[Funland] Chiến tranh biên giới 1979 từ lời kể của người trong cuộc......

Trạng thái
Thớt đang đóng

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,802
Động cơ
576,171 Mã lực
Em xin lỗi các cụ nhé, em vẫn nhầm khẩu đại liên của đại đội em là khẩu K53 chứ không phải K57. Nó có cái lá chắn đằng trước và có 2 bánh xe trông cổ lắm.
Mời cụ bắn bi thuốc lào,
Cụ để em vê rồi châm đóm nhé
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Em lại kể tiếp chuyện HG các cụ nhé
5 giờ sáng ngày 12-7 khi trời vừa tờ mờ sáng sương mù vẫn còn dầy đặc thì pháo ta bắt đầu bắn, những tiếng rít o o của đạn pháo bay qua đầu và tới tấp nổ trên đỉnh khiến đám lính bọn em thấy phấn khích lắm. Trước lúc đi đánh bọn em đã nghe phổ biến là pháo ta bắn 2 tiếng, các cán bộ còn nói đùa là đến thịt hộp cũng không còn nguyên để lính ta lấy thịt hộp tàu để ăn. Đặc công có nhiệm vụ luồn sâu để làm câm họng pháo tàu nên lính bộ binh chỉ việc tràn lên mà bắt tù binh..hi..hi toàn màu hồng và dễ quá nhưng thực tế không phải như vậy. Vừa nghe tiếng pháo là trung đội cửa mở do trung đội trưởng người Nghệ An mà giờ em cũng quên tên giắt cờ quyết chiến quyết thắng trong người dẫn trung đội lên đầu giao thông hào, em lóc cóc bò theo. Pháo bắn dữ dội lắm mà em không biết là ta hay địch bắn nữa vì đạn pháo đã bắt đầu rơi vào đội hình của C lúc này cả trung đội cửa mở nằm dọc theo đoạn giao thông hào đầy bùn và nước, khoảng hai tiếng sau khi ngớt pháo thì 4 đồng chí công binh xách theo 2 ống bộc phá lên phá hàng rào lúc đó em ù hết cả tai cứ nằm bẹp ở chiến hào. Nhoằng một cái đã thấy công binh tụt xuống làm em cứ tưởng công binh đã cho nổ bộc phá xong nhưng sau này khi em đọc hồi ký của anh Thông tuyên huấn sư đoàn mới biết là công binh chưa phá xong cửa mở đã té. Phía trên cửa mở em chỉ nghe tiếng súng bộ binh rộ lên không ngớt ngay sau lưng em là đại đội phó Hậu trước đã ở K đang chỉ huy khẩu cối 60 bắn cứ pành pành. Mà 2 khẩu cối 60 đặt ngay dưới chân em mà bắn, em thoáng nghĩ là nó mà phản cối thì mình nằm đây là toi nên em bò dần lên phía cửa mở. Lên gần sát cửa mở thì em nghe anh em quát ầm trên đó ''Trung đội trưởng hy sinh rồi,Trung liên đâu, trung liên đâu, đem trung liên lên bắn chết mẹ chúng nó đi ''.Trước mặt em có một cậu lính tháng 9-83 người Văn Chấn Yên bái đang ôm khẩu RPĐ em bèn giục mang trung liên lên đi, cậu ta vừa nhỏm người dậy xách súng lên được khoảng 5m thì em nhìn thấy cậu ta khựng lại mồm há hốc ra rồi thấy ngực cậu ta thủng liên tiếp năm sáu lỗ, lúc đó em nhìn rất rõ bởi em vừa giục cậu ta lên và cứ nhìn theo bước cậu ta đi. Anh Hậu đại phó cũng nhìn thấy và giục em là y tá lên xem thế nào, thú thật với các cụ là lúc đó em cũng hãi lắm vì cứ tưởng tượng ra có thằng TQ đang nhằm vào đó bắn mà thấy em bò lên thì nó kéo cò cho một loạt nữa thì mình toi, nên bảo là bị thế kia chết chắc rồi anh còn bắt em lên làm gì thì anh ấy quát ''Chết cũng phải kéo xác xuống đây ông không lên tôi cũng bắn ông chết '' em bèn bò lên tới nơi sờ tay vào ngực cậu ấy thấy bầy nhầy một mớ, mà cậu ta đã hy sinh rồi lúc đấy em cũng không còn sợ nữa sẵn khẩu AK Tiệp của em với số súng là 6989 em kê lên thành giao thông hào bắn cùng anh em lúc đó còn khoảng gần chục người. Nói thật là lúc đó em cũng chẳng nhìn thấy gì vì sương mù vẫn dầy đặc lắm, lựu đạn TQ ném xuống nổ rầm rầm lúc đầu anh Hậu tưởng cối của TQ bắn phản khẩu cối 60 của đại đội nên ra lệnh cho cối ngừng bắn nhưng anh ấy lại nhìn thấy và chỉ cho bọn em thấy 4-5 quả lựu đạn mắc trên búi cây nổ tung tóe . Tình hình lúc này bất lợi cho C em, cả C không tiến lên nổi qua cửa mở vì hỏa lực TQ bắn xuống dữ dội cộng thêm pháo cối TQ đang giã mạnh vào đội hình của C, may mà bọn em còn có giao thông hào mà chúi đầu xuống đó và bây giờ giao thông hào đó bùn đất đã đỏ màu máu. Lúc này cả C đã bắt đầu lui xuống dưới khoảng 20m chỗ ngã ba giao thông hào thì trụ lại đó, lúc đó vào khoảng 11 giờ trưa nhưng vẫn còn sương mù nhìn lên trên vẫn thấy mờ mịt. Lính các trung đội khác cũng đã dồn về đấy chật cả giao thông hào rồi pháo lớn không thấy bắn nữa mà chỉ nghe thấy những tiếng nổ đanh lắm cứ panh panh khắp rừng, lúc đấy tụi em cũng có bắn gì nữa đâu chỉ nằm im chịu trận đợi lệnh của tiểu đoàn. Em nghĩ nếu không có anh Hậu có lẽ lính bọn em đã té hết xuống dưới rồi cũng nên. Em lúc này cũng chưa được biết là đại đội trưởng và y tá của đại đội lúc đó đã hy sinh, chỉ biết lúc đó anh Hậu bắt đầu chỉ huy bọn em bắn trả và chốt chặn không cho TQ tràn xuống. Đúng lúc tiểu đoàn trưởng chạy tới và nói' '' Hậu ơi cho anh em rút thôi có lệnh của trung đoàn rồi '' Vừa dứt lời thì em đã thấy lính mình nhẩy hết lên giao thông hào rồi cứ thế trượt xuống dưới chân đồi cây cối cứ rung ầm ầm, em cũng định nhẩy lên thì anh Hậu bảo là lính mình chạy cứ vít vào cây thế kia cây cối rung lên là cối TQ rót xuống thì chết cả lũ. Rồi anh ấy phân công em ra đầu giao thông hào giữ ở đó cùng cậu thủ kho của đơn vị , bọn em đợi khoảng 15 phút thấy êm êm bắt đầu rút xuống lúc đi dọc theo giao thông hào thấy xác anh em nằm đó mà chỉ tránh không giẫm lên thôi chứ không làm được gì hơn. Lúc đó ngoài em và anh Hậu ra còn có thêm 5 chiến sĩ nữa toàn là thủ kho và có cậu quản lí của đại đội nữa.Đó là Trọng cũng là người Hà nội nhà ở phố Tuệ Tĩnh đối diện cổng công viên ở phố Nguyễn Đình Chiểu, khi đi lên cậu ấy mang cả ba lô có tiền phụ cấp của cả đại đội trong đó, khi giữ ở giao thông hào cùng anh em, cậu ấy bỏ ba lô ra và đến lúc rút xuống thì cậu ấy lại quên. Rút xuống chừng mấy chục mét thì cậu ấy nhớ ra và nhất định đòi lên lấy em và mọi người đều gàn và không cho đi nhưng cậu ấy sợ cứ đòi đi bằng được, bọn em dừng lại và đợi cậu ấy chạy lên vừa lên được hơn chục mét thì pháo lại bắn rộ lên khói bụi mù mịt trùm lên chỗ cậu ấy tất cả bọn em đều buột miệng " thôi chết rồi " tan khói nhìn chỉ thấy nham nhở đất cát và không thấy cậu ấy đâu bọn em xác định cậu ấy đã hy sinh và tất cả bắt đầu rút xuống chân 772 đến một khe đá và phải nằm lại đó không đi được nữa. Cũng may cho bọn em là có anh Hậu là lính đã chiến đấu ở K nên kinh nghiệm lắm chứ nếu bọn em mà xuống chân 772 nơi có con suối chạy quanh chân cao điểm thì chắc là lại có thương vong bởi cối TQ lúc này bắn liên tục xuống khe suối dưới chân 772 khiến anh em mình hy sinh rất nhiều ở dưới đó. Pháo ta lúc này không bắn hỗ trợ cho bộ binh được vì sương mù dầy đặc không nhìn thấy điểm nổ nên sợ bắn vào bộ binh của ta.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Và em cũng trích đoạn hồi ký của anh Thông là tuyên huấn sư đoàn ghi lại ở hướng D2 bọn em và do hội sỹ quan biên giới huyện Quỳnh Lưu tặng hội CCB sư 356 tại Hà Nội. Còn sau này em sẽ pots cả cuốn lên từ khi bắt đầu chiến dịch cho đến khi kết thúc chiến dịch:


- Ở hướng tiểu đoàn 2 lúc 6 giờ 30 phút đồng chí Đệ D trưởng báo cáo: Đề nghị trung đoàn cho mở cửa Đ1 lên phối hợp cùng các hướng, và được E chấp nhận. Lệnh mở cửa vào Đ1 thì E trưởng lại nhận được báo cáo:
- Bộc phá mở cửa không có kíp.
- Dùng bộc phá dự bị.
- Bộc phá dự bị cũng hết.
- Dùng B40-B41 để mở cửa.
( Đây là đoạn đối thoại giữa E trưởng Tứ và D trưởng Đệ trong giây phút hiểm nghèo )

Tại hướng mở cửa của Đ1 nhiệm vụ mở cửa được giao cho một phân đội công binh phối thuộc của D17 gồm 6 người trong đó có một trung úy chính trị viên C3 D17 chỉ huy. Khi lên đến vị trí mở cửa thì còn lại 3 người. Nhận lệnh mở cửa thì tình huống " kỳ lạ " là bộc phá không có kíp. D trưởng Đệ lệnh cho trung úy xuống lấy kíp và đưa 3 người còn lại lên, trung úy ra đi và không thấy trở lại nữa.

Hướng mở cửa của Đ1 do D2 đảm nhiệm phải dùng B40-B41 và DKZ, cửa mở chưa thông thì lệnh xung phong. Lệnh xung phong trong hoàn cảnh hết sức khó khăn ngoài dự kiến. Trong điều kiện pháo ta chưa phá hoại được gì trên trận địa của địch, hỏa lực của địch lúc đó từ 2 hướng Đ1 xuống và 685 sang. Riêng hướng 685 hỏa lực 12,7 ly và DKZ của địch đặt giữa hẻm núi trong các hang hốc của vách lèn đá hết sức hiểm hóc và lợi hại. Địch bắn lướt vào sườn của đội hình tiến công của D2 rất hiệu quả, thật độc ác và thật nguy hiểm. Hỏa lực đi cùng của ta rất khó khăn trong việc tìm cách tiêu diệt địch, những luồng đạn bắn thẳng căng ghê rợn, tiếng nổ của DKZ đanh khủng khiếp dội vào lưng quân ta rất chính xác.

Trước tình hình không thuận lợi, đợt xung phong đầu tiên không thành tuy vậy tinh thần và ý chí của bộ đội ta quyết không hề lùi bước. Nhiều phân đội, nhiều đồng chí trong đó có nhiều cán bộ vẫn dũng cảm xông lên không một phút chần chừ. Như vậy đã chiếm được chiến hào 1 nhiều phân đội lên gần hết cửa mở....và nằm lại đấy....

Đợt xung phong đầu tiên của ta đã thương vong tương đối lớn trong đó C6 nặng hơn. Đồng chí Ký D phó hy sinh cùng với một số đồng chí cán bộ khác.
 

tranhoangminh

Xe container
Biển số
OF-121208
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
5,883
Động cơ
446,096 Mã lực
Em lại kể tiếp chuyện HG các cụ nhé
5 giờ sáng ngày 12-7 khi trời vừa tờ mờ sáng sương mù vẫn còn dầy đặc thì pháo ta bắt đầu bắn, những tiếng rít o o của đạn pháo bay qua đầu và tới tấp nổ trên đỉnh khiến đám lính bọn em thấy phấn khích lắm. Trước lúc đi đánh bọn em đã nghe phổ biến là pháo ta bắn 2 tiếng, các cán bộ còn nói đùa là đến thịt hộp cũng không còn nguyên để lính ta lấy thịt hộp tàu để ăn. Đặc công có nhiệm vụ luồn sâu để làm câm họng pháo tàu nên lính bộ binh chỉ việc tràn lên mà bắt tù binh..hi..hi toàn màu hồng và dễ quá nhưng thực tế không phải như vậy. Vừa nghe tiếng pháo là trung đội cửa mở do trung đội trưởng người Nghệ An mà giờ em cũng quên tên giắt cờ quyết chiến quyết thắng trong người dẫn trung đội lên đầu giao thông hào, em lóc cóc bò theo. Pháo bắn dữ dội lắm mà em không biết là ta hay địch bắn nữa vì đạn pháo đã bắt đầu rơi vào đội hình của C lúc này cả trung đội cửa mở nằm dọc theo đoạn giao thông hào đầy bùn và nước, khoảng hai tiếng sau khi ngớt pháo thì 4 đồng chí công binh xách theo 2 ống bộc phá lên phá hàng rào lúc đó em ù hết cả tai cứ nằm bẹp ở chiến hào. Nhoằng một cái đã thấy công binh tụt xuống làm em cứ tưởng công binh đã cho nổ bộc phá xong nhưng sau này khi em đọc hồi ký của anh Thông tuyên huấn sư đoàn mới biết là công binh chưa phá xong cửa mở đã té. Phía trên cửa mở em chỉ nghe tiếng súng bộ binh rộ lên không ngớt ngay sau lưng em là đại đội phó Hậu trước đã ở K đang chỉ huy khẩu cối 60 bắn cứ pành pành. Mà 2 khẩu cối 60 đặt ngay dưới chân em mà bắn, em thoáng nghĩ là nó mà phản cối thì mình nằm đây là toi nên em bò dần lên phía cửa mở. Lên gần sát cửa mở thì em nghe anh em quát ầm trên đó ''Trung đội trưởng hy sinh rồi,Trung liên đâu, trung liên đâu, đem trung liên lên bắn chết mẹ chúng nó đi ''.Trước mặt em có một cậu lính tháng 9-83 người Văn Chấn Yên bái đang ôm khẩu RPĐ em bèn giục mang trung liên lên đi, cậu ta vừa nhỏm người dậy xách súng lên được khoảng 5m thì em nhìn thấy cậu ta khựng lại mồm há hốc ra rồi thấy ngực cậu ta thủng liên tiếp năm sáu lỗ, lúc đó em nhìn rất rõ bởi em vừa giục cậu ta lên và cứ nhìn theo bước cậu ta đi. Anh Hậu đại phó cũng nhìn thấy và giục em là y tá lên xem thế nào, thú thật với các cụ là lúc đó em cũng hãi lắm vì cứ tưởng tượng ra có thằng TQ đang nhằm vào đó bắn mà thấy em bò lên thì nó kéo cò cho một loạt nữa thì mình toi, nên bảo là bị thế kia chết chắc rồi anh còn bắt em lên làm gì thì anh ấy quát ''Chết cũng phải kéo xác xuống đây ông không lên tôi cũng bắn ông chết '' em bèn bò lên tới nơi sờ tay vào ngực cậu ấy thấy bầy nhầy một mớ, mà cậu ta đã hy sinh rồi lúc đấy em cũng không còn sợ nữa sẵn khẩu AK Tiệp của em với số súng là 6989 em kê lên thành giao thông hào bắn cùng anh em lúc đó còn khoảng gần chục người. Nói thật là lúc đó em cũng chẳng nhìn thấy gì vì sương mù vẫn dầy đặc lắm, lựu đạn TQ ném xuống nổ rầm rầm lúc đầu anh Hậu tưởng cối của TQ bắn phản khẩu cối 60 của đại đội nên ra lệnh cho cối ngừng bắn nhưng anh ấy lại nhìn thấy và chỉ cho bọn em thấy 4-5 quả lựu đạn mắc trên búi cây nổ tung tóe . Tình hình lúc này bất lợi cho C em, cả C không tiến lên nổi qua cửa mở vì hỏa lực TQ bắn xuống dữ dội cộng thêm pháo cối TQ đang giã mạnh vào đội hình của C, may mà bọn em còn có giao thông hào mà chúi đầu xuống đó và bây giờ giao thông hào đó bùn đất đã đỏ màu máu. Lúc này cả C đã bắt đầu lui xuống dưới khoảng 20m chỗ ngã ba giao thông hào thì trụ lại đó, lúc đó vào khoảng 11 giờ trưa nhưng vẫn còn sương mù nhìn lên trên vẫn thấy mờ mịt. Lính các trung đội khác cũng đã dồn về đấy chật cả giao thông hào rồi pháo lớn không thấy bắn nữa mà chỉ nghe thấy những tiếng nổ đanh lắm cứ panh panh khắp rừng, lúc đấy tụi em cũng có bắn gì nữa đâu chỉ nằm im chịu trận đợi lệnh của tiểu đoàn. Em nghĩ nếu không có anh Hậu có lẽ lính bọn em đã té hết xuống dưới rồi cũng nên. Em lúc này cũng chưa được biết là đại đội trưởng và y tá của đại đội lúc đó đã hy sinh, chỉ biết lúc đó anh Hậu bắt đầu chỉ huy bọn em bắn trả và chốt chặn không cho TQ tràn xuống. Đúng lúc tiểu đoàn trưởng chạy tới và nói' '' Hậu ơi cho anh em rút thôi có lệnh của trung đoàn rồi '' Vừa dứt lời thì em đã thấy lính mình nhẩy hết lên giao thông hào rồi cứ thế trượt xuống dưới chân đồi cây cối cứ rung ầm ầm, em cũng định nhẩy lên thì anh Hậu bảo là lính mình chạy cứ vít vào cây thế kia cây cối rung lên là cối TQ rót xuống thì chết cả lũ. Rồi anh ấy phân công em ra đầu giao thông hào giữ ở đó cùng cậu thủ kho của đơn vị , bọn em đợi khoảng 15 phút thấy êm êm bắt đầu rút xuống lúc đi dọc theo giao thông hào thấy xác anh em nằm đó mà chỉ tránh không giẫm lên thôi chứ không làm được gì hơn. Lúc đó ngoài em và anh Hậu ra còn có thêm 5 chiến sĩ nữa toàn là thủ kho và có cậu quản lí của đại đội nữa.Đó là Trọng cũng là người Hà nội nhà ở phố Tuệ Tĩnh đối diện cổng công viên ở phố Nguyễn Đình Chiểu, khi đi lên cậu ấy mang cả ba lô có tiền phụ cấp của cả đại đội trong đó, khi giữ ở giao thông hào cùng anh em, cậu ấy bỏ ba lô ra và đến lúc rút xuống thì cậu ấy lại quên. Rút xuống chừng mấy chục mét thì cậu ấy nhớ ra và nhất định đòi lên lấy em và mọi người đều gàn và không cho đi nhưng cậu ấy sợ cứ đòi đi bằng được, bọn em dừng lại và đợi cậu ấy chạy lên vừa lên được hơn chục mét thì pháo lại bắn rộ lên khói bụi mù mịt trùm lên chỗ cậu ấy tất cả bọn em đều buột miệng " thôi chết rồi " tan khói nhìn chỉ thấy nham nhở đất cát và không thấy cậu ấy đâu bọn em xác định cậu ấy đã hy sinh và tất cả bắt đầu rút xuống chân 772 đến một khe đá và phải nằm lại đó không đi được nữa. Cũng may cho bọn em là có anh Hậu là lính đã chiến đấu ở K nên kinh nghiệm lắm chứ nếu bọn em mà xuống chân 772 nơi có con suối chạy quanh chân cao điểm thì chắc là lại có thương vong bởi cối TQ lúc này bắn liên tục xuống khe suối dưới chân 772 khiến anh em mình hy sinh rất nhiều ở dưới đó. Pháo ta lúc này không bắn hỗ trợ cho bộ binh được vì sương mù dầy đặc không nhìn thấy điểm nổ nên sợ bắn vào bộ binh của ta.
hix, đọc chuyện cụ mới thấy rõ thêm cái sự sống chết trong chiến tranh nó chỉ là gang tấc, không biết hồi đó khi chiến đấu, các cụ có bao giờ nghĩ mình chiến đấu vì cái gì? vì e nghe nhiều bác ccb kể, nếu biết như này, thì ngày xưa không đi bộ đội, các bác ý chắc bức xúc về chế độ, và bảo thêm, tại ngày xưa chẳng biết gì, cứ cầm súng chiến đấu, giải phóng dân tộc thôi, giờ xh như này, nếu được quay lại thì chẳng bao giờ đi lính.
Em xin lỗi nếu những lời e nói khó nghe ạ
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
hix, đọc chuyện cụ mới thấy rõ thêm cái sự sống chết trong chiến tranh nó chỉ là gang tấc, không biết hồi đó khi chiến đấu, các cụ có bao giờ nghĩ mình chiến đấu vì cái gì? vì e nghe nhiều bác ccb kể, nếu biết như này, thì ngày xưa không đi bộ đội, các bác ý chắc bức xúc về chế độ, và bảo thêm, tại ngày xưa chẳng biết gì, cứ cầm súng chiến đấu, giải phóng dân tộc thôi, giờ xh như này, nếu được quay lại thì chẳng bao giờ đi lính.
Em xin lỗi nếu những lời e nói khó nghe ạ
Thời nào thì TĐV là đi tất thôi cụ ơi!
Sống được ai thì mừng cho người ấy. Một xanh cỏ hai đỏ ngực, thời gian đâu mà chè chanh chem gió nói chuyện thế thời nữa.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Năm 84 mình có sủ dụng H12 hoặc M21 nữa ko hả cụ Pain loại này nó mà táng thì con kiến cũng khó sống chứ đừng nói là Tầu khựa . Thằng bạn em ở 320 nói là bọn Tầu nó bằn liên tục tới 3 ngày bằng loại này vào 1509 ko biết nó có chém gió ko
Bm-21 có chiên da qua bắn thử đạn mới đôi ba lần và khg đc ghi vào sử
 

duongtrungbinh

Xe máy
Biển số
OF-168052
Ngày cấp bằng
22/11/12
Số km
77
Động cơ
345,870 Mã lực
@@ Cụ kể chuyện hay quá, và chân thật nữa, như đang trong cuộc chiến.
Cho em xin lót dép hóng cụ
 

Thái Phượt

Xe tăng
Biển số
OF-109945
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
1,479
Động cơ
405,649 Mã lực
Đời E ko bao giờ quên bữa cơm tối một ngày cuối th2/1979 ,cô phát thanh viên trên ti vi kính mời đồng bào nghe bản tin đặc biệt Màn hình sau đó phát hình Chủ tịch Tôn đức Thắng nhân danh chủ tịch nước VN DCCH phát lệnh tổng động viên trên toàn quốc chống kẻ thù xâm lược.Người E như có điện truyền khắp cơ thể ,bỏ dở bữa cơm hát vang bài " Chiến sĩ VN " của Nhạc Sĩ Văn Cao ...Bao chiến sĩ anh hùng ,lạnh lùng vung guơm ra sa trường .Bên cạnh thì Bà xã đang mang bầu 7th đứa thứ 2 khóc ầm lên ,cả nước lúc bấy giờ sục sôi ra trận .Bây giờ mà chiến sự nổ ra ko chắc lòng dân có được khí thế như xưa nữa ,E vừa lên CK Hữu nghị ,trên đỉnh núi cao bao quát toàn bộ TP Lạng Sơn & Đồng Đăng bọn Tầu cho xây dựng đài quan sát trên đấy ,nếu có chiến tranh chắc pháo nó bắn mình như đánh đáo lỗ quá

nghĩ thời cuộc bi chừ bọn tham nhũng nó ôm tiền cho con cháu " qua bển " hết rồi để lòng dân bất ổn như vầy ,làm sao ngăn quân lang sói đây
 

tranhoangminh

Xe container
Biển số
OF-121208
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
5,883
Động cơ
446,096 Mã lực
Đời E ko bao giờ quên bữa cơm tối một ngày cuối th2/1979 ,cô phát thanh viên trên ti vi kính mời đồng bào nghe bản tin đặc biệt Màn hình sau đó phát hình Chủ tịch Tôn đức Thắng nhân danh chủ tịch nước VN DCCH phát lệnh tổng động viên trên toàn quốc chống kẻ thù xâm lược.Người E như có điện truyền khắp cơ thể ,bỏ dở bữa cơm hát vang bài " Chiến sĩ VN " của Nhạc Sĩ Văn Cao ...Bao chiến sĩ anh hùng ,lạnh lùng vung guơm ra sa trường .Bên cạnh thì Bà xã đang mang bầu 7th đứa thứ 2 khóc ầm lên ,cả nước lúc bấy giờ sục sôi ra trận .Bây giờ mà chiến sự nổ ra ko chắc lòng dân có được khí thế như xưa nữa ,E vừa lên CK Hữu nghị ,trên đỉnh núi cao bao quát toàn bộ TP Lạng Sơn & Đồng Đăng bọn Tầu cho xây dựng đài quan sát trên đấy ,nếu có chiến tranh chắc pháo nó bắn mình như đánh đáo lỗ quá

nghĩ thời cuộc bi chừ bọn tham nhũng nó ôm tiền cho con cháu " qua bển " hết rồi để lòng dân bất ổn như vầy ,làm sao ngăn quân lang sói đây
Nói thật là e nghĩ tầu nó không đánh m trên bộ đâu, mà có đánh thì nó giờ có tên lửa hành trình rồi, cần gì phải pháo ạ
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
E vừa lên CK Hữu nghị ,trên đỉnh núi cao bao quát toàn bộ TP Lạng Sơn & Đồng Đăng bọn Tầu cho xây dựng đài quan sát trên đấy ,nếu có chiến tranh chắc pháo nó bắn mình như đánh đáo lỗ quá
Em thì lại chẳng ngán mấy cái đài quan sát cố định đấy. Nó nhìn được mình thì mình cũng nhìn được nó. Có choảng nhau thì thế nào nó cũng bị san phẳng thôi.
Bình thường thì ai ở đâu ở đấy, nhưng khi choảng nhau thì mới chạy như đèn cù... chẳng ai đoán được.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Nói thật là e nghĩ tầu nó không đánh m trên bộ đâu, mà có đánh thì nó giờ có tên lửa hành trình rồi, cần gì phải pháo ạ
Theo chiến tranh quy ước trên bộ thi thằng Tàu bây giờ chắc vẫn là Tiền pháo - Hậu xung thôi.
Tên lửa hành trình chỉ dành cho các mục tiêu "cứng" nằm sâu sau tiền duyên.
 

tranhoangminh

Xe container
Biển số
OF-121208
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
5,883
Động cơ
446,096 Mã lực
Theo chiến tranh quy ước trên bộ thi thằng Tàu bây giờ chắc vẫn là Tiền pháo - Hậu xung thôi.
Tên lửa hành trình chỉ dành cho các mục tiêu "cứng" nằm sâu sau tiền duyên.
vâng, nhưng nó thích bắn bớt tên lửa thì cũng không cấm được, với lại tính hiệu quả thì tên lửa nó ăn đứt hơn. Nó cho 1 loạt vào trận địa của mình rồi nó bắn pháo ợ.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,682
Động cơ
627,156 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Từ trưa 19/11 vào đọc thớt này, ngày nào em cũng vào đây hóng. Em là lớp hậu bối chỉ nghe về chiến tranh trong sách báo. Chuyện chiến tranh em cũng đọc nhiều, nhưng viết chủ yếu theo kiểu bao quát, cái nhìn tổng quan từ một phía. Bố em trước đây là BĐ đánh Mỹ, đặc công đánh tăng có tham gia trận Khe Sanh - Quản Trị, nhưng cụ không có thời gian kể lại chuyện chiến trường cho chúng em nghe! Nghe chuyện của "người trong cuộc" của các cụ em thấy rất xúc động, chân thực như cuốn phim ghi hình trực tiếp. Tại sao sử sách không ghi lại cho lớp người sau, những người không "phải" tham chiến biết về những cuộc chiến này. Không phải biết để thù hằn, mà để tránh (tránh gây nên chiến tranh tiếp) thôi (nếu có thể).

Em cũng đã từng làm viêc với vài thằng người TQ tầm tuổi em. Có 2 thằng có bố chết trong chiến tranh biên giới 79-89. Chúng nó cũng chẳng hận thù gì những người lính VN đã bắn chết bố chúng nó. Chúng nó cũng hiểu mọi cuộc chiến và những hy sinh đếu bắt đầu từ chính sách của những người lãnh đạo đất nước, và em cung hiểu như thế. Ngồi uống rượu với nhau, cao hứng chúng em đều nói: "Nếu chiến tranh sảy ra giữa hai nước, những thằng ngồi đây - đang uống rượu với nhau nếu phải cầm súng vì đất nước mình, nếu phải mặt đối mặt với nhau thì vẫn phải xả đạn vào nhau thôi, biết làm sao được, chiến tranh mà". Theo em nghĩ, những người lính của cả hai phía không có ai là đọc ác cả, xả đạn vào nhau vì nhiệm vụ, vì đất nước mình và vì chiến tranh mà thôi.

Em cảm ơn các cụ rất nhiều, hy vọng sẽ được nghe nhiều chuyện được kể lại từ "những người trong cuộc"!
 
  • Vodka
Reactions: CCB

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Từ trưa 19/11 vào đọc thớt này, ngày nào em cũng vào đây hóng. Em là lớp hậu bối chỉ nghe về chiến tranh trong sách báo. Chuyện chiến tranh em cũng đọc nhiều, nhưng viết chủ yếu theo kiểu bao quát, cái nhìn tổng quan từ một phía. Bố em trước đây là BĐ đánh Mỹ, đặc công đánh tăng có tham gia trận Khe Sanh - Quản Trị, nhưng cụ không có thời gian kể lại chuyện chiến trường cho chúng em nghe! Nghe chuyện của "người trong cuộc" của các cụ em thấy rất xúc động, chân thực như cuốn phim ghi hình trực tiếp. Tại sao sử sách không ghi lại cho lớp người sau, những người không "phải" tham chiến biết về những cuộc chiến này. Không phải biết để thù hằn, mà để tránh (tránh gây nên chiến tranh tiếp) thôi (nếu có thể).

Em cũng đã từng làm viêc với vài thằng người TQ tầm tuổi em. Có 2 thằng có bố chết trong chiến tranh biên giới 79-89. Chúng nó cũng chẳng hận thù gì những người lính VN đã bắn chết bố chúng nó. Chúng nó cũng hiểu mọi cuộc chiến và những hy sinh đếu bắt đầu từ chính sách của những người lãnh đạo đất nước, và em cung hiểu như thế. Ngồi uống rượu với nhau, cao hứng chúng em đều nói: "Nếu chiến tranh sảy ra giữa hai nước, những thằng ngồi đây - đang uống rượu với nhau nếu phải cầm súng vì đất nước mình, nếu phải mặt đối mặt với nhau thì vẫn phải xả đạn vào nhau thôi, biết làm sao được, chiến tranh mà". Theo em nghĩ, những người lính của cả hai phía không có ai là đọc ác cả, xả đạn vào nhau vì nhiệm vụ, vì đất nước mình và vì chiến tranh mà thôi.

Em cảm ơn các cụ rất nhiều, hy vọng sẽ được nghe nhiều chuyện được kể lại từ "những người trong cuộc"!

Đây là em trích một đoạn trong cuốn hồi ký của thượng tướng Nguyễn Văn Được trước là sư trưởng sư đoàn em. Đoạn này nói về thời kỳ bọn em lên chốt năm 87 khi mà đất nước đã đổi mới, tư tưởng của lính TQ cũng đã chán chiến tranh:

Cũng do sâu sát nắm bắt tình hình, những biểu hiện của binh lính đối phương có một số không mặn mà chuyện đánh đấm. Cũng đúng thôi! Hai đất nước, hai dân tộc có một thời được ví như " Môi với răng "- Môi hở răng lạnh . Nay vì chủ kiến của một vài nhân vật chủ chốt mà " răng cắn vào môi ". Chịu gian khổ, mất mát thương vong mà chẳng giải quyết được vấn đề gì, nên mới có tình trạng nói trên. Biết được điều đó, chúng tôi chỉ đạo phòng chính trị sư đoàn, đặt biệt là đồng chí Trưởng ban Hành chính khá sõi tiếng phía bên kia, soạn một số nội dung ngắn gọn, súc tích nói về tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc, về cuộc chiến phi lý do phía bên kia khởi xướng, rằng Việt Nam luôn mong muốn được sống hòa bình, hợp tác hữu nghị... Những bài đó tôi cho phát trên hệ thống loa có công suất lớn, " Mưa dầm thấm lâu " tôi cho phát đi phát lại nhiều lần chương trình " Binh địch vận " của " Đài truyền thanh sư đoàn ". Đồng thời chúng tôi cho hậu cần về xuôi mua bia chai Hà Nội ( Khi đó bia lon còn hiếm ), bánh, kẹo Hải Châu, thuốc lá A Lào, Thạp Luông... Những thứ đó anh em mình gói thành từng gói nhỏ, buộc vào đầu sào tre dài đưa cho đối phương. Có nhiều chốt hai bên cách nhau chưa đầy chục mét, ta chốt phía dưới, đối phương phía trên hoặc ngược lại. Điều khá thú vị là qua phản ảnh của anh em, các thứ bánh, keo, bia thuốc ta đưa đối phương nhận gần hết. Duy nhất có thuốc lá Thăng Long, đối phương ném trả lại. Thế mới biết lính tráng phía bên kia khảnh ăn ra phết-" Ăn mày nhưng chọn xôi gấc ", ông bà mình vẫn có câu như vậy.
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
3,836
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Đây là em trích một đoạn trong cuốn hồi ký của thượng tướng Nguyễn Văn Được trước là sư trưởng sư đoàn em. Đoạn này nói về thời kỳ bọn em lên chốt năm 87 khi mà đất nước đã đổi mới, tư tưởng của lính TQ cũng đã chán chiến tranh:

Cũng do sâu sát nắm bắt tình hình, những biểu hiện của binh lính đối phương có một số không mặn mà chuyện đánh đấm. Cũng đúng thôi! Hai đất nước, hai dân tộc có một thời được ví như " Môi với răng "- Môi hở răng lạnh . Nay vì chủ kiến của một vài nhân vật chủ chốt mà " răng cắn vào môi ". Chịu gian khổ, mất mát thương vong mà chẳng giải quyết được vấn đề gì, nên mới có tình trạng nói trên. Biết được điều đó, chúng tôi chỉ đạo phòng chính trị sư đoàn, đặt biệt là đồng chí Trưởng ban Hành chính khá sõi tiếng phía bên kia, soạn một số nội dung ngắn gọn, súc tích nói về tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc, về cuộc chiến phi lý do phía bên kia khởi xướng, rằng Việt Nam luôn mong muốn được sống hòa bình, hợp tác hữu nghị... Những bài đó tôi cho phát trên hệ thống loa có công suất lớn, " Mưa dầm thấm lâu " tôi cho phát đi phát lại nhiều lần chương trình " Binh địch vận " của " Đài truyền thanh sư đoàn ". Đồng thời chúng tôi cho hậu cần về xuôi mua bia chai Hà Nội ( Khi đó bia lon còn hiếm ), bánh, kẹo Hải Châu, thuốc lá A Lào, Thạp Luông... Những thứ đó anh em mình gói thành từng gói nhỏ, buộc vào đầu sào tre dài đưa cho đối phương. Có nhiều chốt hai bên cách nhau chưa đầy chục mét, ta chốt phía dưới, đối phương phía trên hoặc ngược lại. Điều khá thú vị là qua phản ảnh của anh em, các thứ bánh, keo, bia thuốc ta đưa đối phương nhận gần hết. Duy nhất có thuốc lá Thăng Long, đối phương ném trả lại. Thế mới biết lính tráng phía bên kia khảnh ăn ra phết-" Ăn mày nhưng chọn xôi gấc ", ông bà mình vẫn có câu như vậy.
Kkk, bọn nó cũng mất "cảnh rác" nhờ! Lỡ cụ cho quả mỏ vịt rút chốt buộc chỉ vào thì thành bỏng ngô à :P :P :P
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Kkk, bọn nó cũng mất "cảnh rác" nhờ! Lỡ cụ cho quả mỏ vịt rút chốt buộc chỉ vào thì thành bỏng ngô à :P :P :P
Không cụ Rắn ạ. Chiến tranh cũng có luật bất thành văn. Khi nổ súng thì xanh chín nhưng khi ngưng bắn thì khác, tự hiểu ngầm hai bên.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Kkk, bọn nó cũng mất "cảnh rác" nhờ! Lỡ cụ cho quả mỏ vịt rút chốt buộc chỉ vào thì thành bỏng ngô à :P :P :P
Nói như cụ thì ta cũng chết. Hồi Ta - Tầu oánh nhau, chúng nó chỉ cần tẩm ít hóa chất vào chăn con công thì có khi lứa 9x còn không có cơ hội ra đời. ;))
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,682
Động cơ
627,156 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cụ Thái Phượt cho em hỏi về tấm hình sau:

Phía sau lưng cụ (mốc), bên kia suối là đất của TQ à cụ? Phía bên đó toàn điểm cao, bên đó mà bắn sang thì mốc bay mất.

 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,682
Động cơ
627,156 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Có một bài viết về cuộc chiến biên giới Vị Xuyên:http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?p=94391

Từ ngày 2-4 đến 28-4-1984, địch tập trung pháo binh bắn phá khu vực Vị Xuyên, từ điểm cao 1545 đến điểm cao 1030. Trong 26 ngày đêm địch đã bắn tổng cộng 30.000 viên đạn pháo cối các loại. Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng (thuộc sư đoàn 40, quân đoàn 14 ĐQK Côn Minh) tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300-400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300-400, E1, 685 do trung đoàn 122 (sư đoàn 313 QK2) của ta phòng ngự, lấn vào lãnh thổ VN khoảng 2km.

Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường (sư đoàn 40, quân đoàn 14 ĐQK Côn Minh). Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do trung đoàn 266 (sư đoàn 313 QK2) của ta phòng ngự.

Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm 18 điểm, triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1509, 772 mà chúng gọi là Lão Sơn, khu 1250, 1030, Si Cà Lá (Núi Bạc) mà chúng gọi là Giả Âm Sơn.
Tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận của ta quyết định tổ chức tiến công để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn .
- Trung đoàn 141 (sư đoàn 312 QĐ1) đánh 1030, Si Cà Lá.
- Trung đoàn 174 (sư đoàn 316 QK2) đánh 233, bình độ 300-400.
- Trung đoàn 786 (sư đoàn 356 QK2) đánh 772 phát triển sang 685.

Cần lưu ý rằng tuy gọi là trung đoàn nhưng lực lượng thực sự tham gia chiến đấu chỉ có 1-2 tiểu đoàn.
Ngày 12-7-1984, ta nổ súng tiến công địch. Tuy đã chiến đấu rất quyết liệt nhưng đợt tiến công của ta đã không thành công.

Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tấn công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.
- Các đơn vị thuộc sư đoàn 313 QK2 vây lấn địch ở bình độ 300-400.
- Các đơn vị thuộc sư đoàn 356 QK2 vây lấn địch ở 685.

Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Mặc dù chưa khôi phục hoàn toàn khu vực A5, 300-400, 685 nhưng ta đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch, có nơi chỉ cách địch 15-20m như đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, khu Cót Ép, khu E và mỏm E2, E3, E5 của 685. Cá biệt có những nơi như ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m.

Trong 2 năm 1985-1986, địch tiếp tục mở nhiều đợt tiến công lấn chiếm trận địa của ta. Chiến sự diễn ra khá quyết liệt, có những nơi như ở Bốn hầm ta địch giành giật nhau tới 38 lần, điểm cao 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần. Pháo cối địch tiếp tục bắn phá hàng vạn quả đạn vào lãnh thổ ta. Riêng trong 3 ngày từ 5-1 đến 7-1-1987, pháo địch đã bắn 100.000 quả đạn.

Kể từ năm 1987 trở đi, chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984 (nhưng sau đó thì chúng tiếp tục bắn). Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.

Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.
Kết quả chiến đấu :
- Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).
- Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.
- Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...
- Thu 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.
Tổng cộng trong thời gian từ 1984-1989, địch đã bắn vào khu vực Vị Xuyên 1.858.613 quả đạn pháo cối các loại. Trung bình mỗi ngày từ 10.000-20.000 quả. Có đợt 3 ngày (5 đến 7-1-1987) bắn 100.000 quả. Có ngày bắn tới 61.115 quả.
Theo nguồn tin BBC, thiệt hại là quân ta: 35-40 ngàn, Trung Quốc: 25-30 ngàn. Và sau khi kết hiệp định biên giới năm 1990, ta mất núi Lão Sơn. Về chiến lược và sức mạnh quân sự TQ thắng ta hoàn toàn.
Sau năm 1990 đến nay TQ vẫn tiếp tục xây dựng sân bay, pháo đài và liên tục tăng cường hạm đội ở quần đảo Hoàng Sa. Hải quân và lực lượng biên phòng của ta ở Trường Sa vẫn luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Em muốn nhờ các cụ làm rõ những thắc mắc của em ở những dòng màu đỏ?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top