Ả Rập, nhưng không thành công.
Iraq miễn cưỡng hoàn thành các hiệp định đã có với Iran – đặc biệt sau cái chết của Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser năm 1970 và sự lớn mạnh của Đảng Ba'ath dẫn tới cuộc lật đổ quân sự năm 1968, Iraq đã tự cho mình là "lãnh đạo thế giới Ả Rập".
Em mở ngoặc nhỏ sơ qua hai nước:
Iraq là nước người Ả Rập sinh sống với dân theo dòng Hồi giáo Shia/Shite là chính, một phần nhỏ theo dòng Sunni.
Dân Iran không phải dân Ả rập, dân theo dòng Hồi giáo Shia/Shite là chính, một phần nhỏ theo dòng Sunni.
Dù theo dòng Shia/Shite, nhưng do hai dân tộc khác nhau, nên hai bên đều muốn thôn tính nhau. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo 1979, lo sợ Dòng Hồi giáo Shite ở Iran thôn tính dòng Hồi giáo Shite ở Iraq nên cụ Saddam Hussein phải ra tay
Tại sao dòng Shite chiếm đa số ở Iraq lại không ưa Saddam Hussein?
Saddam Hussein là người dòng Sunni, dòng này chiếm thiểu số ở Iraq, nên ông cất nhắc bổ nhiệm những người dòng Sunni làm quan, khiến dòng Shite chiếm đa số bất bình. Iran đã lợi dụng điều này để kích động dân Iraq dòng Shitte chống lại Saddam Hussein
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Cùng thời gian đó, cuối thập niên 1960, sức mạnh quân sự của Iran, với mức chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Quốc vương Mohammad Reza Pahlavi, cũng bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn hơn trong khu vực Cận Đông. Tháng 4 năm 1969, Iran hủy bỏ Hiệp ước 1937 về Shatt al-Arab, và như vậy không trả thuế cho Iraq khi tàu bè của họ sử dụng Shatt al-Arab nữa. Iraq đe dọa chiến tranh vì hành động này của Iran, nhưng vào ngày 24 tháng 4 năm 1969, một chiếc tàu chở dầu Iran được tàu chiến hộ tống đi xuôi dòng Shatt al-Arab, Iraq khi đó đang yếu thế hơn về quân sự đã không có bất cứ hành động nào. Việc Iran phá bỏ Hiệp ước 1937 đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ gia tăng căng thẳng giữa Iraq và Iran kéo dài cho tới tận Hiệp định Algiers năm 1975.
Năm 1969, Phó Thủ tướng Iraq tuyên bố: "Tranh chấp của Iraq với Iran có liên quan đến vấn đề Arabistan (Khuzestan) là một phần lãnh thổ của Iraq bị sáp nhập vào Iran dưới thời ngoại bang còn thống trị". Không lâu sau, các đài phát thanh Iraq phát riêng dành cho[cần dẫn nguồn] "Arabistan", khuyến khích dân Ả Rập ở Iran, thậm chí cả người Balūchīs nổi dậy chống lại chính phủ của Vua Iran. Những đài truyền hình ở Basra thậm chí còn mô tả tỉnh Khuzestan của Iran như là một phần tỉnh mới của Iraq gọi là Nasiriyyah, đổi tên tất cả thành phố của Iran bằng tên Ả Rập.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Năm 1971, Iraq cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi tuyên bố chủ quyền trên các đảo Abu Musa, Tunb Lớn và Nhỏ thuộc Vịnh Ba Tư, sau khi người Anh rút đi. Iraq khi đó tịch thu toàn bộ tài sản của 70.000 người Iraq gốc Iran và trục xuất họ đi khỏi nơi sinh sống, sau khi đã phàn nàn vấn đề này lên Liên đoàn Ả Rập và Liên Hợp Quốc nhưng không thành công. Nhiều người, nếu không muốn nói là phần lớn những người bị trục xuất thực ra là người Iraq gốc Shia, và không hề có ràng buộc gì về mặt huyết thống với Iran, và đại đa số họ nói tiếng Ả Rập, chứ không phải tiếng Ba Tư.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Để trả đũa cho tuyên bố chủ quyền của Iraq đối với Khuzestan, Iran bảo trợ cho quân phiến loạn người Kurd vào đầu thập niên 1970, cung cấp căn cứ cho người Kurd ở Iraq và cung cấp vũ khí cho các nhóm này. Bên cạnh việc Iraq liên tục xúi giục chủ nghĩa ly khai ở Khuzestan và tỉnh Blochistan thuộc Iran, cả hai nước đều khuyến khích các phong trào ly khai của những người Kurd theo chủ nghĩa dân tộc ở mỗi nước.
Mùa đông năm 1974-75, Iran và Iraq suýt chiến tranh do Iran hỗ trợ người Kurd. Tuy vậy, do Iran mạnh hơn về quân sự và đông hơn về dân số, nên người Iraq không gây chiến và lựa chọn thỏa hiệp với Tehran để kết thúc sự phản loạn của người Kurd.
Trong Hiệp định Algiers 1975, Iraq đã nhượng lãnh thổ của mình – gồm cả vùng nước – để được bình thường hóa quan hệ. Để trả lại việc Iraq công nhận biên giới trên Shatt al-Arab chạy dọc theo toàn bộ thalweg, Iran ngưng hỗ trợ cho du kích người Kurd. Thỏa thuận Algiers được nhiều người Iraq xem là nỗi nhục quốc thể.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Mối quan hệ giữa Chính phủ Iran và Iraq có tiến triển vào năm 1978, khi các điệp viên người Iran tại Iraq khám phá ra một vụ đảo chính của phe thân Liên Xô. Khi được thông báo về kế hoạch này, Saddam Hussein, khi đó đang là Phó Tổng thống, đã ra lệnh hành hình hàng tá sĩ quan quân đội, và để trả ơn, ông ra lệnh trục xuất Ruhollah Khomeini, nhà lãnh đạo thần quyền lưu vong chống lại Quốc vương, khỏi Iraq.
Hài hước là ở chỗ Giáo chủ Ruhollah Khomeini, được Iraq che chở trước đây, sau 1979 trở thành Thủ lĩnh Tối cao Iran và đứng đầu bộ máy chiến tranh chống Iraq. Ở Trung Đông kiểu thù-bạn, bạn-thù như thế này không hiếm
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Tư tưởng đoàn kết Hồi giáo dưới một nhà nước thống nhất, cuộc cách mạng Hồi giáo theo dòng Shia do Ayatollah Khomeini lãnh đạo với sự ra đời của Cộng hòa Hồi giáo Iran; cùng với tư tưởng quốc gia Ả Rập của chính quyền Saddam Hussein là trung tâm của xung đột.
Saddam Hussein rất muốn đưa Iraq lên tầm một cường quốc khu vực. Do đó, xâm lược được Iran sẽ tăng tiềm năng dự trữ dầu của Iraq giúp nước này thống trị khu vực vịnh Persian.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top