[Funland] 17/2/1979 ngày mở đầu cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc

minh_viet.78

Xe buýt
Biển số
OF-723568
Ngày cấp bằng
3/4/20
Số km
729
Động cơ
86,759 Mã lực
Cuộc chiến bảo vệ biên giới vị xuyên Hà Giang thật ác liệt vậy mà không nhiều người biết đến với đa số người dân cuocj chiến bảo vệ biên giới phía Bắc chí là những năm 79 mà không biết đến cuocj chiến đấu ở Hà Giang những năm 84
 

Maner Bolsol

Xe tăng
Biển số
OF-412859
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
1,170
Động cơ
249,930 Mã lực
Mấy ngày nữa là tròn 46 năm rồi, viết những dòng này em vấn thấy bồi hồi xúc động. Năm 1979 em 8 tuổi ký ức của em về những ngày ấy là :
- Năm 1978 vụ người H... chiếm khách sạn 30/4 ở ga Hàng Cỏ sau này mình phải cử đặc công vào mới giải quyết được vụ việc . Khi đấy em được bố, mẹ đưa lên chơi nhà ông bà nội ở Kim mã đi qua lúc bọn đấy tràn vào chiếm KS.
- Sau 17/2 một tối tình cờ thức giấc em thấy bố mẹ đang bạn chuyện,bố mẹ em thống nhất thằng em em gửi về quê ở HD còn em ở lại và đi theo trường .Sáng hôm sau bố mẹ em chuẩn bị cho em cái túi nilong khá to trong đấy có mấy bộ quần áo và dặn em nếu nhà trường đưa đi sơ tán thì cứ đi theo trường và đưa em mảnh giấy bảo cất kỹ em đọc trong đấy ghi địa chỉ nhà ,quê quán, tên bố mẹ. Sau này nghe bố mẹ kể lại, bố em lính đi B nên có giấy gọi tái ngũ. mẹ em CQ sẽ được đưa lên phía bắc làm công tác nắm dân và địch vận. May mà sau đó CT không lan rộng nên bố, mẹ em không phải đi nữa.
- Ngày ấy đi học do bọn em còn nhỏ nên không phải đào hào, các anh chị cấp II đào hào xung quanh trường , các hố cá nhân dọc tuyến phố bọn em đi học được cải tạo, chỉnh trang lại mãi mấy năm sau mới lấp, có lần đi học về em mải đọc sách bị tụt xuống hố vừa đau vừa ướt hết cả người . Trước đây nhà em ở gần đường sắt Bắc - Nam đi học về hoặc rảnh toàn đứng xem các đoàn tầu chở xe tăng, pháo... chạy suốt ngày đêm từ miền Nam ra .
- Năm 1979 mặc dù TQ rút quân, nhưng tình hình biên giới vẫn rất căng thẳng nhà em các anh bên nội có mấy người nhập ngũ thời gian đấy và đa phần ra quân những năm 84-86 và không ai bị thương tích gì. Bên Mẹ em có ông anh đi học ở trường sĩ quan đặc công, ra trường được điều lên phía bắc ngay ,anh ấy là thương binh 1/4, những năm đấy gia đình bác em biết tin anh ấy là thương binh (do các anh cùng đơn vị thông báo) nhưng không rõ điều trị ở đâu , mãi năm 85 mới biết anh ấy ở TT dưới Hà nam. Khi em vào thăm cùng bố mẹ em, khi bố mẹ em gặp và mắng anh ấy, anh ấy mới nói không muốn làm gánh nặng cho gia đình , ở TT có các anh em đồng dội và được chăm sóc rất tốt. Anh ấy kể chuyện :
+ Trước 2/79 khi tình hình hai bên căng thẳng, bên kia tung LL Sơn cước và sâu trong nội địa các tỉnh biên giới phía bắc nước ta thì ta cũng đưa LL sang bên đấy nắm tình hình. Có lần khi vào sâu nhóm của anh đấy thấy có một thằng cao to đeo ca táp đạp xe một minh, các anh dùng gậy chọc vào bánh xe đạp khi nó ngã thì lao ra khống chế, nhưng thàng đấy giỏi võ nên 3 anh em hợp sức mới bắt được nó để đưa về khai thác .
+ Anh bị thương vào cuối tháng 2 năm 79. Khi đấy đơn vị anh có nhiệm vụ luồn sâu vào đất bên kia để phá hoại kho tàng, trang thiết bị quân sự của bọn nó.Nhiệm vụ thành công đơn vị cắt đường đi về (lúc đi một đường về một đường) khi về gần biên giới VN thì lạc vào bãi mìn, cả đơn vị hi sinh gần hết, anh bị thương nặng được hai đồng đội bị thương nhẹ hơn đưa về VN.
Còn rất nhiều chuyện nữa nhưng không để mất TG của các cụ các mợ . Anh của em đã mất hơn chục năm rồi nhưng mỗi khi nhắc đến những chuyện này la em không kìm được cảm xúc .
Em có người nhà cũng dân đặc công hồi đánh Mỹ đi tham chiến với TQ, kể bắt cóc, tra thông tin rồi cắt cổ ném xuống khe núi là bình thường. Lính của họ khá khỏe, to cao hơn lính ta, dân đặc công mà mấy người mới bắt được 1 tên
 

Cao răng lợi

Xe đạp
Biển số
OF-821825
Ngày cấp bằng
1/11/22
Số km
24
Động cơ
500,302 Mã lực
Tuổi
33
Mấy ngày nữa là tròn 46 năm rồi, viết những dòng này em vấn thấy bồi hồi xúc động. Năm 1979 em 8 tuổi ký ức của em về những ngày ấy là :
- Năm 1978 vụ người H... chiếm khách sạn 30/4 ở ga Hàng Cỏ sau này mình phải cử đặc công vào mới giải quyết được vụ việc . Khi đấy em được bố, mẹ đưa lên chơi nhà ông bà nội ở Kim mã đi qua lúc bọn đấy tràn vào chiếm KS.
- Sau 17/2 một tối tình cờ thức giấc em thấy bố mẹ đang bạn chuyện,bố mẹ em thống nhất thằng em em gửi về quê ở HD còn em ở lại và đi theo trường .Sáng hôm sau bố mẹ em chuẩn bị cho em cái túi nilong khá to trong đấy có mấy bộ quần áo và dặn em nếu nhà trường đưa đi sơ tán thì cứ đi theo trường và đưa em mảnh giấy bảo cất kỹ em đọc trong đấy ghi địa chỉ nhà ,quê quán, tên bố mẹ. Sau này nghe bố mẹ kể lại, bố em lính đi B nên có giấy gọi tái ngũ. mẹ em CQ sẽ được đưa lên phía bắc làm công tác nắm dân và địch vận. May mà sau đó CT không lan rộng nên bố, mẹ em không phải đi nữa.
- Ngày ấy đi học do bọn em còn nhỏ nên không phải đào hào, các anh chị cấp II đào hào xung quanh trường , các hố cá nhân dọc tuyến phố bọn em đi học được cải tạo, chỉnh trang lại mãi mấy năm sau mới lấp, có lần đi học về em mải đọc sách bị tụt xuống hố vừa đau vừa ướt hết cả người . Trước đây nhà em ở gần đường sắt Bắc - Nam đi học về hoặc rảnh toàn đứng xem các đoàn tầu chở xe tăng, pháo... chạy suốt ngày đêm từ miền Nam ra .
- Năm 1979 mặc dù TQ rút quân, nhưng tình hình biên giới vẫn rất căng thẳng nhà em các anh bên nội có mấy người nhập ngũ thời gian đấy và đa phần ra quân những năm 84-86 và không ai bị thương tích gì. Bên Mẹ em có ông anh đi học ở trường sĩ quan đặc công, ra trường được điều lên phía bắc ngay ,anh ấy là thương binh 1/4, những năm đấy gia đình bác em biết tin anh ấy là thương binh (do các anh cùng đơn vị thông báo) nhưng không rõ điều trị ở đâu , mãi năm 85 mới biết anh ấy ở TT dưới Hà nam. Khi em vào thăm cùng bố mẹ em, khi bố mẹ em gặp và mắng anh ấy, anh ấy mới nói không muốn làm gánh nặng cho gia đình , ở TT có các anh em đồng dội và được chăm sóc rất tốt. Anh ấy kể chuyện :
+ Trước 2/79 khi tình hình hai bên căng thẳng, bên kia tung LL Sơn cước và sâu trong nội địa các tỉnh biên giới phía bắc nước ta thì ta cũng đưa LL sang bên đấy nắm tình hình. Có lần khi vào sâu nhóm của anh đấy thấy có một thằng cao to đeo ca táp đạp xe một minh, các anh dùng gậy chọc vào bánh xe đạp khi nó ngã thì lao ra khống chế, nhưng thàng đấy giỏi võ nên 3 anh em hợp sức mới bắt được nó để đưa về khai thác .
+ Anh bị thương vào cuối tháng 2 năm 79. Khi đấy đơn vị anh có nhiệm vụ luồn sâu vào đất bên kia để phá hoại kho tàng, trang thiết bị quân sự của bọn nó.Nhiệm vụ thành công đơn vị cắt đường đi về (lúc đi một đường về một đường) khi về gần biên giới VN thì lạc vào bãi mìn, cả đơn vị hi sinh gần hết, anh bị thương nặng được hai đồng đội bị thương nhẹ hơn đưa về VN.
Còn rất nhiều chuyện nữa nhưng không để mất TG của các cụ các mợ . Anh của em đã mất hơn chục năm rồi nhưng mỗi khi nhắc đến những chuyện này la em không kìm được cảm xúc .
Các cụ nhà e cũng lính đặc công nhưng không tham gia chiến dịch biên giới. E hóng cụ kể thêm chuyện ạ :|
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,975
Động cơ
985,974 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Với VN thì cuộc chiến nào cũng khó quên hết.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,513
Động cơ
472,865 Mã lực
Nhân thớt về chiến tranh biên giới năm 1979, hẳn các cụ đã từng nghe đến quốc lộ 279, con đường chiến lược được hình thành sau khi nối các tuyến đường rời rạc kể từ sau cuốc chiến tháng 2 năm 1979.

Quốc lộ này là quốc lộ duy nhất của Việt Nam có 3 con số làm tên ký hiệu.
Quốc lộ này đứng thứ 3 và chiều dài ở Việt Nam
Quốc lộ này mang ý nghĩa là con đường chiến lược vận tải hậu cần cho các khu vực biên giới, với khoảng cách cách đường biên từ 50-100km

Quoc-Lo-279-2.jpg
 

longphamhoai

Xe tăng
Biển số
OF-56702
Ngày cấp bằng
8/2/10
Số km
1,286
Động cơ
-251,750 Mã lực
Nhân ngày kỷ niệm em xin gửi ảnh em chụp tại đền thờ điểm cao 468 Vị Xuyên, Hà Giang và cảm xúc của em khi đến thăm đền.
Xin phép được chia sẻ cùng các cụ:
P/s: mỗi chuyến đi đều có những trải nghiệm mới lạ và hoàn toàn khác những lần trước. Với tín đồ chạy xe nói riêng và dân du lịch nói chung thì Hà Giang luôn là 1 điểm đến hấp dẫn mọi mùa nhưng với gã khờ thì mùa thu là thích nhất. Hà Giang không chỉ hấp dẫn bởi ăn ngon, cảnh đẹp, đường đẹp mà còn hấp dẫn bởi những địa danh lịch sử. Vị Xuyên, cửa Khẩu Thanh Thủy là những địa danh nổi tiếng về sự tàn khốc của chiến tranh Biên giới. Với gã những câu chuyện về chiến tranh Biên giới phía Bắc không hiểu thấm dần vào đầu gã như thế nào. Với gã khờ, ấn tượng đầu tiên vẫn còn nguyên trong tâm trí là 1 buổi sáng mùa xuân, hồi bé, không hiểu sao lại thấy mẹ cùng các bác hàng xóm của khu tập thể lại đào hết cả sân chơi trước cửa nhà lên với tinh thần rất hối hả. Với đứa bé lên 3 thì những từ "đào hầm", "đánh Tàu" nó chẳng có gì là ghê gớm lắm, ngược lại là chỗ chơi cho trẻ con trong khu tập thể nhà hắn. Bên cạnh đó những bữa thăm hỏi của các anh lớn nhà bác hàng xóm lên đường đánh giặc, nhớ mãi ánh mắt đỏ hoe của bác gái khi tiễn anh Sơn đi bộ đội. Rồi những từ "lên chốt", cụm từ "6 tháng trên chốt" cũng chẳng hiểu tự bao giờ nó vào trong bộ nhớ, chắc thông qua những câu chuyện từ những lần về phép và sau này ra quân của anh S. Nói về cái sự đọc của hắn thì cũng chẳng có gì tự hào, hồi bé, nghỉ hè ở nhà chẳng biết làm gì nên cứ có quyển gì hắn cũng đọc, từ họa báo Liên Xô, báo Thiếu niên tiền phong, chuyện trưởng Kim Dung (bố mang từ SGN ra), tiểu thuyết các loại cũng đều được ngốn vì bị nốt trong nhà. Sau đó đó đến loat thuê truyện rồi nữa đủ các thứ, nhưng có khi thành cái "tật" cứ rảnh là đọc đến tận bây giờ. Sau này thời đại Internet phát triển, các thông tin về Chiến tranh Biên giới 14/02/1979 đến với gã từ những tiểu thuyết, tự truyện, hồi ký, rồi các thông tin tranh luận từ các diễn đàn khiến hắn mê. Thêm nữa gã có cái tật hay đi, từ bé thì hè nào cũng nhảy tàu về với ông bà ngoại ở Thái Nguyên (không phải là quê ngoại) nên những địa danh liên quan đến chiến tranh Biên giới phía Bắc lờ mờ được hình thành với mấy câu ngắn gọn Cao Bắc Lạng Hà Tuyên Thái. Hồi sinh viên thì cũng ít được lang thang nên cũng chỉ loanh quanh mấy tỉnh đồng bằng, cùng lắm là đến trung du kiểu Phú Thọ, Thái Nguyên. Dần dần những năm ra trường đi làm được lang thang Cao Bằng, Bắc Kan, Điên Biên (lúc chưa tách thành Lai Châu), Sơn La, Hạ Long, Móng Cái, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang cũng theo chân công tác của gã. Rồi nữa đến lúc tự nhiên thêm đam mê chạy xe máy thì các địa danh dần dần hình thành trong đầu mà đến nay gần như chạy xe hắn không bị phụ thuộc vào Google map khi đến những điểm chính. Ở lần chạy xe này, ngoài sự ưu ái của "em yêu" thì gã khờ còn được may mắn theo chân cái idols đi khám phá 1 vài địa danh của huyện Vị Xuyên, Hà Giang trong những tháng cuối Năm kỷ niệm 45 năm Chiến tranh Biên giới phía bắc. Địa danh Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên nằm ven QL2 với nhiều người không còn là xa lạ, nhưng lần đầu gã được vào Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên. Sau khi thắp hương tưởng nhớ tới anh linh của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ biên giới tại Đền thờ, gã được học thêm nhiều điều. Từ câu chuyện của bác CCB làm công quả tại Đền, những thông tin về "Đồi thịt băm", "Thác gọi hồn", "Lò vôi thế kỷ", "Ngã ba cửa tử", các điểm cao "468" "772" nơi chiến dịch MB84 diễn ra. Trận đánh diễn ra ác liệt 1 ngày 1 đêm, đã có hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ hy sinh, trong đó có 592 người thuộc biên chế của sư đoàn 356. Phía Trung Quốc, tuy không công bố số liệu chính thức, nhưng có nguồn tin ước tính số binh sĩ tham chiến nhiều gấp 6-7 lần quân ta. Nằm cạnh nhà đền hiện nay, cao điểm 685 bị hạ thấp gần 3m do sức công phá của hàng ngàn quả đạn pháo. Hiện nay cảnh vật tuy đã thay đổi, rừng đã mọc lên xanh không nhưng gã cũng phần nào hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh.....
Còn nhiều cảm xúc mà không thể diễn tả, bất chợt thấy bát hoa đá tại Đền với dòng chữ được khắc lên báng súng lời thề, cũng là phương châm sống của những người lính can trường năm ấy “Sống bám đá đánh giặc - Chết hóa đá bất tử” của Liệt sỹ Lê Trần Mãn, quê Thanh Hóa, thật đẹp thật ý nghĩa
 

Song Do Anh

Xe hơi
Biển số
OF-803053
Ngày cấp bằng
21/1/22
Số km
158
Động cơ
21,852 Mã lực
Việt Nam khi đó có bị bất ngờ không? Em nghĩa là có bất ngờ về thời điểm cụ thể và quy mô:

-Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc thời điểm đó đánh giá: “Cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc – mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới…”

-Một sự trùng hợp khi đồn trưởng các đồn biên phòng được triệu tập về tỉnh trong ngày 15-16/2 để tham dự họp vào sáng Chủ nhật ngày 17/2/1979 đối phó với tình hình căng thẳng ở biên giới và nghe phổ biến nhận định Trung Quốc có thể tấn công. Khi chiến tranh nổ ra, chỉ huy tác chiến chủ yếu là các chính trị viên và cấp phó. Cấp trưởng chỉ kịp hủy họp trở về chỉ huy chiến đấu sau khi quân Trung Quốc đã tiến sâu vào lãnh thổ. Yếu tố này cho thấy, mặc dù có nhiều dấu hiệu Trung Quốc sẽ tấn công nhưng tình báo Việt Nam đã không có tin tức đúng ngày khai chiến.

-Lãnh đạo Việt Nam không có mặt đủ ở Hà Nội. Ngày 16/2/1979, Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Campuchia và Việt Nam được ký tại Phnom Penh. Tham dự lễ ký có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị và Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Văn Tiến Dũng. Phái đoàn chỉ kịp quay về nước vào ngày 20/2/1979.
- Em có anh bạn ở CQ cũ,bố anh ấy thời điểm đấy là trưởng hay phó phân xã của TTXVN ở Bắc Kinh. Bác ấy nói chuyện khi chiến tranh sảy ra cả đại xứ quán ngày hôm đấy ngoài chuẩn bị sẵn sàng (phòng khi TQ tràn vào sứ quán), còn lại tất cả đi hủy tài liệu, bác ấy được giao nhiệm vụ theo dõi đài báo của TQ về thông tin cuộc chiến để gửi về VN.
- Vụ các đồn trưởng đồn BP đi họp ở tỉnh em nhớ không nhầm là ở Lạng Sơn. Năm 2023 sau rất nhiều lần trì hoãn, nhà em ra Móng Cái và chạy đường Vành đai biên giới từ QN về LS, khi đến cửa Khẩu Pò Hèn em và gia đình rẽ vào nghĩa trang Pò Hèn thắp hương cho các Liệt sỹ ( nghe nói là NT dựng trên đúng đồn Pò Hèn cũ ) . Các cụ mợ đi rồi thì biết khu vực đấy dân cư hai nước gần như sát nhau,cách nhau chỉ là dòng suối nhỏ, hoặc bờ ruộng giờ đây là hàng rào sắt do bên kia dựng lên. Thời điểm 17/2/79 nghe các anh trông coi nghĩa trang kể lại, bon TQ ở bên kia tràn sang vây kín đồn và bắc loa kêu gọi đầu hàng nhưng cả đồn các chú,các anh đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hi sinh hết, trên tấm bia dựng ở nghĩa trang có cả anh sinh năm 71 (bằng tuổi em) và hy sinh hình như năm 90-91, em không kịp hỏi lý do anh ấy hi sinh, nhưng em dự là sau này anh đấy đi gỡ mìn hay vướng mìn.
- Có người kể người H...ở khu vực biên giới nếu không về bên kia năm 78, Có một số khi chiến tranh sảy ra là nó đưa đường cho quân TQ đi tắt qua các điểm phòng thủ của ta để tấn công, hoặc phá hoại đường dây thông tin liên lạc của ta, em có hỏi những thành phần đấy các anh xử lý thế nào , anh ấy chỉ cười ...... CQ bà già em cũng có một thằng làm cùng, nó về nước đầu năm 78 đến tháng 2/79 bị bắt làm tù binh, ta đưa về HN để họp báo tố cáo tội ác của bọn TQ, trước đây khi bị bắt nó một mực khai là người TQ sống ở TQ, nhưng khi bà già em được điều động phối hợp với bên BQP gặp bọn nó trước khi họp báo .Gặp bà già em mặt nó tái mét và lúc đấy nó mới khai, nó và một số thằng nữa được đưa đi tuyến đầu,nếu TQ tấn công về Hà Nội thì chúng nó sẽ là người làm công tác tuyên truyền, dẫn đường ... về nhà bà già em vẫn cay và nói, nó ăn cơm mòn đữa mòn bát của VN quay ngoắt nó lại theo bọn bên kia ngay. Năm 2001 khi GTD sang thăm nước ta, vẫn có người H... đưa đơn đề nghị GTD can thiệp để NN trả nhà , với lý do bị e...nhưng không về và bị CQ quản lý nhà.
 

crYztaL

Xe tăng
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
1,158
Động cơ
327,690 Mã lực
Việt Nam có bất ngờ hay không khi TQ tấn công ? Năm 74, bác tôi ( nguyên Thiếu tướng QK4) đã tham dự cuộc họp với TBT LD, TBT cũng xác định là chuyện GPMN là ko phải bàn, vấn đề là phải chuẩn bị đối phó với quân TQ. Tháng 1 năm 79 bác cũng lên biên giới trực nhưng Tàu chưa đánh, về rồi nó mới đánh :)
Bố tôi được thông báo TQ sẽ đánh trước 1 năm (năm 78), trong năm 78 bố tôi cũng đã đi thị sát 1 vòng 6 tỉnh biên giới.
Về mặt chiến lược chúng ta ko bất ngờ nhưng có thể là bất ngờ về mặt quy mô, chúng ta ko lường trước được quy mô của cuộc tấn công. Từ đó đã ko có phương án đối phó thích hợp ban đầu cuộc chiến.
 

blablo

Xe tải
Biển số
OF-454076
Ngày cấp bằng
18/9/16
Số km
388
Động cơ
232,475 Mã lực
Bố cháu kể hồi đó bố cháu tầm lớp 8. Cả làng trốn lên núi, tàu ào đến như 1 cơn lũ. Có 1 cặp 2 bố con chạy từ làng khác tới không kịp trú ẩn, người bố bị giặc xiên lưỡi lê đứng sống, chị gái bị hiếp dâm và xiên lưỡi lên đến chết. Ở trên núi, cả làng nhìn xuống thấy nhà cửa bị đốt sạch, chúng không tìm thấy người rồi rút đi. Trong cuộc tái thiết làng sau đó, ông cụ mà bố cháu gọi là chú, vì 3 anh con trai đi bộ đội cả, 1 mình đi chặt gỗ xây lại nhà mà bị cảm/ kiệt sức chết. Đó là ký ức kinh hoàng mà lớp sau không bao giờ phải chứng kiến. Nên bố cháu rất ghét bọn Tàu. Nếu con cái dám yêu anh Tàu nào là bố từ mặt, làm đứa em cháu yêu cậu Đài Loan mà nơm nớp mấy năm
 

phongnguyenhung

Xe máy
Biển số
OF-875333
Ngày cấp bằng
5/2/25
Số km
86
Động cơ
15,945 Mã lực
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.

Quân xâm lược bành trướng dã man

Đã giày xéo mảnh đất tiền phương.

Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương.

Đất nước của ngàn chiến công,

Vẫn sục sôi khí thế hào hùng

Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...

Đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!

Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!

Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng

Mang trên mình còn lắm vết thương.

Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.

Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người

Độc lập - Tự do!
 

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
7,864
Động cơ
1,119,720 Mã lực
Ngày đấy nhà em ở gần ga Phố Tráng, đã nghe tiếng đạn pháo ở mạn Lạng sơn vọng về. Sau đó là tổng động viên, mấy ông đi B về lại bị gọi đi tiếp. Chồng cô giáo mẫu giáo cũng nằm trong diện bị động viên. Vài tuần sau học trò được nghỉ học- dẫn nhau ra uỷ ban xem lễ truy điệu chú ấy. Vài ngày sau bộ đội mình ở Cambogdia bắt đầu về!
chém nhẹ tay thôi cụ, ở ga phố Tráng mà nghe được tiếng đạn pháo ở Lạng sơn - cách hơn 100km ??

ps: em lính 337 Lạng sơn ạ
 

Mr. Bảnh

Xe buýt
Biển số
OF-866082
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
504
Động cơ
1,657,464 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Nghĩa Trụ - Văn Giang
Đi Pò Hèn e xúc động nhất là bức ảnh chụp toàn bộ đồn cách đó 1 tháng, và câu chuyện 1 đôi sắp cưới, cuối cùng đều đã hy sinh :(:(

- Em có anh bạn ở CQ cũ,bố anh ấy thời điểm đấy là trưởng hay phó phân xã của TTXVN ở Bắc Kinh. Bác ấy nói chuyện khi chiến tranh sảy ra cả đại xứ quán ngày hôm đấy ngoài chuẩn bị sẵn sàng (phòng khi TQ tràn vào sứ quán), còn lại tất cả đi hủy tài liệu, bác ấy được giao nhiệm vụ theo dõi đài báo của TQ về thông tin cuộc chiến để gửi về VN.
- Vụ các đồn trưởng đồn BP đi họp ở tỉnh em nhớ không nhầm là ở Lạng Sơn. Năm 2023 sau rất nhiều lần trì hoãn, nhà em ra Móng Cái và chạy đường Vành đai biên giới từ QN về LS, khi đến cửa Khẩu Pò Hèn em và gia đình rẽ vào nghĩa trang Pò Hèn thắp hương cho các Liệt sỹ ( nghe nói là NT dựng trên đúng đồn Pò Hèn cũ ) . Các cụ mợ đi rồi thì biết khu vực đấy dân cư hai nước gần như sát nhau,cách nhau chỉ là dòng suối nhỏ, hoặc bờ ruộng giờ đây là hàng rào sắt do bên kia dựng lên. Thời điểm 17/2/79 nghe các anh trông coi nghĩa trang kể lại, bon TQ ở bên kia tràn sang vây kín đồn và bắc loa kêu gọi đầu hàng nhưng cả đồn các chú,các anh đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hi sinh hết, trên tấm bia dựng ở nghĩa trang có cả anh sinh năm 71 (bằng tuổi em) và hy sinh hình như năm 90-91, em không kịp hỏi lý do anh ấy hi sinh, nhưng em dự là sau này anh đấy đi gỡ mìn hay vướng mìn.
- Có người kể người H...ở khu vực biên giới nếu không về bên kia năm 78, Có một số khi chiến tranh sảy ra là nó đưa đường cho quân TQ đi tắt qua các điểm phòng thủ của ta để tấn công, hoặc phá hoại đường dây thông tin liên lạc của ta, em có hỏi những thành phần đấy các anh xử lý thế nào , anh ấy chỉ cười ...... CQ bà già em cũng có một thằng làm cùng, nó về nước đầu năm 78 đến tháng 2/79 bị bắt làm tù binh, ta đưa về HN để họp báo tố cáo tội ác của bọn TQ, trước đây khi bị bắt nó một mực khai là người TQ sống ở TQ, nhưng khi bà già em được điều động phối hợp với bên BQP gặp bọn nó trước khi họp báo .Gặp bà già em mặt nó tái mét và lúc đấy nó mới khai, nó và một số thằng nữa được đưa đi tuyến đầu,nếu TQ tấn công về Hà Nội thì chúng nó sẽ là người làm công tác tuyên truyền, dẫn đường ... về nhà bà già em vẫn cay và nói, nó ăn cơm mòn đữa mòn bát của VN quay ngoắt nó lại theo bọn bên kia ngay. Năm 2001 khi GTD sang thăm nước ta, vẫn có người H... đưa đơn đề nghị GTD can thiệp để NN trả nhà , với lý do bị e...nhưng không về và bị CQ quản lý nhà.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,358
Động cơ
462,542 Mã lực
Hình như sau này dao mèo làm nhiều là sử dụng vỏ đạn pháo Tầu đúng không các cụ
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,849
Động cơ
810,302 Mã lực
Thấm thoắt mà đã 46 năm rồi các cụ nhỉ....:D
Thật là 1 ký ức không vui vẻ gì với 1 anh bạn mà chúng ta đã và đang gọi " vừa là đồng chí, vừa là anh em "...:D
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,385
Động cơ
722,815 Mã lực
Mai là 46 năm ngày tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới.

Hôm đấy bọn em đi học về đã thấy các hầm cá nhân đang được đào xung quanh cái sân bóng của khu tập thể và dọc đường vào khu. Trẻ con chẳng hiểu chuyện, cứ thấy hầm hố là lao vào chơi. Tối về mới thấy vẻ lo âu của cha mẹ, nhưng cũng chỉ được một loáng và lại mải lo chơi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top