- Biển số
- OF-159708
- Ngày cấp bằng
- 7/10/12
- Số km
- 1,004
- Động cơ
- 360,454 Mã lực
(tiếp)
Không quân Đức đến trợ giúp các thủy thủ, khi giữa đống xác máy bay Anh bị bắn hạ gần Rotterdam, họ tìm thấy một số bộ phận của radar H2S, chúng tiết lộ một công nghệ, cho đến thời điểm đó các chuyên gia Đức vẫn chưa biết. Nhờ phát hiện thành công này họ hiểu rằng Đồng minh đã phát kiến ra đèn điện tử tinh vi magnetron nổi tiếng, hoạt động ở bước sóng khoảng 10 cm. Ngành công nghiệp Đức lập tức bắt tay vào chế tạo RWR có thể tiếp nhận bức xạ trong dải tần S-band. Máy thu mới được gọi là Naxos, đòi hỏi mất nhiều thời gian để phát triển và đã không đạt yêu cầu, như là chưa đủ nhạy và cự ly phát hiện chỉ khoảng 6 - 8 km.
Trong khi đó, quân Đồng minh ngày càng đánh chìm nhiều và nhiều hơn nữa các U-boat, do đó, người Đức cố gắng tìm phương pháp khác trốn tránh sự phát hiện. Một trong những cách đó - có tên mã là Bold, sử dụng bẫy dưới dạng quả cầu cao su thả từ tàu ngầm lên độ cao khoảng 10 mét. Gắn với chúng có một hoặc hai sợi cáp kim loại để phản xạ bức xạ radar của đối phương, do vậy mà tạo ra các báo động sai. Những quả bóng bay trên không được gắn với các phao nổi, thường trôi dạt gần đó, tuy nhiên, trong thực tế, khả năng đánh lạc hướng máy bay tuần tra rất nhỏ.
Vào cuối năm 1943, có một số thành công đã đạt được khi sử dụng ống thở (snorkel) - là đường ống được trang bị một van đặc biệt cho phép tàu ngầm sạc điện ắc quy, vẫn di chuyển ở tư thế bơi ngầm. Các snorkel được bao phủ loại vật liệu hấp thụ radar đặc biệt có thể hấp thụ nhiều hơn nhiều so với phản xạ bức xạ radar của đối phương.
Khi máy thu Naxos được chờ đợi từ lâu cuối cùng đã sẵn sàng, mọi việc đã quá muộn, quá nhiều tàu ngầm bị đánh chìm và Trận chiến Đại Tây Dương đến lúc này đã thua không gỡ nổi.
U-boat bị máy bay Đồng minh tấn công
Việc đánh chặn sóng radio của U-boat đóng góp rất lớn vào chiến thắng của Đồng Minh trong Trận chiến Đại Tây Dương, đặc biệt là trong thời điểm có những tổn thất lớn nhất của các đoàn tàu công-voa. Các tàu ngầm phải nổi lên định kỳ, thường là vào ban đêm, để sạc ắc quy, định vị bản thân và phát điện báo về bộ tham mưu, trao đổi thông tin vô tuyến với tàu ngầm khác trong một khu vực nhất định. Các sóng radio truyền đi đó bị các tàu hộ tống quân Đồng minh, có trang bị đài vô tuyến tầm phương chặn bắt và khi đó phương vị, họ có thể xác định được vị trí tàu ngầm. Sau đó, những tọa độ trên được truyền đến các biên đội tàu săn-diệt, có nhiệm vụ phát hiện và đánh chìm tàu ngầm. Các nhóm này, thường bao gồm hai hoặc ba tàu khu trục hoặc frigate, được phái đến điểm chỉ định và săn đuổi tàn nhẫn đối thủ không may mắn.
Để tránh điều này, người Đức phát minh ra một hệ thống thu phát rất nhanh hoặc các phiên thu truyền kiểu "tiêm chích"; họ ghi nhận chúng một cách nhanh chóng và phát chúng đi trong vòng chưa đầy một giây.
Để lắng nghe bình thường, máy ghi âm sẽ tự động làm chậm quá trình ghi. Các máy tầm phương vô tuyến thời đó vẫn chưa đủ nhanh để chặn bắt và xác định tọa độ của máy phát trong một thời gian ngắn như thế, bởi vậy U-boat có cơ hội khá dễ dàng thu phát ban đêm, mặc dù thời gian không được lâu.
Năm 1943, quân Đồng minh đưa ra biện pháp đối kháng điện tử mới - máy tầm phương vô tuyến tự động tên gọi Huff - Duff, có thể thu chương trình phát radio ngắn và tính toán hướng trong một vài giây diễn ra chương trình phát sóng đó. Huff - Daff được cài đặt không chỉ trên tầu chiến, chúng cũng được bố trí một cách hợp lý trong các trạm ven biển để hình thành một tam giác đạc tốt thu các thông điệp cần đánh chặn. Ngay khi U-boat Đức bắt đầu phát thông điệp vô tuyến, các trạm mặt đất và tàu thuyền trên biển có thể xác định lập tức vị trí của nó và gửi thông tin đến các tàu chống tàu ngầm và máy bay chống ngầm để tấn công và đánh chìm kẻ địch.
Trận chiến Đại Tây Dương cung cấp một bài học quan trọng cho những người có trách nhiệm lập kế hoạch và tiến hành tác chiến điện tử : nó dạy rằng, biết kẻ thù đang sử dụng thiết bị gì trên chiến trường vào lúc này là chưa đủ, quan trọng hơn là biết được những gì đang được phát triển để sử dụng trong các chiến dịch trong tương lai. Tướng Martini đã có một quyết định khôn ngoan, khi vào năm 1939, ông quyết định bay dọc theo bờ biển nước Anh trên khinh khí cầu Zeppelin. Như vậy, ông ta đã bay chuyến bay đầu tiên của mình thực hiện nhiệm vụ giám sát điện tử, nhằm tìm ra những gì đối phương đang tiến hành trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Không quân Đức cần phải duy trì công tác thực hành này trong suốt cuộc chiến tranh, và không chỉ cần phái các máy bay ném bom và máy bay tiêm kích đến nước Anh, mà còn cần phái một số máy bay được trang bị các thiết bị để chặn thu bức xạ điện từ trên bầu trời Anh.
Ngành công nghiệp điện tử của Đức đã có đủ kinh nghiệm để thực hiện trinh sát trong phổ điện từ; các máy thu tách sóng - là thiết bị lý tưởng cho nhiệm vụ này, mà người Đức cần áp dụng và phải được sử dụng để thu ghi các xung phát ra từ các radar mới của Anh trong thời gian thử nghiệm chúng.
Bỏ qua trinh sát điện tử, Bộ Tư lệnh Đức không chỉ đánh giá thấp mối đe dọa đang dần hiện ra, mà còn tự lấy đi của mình cơ hội có được thông tin về các cải tiến kỹ thuật, có thể tỏ ra cực kỳ hữu ích cho sự phát triển của một hệ thống ECM thích hợp có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa sắp tới.
Không quân Đức đến trợ giúp các thủy thủ, khi giữa đống xác máy bay Anh bị bắn hạ gần Rotterdam, họ tìm thấy một số bộ phận của radar H2S, chúng tiết lộ một công nghệ, cho đến thời điểm đó các chuyên gia Đức vẫn chưa biết. Nhờ phát hiện thành công này họ hiểu rằng Đồng minh đã phát kiến ra đèn điện tử tinh vi magnetron nổi tiếng, hoạt động ở bước sóng khoảng 10 cm. Ngành công nghiệp Đức lập tức bắt tay vào chế tạo RWR có thể tiếp nhận bức xạ trong dải tần S-band. Máy thu mới được gọi là Naxos, đòi hỏi mất nhiều thời gian để phát triển và đã không đạt yêu cầu, như là chưa đủ nhạy và cự ly phát hiện chỉ khoảng 6 - 8 km.
Trong khi đó, quân Đồng minh ngày càng đánh chìm nhiều và nhiều hơn nữa các U-boat, do đó, người Đức cố gắng tìm phương pháp khác trốn tránh sự phát hiện. Một trong những cách đó - có tên mã là Bold, sử dụng bẫy dưới dạng quả cầu cao su thả từ tàu ngầm lên độ cao khoảng 10 mét. Gắn với chúng có một hoặc hai sợi cáp kim loại để phản xạ bức xạ radar của đối phương, do vậy mà tạo ra các báo động sai. Những quả bóng bay trên không được gắn với các phao nổi, thường trôi dạt gần đó, tuy nhiên, trong thực tế, khả năng đánh lạc hướng máy bay tuần tra rất nhỏ.
Vào cuối năm 1943, có một số thành công đã đạt được khi sử dụng ống thở (snorkel) - là đường ống được trang bị một van đặc biệt cho phép tàu ngầm sạc điện ắc quy, vẫn di chuyển ở tư thế bơi ngầm. Các snorkel được bao phủ loại vật liệu hấp thụ radar đặc biệt có thể hấp thụ nhiều hơn nhiều so với phản xạ bức xạ radar của đối phương.
Khi máy thu Naxos được chờ đợi từ lâu cuối cùng đã sẵn sàng, mọi việc đã quá muộn, quá nhiều tàu ngầm bị đánh chìm và Trận chiến Đại Tây Dương đến lúc này đã thua không gỡ nổi.
U-boat bị máy bay Đồng minh tấn công
Việc đánh chặn sóng radio của U-boat đóng góp rất lớn vào chiến thắng của Đồng Minh trong Trận chiến Đại Tây Dương, đặc biệt là trong thời điểm có những tổn thất lớn nhất của các đoàn tàu công-voa. Các tàu ngầm phải nổi lên định kỳ, thường là vào ban đêm, để sạc ắc quy, định vị bản thân và phát điện báo về bộ tham mưu, trao đổi thông tin vô tuyến với tàu ngầm khác trong một khu vực nhất định. Các sóng radio truyền đi đó bị các tàu hộ tống quân Đồng minh, có trang bị đài vô tuyến tầm phương chặn bắt và khi đó phương vị, họ có thể xác định được vị trí tàu ngầm. Sau đó, những tọa độ trên được truyền đến các biên đội tàu săn-diệt, có nhiệm vụ phát hiện và đánh chìm tàu ngầm. Các nhóm này, thường bao gồm hai hoặc ba tàu khu trục hoặc frigate, được phái đến điểm chỉ định và săn đuổi tàn nhẫn đối thủ không may mắn.
Để tránh điều này, người Đức phát minh ra một hệ thống thu phát rất nhanh hoặc các phiên thu truyền kiểu "tiêm chích"; họ ghi nhận chúng một cách nhanh chóng và phát chúng đi trong vòng chưa đầy một giây.
Để lắng nghe bình thường, máy ghi âm sẽ tự động làm chậm quá trình ghi. Các máy tầm phương vô tuyến thời đó vẫn chưa đủ nhanh để chặn bắt và xác định tọa độ của máy phát trong một thời gian ngắn như thế, bởi vậy U-boat có cơ hội khá dễ dàng thu phát ban đêm, mặc dù thời gian không được lâu.
Năm 1943, quân Đồng minh đưa ra biện pháp đối kháng điện tử mới - máy tầm phương vô tuyến tự động tên gọi Huff - Duff, có thể thu chương trình phát radio ngắn và tính toán hướng trong một vài giây diễn ra chương trình phát sóng đó. Huff - Daff được cài đặt không chỉ trên tầu chiến, chúng cũng được bố trí một cách hợp lý trong các trạm ven biển để hình thành một tam giác đạc tốt thu các thông điệp cần đánh chặn. Ngay khi U-boat Đức bắt đầu phát thông điệp vô tuyến, các trạm mặt đất và tàu thuyền trên biển có thể xác định lập tức vị trí của nó và gửi thông tin đến các tàu chống tàu ngầm và máy bay chống ngầm để tấn công và đánh chìm kẻ địch.
Trận chiến Đại Tây Dương cung cấp một bài học quan trọng cho những người có trách nhiệm lập kế hoạch và tiến hành tác chiến điện tử : nó dạy rằng, biết kẻ thù đang sử dụng thiết bị gì trên chiến trường vào lúc này là chưa đủ, quan trọng hơn là biết được những gì đang được phát triển để sử dụng trong các chiến dịch trong tương lai. Tướng Martini đã có một quyết định khôn ngoan, khi vào năm 1939, ông quyết định bay dọc theo bờ biển nước Anh trên khinh khí cầu Zeppelin. Như vậy, ông ta đã bay chuyến bay đầu tiên của mình thực hiện nhiệm vụ giám sát điện tử, nhằm tìm ra những gì đối phương đang tiến hành trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Không quân Đức cần phải duy trì công tác thực hành này trong suốt cuộc chiến tranh, và không chỉ cần phái các máy bay ném bom và máy bay tiêm kích đến nước Anh, mà còn cần phái một số máy bay được trang bị các thiết bị để chặn thu bức xạ điện từ trên bầu trời Anh.
Ngành công nghiệp điện tử của Đức đã có đủ kinh nghiệm để thực hiện trinh sát trong phổ điện từ; các máy thu tách sóng - là thiết bị lý tưởng cho nhiệm vụ này, mà người Đức cần áp dụng và phải được sử dụng để thu ghi các xung phát ra từ các radar mới của Anh trong thời gian thử nghiệm chúng.
Bỏ qua trinh sát điện tử, Bộ Tư lệnh Đức không chỉ đánh giá thấp mối đe dọa đang dần hiện ra, mà còn tự lấy đi của mình cơ hội có được thông tin về các cải tiến kỹ thuật, có thể tỏ ra cực kỳ hữu ích cho sự phát triển của một hệ thống ECM thích hợp có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa sắp tới.
HẾT CHƯƠNG 6
..........