[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Em rất suy nghĩ câu nói này của tướng quân:
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ sự thật của cuộc chiến tranh xâm lược ấy của Trung Quốc. Từ đó tự hào với truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc - truyền thống quý báu của bất kỳ thế hệ nào. Như vậy, vấn đề giáo dục truyền thống phải được chú trọng. Tôi thấy các bảo tàng quân sự của ta không có nội dung phản ánh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Đó là một thiếu sót, cần phải bổ sung ngay. Lịch sử là lịch sử. Thế hệ trẻ cần được hiểu rõ sự thật lịch sử tháng 2/1979!
 

Ellacos

Xe tăng
Biển số
OF-197246
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,091
Động cơ
335,990 Mã lực
Em rất suy nghĩ câu nói này của tướng quân:
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ sự thật của cuộc chiến tranh xâm lược ấy của Trung Quốc. Từ đó tự hào với truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc - truyền thống quý báu của bất kỳ thế hệ nào. Như vậy, vấn đề giáo dục truyền thống phải được chú trọng. Tôi thấy các bảo tàng quân sự của ta không có nội dung phản ánh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Đó là một thiếu sót, cần phải bổ sung ngay. Lịch sử là lịch sử. Thế hệ trẻ cần được hiểu rõ sự thật lịch sử tháng 2/1979!
Ý kiến thì như vậy nhưng không biết đến khi nào thì bổ sung đây :((
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ý kiến thì như vậy nhưng không biết đến khi nào thì bổ sung đây :((
Em thì cho rằng chả ai hiểu sai về ngày 17/2/1979 cả. Mọi người từ già tới trẻ đều biết đó là ngày Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam ta.
 

Ellacos

Xe tăng
Biển số
OF-197246
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,091
Động cơ
335,990 Mã lực
Em thì cho rằng chả ai hiểu sai về ngày 17/2/1979 cả. Mọi người từ già tới trẻ đều biết đó là ngày Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam ta.
Người già biết, trung niên có người biết người không, trẻ em thì :((
 

hoatra

Xe điện
Biển số
OF-118695
Ngày cấp bằng
30/10/11
Số km
3,106
Động cơ
411,596 Mã lực
Nơi ở
Nơi vẫn ở
nghiêng mình trước các bác, các anh, các chị, các đồng chí những người đã ngã xuống
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Chiến tranh 1979: "1 lính Việt Nam chống 20 lính Trung Quốc"
Hoàng Đan | 13/03/2015 09:35


Chia sẻ:
Trái với sự xuyên tạc của tờ Hoàn Cầu thời báo, trong cuộc chiến tranh 1979, theo ước tính, riêng đơn vị ông Quế, mỗi người lính VN đã phải chiến đấu, chống lại hơn 20 lính TQ.
Lời tòa soạn: Mới đây, Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện một cách bịa đặt, xuyên tạc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi với một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc.
Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Sự thật đằng sau clip xuyên tạc lịch sử trên Hoàn Cầu thời báo.
Bài 1: Chiến tranh 1979: Tướng Lương vạch trần sự bịa đặt trắng trợn
Bài 2: "Nếu bị chặn, quân TQ có thể sẽ phải bỏ chạy như quân Thanh"
Bài 3: Tướng Khảm: TQ tuyên truyền bịp bợm, lếu láo về cuộc chiến 1979
Bài 4: Chiến tranh 1979: Quân Trung Quốc đã nhát gan như thế nào?
Bài 5: Cuộc chiến 1979: Lính Trung Quốc chết vẫn ôm bao khoai lang
Bài 6: Chiến tranh 1979: Vị tướng VN ngồi bình thản giữa mưa pháo TQ
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thiếu tá Nguyễn Thanh Quế, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3, hiện đang sinh sống tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, ông đeo quân hàm Trung úy, giữ chức Đại đội trưởng Đại đội 3, Trung đoàn 1, Sư đoàn 3.
Ông quan sát và áp sát quân giặc co cụm và bắn hết cả áo đạn M79 trong sự reo hò của lính ta, sự sợ hãi tháo chạy của giặc.
Anh em gọi ông là “thần chiến tranh”, ông đã chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 3 suốt từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đến khi nghỉ, với cách đánh đặc biệt hiệu quả.
PV: Được anh em chiến sỹ gọi là "thần chiến tranh", ông có thể chia sẻ về những trận đánh mà ông cùng anh em chiến sỹ đã chiến đấu với quân Trung Quốc, bảo vệ vững chắc biên giới phía Bắc?
Thiếu tá Quế: Năm 1978, Sư đoàn 3 được di chuyển lên trấn thủ cửa ngõ biên giới Lạng Sơn và Trung đoàn 1 chúng tôi lúc đó, được giao nhiệm vụ bảo vệ khu vực Đồng Đăng.
Ngày 16/2/1979, bệnh xá trưởng của Sư đoàn đã quyết định làm thủ tục chuyển tôi về Bắc Ninh để mổ vì cách đó một tuần tôi bị tái phát ruột thừa và đây là lần đau thứ 4 từ trong chiến trường B nhưng chưa xử lý được.
Đến sáng 17/2/1979, khi tôi đang chuẩn bị lên xe thì đột ngột thấy xe tải chở lính bị thương về đó, tôi vội chạy ra hỏi và được biết, Trung Quốc đã nổ súng tấn công ồ ạt.
Thấy vậy, tôi quyết định quay trở lại ngay đơn vị để cùng với các anh em đã đồng hành với mình trong cuộc chiến đấu chống Mỹ chống quân Trung Quốc xâm lược.

"Thần chiến tranh" Nguyễn Thanh Quế.
Khi tôi về đến thị xã Lạng Sơn thì những tiếng pháo nổ liên hồi, người dân ở khu vực trận địa của đơn vị chúng tôi ùn ùn sơ tán xuống. Duy nhất chỉ có tôi và một cô nuôi quân đi ngược chiều trở lại đơn vị.
Về đến nơi, tôi đi ngay lên tìm các anh em ở trận địa, vừa động viên anh em và cũng nói thẳng: "Tao sống thì chúng mày sống, tao chết thì chúng mày chết, cứ yên tâm".
Trong ngày 19/2/1979, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành các trận đánh lẻ tẻ để khôi phục lại các trận địa tiền tiêu.
Khi đó, Trung đoàn có giao cho tôi chỉ huy anh em đánh một mũi thứ yếu cùng với một tiểu đoàn đánh trên mũi chủ yếu để khôi phục lại trận địa ở khu Chậu Cảnh.
Nói là Chậu Cảnh nhưng rất rộng, nhiều điểm cao liên kết lại, điểm cao nhất cao 423m so với mặt nước biển. Sáng sớm 19/2/1979, chúng tôi đánh và chỉ sau 15 phút đã làm chủ lại được trận địa này.
Tiếp đến sáng 20/2/1979, chúng tôi bắt đầu đánh lên Thâm Mô và nhanh chóng chiếm lại được. Đến ngày 22/2/1979, theo chỉ đạo của trên, chúng tôi rút về trận địa ban đầu ở điểm cao 47, giữ thế trận đó để làm bàn đạp, giải quyết thế chung.
Tại đây, chúng tôi đã có trận đánh ác liệt khiến quân Trung Quốc phải tháo chạy. Tuy nhiên, sau đó, để đảm bảo lực lượng, cấp trên đã yêu cầu chúng tôi rút về phía Đông Bắc động Tam Thanh để phối hợp cùng với đại đội hỏa lực ở đây.
 THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
****, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm lược của Trung Quốc.
Trong suốt những ngày sau đó, cùng với đồng đội, chúng tôi đã chiến đấu hết sức kiên cường và cuối cùng, chính nghĩa đã chiến thắng bạo tàn. Trung Quốc đã phải từ bỏ mưu đồ nham hiểm, thâm độc của mình và tháo chạy về nước.
PV: Là người lính trực tiếp chiến đấu ở chiến trường, ông nghĩ như thế nào về chi tiết phía Trung Quốc nói quân Việt Nam thả độc xuống sông trong clip?
Thiếu tá Quế: Là một người lính trực tiếp chiến đấu, tôi khẳng định là không hề có chuyện đó. Đây là sự xuyên tạc, vu khống trắng trợn của họ.
Tại các khu vực trận địa, bản nơi chúng tôi trấn giữ, sau đó rút đi thì toàn bộ nguồn nước trước đó chúng tôi có dùng thì đều để lại nguyên vẹn, không hề cho bất cứ thứ gì vào.
Chưa kể, sau khi tái chiếm lại được các trận địa từ quân Trung Quốc, chúng tôi cũng vẫn dùng nguồn nước đó.
PV: Cá nhân ông nhìn nhận thế nào về thực lực của binh lính Trung Quốc lúc bấy giờ. Đây là đội quân tinh nhuệ hay chỉ là quân ô hợp?
Thiếu tá Quế: Trực tiếp chiến đấu và quan sát, tôi thấy, đây là đội ô hợp, bao gồm nhiều lực lượng khác nhau, chính quy cũng có, địa phương, dân quân, du kích cũng có.
Đội quân của Trung Quốc rất đông. Tôi còn nhớ, sau này, khi tổng kết, con số tôi nắm được là họ đã đưa khoảng 60 vạn quân thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tuy đông quân, vũ khí lớn nhưng kinh nghiệm tác chiến của quân đội Trung Quốc so với chúng ta là kém hơn. Quân của Trung Quốc mấy chục năm trước đó, chưa từng trải qua những cuộc tác chiến lớn nào.

Ảnh tư liệu
Chưa kể, đụng độ bộ binh bình thường thì quân Trung Quốc cũng kém xa. Trang bị của họ cho lính cũng rất giản đơn, đều là những thứ vũ khí cũ kỹ, lạc hậu.
Những khẩu súng trường hay CKC, tiểu liên mà quân Trung Quốc được trang bị nếu nói ra thì chỉ dùng cho bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.
Thậm chí, nhiều lính của chúng còn không có súng mà chỉ chạy theo để cướp hôi với sự chỉ điểm của lũ gián điệp người Trung Quốc.
Còn lính của ta thì được trang bị kết hợp giữa cả hiện đại và thô sơ. Chúng cậy đông xông lên ào ào nhưng gặp hỏa lực mạnh của ta thì lại chạy rất nhanh, co cụm lại.
Sau khi quân Trung Quốc rút chạy, chúng tôi đi kiểm tra lại các đồi mà chúng chiếm thì thấy, đa phần các hầm đào đều nông toẹt và sát, cụm lại với nhau chứ không sâu, có lớp đất kiên cố như của chúng ta.
Tôi còn nói với nhiều anh em, với kiểu hầm này của bọn chúng thì không cần đến bộ binh mà chỉ cần dùng pháo lực mạnh cũng có thể tiêu diệt toàn bộ một cách nhanh chóng.
 THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG
Cuộc xâm lược 1979 đã khiến thế giới hiểu rõ bản chất của Trung Quốc. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát triển hòa bình” của Trung Quốc khi đó.
PV: Còn thực lực, khí thế quân ta lúc đó thế nào, thưa ông?
Thiếu tá Quế: Tôi chưa có con số thống kê trên toàn mặt trận nhưng với riêng đơn vị tôi thì tính sơ sơ, mỗi người lính Việt Nam phải chiến đấu chống lại hơn 20 lính Trung Quốc.
Chưa kể lúc đó, các chiến sỹ cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn ngay trong vấn đề lương thực, nước uống.
Các anh em của tôi, đa phần chỉ có một bộ quần áo, một khẩu súng trên người. Nhiều người vài ngày liền không được tắm, cơm cả ngày mới được một nắm...
Tuy nhiên, các anh em đã chiến đấu hết sức dũng cảm, kiên cường, không có bất cứ ai bỏ vị trí chiến đấu của mình. Nhiều anh em, dù bị thương những vấn quyết tâm ở lại chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Tất cả ai cũng như ai, không quan tâm đến riêng bản thân mình mà quan tâm đến cái chung là việc phải đánh đuổi bằng được quân Trung Quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Không chỉ vậy, nghe thông tin Trung Quốc nổ súng tấn công, nhiều anh em là học sinh - sinh viên cũng xung phong lên xin chiến đấu cùng chúng tôi.
Tôi còn nhớ có anh Thành, đang là sinh viên trường ĐH Tổng hợp (cũ) nhưng khi nghe tin đã lập tức bắt tàu lên và tìm đến đơn vị tôi xin xung phong chiến đấu. Anh Thành đã chiến đấu và hy sinh một cách anh dũng.
Đó là khí thế, còn anh em trong đơn vị tôi đa phần thuộc lính chống Mỹ, có kinh nghiệm chiến đấu được điều ra đây để trấn thủ.
Tuy bị bất ngờ về thời điểm nổ súng tấn công nhưng trước đó, ****, Nhà nước đã có sự nhìn nhận về thủ đoạn, mưu đồ xâm lược nước ta của Trung Quốc nên anh em chúng tôi không bất ngờ về chiếc lược chúng đã thực hiện.
Anh em chúng tôi là một phần nhưng lúc đó, chúng ta cũng không thể không nói đến nhiều vị chỉ huy, cố vấn dày dặn kinh nghiệm tác chiến.
Trong đó, có Thiếu tướng Hoàng Đan, người mà tôi đã từng có nhiều dịp làm việc cùng từ trong chống Mỹ.
Chính trong trận Bình độ 400, tôi được giao chuẩn bị cho trận đánh và trực tiếp được báo cáo với ông tại Sở chỉ huy. Ông đã đồng ý với kế hoạch tác chiến trong lần đánh đầu tiên của chúng tôi đưa ra.
Là Tư lệnh mặt trận lúc đó, nhưng ông luôn gần gũi, động viên anh em và quan trọng hơn, ông đã đưa ra tầm nhìn, chiến lược đúng đắn để bảo toàn lực lượng, dành chiến thắng.
PV: Trong clip, họ nói họ chủ động rút về nước sau khi “thắng lợi huy hoàng”, ông đánh giá thế nào về điều này?
Thiếu tá Quế: Đây lại là một sự xuyên tạc, cố tình làm sai lệch đi lịch sử. Trung Quốc rõ ràng đã đưa quân sang xâm lược Việt Nam và cả thế giới biết điều đó.
Tôi chỉ lấy một ví dụ đơn giản, là khi mới bắt đầu cuộc chiến, Trung Quốc rêu rao, tuyên bố rất mạnh bạo là "sáng ăn cơm Đồng Đăng, chiều ăn cơm Hà Nội".
Nhưng sau đó, suốt từ ngày 17/2 đến 28/2/1979, chúng chỉ nhích được rất chậm, không thể thực hiện nổi tuyên bố ngạo mạn kia.
Theo thông tin tôi được biết thì chúng ta khi đó, sau một thời gian ngắn ở thế bị động thì đã nhanh chóng giành thế chủ động và chuẩn bị cho cuộc tổng phản công rất lớn với hỏa lực mạnh và rất nhiều loại vũ khí hiện đại.
Có lẽ, ở cấp chiến lược của ****, quân đội Trung Quốc lúc đó đã nhận được thông tin này nên Bắc Kinh đã nhanh chóng rút quân để tránh sức ép dư luận cũng như tổn thất nặng nề.
Thực tế, như tôi đã nói, cuộc chiến tranh biên giới của Trung Quốc gây ra đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược.
Đoạn clip này cũng đã hể hiện đúng với bản chất tuyên truyền của Trung Quốc: “Biến nhỏ thành lớn, biến không thành có”.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,525
Động cơ
471,163 Mã lực
Cháu copy hầu các cụ hồi ký của cụ Phạm Ngọc Quyên là cựu binh trực tiếp tham chiến tại Vị Xuyên năm 1985

Phần 1:

Ngày mồng 8/3/1985 cao điểm 685 Vị Xuyên –Thanh Thủy – Hà Giang lại một lần nữa chính thức rơi vào tay quân trung quốc xâm lược…. Tôi cùng bảy anh em thương binh nằm cố thủ trong hang đá phía dưới của mỏm E2 cao điểm 685….sang ngày 9/3 bốn anh em đã vĩnh biệt chúng tôi đi trước ….rạng sáng ngày 10/3 ba anh em còn lại và tôi cũng “ thiếp đi “ …đến trưa ngày 11/3/1985 tôi tỉnh dậy thì được biết mình còn sống và được anh em đồng đội đưa ra hang Làng lò lúc rang sáng ngày 11/3….bao năm nay tôi đi tìm ân nhân mà chưa tìm được ?Nay tôi xin đăng lại hồi ký trận đánh trên cao điểm 685 Vị Xuyên để may mắn có đồng đội nào đọc được thì lên tiếng cho tôi được cảm tạ !!
Chuyện kể về trận đánh 3 ngày trước tết 1985 trên cao điểm 685 (phần 1)
Thưa các đồng chí ! Thưa các bạn !
Ngày hôm nay cách đây 30 năm, năm 1984. Đã là ngày 26 tết, trong khi nhân dân cả nước đang hối hả cập rập lo cho những công việc cuối cùng để chuẩn bị đón năm mới. Thì tại Vị Xuyên –Thanh Thủy, những người lính biên cương lại ngược lại hoàn toàn, chẳng những được lo đón tết thì lại phải căng mình chống chọi, giao tranh với các cuộc xâm lấn của địch.
Tình hình chiến sự lúc này đã lên tới đỉnh điểm. Như bác Thắng@, người thời điểm này đang nằm trong hang Làng Lò, nơi mà SCH của sư đoàn đăt làm hậu cứ tiền phương đã nói : tất cả từ SCH xuống tới anh em lính tráng đều rất lo lắng, nguy cơ địch thừa thắng tràn xuống rất cao! Nhưng việc lo vẫn cứ lo, tuy rằng E153 - F356 sau 3 tháng đánh lấn dũi E1 và E4 đến nay sức đã cạn kiệt, nhưng vẫn còn một số anh em bám trụ lại được một bên sườn của E1. Ngay phía sau ( khoảng cách trên dưới 30m ) là lực lượng D2 - E876 đang chốt chặn địch, nối tiếp ngay sau D2 - E876 đã có D1 phòng ngự . Và D3 trườn mình vận tải cho tuyến trên. Bên 400 vẫn còn lực lượng của D8 E149 chốt chặn (Thực chất gọi là D,C chứ thực tế quân số một C lúc này chỉ có hơn 30 anh em thôi ).
Như vậy, địch muốn tràn sang hang Làng Lò, thì chúng phải vượt qua được các chiến sĩ của E153 còn sót lại, rồi qua các anh em D2..D1..D3 của E876. Sau đó mới trườn theo vách đá, thang dây, xuống hang cụt, rồi bì bọp lội theo suối cụt mới leo lên đỉnh hang rồi mới xuống được hang Làng Lò. Tuy nhiên vì lúc này địch dồn sức quá mạnh,mà ta thi đã quá mệt mỏi sau gần 100 ngày đêm bám đá, chiến đấu kiên cường. Do đó SCH nhận định và nâng mức độ nguy hiểm lên tột cùng cũng là điều dễ hiểu …
Có một điểm rất mừng lúc này là : Thay cho chuyển quà tết lên 685 cho chúng tôi, thì lại là hàng ngàn quả lựu đạn các loại, hàng ngàn quả đạn M79, hàng trăm quả đạn B40 B41 cùng nhiều vũ khí đạn dược được chuyển tới tay chúng tôi. Quân số theo cách đánh thì mỗi mũi tân công chỉ dùng từ 20-30 đồng chí ,còn nằm sát các tuyến nối đuôi nhau phía sau, sẵn sàng chi viện kịp thời, do đó tâm lý anh em yên tâm hơn ,không bi cô lập. Mặt khác trong số tất cả các anh em đang đánh địch phản kích hay đang phòng ngự nếu bị thương dù chỉ bị thương nhẹ cũng được lệnh cho rút về hang Làng Lò, và thay ngay người khác vào vị trí để đảm bảo tinh thần ,cũng như sức mạnh chiến đấu. Hiện lúc này chúng tôi có trong tay khá nhiều lợi thế : Thứ nhất : chúng tôi đã nằm phòng ngự trên 685, đã hứng chịu quá nhiều pháo đạn hàng trăm ngày đêm, nên độ lì lợm rất cao. Thứ hai do ở đây lâu nên chúng tôi nắm bắt được các đường tấn công của địch rất rõ. Nhưng cũng có một bất lợi vô cùng lớn là : Công sự hầm hào đến lúc này là hoàn toàn nát bét! vậy chỉ còn tùy quan sát để lợi dụng địa hình, hang ,vách ,mép đá để đánh địch…..
Sau hai ngày đêm tấn công , địch đã lấy lại được E4 và một phần của E1 của 685 .bên 400 địch cũng làm chủ được 2/3 cao điểm . có thể nói lúc này toàn bộ 685 đã bị địch khống chế ? . Trước tình hình này D2 E876 chúng tôi được lệnh phản kích địch nhằm giành lại thế chủ động trên cao điểm 685.
Nhiệm vụ của C6 chúng tôi là đánh phản kích giành lại E2 685-phát triển lên đẩy lùi địch ra khỏi E4 –đồng thời cô lập địch tại E1 kết hợp cho số còn lại E153 đánh lên giành lại E1. chi huy mũi này là Tiểu đoàng phó TRẦN ĐỨC HIỆP. Đại đội trưởng C6 đ/c CẢNH
Nhiệm vụ của C5 là đánh phản kích địch giành lại E5- phát triển sang trái kết hợp cùng C6 đánh địch tại E4 –sau khi làm chủ ,chốt giữ đánh chặn địch từ 300 tràn sang giúp D8 E149 đòi lại 400. Chỉ huy mũi này là Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 HỒ XUÂN TUÂN. Đại đội trưởng C5 đ./c Thái Khắc Ba
Còn lại C7 làm thê đội dự bị số 1 cho C5 và C6
Ngay sát phía sau là lực lượng của D1 E876 làm thê đôi dự bị và sẫn sàng vào phòng ngự khi D2 lấy lai được mục tiêu. D3 vẫn làm công tác vận tải trên mặt trận.
-Chỉ huy toàn trận đánh là Cụ ĐIẾM Sư đoàn trưởng
-Tham mưu trưởng là Cụ CÂY
-Sở chỉ huy sư đoàn nằm tại Hang Làng Lò
- Sở chỉ huy trung đoàn nằm tại cao điểm 468
Cũng tại cao điểm 468 ta đặt 2 u súng bắn tỉa ,Hỏa lực ĐKZ ,cối 120ly,cối 82ly,bên giông đất của 468 là 12ly7 ,bên 600 là hỏa lực của tiểu đoàn….
Hỏa lực mạnh của cấp trên ; các trung đoàn Pháo binh-Hỏa tiễn sẽ bắn tối đa để chi viện cho 685-400
Về phía địch ; Tại E2 địch bố trí khoảng 1 trung đội thường trực ,bên cạnh vào ra và dự bị nhảy vào đánh là khoảng một đại đội phía sau .Tại đây chúng thường xuyên dùng súng bắn tỉa, cùng 4 ụ súng hỏa lực ,bên cạnh đó từ các khe đá mà ta chưa xác định được chúng thường xuyên phun 14ly5 sang ta .Bên E5 chúng cũng bố trí khoảng gần một đại đội bb, chúng dùng súng bắn tỉa và 6-7 ụ hỏa lực .trên E4 chúng đặt 14ly5 ĐKZ bắn thẳng .Phía chân 400 chúng dùng khoảng 1 trung đội hỏa lực nằm ép sát chân của mỏm đá tai mèo. Bên Đ2 của 772 gần sát E4 của 685 chúng bố trí trận địa cối 82ly và ĐKZ. Bên Đ1 của 772 chúng bố trí 14ly5 ĐKZ, B các loại . Phía 300 chúng thường xuyên có cấp đại đội sãn sàng ứng cứu … Qua lắm tình hình chúng tôi nhận thấy địch đã học được ở chúng ta cách đánh lấn dũi : Chúng cho đào hào dẫn từ 233-226-lên chân của 772 qua A5- vòng trái 300 –phát triển lên E4 của 685 và sang E5 –E3 .bên hướng lên 400 chúng dào hào dẫn theo từ 233-226-qua 6ab - vòng trái đồi Cây Khô lên 400.
Phía tây nam của 685 chúng cũng đào hào đẫn từ Đ1 -772 sang E1 của 685 .phía tây bắc chúng đào nhiều đường dẫn từ Đ2 -772 sang E4 685…
Tất cả chúng tôi đã sẵn sàng chờ lệnh của cấp trên và chờ pháo phát hỏa ngay trong đêm nay 26 tết 1985…..

 

vietphu

Xe hơi
Biển số
OF-338736
Ngày cấp bằng
15/10/14
Số km
127
Động cơ
276,925 Mã lực
có phim nói về cuộc chiến này mà, nhưng Tàu làm nên xem hơi tức
 

Mr_Hero

Đi bộ
Biển số
OF-341026
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
6
Động cơ
274,360 Mã lực
có 1 phần cháu đọc đang hay thì bị mất dấu. nay mạn phép đăng lại cho cụ nào đọc dở. phần này đầy đủ nhất:
Năm ngày trên đất Tàu
Ngày đấy em thuộc Tiểu đoàn 5, trung đoàn 692 ( đoàn Thanh Xuyên, đơn vị trước đây của Lê Đình Trinh), sư đoàn 301, Quân khu TĐ lên tăng cường cho mặt trận. Lên đến Bắc Quang, cách thị xã HG khoảng 80km thì lính đào ngũ hơn nửa. Sợ quá các bác ạ. Em thì lúc đấy 17 tuổi, bẻ gẫy sừng trâu nên còn máu. Từ thị xã HG, rẽ phải đi lên cổng trời Quản Bạ. Đây gọi là cửa tử vì pháo TQ suốt ngày giã cua. Bọn em hành quân bộ. Chập tối, cả đơn vị dừng chân nghỉ ăn cơm. Cơm xong, em với thằng Toản cầm găng gô xuống suối múc nước lên đun pha trà. Đột nhiên có nhiều tiếng nổ dữ dội. TQ pháo kích đấy. Đất đá bay rào rào. Em với thằng Toản ngã dúi ngã dụi. Sợ không thở được. 15 phút thì pháo dứt, Toản nằm cạnh em không nhúc nhích. Em lay nó dậy, nó không núc nhich. Nó đi rồi các bác ạ.
Sau đó, em ở trên ấy 6 tháng. Bọn em tiếp quản của đặc công. Nếu em không nhầm thì đấy lính của M113. Đại hình điểm cao đấy rất buồn cười. Phía bên TQ thì rất dốc và có nhiều vật cản, phía bên ta thì thoai thoải và trống trơn. Chính vì vậy, bên kia mới tổ chức đánh theo phân đội 3 người. Đánh kiểu đó, bộ binh ta khóc thét vì địa hình trống trải.
Trong kỹ thuật QS, mỗi nước có môt lực lượng dọn chiến trường riêng của mình. Mỹ lấy không quân làm lực lượng dọn chiến trường. Liên xô lấy tên lửa. TQ thì dùng pháo binh. Chính vì vây, chiến thuật của chúng nó là rót pháo. Cấp tập, dồn dập vào những vị trí chúng cho là trọng yếu. Khoảng 30 phút sau khi pháo bắn, bộ binh mới xông trận. Đó là lý do tại sao bọn Tàu khoái chơi pháo thế. Những chuyện thêu dệt là pháo tầu bắn giỏi đến mức đạn chui vào nòng pháo ta là phét lác. Khi pháo bắn, trinh sát pháo phải nằm trong trận địa pháo để báo về hiệu chỉnh. Có khi pháo dập luôn cả vào vị trí đang ẩn nấp.
Sau trận pháo đầu tiên. Em đã hiểu thế nào là chiến trường. BỌn em thu dọn đồ đạc nhanh chóng và hành quân tiếp.
Khi lên đến chốt. Thật kỳ lạ. Bọn em vừa qua 3 tháng huấn luyện bản lề, quân lệnh như sơn, tóc tai quần áo chỉnh tề. Nhưng trên này, lính chốt trông như người rừng. Họ thực hiện 3 không:
1. Không mặc quần áo mới ( chỉ người chết mới thay quần áo mới)
2. Không cắt tóc cạo râu( Sợ vận đen)
3. Không bắt tay và chào tạm biệt ( sợ tạm biệt rồi mãi mãi không về)
Bọn em nhanh chóng vào hầm. Gọi là hầm cho oai, pháo dập trúng thì 10 hầm như thế cũng không tránh nổi. Em cùng hầm với thằng Chính. Thằng này quê Hải hưng, nói ngọng, núc nào cũng mơ ước được ăn nòng nợn.
Thằng Chính lên đây 3 tháng, nó đánh 5 trận rồi. Em hỏi nó có sợ không. Nó bảo trận đầu sợ đ... bắn được. Nằm dưới hầm, thò súng lên trời kéo một băng.
Thằng Chính cùng hầm hơn em 3 tuổi đời. Nó nhập ngũ trước em 3 năm. Đúng ra, giờ này nó phải ở quê cày ruộng rồi mới phải. Nó bảo, hôm đó, chúng nó đã được ra quân. Đơn vị cách nhà ga 15 km đi bộ. Một số thằng cầm được quyết định là về ngay. Một số còn lưu luyến anh em, ở lại đêm cuối với anh em, mai đi sớm ra ga. Chính cũng vậy, 3 năm ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với nhau, còn một đêm hàn huyên, nên nó ở lại. Không ngờ, đêm hôm đó, bọn Tàu giở chứng. Toàn đơn vị được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ. Những cậu nào về từ chiều thì thôi, cậu nào còn ở lại thì phải ở lại để chiến đấu. Vậy là nó phải ở lại và hôm nay đang ngồi với em trong hầm chữ A, bên kia là đất Tầu.
Em là lính mới, nhiều cái bỡ ngỡ chưa biết, Chính phải chỉ bảo từng ly từng tý. Chẳng hạn như là, ra khỏi hầm phải đội cái nồi cơm điện nặng 1,4kg. Đầu em thì nhỏ, đội vào cứ lủng là lủng lẳng. Em nghĩ chẳng cần mảnh đạn mảnh pháo, chỉ cần hòn đá rơi vào cái mũ sắt này em cũng lộng óc mà chết.
Đầu hầm luôn đặt một khẩo cối cá nhân 60 và 2 hòm đạn đã nhồi liều phóng. Chính bảo em tranh thủ mà ngủ, ngủ được lúc nào là ngủ ngay. Bọn Tàu nó đánh không kể giờ đâu. Chính kiểm tra lại cơ số đạn, kéo cơ bẩm, khoá an toàn, đặt súng xuống rồi nằm ôm. Một lát thì thấy nó gáy như sấm.
Em ra khỏi hầm, nhìn ngó các hầm xung quanh. Các hầm được nối với nhau bằng giao thông hào. Em chạy qua mấy hầm chơi, tìm mấy thằng cùng đơn vị. Có mấy thằng đang khóc tu tu. Em cũng hơi hãi nhưng không đến mức ấy. Đại đội trưởng nhắn em về hầm. Giọng nói ông mềm mỏng đến không ngờ. Sau này em mới hiểu, trên này, cái sống và cái chết cách nhau gang tấc. Mọi người luôn cảm thấy cần nhau, dựa vào nhau để sống, vì vậy, không có chủ nghĩa quân phiệt như của mấy ông sỹ quan dưới kia.

Đêm hôm ấy, em không ngủ được. Hoàn toàn không phải vì sợ, mà thấy tiếc thời gian cho giấc ngủ. Cứ nghĩ rằng, mình ngủ và chẳng biết liệu ngày mai mình có dậy không, thế là lại cố căng mắt để thức.
Một đêm yên tĩnh trôi qua.
Sáng sớm, thằng Chính dậy. Nó đứng *** ngay trước cửa hầm. Một tay cầm vòi phun lung tung, một tay cầm quả đạn cối to bằng cái bắp ngô thả vào khẩu cối 60. Tiếng nổ đầu nòng làm em giật mình, vơ khẩu súng, đội mũ sắt lao ra cửa hầm. Thằng Chính cười hềnh hệch bảo đấy là bắn cầm canh. Em kêu phí đạn thế, Tàu nó sang thì lấy đâu ra đạn mà đánh. Thằng Chính bảo, phải bắn cho chúng nó biết chủ quyền của VN ở trên điểm cao này. Các hầm xung quanh cũng thế, anh em vừa *** vừa bắn, ngoạn mục lắm.
Trời sáng rõ, em leo lên hầm nhìn sang bên tàu. Cũng rừng cũng núi như ở bên ta. Sao nó còn muốn lấy đất ta làm gì?
8h sáng, em được lệnh tập trung. Khả năng hôm nay lại đánh. Một trung đội được lệnh vòng ra sau đánh vào lưng khi tấn chúng tấn công điểm cao. Em nằm trong nhóm đó. Thằng Chính nhìn em đầy lo âu, nó không chào tạm biệt, chỉ bảo em cẩn thận.
Bọn em xuất phát, có trinh sát dẫn đường. Hành trang gọn nhẹ: lương khô, nước, 2 quả lựu đạn, súng và 100 viên AK.
Trinh sát là thằng Sơn rùa, quê ở Đan phượng, trước là lính trung đoàn 72, trinh sát luồn sâu. Cu cậu cũng mới được điều lên đây. Riêng nó có la bàn và bản đồ. Địa điểm tập kết thì chỉ mình nó biết.
Đi đến chiều. Bọn em dừng lại ăn lương khô. Mặt thằng Sơn tái ngắt, không hiểu vì đói hay mệt. Ăn xong nó lại giục anh em đi mau. Nó truyền lệnh xuống phía dưới cho những người đi sau xoá dấu vết. Bỏ mẹ, sao lại phải thế? Sao lại phải xoá dấu vết. Em chưa có kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng thấy nghi ngờ.
Trời tối. Bon em dừng chân ở một thung lũng. Mọi người tản ra, không được nói chuyện, ko được hút thuốc, không có ánh lửa. Em tiến đến chỗ Sơn rùa. Nó đang cầm cái đèn pin bịt vải đen chỉ khoét một lỗ bằng hạt gạo soi bản đồ. Em hỏi lạc đường rồi đúng không Sơn. Nó nhìn em sợ hãi hỏi sao biết. Em bảo thấy mày bắt xoá dấu vết là tao ngờ rồi. Sơn bảo, bỏ mẹ, lạc vào đất tầu 5 cây rồi. Em tí ***** ra quần. Bây giờ mà gặp lính Tàu, chắc chắn cái thung lũng này thành cối xay thịt. Sơn bảo, có nên nói cho anh em biết không. Em bảo, nên nói để anh em chuẩn bị tinh thần. Trung đội phần lớn là lính mới như em, một số lính cũ, cũng chỉ đánh dăm ba trận thôi, không lại được với lính thời chống Mỹ. Thoạt đầu mọi người rất hoang mang, sau cũng ổn định dần. Em bảo, tối nay ta cố mà ngủ. Nếu đánh thì đánh, chết thì chết. Đời trai, một xanh cỏ, hai đỏ ngực, lo gì.
May quá, một đêm yên tĩnh bên Tàu đã trôi qua.
Trời tang tảng sáng, bọn em quyết đinh nhằm hướng nam tiến. Không cần trinh sát, không cần la bàn, không cần cắt góc phương vị, cứ hướng nam là về đất Việt rồi. Mệnh lệnh được ban ra, tuyệt đối bí mật, gặp địch, mọi người tản thật nhanh. Nếu bị phát hiện. Lính mới không được nổ súng, để lính cũ bắn trước.
Đi được khỏang 2 tiếng, bên sườn núi bên cạnh có tiếng đá rơi rào rào. Anh em vội vang tản ra mỗi người mỗi hướng. Không biết bọn Tàu đã phát hiện ra mình chưa. Không khí như đông đặc lại, thời gian ngừng trôi, ai nấy căng thẳng.
Một tràng AK đột nhiên ré lên, phá tan sự im lặng. Bên kia nhốn nháo, bên ta nhốn nháo. Thằng Tạo, quê ở phúc thọ, sợ quá tay ríu vào cò súng không gỡ ra được. Bên tàu đã phát hiện ra ta. Chúng chưa biết bên ta có bao người. ta cũng chưa biết chúng thuộc đơn vị nào, binh chủng vào, bộ đội biên phòng hay sơn cước. Sau tràng AK lỡ làng kia, lập tức ta nổ súng áp đảo ngay. Bây giờ em mới hiểu tại sao chỉ có lính cũ được bắn. Khi chưa biết thực lực của nhau, các bên thường nghe tiếng súng để đoán trình độ tác nghiệm chiến trường của nhau. Nếu tiéng điểm xạ đều, tằng tằng...tằng tằng. Cứ 2 phát một, đều như giã cua, không nhanh, không chậm, ắt hẳn tay cơ cao, đánh trận nhiều. Lính mới thường làm một tràng dài, bắn vọt lên giời, sau đó lại im bặt. Riêng khoản điểm xạ, sâu tay cò không lo tắc cú, em bắn hơi bị chuẩn. Lúc đó em hơi sợ, lẩm bẩm bài:'''''''' tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." lấy lại được khí thế ngay. Bọn Tàu nhốn nháo chạy ngược chạy xuôi. Chúng có chừng một đại đội, đóng vắt vẻo bên sưòn núi. Chúng đang đánh răng rửa mặt buổi sáng. Chắc chúng mới đến đêm qua vì chiều qua chúng em qua đây không gặp. Em vừa bắn vừa di chuyển. Khoảng 10 phút sau, em hết sợ, máu căng phần phật trên mặt. Em mang có 100 viên đạn nên bắn rất tiết kiệm. Trong iều kiện thế này, lấy đạn của đich là điều không tưởng. Bọn Tàu bắt đầu ổn định, chúng cũng đoán ta không đông, chúng bắt đầu triển khai tấn công. Tả khoai ầm ỹ như đi chơ.
Vừa đánh vừa rút. Rút không nhanh chúng chặn khe núi đằng kia thì ngồi đấy đợi nó nhằm từng thằng nó xơi. Bọn tàu cũng nhìn thấy điều đó, chúng bắt đầu triển khai quân chặn đượng rút của bọn em. Bọn em chạy phía dưới, chúng chạy phía trên. Vừa chạy vừa bắn như phim Mỹ. Khi còn cachs khe núi một quãng nữa, súng rổ rát mang tai. Em và mấy người nữa, trong đó có thằng Tạo, chặn lại cho mọi người rút lui. Mọi người nhanh chóng vượt qua khe núi. Em và nhóm ở lại bình tĩnh chặn các đợt phản công của địch. Đạn mọi người để lại cho bọn em khá nhiều. Thằng Tạo nổi hứng bỏ AK, dùng trung liên RBK bắn như vãi trấu. Thằng Luyện dùng AK và khẩu M79, thi thoảng lại đệm một quả như tiếng pháo đùng. Bọn em cầm cự khaỏng 1 tiếng. Thằng Luyện bị một viên xuyên qua bắp tay, may chỉ vào phần mềm. Cái mũ sắt của em bẹp một góc, không hiểu bị bắn lúc nào. May thế cơ chứ, nếu không, chắc vỡ tan thiên linh cái rồi còn đâu.
Khi biết chắc chắn anh em đã thoát khỏi tầm nguy hiểm, bọn em rút lui.
Sau khoảng một tiếng. Bọn em bắt đầu rút. Phía bên kia cũng ngừng tấn công. Em kiểm lại cơ số đạn dược. Thấy còn đủ để đánh trận nữa. Thằng Tạo lấy một quả lựu đạn mỏ vịt, rút gần tụt chốt, buộc vào sợ dây chuối, chăng ngang đường đi. 5 thằng chạy nhanh qua hẻm núi. Chạy khoảng nửa tiếng thì dừng lại thở. Thằng nào mặt mũi cũng đen nhẻm vì khói súng. Bây giờ mọi người mới chú ý đến vết thương của thằng Luyện, máu vẫn chưa cầm, ri rỉ chảy qua lớp băng. Mặt nó tái xanh vì sợ và vì mất máu. Nó khát nước, em đưa cho nó cái bi đông. Nó uống được 2 hớp em giằng lại, uống càng nhiều càng mất máu. Có tiếng lựu đạn nổ sau khe núi. Thằng Vinh, quê ở ba vì, cười sằng sặc. Ít nhất cũng phải đi 2 thằng Khựa. Em bảo, nghỉ thế thôi. Tiếng nổ vừa rồi chứng tỏ bọn nó đã vượt qua khe núi. Chạy không mau thì thành bia di động cho chúng nó bắn bây giờ.
Lúc ở lại chặn địch, thằng nào cũng thích có nhiều súng đánh cho nó máu. Bây giờ cần rút nhanh thấy lỉnh kỉnh quá. Thằng Tạo ngoài khẩu AK còn khẩu Trung liên. Thằng Luyện bị thương, tự đi được là may lắm rồi, khẩu AK và khẩu M79 chia cho thằng Vinh và thằng Minh vác. Em xách túi đạn M79, đâu còn mươi quả gì đấy, nặng cũng kha khá.
Bọn em tính nhẩm trong đầu, đường chim bay về VN khảng 2 đến 3 km. Trèo đèo lội suối vòng vo đến 10 km là cùng. Đi nhanh chỉ hết 2 tiếng. Cả bọn mừng khấp khởi. Dọc đường còn bình luận lính sơn cước của Tàu thua xa dân quân tự vệ của mình.
Bên kia sườn núi bỗng có 2 con đại bằng bàng núi bay vọt lên, lượn mấy vòng trên không mà chẳng chịu xuống. Em là người HN, nhưng vẫn theo ông đi săn. Em hiểu rằng có người ở đấy. Vậy thì chết rồi. Thảo nào thấy bọn nó ngừng tấn công. Anh em đã vội coi thường lính sơn cước. Chúng nó thôi tấn công để triển khai các mũi bắt sống anh em đây mà. Em bảo mọi người dừng lại hội ý nhanh. Tình hình là không thể đi qua con đường trước mặt. Hai bên là núi đá, vách dựng đứng. Có trèo được lên thì cũng chạm bọn tàu phiá bên kia. Chúng nó là lính sơn cước. Xuất thân là dân miền núi, leo núi nhanh hơn chạy bộ. Mình toàn dân đồng bằng, có mỗi thằng Vinh người ba vi, ở đấy còn có núi. Leo thi với bọn tàu cầm chắc caí thua. Tiến lên không được, lui lại không song. Anh em ngồi xuống phiến đá bên đường, ngó nghiêng tìm chỗ nấp. Đánh nhé, chết thì thôi. Cả năm anh em chưa ai lấy vợ. Chết rồi, bố mẹ khóc một ngày là nguôi ngoai. Thằng Luyện có người yêu rồi. Lúc nhập ngũ có ăn nằm với cô ấy. Chẳng hiểu có đậu giọt máu nào không. Nó sụt sịt ngồi khóc. Anh em chia nhau đều chỗ đạn. 5 thằng phá lệ chia tay nhau, nói lời vĩnh biệt, thằng nọ mong thằng kia sống để về chăm dưỡng bố mẹ của nhau. Cứ hi vọng thế thôi. Chứ ai cũng cầm chắc cái chết. Sau màn chia tay, thằng nào thằng nấy vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Em chọn một phiến đá cao. Tựa lưng vào vách núi, mặt hướng ra đoạn đường vừa qua. Đằng nào cũng chết thì phải chết cho oai.
Một ý nghĩ loé lên. Chỗ nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất. Bọn Tàu đang đuổi theo ta, tai sao ta không đi ngựoc lại chỗ chúng nó. Ít ra là thoát được trận này. Sau đó tuỳ cơ ứng biến. Em gọi mọi người, trình bày phương án. tất cả đồng ý. Em bảo mọi người bây giờ mình đang chơi trò mèo đuổi chuột. Vì vậy phải nhanh, gọn, giấu bớt súng đi chạy cho nhanh. Năm thằng lập tức quay ngược trở lại. Em vẫn giữ khẩu M79 vì nó cũng không nặng lắm.
Đúng như dự đoán, đi được một lúc thì bọn em gặp bọn Tàu. Chúng đi không nhanh, cẩn thẩn nhưng không lục soát dọc đường. Chúng nghĩ là bọn em đã chạy xa. Chúng đợi bọn em gặp cánh phục kích nổ súng thì chúng mới khép vòng vây. Chính vì điều đó, chúng đi qua chỗ 5 thằng nấp mà không hề hay biết. Em nhìn rõ từng thằng đi qua, thằng nào thằng ấy đi trên đá như bay. Chúng chẳng to hơn anh em là mấy, nhưng rắn rỏi hơn nhiều. Khi thằng cuối cùng đi qua, đợi một lát cho an toàn, bọn em ra khỏi chỗ nấp. Thằng Tạo lại đ ái ra quần vì sợ. May lần này nó không bóp cò súng. Em bảo mọi người, bây giờ quay lại chỗ chúng nó đóng quân hôm qua. Trốn đấy là an toàn nhất. Vì khoảng 1,2 giờ nữa, 2 cánh quân gặp nhau, chúng sẽ xới tung cả cánh rừng này để truy lùng bọn em. Vì vậy, nơi ít có khả năng tìm kiếm chính là chỗ chúng vừa đóng quân.
Khi bọn em trở lại đến khe núi hồi sáng đánh nhau, chỗ quả lựu đạn nổ, không hề có vết máu. Lựu đạn mỏ vịt khi bật chốt, sáu đến bảy giây sau mới nổ. Chắc là chúng kịp chạy. Bọn em thận trọng leo lên lưng chừng núi. Mười mấy cái xác được xếp ngay ngắn, bọc bên ngoài bằng một túi nilon màu xanh, in ngôi sao bát nhất và chữ Tàu loằng ngoằng. Chúng nó đã kịp căng lều dã chiến. Chắc bên trong có thương binh vì bọn em nghe thấy tiếng la hét đau đớn vọng ra. Thằng Vinh bảo trèo lên phía trên bọn Tàu rồi kiếm hốc đá nào ẩn náu. Em bảo lên trên dễ coi động tĩnh của bọn tàu, nhưng sểnh chân, có hòn đá nào rơi xuống thì xong phim. Xuống thấp hơn chúng nó, khéo vẫn theo dõi được mà lại an toàn hơn.
Bình thường, chắc mấy thằng phải cãi nhau ỏm tỏi tranh nhau ai bắn trúng, Tàu chết nhiều. Bây giờ không ai còn tâm trí để đùa. Bọn em kiếm hốc đá ẩn tạm vào, giở lương khô ra ăn. Lương khô chỉ còn một ngày ăn. Bọn em không dám ăn nhiều, sợ phải ở lại đây vài ngày cho đến khi bọn Tàu rút lui.
Đến chiều, hai cánh quân gặp nhau đã rút về. Chúng nói oang oang. Tiếc là em không hiểu tiếng tầu để nắm tình hình. Mọi người thấy thế bảo đên nay rút luôn. Em vốn cẩn thận, bảo suy nghĩ cái đã. Em quyết đinh ở lại đêm nay, đến sáng mai nếu không thấy chúng đổi quân thì rút. Đêm hôm đó, anh em thay nhau gác. Mệt đờ đẫn nhưng chẳng dám ngủ.
Đến sáng, một số lính Tàu rời khỏi doanh trại, Chúng đi đổi ca cho bọn phục kích bọn em suốt đêm qua. May chưa. Nếu đêm qua bọn em mò mẫm về chắc bị chúng tóm sống.

Ngày hôm đó là một ngày dài nhất trong đời em. Em có cảm giác một ngày dài 100 tiếng chứ không phải 24 tiếng như mọi khi. Thằng Luyện mất nhiều máu, yếu lắm rồi. Nằm bệt trong hốc đá, thiêm thiếp ngủ. Thằng Tạo thì ngưòi khai lòm. Thằng này đến lạ. Vào trận đánh đấm không đến nỗi nào, cừ ra phết. Thế mà cứ trước lúc đánh thì lại hay ti rỉn ra quần. Thằng Vinh tựa đầu vào tảng đá. Ngủ mơ, cười tủm tỉm một mình. Thằng này ăn khoẻ như trâu, chắc đang mơ được một bữa tuý luý. Thằng Minh ngồi một chỗ, không ngủ, không nói năng, mắt mở thao láo vô hồn, tay mân mê chốt an toàn quả lựu đạn. Em động viên tinh thần mọi người. Thành cổ quảng trị bé bằng cái nong tằm. Bộ đội ta rúc từ dưới cống ngầm đánh cả tháng có sao đâu. Bây giờ ở đây, rừng núi đại ngàn mịt mùng thế này. Bọn Khựa tìm chúng ta sao được. Anh em yên tâm, kiểu gì tao cũng có cách.
Em là thằng ít tuổi nhất bọn. Em nhập ngũ khi mới 17. Các chú ở phường còn bắt em xin chữ ký phụ huynh vào đơn nhập ngũ. Ngày về đơn vị huấn luyện. Ma mới bị ma cũ bắt nạt. Em đánh từng thằng không nương tay. Kết quả là bị thuyên chuyển sang đơn vị chiến đấu. Nhưng được cái, anh em nể phục, tin yêu, bảo gì nghe nấy. Nghe hơn cả mấy ông sỹ quan chỉ huy.
Chỉ một phút núng chí vào lúc này. Hậu quả sẽ khôn lường. Em bảo thằng Minh đưa em quả lựu đạn đang cầm trong tay. Chỉ sợ nó nghĩ quẩn, liều mạng với mấy thằng Tàu thì nguy. Đến lúc này, em thấy cần phải sống, cần phải về, không được manh động.
Mọi người đói lả. Không dám ăn nhiều lương khô. Em bảo, thôi ăn đi, ăn hết đi để lấy sức mà về đến VN. Tối nay, tao sẽ đi kiếm đồ ăn dự trữ. Thằng Vinh nghe thấy thế, cười rạng rỡ, cho một phong 702 vào mồm, nhai nhồm nhoàm. Thiếu nước, nó bị nghẹn. mãi mới nuốt được. Em bò xuống khe lấy nước cho anh em. Đói thì 30 ngày mới chết, khát thì chỉ 3 ngày là chết.
Mấy thằng Tàu đang tắm dưới suối. Em chỉ cách chúng nó khoảng 20m. Quần áo, súng đạn chúng vứt đầy trên bờ. Ngon quá, nếu mà không sợ bị lộ, em nấp ở đây, kéo một băng, máu bọn Tàu sẽ hoà với nước suối, chảy về xuôi, gột rửa cho những linh hồn đồng đội đã ngã xuống vì quê hương.
Buổi chiều, chúng nó lại đổi quân. Chúng quyết bắt sống anh em. Em lẩm bẩm, may bọn này là lính sơn cước, trèo núi thì nhanh nhưng hơi bị ngu. Gặp lính biên phòng, dùng chó nghiệp vụ đánh hơi thì bọn em không thoát được.
Tối đến, anh em đã xơi hết khẩu phần lương khô. Em sẽ đột nhập doanh trại bọn tầu, kiếm cái ăn. Định mặc mỗi cái quần đùi và mang theo con dao găm cho gọn nhẹ. Thấy không ổn. Lính hà nội cởi quần áo ra da trắng như cục bột. Không trăng không sao, kẻ kém mắt cũng phát hiện ra. Em lại mặc quần áo vào, kể ra cũng hơi vướng víu, nhưng chịu đuợc.
Bọn Tàu đang ăn tối. Chúng cũng tổ chức sáu người một mâm như quân đội ta. Mỗi thằng một bát canh, to bằng cái chậu rửa đ ít của chị em. Mùi thức ăn bay ra làm em nuốt nước bọt ừng ực. Không khéo tiếng nuốt nước bọt gây ra tiếng động lộ thì chết. Em không nuốt nữa, nứơc dãi túa ra 2 bên mép, chảy cả xuống cổ. Một thằng ăn xong, bô lô ba la cái gì đó rồi đi ra ngoài. Nó đứng ngay cạnh em, cởi khuy quần rồi đ ái tồ tồ. *** mãi không hết. ăn nhiều uống nhiều thế kia cơ mà. Em không dám thở, sợ nó nghe thấy. Gần quá. Em có cảm giác, quàng tay một cái, làm đến roẹt, đứt ngay động mạch cảnh, kêu đằng giời. Tay nắm chuôi dao, tay kia sờ vào lưỡi xem có đủ độ sắc làm một nhát không. Nếu nó nhìn thấy em, chỉ cần có một hành động bất thường, em sẽ thịt nó ngay. Rồi sau tính tiếp. May quá, nó đ ái xong, đứng vung vẩy cho hết nước rồi vào lán.
Chúng nó đã ăn xong. Bọn nuôi quân đang thu dọn bát đĩa. Em bò vào gần bếp dã chiến. Mắt em hoa lên: thịt hộp, lương khô, thực phẩm để tràn trề trong những hòm gỗ thông sơn màu xanh ***** ngựa.
Em lấy một cái túi bẩn vứt ở đấy, cho một số đồ ăn vào, bò ra. Vừa đi vừa nghĩ không biết chúng nó có phát hiện ra mất túi không. Liều quá. Thôi thây kệ, chắc chả chú ý đến cái túi này đâu, mà hình như chúng nó vứt đi rồi thì phải.
Xuống đến nơi. Mấy anh em mồ hôi vã như tắm. Chúng nó ngồi dưới sợ hơn em bò lên. Chúng nó lo cho em. Em bảo, sợ cái đ... gì. Tao mà không đi lính, thì chắc tao cũng đi ăn cắp. Thầy tử vi xem cho tao lúc tao mới sinh bảo thế. Em pha trò nhưng không thằng nào dám cười. Chúng nó sợ quá, mất cả khôn.
Em dùng lưỡi lê, mở hộp thịt, bón cho thằng Luyện. Nó trệu trạo nhai, mãi không nuốt được. Em đành cho nó húp nước thịt. Em bảo nó cố mà ăn. Ăn để sống. Sống để về xem cái đứa kia có mắn đẻ không. Nó cười cười nồi lại thiếp đi. Cánh tay nó đã cầm máu, nhưng nhiễm trùng, sưng to, đỏ lựng như bắp chuối. Người nó nóng hầm hập.
Lại một đêm không dám ngủ. Em bị bệnh nghiến răng, ngủ là nghiến ken két. Trời đất âm u thế này, tiếng nghiến răng vang cả cây số. Bọn Tàu trên kia mà nghe thấy, có không biết là tiếng nghiến răng của người, cũng tưởng của thú. Phệt cho một quả na xuống đây thì chết oan. Em bật lưỡi lê. Ngồi tựa vào vách đá, mở mắt trừng trừng. Thi thoảng cái đầu lại gật xuống. Mũi lê đâm vào trán, tỉnh ngủ ngay.Đã sang đến ngày thứ tư bên đất Tầu. Sáng hôm đó, chúng vẫn đổi quân phục kích. Em bảo mọi người cố chờ nốt hôm nay. Nếu tối nay, chúng rút bọn phục kích về, bọn em sẽ rút trong đêm. Ban ngày, ngủ gà gủ gật. Anh em chia nhau cảnh giới xem động tĩnh của bọn Tàu trên sườn núi. Đến chiều, ca thằng Vinh gác, nó vội lay em dậy, bảo ra xem lạ lắm. Em trườn ra ngoài, tìm một chỗ kín đáo, lấy thêm cây rừng che cho chắc chắn, chăm chú quan sát. Hình như bọn Tàu tăng thêm quân. Lính Tầu ở đâu kéo về đông lắm. Chết rồi, thế này thì không có cơ hội rút về đêm nay rồi. Mồ hôi rịn ra ướt cả áo. Nhưng mà lạ thật. Có thằng bị thương, đi đứng tập tễnh. Có bọn khiêng xác, nhiều lắm. Thôi đúng rồi, bọn này chính là bọn tấn công điểm cao mà trung đội em sẽ đánh vu hồi đây. Tức là trận chiến đã xảy ra. Ở đây khuất núi, không nghe được tiếng súng. Anh em ơi, ở nhà có ai việc gì không? Chính ơi, mày có còn để sáng sáng ***** sang đất Tầu nữa không? Mà trung đội em không biết có kịp về đến nơi tập kết để táng nhau với bọn này không?
Em trở lại vị trí trú ẩn. Trao đổi tình hình và nhận định với anh em. Cũng có khả năng, bọn tầu thương vong thế này, chúng sẽ rút vào đêm nay hoặc sáng mai. Cũng có thể, đại đội sơn cước đang đóng trên kia, là lực lượng hỗ trợ cho đơn vị đánh điểm cao. Nhưng bất ngờ gặp bộ đội ta, suy đoán tình hình không chính xác nên cố thủ ở đây. Mà cũng có thể, cả đơn vị này nhập vào một, củng cố đội hình, lấy địa điểm này làm căn cứ rồi lại tiếp tục đánh lấn sang đất ta. Em cứ suy nghĩ miên man mà không có lời giải đáp cụ thể. Em bảo thằng Vinh, lên theo dõi tiếp xem chúng có căng thêm lều bạt dã chiến không. Thằng Vinh báo về, hình như chúng đang thu dọn. Bọn em thở phào.
Đến chiều. Chúng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển quân. Em bắt đầu thấy lo. Thương binh mới rống như bò trong mấy lều quân y. Bọn nó vẫn đổi ca đi phục kích.
Tối hôm đấy, mọi người ăn tiếp chỗ thực phẩm lấy trộm của bọn Tầu. Bây giờ bọn chúng đông quá, em không dám mạo hiểm trộm cắp một lần nữa. Một đêm căng thẳng và không ngủ lại trôi qua.
4h sáng, thằng Tạo lay lay em thì thầm, chúng nó đang rút. Chúng nó đang rút thât. Chúng đang xuống núi. May quá, đường chúng leo xuống cách xa bọn em cả trăm mét. Nó mà xuống đường này có khi anh em không kịp chạy.
Em hội ý nhanh. Rút thôi. Nhưng không rút theo đường cũ. Sẽ rút theo đường vòng qua quả núi kia. Nếu vẫn còn bọn phục kích. Mình sẽ xuất hiện sau lưng chúng nó. Mình chủ động, nó bị động. Mình sẽ đánh vượt mặt chúng nó để về. Bọn Tàu ở đây chắc cũng rút khá xa, chúng không kịp gửi quân viện trợ đâu. Mà quân viện trợ có đến nơi, thì có lẽ mình đã ngồi rung đùi uống rượu trong hầm rồi. Còn bọn phục kích trong lòng thung lũng này, không sợ lắm, vì chúng mệt mỏi lắm rồi. Vả lại, lúc đó, mình trên cao, nó dưới thấp, thoải mái mà nện.
Bọn em kiểm tra lại đạn dược. Không đến nỗi tồi. Khó khăn nhất là thằng Luyện, nó không đi được nữa, mê man, mụ mị. Em bảo thằng Tạo và thằng Vinh hai đứa 2 bên dìu thằng Luyện. Khi nào gặp địch thì quảng nó vào hốc đá nào rồi đánh. Em đi trước, 2 thằng dìu Luyện đi giữa, thằng Minh đi cuối.
Bọn em đi chậm vì có thương binh, vả lại đi chậm để dò đường và nghe ngóng.
Quả như em dự đoán. Đi được 2 tiếng, trời đã sáng rõ, em phát hiện ra bọn phục kích. Chúng có khoảng hơn 10 thằng.Chúng đang tập thể dục cho người ngợm đỡ mỏi vì cả đêm nằm phục. Theo thường ngày thì giờ này chúng sắp đổi ca. Vì vậy chúng rất mất cảnh giác. Phía trước chúng có rất nhiều tảng đá để che chắn, nhưng sau lưng chúng, đối diện với bọn em lại tơ hơ. Chúng không nghĩ là bọn em đi đường này. Em ra hiệu cho mọi người. Tìm chỗ nghỉ ngơi cho Luyện. Nó đã tỉnh, nó thều thào xin quả lựu đạn. Nó chỉ đủ sức để nếu có mệnh hệ gì thì dùng răng cắn chốt quả lựu đạn. Một giọt nước mắt lăn trên gò mà nó. Em thấy cay sống mũi, nhưng không còn thì giờ nữa. Em nhanh chóng tìm vị trí chiến đấu. 3 thằng kia cũng vậy. Thằng Tạo đi khom, vừa đi vừa lấy tay gại gại đũng quần. Chắc lại ti rỉn rồi. Cả bốn thằng cùng đồng loạt nổ súng và hô xung phong. Thét xung phong chứ không còn là hô nữa. Cho khí thế, cho áp đảo. 5,6 thằng Tàu gục ngay sau loạt đạn đầu tiên. Lũ còn lại nháo nhác như ong vỡ tổ. Thằng vội đi lấy súng. Có thằng đang ị hớt hải không kịp kéo quần cứ thế bò lê tìm chỗ nấp. Bọn em tiếp tục bắn, bình tĩnh tiêu diệt từng thằng. Bọn tàu bắt đầu bắn trả. Đạn đập bôm bốp voà vách đá xung quanh em. Thằng Tạo ném một quả lựu đạn về phái sau tảng đá. Cùng với tiếng nổ là vài cái mũ bay lên. Bọn Tàu bị đánh bất ngờ, lại vào thời điểm bất ngờ, khiến chúng không kịp trở tay. Trận đánh kéo dài độ 20 phút. Mấy thằng Tầu còn sống đã bắn hết đạn. Lúc cuống chúng chỉ kịp vớ lấy súng. Mỗi khẩu cùng lắm có 30 viên. Chúng không dám bò ra chỗ để đạn, thằng nào bò ra em bắn rát rạt. Chúng cởi áo may ô mắc lên đầu súng xin hàng. Chúng không dám đợi viện binh ở phái bên kia núi, trong thung lũng. Chỉ sợ bọn em tung thêm mấy quả lựu đạn thì chấm dứt. Em bảo thằng Tạo và thằng Minh bắn iểm trợ, em và thằng Vinh bò ra bắt chúng nó. Đầu tiên, em vứt hết vũ khí đạn dược của chúng xuống vực. Sau tảng đá, có 6 thằng Khựa, mặt mũi tái mét, run rẩy. Có thằng vẫn đang mặc quần đùi. Có thằng chưa kịp lấy súng. Thằng Vinh bảo bắn hết chúng nó đi trừ hậu hoạ. Em bảo không được. Chúng nó là tù binh. Vinh cãi nhưng mình có đem về VN được đâu. Em bảo Vinh trói chân trói tay bọn nó lại đã. Vinh sợ đi rồi thì chúng sẽ cởi trói cho nhau. Em bảo cứ yên tâm. Sau khi trói tay trói chân từng thằng, em trói 6 thằng quay lưng vào với nhau. Gài một quả lựu đạn rút gần tuột chốt vào nút trói. Chúng mà gỡ, chốt tụt. 6 thằng đang dính chặt thế này, chạy đường giời. Trừ khi có thằng khác đến gỡ. Số súng còn lại, thằng Vinh tháo qui lát, vứt thật xa xuống vực. Thằng Tạo đã kịp thời mót được mấy phong lương khô của bọn Khựa, đưa cho thăng Vinh một thanh. Lương khô bọn này ăn ngon hơn của ta.
Em ra hiệu rút nhanh. Theo như dự tính, khoảng một tiếng sẽ gặp nốt toán còn lại. Lần này đánh sẽ gay go hơn vì chúng nó cũng chủ động. Mình chỉ có lợi điểm là ở trên cao và bí mật về lực lượng.
Không đầy một tiếng, cánh quân kia xuất hiện. Không đông như toán trước, nhưng chúng tiến cẩn thận hơn. Vừa đi, chúng vừa tìm địa thế ẩn nấp. Em ra hiệu cho mọi người tản ra. Phương án tác chiến lần này phải thật bài bản. Đầu tiên bắn rát xung quanh toán quân, khiến chúng co cụm lai, em sẽ dùng M79 phệt cho chúng chết có bầy, xuống âm ty có bạn có bè. Mọi việc diến ra như mong muốn. Nhóm đầu tiên, vụt một quả M79 chơi 6 thằng. Bọn còn lại biết có bên ta có hoả lực mạnh, chúng không co cụm nữa. Bên chúng có một khẩu trung liên, khạc đạn điếc nhĩ. Chúng còn độ 5 tên, như vậy là tương đối cân bằng lực lượng. Bây giờ cứ thong thả mà đánh. Bọn viện trợ có tới được cũng phải mất nửa ngày đường. Trận chiến có vẻ căng thẳng, lựu đạn 2 bên đều không nắm tới. Em lấy cái mũ sắt cướp được của bọn tàu, đội lên đầu súng, thò một chút xem sao. lập tức đạn va choang choang, tay rung bần bật. Vị trí của em thế là mất thế thượng phong rồi. Chắc là lúc em tụt xuống để thay băng đạn thì chúng trồi lên đây. Em tính kế trườn ra chỗ khác. Khó quá, mình giơ cái mũ mà đã thế. bây giờ quăng thân ra khác gì bị thịt. Đang suy nghĩ lung mung thì chợt nhìn thất khe hở giữa 2 phiến đá, to gần bằng cái bát. Giời thương ta rồi, khác gì lỗ châu mai đâu. Em kê súng vào khe hở, tìm mục tiêu. Mấy chú thấy em không bắn, nhấp nha nhấp nhổm, có lúc thò cả nửa đầu lên khỏi chỗ ẩn nấp. Em bình tĩnh lấy đường ngắm. Cái đầu kia kìa, của thằng gĩư trung liên. Em nín thở bóp cò. Cái đầu bật ngửa ra đằng sau. Tiếng mũ sắt đập vào đá kêu loảng xỏang. Bọn Tầu thấy vậy vội thụp xuống, anh em vội trồi lên lấy đường ngắm trước. Thế thượng phong laị thuộc về ta. Em bảo mỏi người bắn áp đảo để em bò lên ném lựu đạn. Anh em bắn rát ràn rạt, không thằng tàu nào dám ngóc đầu lên. Em vừa bò vừa lăn, chỉ sợ cậu nào chúi mũi súng xuống đất thì em tiêu đời. Em rút chốt quả lựu đạn thứ nhất, buông mỏ vịt cho búa đập vào nụ xoè, đếm đến 3 mới ném. Quả thứ 2 cũng thế. Mỗi một quả, hi vọng một tằng chầu diêm vương. Anh em tranh thủ lúc chúng rối trí, thay đổi vị trí ẩn nấp có lợi hơn. Vừa di chuyển, vừa nhả đạn. Bọn tàu bắt đầu rút chạy, chúng còn 3 tên. Lần này thì anh em quyết không để sổng trừ hậu hoạ.
Sau khi tiêu diệt tên cuối cùng. Mọi người nhìn nhau vui mừng, nhưng không ai nói gì. Bốn anh em thay nhau rìu Luyện. Cứ nhằm thẳng hướng nam mà tiến. Đến chiều tà, không biết đã về đến đất Việt hay chưa. Đang đi, bỗng dưng em bị ai đó ôm chặt chân, đẩy ngã dúi về phái trước. Ngay lập tức bị một cái bao tải chùm lên mặt, tay bị trói nghiến. Em ho sặc sụa vì cái bao tải hôi quá. Sơ sểnh quá đi mất anh em ơi, đánh mãi không ai chết, bây giờ lại bị chúng nó bắt sống. Em còn đang ho, chưa kịp hoàn hồn, nghe thấy tiếng lào xào báo cáo tiểu đội trưởng bắt được 5 thằng tàu, trong đó có một thằng bị thương. Giời ơi, hoá ra là quân ta. Em thét lên. Người nhà, người nhà. Cậu tiểu đội trưởng nghe thấy thế vội bảo anh em bỏ cái bao tải trùm kín mặt bọn em. Em thều thào đọc mật khẩu: Quê hương, quê hương... Cậu tiểu đội trưởng sững người một lúc rồi bảo mật khẩu đã thay đổi. Em bảo em đánh nhau bên kia năm ngày nên không biết thay đổi thế nào, chỉ biết mật khẩu cũ hỏi Quê hương, trả lời Đất mẹ. Cậu tiểu đội trưởng bỗng xẩy xổ đến ôm chầm lấy em, miệng lẩm bẩm, lính 301 hả? Mọi người tưởng các cậu đi rồi. Hôm qua vừa có điện từ chỉ huy mặt trận xuống các đơn vị nêu gương hi sinh anh dũng của các cậu.
Thế là bọn em về được đến VN, sau năm ngày đấu trí đấu súng. Em cũng không hiểu, sau này các ông nhà văn viết truyện toàn lấy ở đâu đâu, còn vụ của em thì không thấy ai đả động đến, hay là vì điều gì tế nhị chăng.
Bọn em cũng không kịp hỏi những người lính vừa bắt bọn em thuộc đơn vị nào. Gặp người nhà là mừng lắm rồi. Họ bảo về chỗ họ ăn uống, nghỉ ngơi rồi về đơn vị sau. Em hỏi đơn vị em còn cách bao xa, đi như thế nào. Cậu tiểu đội trưởng bảo một người lính dẫn đường rồi dùng máy 2W gọi về sở chỉ huy, thông báo về tình hình của bọn em.
Hoá ra chỗ này chẳng xa đơn vị em là bao nhiêu, vòng qua mấy quả đồi trọc, trèo lên con dốc đi một đoạn là thấy. Chỉ có một đoạn đưòng chừng 5km đường chim bay mà bọn em đi hết 5 ngày. Bây giờ nghĩ lại, vẫn thấy tởn.
Anh em đơn vị nghe báo bọn em về. Mừng quá, nhiều người chân đất cởi trần chạy xuống chân dốc đón. Thằng Sơn rùa vừa chạy vừa khóc hu hu. Gặp em, nó bảo tao tưởng bọn mày không về tao ân hận cả đời. Em bảo trinh sát luồn sâu mà đi rừng như c ứt Anh em không cho bọn em đi, họ bảo bọn em đã quá mệt, bọn em xứng đáng để họ khênh lên núi. Một phần vì mệt, một phần không muốn phụ lòng tốt của mọi người, mấy thằng nằm tơ hơ ra cho anh em khiêng. Mọi người đưa luôn bọn em về tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng là lính đánh Mỹ. Gan ông là gan cóc tía. Ông đã từng đánh giáp la cà cùng lúc với 2 thằng Mẽo. Ông chạy ra đón từ đầu chiến hào. Ông vỗ vai, lắc lắc rồi ôm từng thằng. Mắt ông ngấn nước. Ông bảo chúng mày khá lắm, lính mới mà thế này thì có thằng giặc nào mà ta không thắng. Ông nói tiếp, hồi trưa, ông có nghe thấy tiếng súng bên kia bên giới, ông hỏi sở chỉ huy xem có đơn vị nào tác chiến bên ấy không. Trên sở chỉ huy cũng không biết gì. Ông không dám nghĩ là mấy thằng còn sống đang choảng nhau với địch. Ông đoán là bọn Tàu bắn nhầm nhau.
Thằng Luyện được đưa ngay về tuyến sau trong đêm hôm ấy. Mãi sau này em mới gặp lại nó, một ống tay áo gió thổi bay phất phơ. Nó bảo cánh tay ấy bị hoại tử, phải tháo khớp.
Em báo cáo chuyện không mang được súng về vì lý do bảo toàn tính mạng. Tiểu đoàn trưởng trầm ngâm. Ông là lính già, đánh hàng trăm trận, ông biết việc bảo toàn vũ khí đạn duợc rất khó. Nhưng quân lệnh là như thế. Mất súng là có tội. Ông sẽ xem xét tình tiết cụ thể để báo cáo cho trung đoàn sau.
Em về đến hầm, thằng Chính đang ngồi đợi. Nó nhìn em cười. Nó bảo may cho bọn em, nó không tạm biệt nên em còn sống để về. Em bảo, 5 thằng bọn tao còn vĩnh biệt mà bây giờ vẫn sống nhởn thì sao? Nó cười, tí nữa thì thiếu một thằng buổi sáng cùng nó đ ái sang đất Tầu. Mà bây giờ phải cẩn thận đấy. Bọn Tàu đang ở gần lắm, nó dùng súng bắn tỉa, suýt nữa thì tao cụt mất chim. Nói xong nó cười ********** nẻ.
Em lăn vào hầm, bảo nếu bọn bộ binh Tàu tấn công thì đánh thức, còn pháo bắn thì mặc kệ, cho em ngủ một bữa. Nói chưa dứt câu, răng em đã nghiến kèn kẹt.
Cũng không biết là em ngủ bao lâu. Có lẽ phải một ngày một đêm. Khi em bừng mắt là gần chiều. Thằng Chính đang ngồi lau súng ở cửa hầm. Nó hỏi đói không, ăn cơm đi. Bữa nào nó cũng đi lấy cơm cho em, sợ em thức giấc thì có cái ăn ngay. Em đói quá, và một lúc hết ngay đống cơm nguội. Nó bảo, đại đội phó chính trị xuống bảo khi nào thức thì viết bản tường trình. Em hỏi lại, bản tường trình mất súng hay bản báo công? Nó bảo không rõ và ngạc nhiên, ơ thế 2 cái đấy khác nhau à?
Lúc này em mới nhớ đến trận đánh vừa rồi. Em hỏi nó chuyện đánh đấm thế nào? Nó kể:
" Bố t iên s ư cái bọn Tàu. Sau khi bọn mày đi nửa ngày, pháo bắt đầu giót xuống điểm cao". Em hỏi lại, cối hay pháo? Nó à lên "chắc là cối. Chúng bắn lâu lắm, lâu hơn mọi khi nhiều lần. Mà lính mình đã làm sạch cả một vùng, làm sao mà trinh sát pháo của nó vẫn bò vào trận địa để hiệu chỉnh nhỉ. Bọn nó bắn trúng lắm". Em bảo, cối thì cần đ... gì trinh sát, ở bên kia nó dùng ống nhòm cũng chỉnh được. Nó lại ừ nhỉ. Đúng là đồng chí nông dân, đánh trận mãi mà vẫn chưa phân biệt được cối với pháo. Nó tiếp" Tao có dám bò ra khỏi hầm đâu, nằm bẹp gí. Đại đội trưởng đội mũ sắt, theo giao thông hào đến từng hầm động viên anh em chiến sỹ. Ông ấy bảo tý nữa là nó đánh lên đấy. Chuẩn bị tinh thần. Chẳng bảo thì tao cũng chuẩn bị tinh thần. Oánh đến trận thứ 6 mà không biết sau cối thì bộ binh xung trận thì ngu quá mày nhỉ". Em hưởng ứng, ngu thật! Nó lại tiếp tục" Lần này khác, không đợi pháo... à... cối dứt, súng bộ binh của Tàu đã nổ chí chát dưới chân điểm cao. Bỏ mẹ. Trên vẫn giã cối, dưới bộ binh vẫn xung trận. Chắc đợi bộ binh áp sát trận địa thì cối mới dừng đây. Bên ngách bên cạnh, trung liên của thằng Lượng đã réo rắt nhả đạn. Mả b ố khẩu súng ấy như ma làm, lúc thì bắn hay thế, lúc thì hóc liên tục. Tao đội mũ sắt, lao ra ngoài. Mảnh đạn cối bay vèo vào trên đầu. Dưới chân dốc. Bọn Tàu đang tranh thủ triển khai chiến thuật. Chúng lợi dụng khi cối bắn thì anh em mình rúc cả dưới hầm. Một quả đạn cối thối liều, rơi ngay dưới chân dốc. Đạn nó giết chúng nó. Ba bốn thằng bay lên phất pha phất phơ. Đúng là đạn của chúng nó mà. Gần thế, cối mình sao bắn được.
ôm sau, cả buổi sáng, toàn bộ mọi người chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Mấy thằng hôm qua bị thương nhẹ cũng không chịu lui về tuyến sau. Vài thằng nghĩ ra sáng kiến lấy mũ sắt của anh em dưới hầm, đội liền 2 cái cho chắc chắn, bám trụ ngoài chiến hào.
Đến trưa, bọn tàu vẫn không có động tĩnh gì. Không hiểu chúng nó định giở trò gì đây? Chúng định chơi kiểu xa luân chiến ư? Đợi cho lính nhà mình kiệt sức và thương vong nhiều mới tấn công ư? Tao đề nghị ông Luợng cho một số anh em dũng cảm, mang theo hoả lực mạnh, bò xuống, cận chiến khiêu khích. Ông Lượng không đồng ý, ông ấy bảo sẽ đánh thế nhưng không phải là lúc này. Bây giờ cái quan trọng nhât là khoá *** những khẩu cối lại. Mà lúc ấy bọn mày ở đâu nhỉ, đi hơn một ngày rồi còn gì?". Em lẩm bẩm, thôi, kể kiếp đi, biết rồi còn hỏi làm gì. Thằng Chính tiếp: " Đến trưa, mọi người đang ăn, mặt đất rung lên bần bật, đất đá rơi rào rào. Mọi người bật dây, xách súng sách mũ chạy ra. Chúng nó tăng cường thêm hoả lực mày ạ. Rõ ràng là tiếng nổ của pháo 105 xen lẫn cối 82. Bọn Tàu lại bắt đầu triển khai quân. Ông Lượng ra lệnh giữ nguyên chiến thuật hôm qua để bảo toàn lực lượng. Bọn tàu bắn độ 1 tiếng thì thấy đạn rơi lung tung, không chụm nữa, sau thấy thưa dần rồi tắt hẳn. Ở đây nghe thấy tiếng súng vọng về. Ông Lượng không kìm được, nhẩy lên khỏi chiến hào hô: " Trung đội 4 khoá *** được hoả lực rồi. Đại đội 2 bảo vệ điểm cao, 2 trung đội còn lại của đại đội1 theo tôi đánh xuống phía dưới. Anh em hô xung phong ầm ỹ, vừa hô vừa tập hợp lực lượng. Dưới núi, bọn Tàu bắt đầu hoang mang. Chúng không giữ được bình tĩnh như hôm qua nữa. Bọn nó bắt đầu vỡ trận. Không có cối, pháo iểm trợ là bọn nó hoảng rồi. Ông Lượng dẫn 2 trung đội xuống, vừa tiếp cận vừa bắn. 2 trung đội lại chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoảng 4,5 người. Nhóm nào cũng có hoả lực, ít ra thì trung liên, không thì B40 hoặc M79. Bọn Tàu cũng đánh trả, vừa đánh vừa rút". Em hỏi Chính lúc đó ở trên hay ở dưới. Nó bảo: '''''''' Ở trên, tao thuộc ở trung đội hoả lực cơ mà. Quân mình đánh cho chúng nó ra xa, rơi vào tầm ngắm của trung đội tao. Lúc ấy cối mình mới nện. Sướng tay lắm mày ạ. Bộ đội mình được lệnh lui quân, không đánh tiếp nữa. Ông Lượng bảo đánh nữa là lọt vào vòng vây của nó. Bởi lực lượng đánh chiếm điểm cao thật sự chưa xuất hiện, chúng còn đang ém quân đợi lệnh. Thằng Quân mông béo bò nhấp nha nhấp nhổm, bị bắn mất một miếng thịt sấn, không ngồi được la oai oái." Em hỏi tiếp, thế đêm hôm ấy nó có đánh không? Chính bảo:" Không, đêm hôm ấy nó không đánh. Ông Luợng đoán sai. Chẳng hiểu vì sao nó không đánh. Nhưng mới sáng sớm thì nó đánh. Chắc nó đợi cả đêm lính mình thức, gần sáng quá mệt rồi thì nó mới đánh. Đêm qua lính nó sang đông quá. Chỗ nào cũng tháy chúng nó. Đằng trước, đằng sau, hai bên đều thấy bọn quấn xà cạp. Ông Luợng lo quá. Không nghĩ là chúng đông thế này. Lực lượng đánh tập hậu thì có mỗi trung đội mày. Hôm qua đã chiến với bọn cối rồi, không biết thương vong thế nào. Mà có còn nguyên vẹn thì cũng mỏng lắm so với chúng nó.
Chúng bắt đầu tấn công. Chúng áp sát điểm cao nhanh lắm. Khẩu trung liên của thằng Lượng đang nổ như pháo rang bỗng câm tịt. Tao tưởng nó dính rồi, vội bò sang ngách bên ấy. Nó đang ngồi thụp xuống móc vỏ đạn hóc. Khẩu súng lại giở chứng, bây giờ chỉ bắn cắc bụp như súng trường. Tao bảo thằng Luởng vất mẹ nó khẩu ấy đi, lấy AK mà đánh. Nhanh lên không nó tràn vào bây giờ. Tầm bắn lúc ấy khoản 100 đến 300 mét, lựu đạn vô dụng. Vài anh em chỉnh lại hướng bắn của cối 60, nện thẳng vào chúng nó. Cối bắn gần thế nguy hiểm lắm, mình chết như chơi. Nhưng thây kệ, Chúng nó đông quá mà. Ông Lượng chạy đi chạy lại. Ông gọi điện về trung đoàn yêu cầu tăng thêm quân. Chúng nó khép vòng vây rồi. Bắt đầu thấy tiếng súng của trung đội tập hậu. Ông Lượng mừng quá, động viên anh em đánh mạnh vào. Quanh tao bỗng sáng nhoà, nóng hừng hực. Bỏ mẹ, chúng nó thổi B40 đấy. Tiếng súng của thằng Lượng tắt hẳn. Vài cụm lửa kèm theo tiếng nổ lớn giữa lực lượng chúng nó. Lúc ấy, tao cũng chẳng hiểu là hoả lực gì. Bọn nó nhốn nháo, chạy tứ tung. AK của tao bắn nẩy tưng tưng, tê tay quá. Khẩu của mày là đời sau, có khuyết chống nẩy. Khẩu của tao khác đ... khẩu cạcbin. Tao chạy sang lấy khẩu súng của thằng Lượng. Nó tựa lưng vào vách hào, mắt vẫn mở trừng trừng. Máu rỉ ra từ tai và mũi. Tao cũng chẳng kịp vuốt mắt cho nó. Vơ vội khẩu súng là nhổm lên táng tiếp. Bọn tàu bắt đầu chia nhỏ quân ra theo từng nhóm. Một vài nhóm đã tiến đến gần ta lắm rồi. Tao thấy ông đại đội trưởng rút súng ngắn ra bắn. Ông này có vấn đề hay sao ấy? Lúc đấy thì oai với ai mà dùng súng ngắn. AK của thương binh ngổn ngang dưới giao thông hào sao không lấy. Súng ngắn bắn xa 50 m mà trúng tao gọi ông ấy bằng cụ ngay. Hình như sau đó ông ấy cũng thấy sự bất hợp lý, ông ấy đổi súng sang CKC. Vẫn dở hơi, loại này cắc bụp 5,6 phát lại hì hục lắp đạn. Tao gần hết đạn, may quá lúc ấy phía sau chuyển đạn lên. Tao bảo sao không lắp sẵn vào hộp tiếp đạn cho anh em, bọn nó bảo thiếu người. Bên ngách hầm gần đấy bị sụt vách, hở tơ hơ. Mấy thằng bên đấy bò sang ngách bên này Cho nó có anh có em. Thắng nào thằng ấy mồm toàn đất. Thằng Kiên vị một viên rẹt qua tai, máu chảy ròng ròng. Nó chúng chẳng chịu băng bó, nó bảo để thế tý là khô miệng ngay, như đỉa cắn là cùng. Mệnh lênh được ban xuống. Bằng mọi cách phải bám trận địa, kể cả phải đánh giáp la cà. Còn một người thì còn đánh. Tao nghĩ chả đánh thì chạy đi đâu, việc gì phải lên gân lên cốt, đúng là mấy bố sỹ quan chính trị.
Vị trí của trung đội 4 thất thủ rồi. Một vài thằng tàu đã nhảy xuống được chiến hào. Bên ấy đang đánh giáp la cà. Tiếng thét của ta, tiếng khóc của tàu nghe to hơn cả tiếng súng. Cứ đến đùm một cái đi luôn thì không sao. Bị lê đâm vào người chết từ từ đau bỏ mẹ. Thằng Kiên vừa bắn vừa di chuyển sang phía trung đội 4. May quá mình lại đẩy bật chúng ra khỏi chiến hào. Bọn dưới lên chưa kịp vì ta bắn rát quá. Bọn trên bị ta thịt hết. Bên ấy, địa hình địa vật có lợi cho bên nó, anh em bị thương khá nhiều. Bọn Tàu cũng nhìn thấy được vấn đề, chúng tập hợp lực lượng khoét sâu vào vị trí phòng thủ của trung đội 4. Ông Lượng lập tức triển khai, chia lửa ở các nơi xung quanh về đấy. Chúng nó cũng chẳng làm gì được hơn.
Tiếng súng của trung đội tập hậu rộ lên, gần lắm rồi. Phía bên này thấy bọn Tàu co lại thằng bắn lên trên, thằng bắn xuống dưới. Ông Lượng nhìn thấy vội kéo một trung đội đánh xuống phiá ấy. Ông ấy đoán sau lưng chúng là trung đội đánh hậu. Phải đánh xuống để mở đường cho chúng nó lên đây. Y như rằng, trên đánh xuống, dưới đánh lên, bọn tàu dạt sang sang một bên. Trung đội đánh hậu vừa đánh vừa giật lùi để lên chốt. Trên này phải ngừng bắn, thi thoảng bắn tỉa phát một thôi. Sợ luống cuống lại nện vào lưng nhà mình. Trung đội đánh hậu thiệt hại mất 1/3 quân số. Đấy, mấy hôm sau thằng Sơn rùa với ông Trung đội trưởng phải ngồi hầm viết bản kiểm điểm đấy. May mà lập công chuộc tội, diệt được đại đội cối." Em lại phải nhắc nó kể tiếp, thằng này hay con cà con kê ngan ngỗng lắm
" Lại một lần nữa, Bọn tàu nhảy được vào chiến hào. Lần này ở đoạn mé đồi dưới kia kìa. Chúng nó đông lắm, đến vài chục thằng. Chui được vào chiến hào rồi chúng nó đánh loang ra 2 bên. Bên ấy yêu cầu trên này đánh thẳng xuống, trùm đạn lên cả ta lẫn đich, thế thì mới giữ được. Nếu không, chúng cố thủ được chỗ ấy, Lấy chỗ đó làm cơ sở để đánh tiếp, ta còn mất nữa. May qua, nửa tiếng sau ta lấy lại đuợc. Chiến sỹ ta hầu như chẳng còn ai. Một vài thằng còn sống vì bị thương rồi giả chết nên thoát. Thằng Tiến, hình như ở gần nhà mày, chết đè lên một thằng Tàu. Gỡ mãi mới ra. Tay trái ôm cổ, tay kia vẫn nắm chặt cán dao, lưỡi dao cắm sâu vào bụng thằng Khựa. Thương lắm.
Đánh đến chiều muộn thì chúng nó bắt đầu rút. Tao hoa mắt, tai điếc đặc. Bọn nó rút cũng không thu được hết xác. Hôm sau anh em phải đi dọn, nôn mãi về nhà không hết. Mày thấy không, đến hôm nay mày về mùi vẫn nồng nặc đấy thôi. Đến chiều thì lính ở mấy điểm cao khác cũng đên chi viện. Lúc đấy trận gần tàn rồi. Đến để hôi chiến lợi phẩm à?" Em bảo, sao lại mất quan điểm thế. Các điểm cao khác cũng phải giữ chứ, đi hết thì để đấy cho không chúng nó à?. Thằng Chính cười hềnh hệch. Nó bảo nó biết chứ, nhưng nó cứ thích nói thế cho sướng mồm đấy.
Trận đấy ta giữ được điểm cao. Gọi là thắng cũng đươc. Nhưng nói thật, không hoành tráng như phim đâu. Trước đây, em là thằng thích xem phim chiến đấu của Liên xô. Đánh rồi mới thấy chiến trường không giống phim. Khốc liệt hơn nhiều. Tàn bạo hơn nhiều.
Thi thoảng em vẫn gặp lại anh em, nhất là dịp 22 tháng 12. Mấy anh em ngồi lại với nhau, uống dăm ba chén rượu, nhắc lại chuyện cũ. Năm nào cũng thế, chuyện chỉ có vậy thôi nhưng đều cảm thấy như vừa hôm qua. Cứ gặp là ôm nhau, như ở dưới chân dốc sau năm ngày đi lạc.
Thằng Sơn rùa giờ lang thang ở HN kiếm sống. Nó ngồi khâu giầy ở ngõ Hào nam. Nếu ai vô tình đi qua, sẽ thấy một người đàn ông có đôi mắt cười, cái lưng gù, cặm cụi đuờng kim mũi chỉ. Nó lấy vợ cũng giống như đi lạc đường. Tính nó thế. Lấy nhau một năm thì vợ bỏ.
Thằng Tạo giờ làm thợ khoan móng. Nó lang thang đi khắp các công trình. Thi thoảng về HN lại ghé thăm em.
Thằng Vinh về Ba vì nuôi bò. Giờ nó không ăn khoẻ nữa rồi. Chắc tại bú sữa bò nhiều quá đây mà.
Thằng Minh bán đồ gỗ ở Đê la Thành. Em cũng chẳng nhơ số nhà bao nhiêu. Hôm vừa rồi qua nhà nó. Nó cho một cái kệ ti vi. Thằng này vẫn chưa lấy vợ. Hình như sau trận ấy cậu bị thọt cà, mất khả năng chiến đấu...
Trung đội rút nhanh qua hẻm núi. Trung đội truởng ra lệnh chạy thật nhanh. Ông có vẻ đã mất bình tĩnh. Trung đội trưởng mới tốt nghiệp lục quân, lon thiếu uý. Ông lên đây mới 3 tháng.
Thằng Sơn vừa chạy vừa giở bản đồ ra xem. Anh em thấy thế mắng:
_ Mày xem bản đồ để đưa anh em vào sâu đất Tầu lần nữa à?
_ Đừng lắm mồm, tao xem để không chui vào bãi mìn của nó. Sơn lầu bàu.
Phải rồi, mải đánh, mải rút, không ai lưu ý đến chi tiết đó. Bây giờ thằng Sơn rùa nhắc, mọi người bỗng rợn tóc gáy. Tốc độ bỗng chùng xuống, chẩm hẳn lại. Một vài cậu lúc rút thì chạy trước, bây giờ khiêm tốn đi phía sau. Trung đội trưởng không dấu được vẻ mặt lo âu. Ông hỏi:
_ Có cậu nào được huấn luyện tương đối kỹ về tháo gỡ mìn không?
Không có tiếng trả lời. Hầu hết anh em mới huấn luyện 3 tháng. Nguyên tắc kích nổ và cấu tạo của các loại mìn nhiều người còn không nắm rõ. Nói gì đến kinh nghiệm và bản lĩnh gỡ mìn. Trung đội đã dừng hẳn lại. Mọi người có cảm giác, chỉ bước thêm vài bước nữa thôi. Mìn lá, mìn cóc sẽ nhẩy tưng tưng và phát nổ, cướp đi đôi chân của mỗi người. Bỗng có người từ phía dưới đi lên, đó là Thắng, người Vĩnh tuy, Hà nội. Thắng bảo:
_ Báo cáo trung đội trưởng. Để em chạy trước cho. Mọi người chạy sau em 50m. Nếu em lạc vào bãi mìn thì mọi người biết đường mà tránh.
_ Cả tôi nữa. Sơn rùa xung phong. Tôi có lỗi trong việc xác định phương hướng dẫn đến hoàn cảnh này. Tôi sẽ chạy cùng Thắng.
Không còn cách nào khác. Trung đội trưỏng chấp nhận phương án trên. Thằng Sơn vẫn cầm tấm bản đồ. Ít ra, một cách tương đối để xác định đường rút an toàn. Khi Sơn kể cho tôi đến đoạn này. Tôi chợt liên tưởng đến một bộ phim của Liên xô. Các chiến sỹ Hồng quân đã dùng một chú chó, phá mìn mở đường máu cho Hồng quân rút lui.
Thằng Thắng, trước khi nhập ngũ nó là thợ mộc. Cùng tiểu đội với tôi, một hôm tôi bảo. Nhà văn gọi là " văn sỹ", người soạn nhạc là " nhạc sỹ".... mày là thợ mộc, gọi là "mộc sỹ" nhé. Cái tên Thắng "mộc sỹ" bắt đầu từ đấy.
Thắng và Sơn chạy trước. Đoạn nào thấy an toàn, chúng nó chạy rất nhanh. Đoạn nào thấy nghi ngờ, Thắng lấy cái cành cây cào cào phía trước rồi mới nhẹ nhàng, cẩn thẩn đặt chân.
Toàn bộ trung đội không gặp bất cứ một bãi mìn nào. Thật may mắn. Quá trưa, Trung đội bỗng sững lại vì nghe thấy tiếng nổ đầu nòng vọng lại. Trung đội trưởng ra lệnh dừng quân. Ông cùng mấy cậu tiểu đội truởng hội ý và quyết đinh thay đổi hướng rút. Ông bảo:
_ Nhiệm vụ của chúng ta là tiêu diệt đại đội hoả lực của địch, sau đó đánh tiếp vào sau lưng bọn tấn công điểm cao. Hôm qua ta đã đi lạc. Bây giờ chúng ta sẽ rẽ phải, tiếp cận mục tiêu. Toàn trung đội chú ý, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Không có tiếng đáp trả. Thực ra, ở hoàn cảnh này, ai cũng căng như dây đàn và luôn sẵn sàng trong tình trạng chuẩn bị chiến đấu cao độ. Trung đội đổi hướng. Tiến quân một cách thận trọng. Trung đội trưởng đã xác định được vị trí của đại đội hoả lực địch. Ông phổ biến phương án tác chiến và ra hiệu cho từng nhóm áp sát trận đại cối.
Trận địa cối của địch khá kiên cố. Chúng lợi dụng địa hình núi đá để đặt súng. Mỗi một khẩu, có 3 cối thủ. Cứ 3 khẩu cối lại có một thằng tiểu đội trưởng dùng ống nhòm quan sát và báo cự ly hiệu chỉnh cho 3 khẩu mình phụ trách. Bọn tàu đang mải mê bắn. Chúng không hề hay biết có bộ đội ta ở gần đấy.
Trung đội trưởng nhận thấy tình hình bất lợi. Thứ nhất, đo địa hình phức tạp, các hốc đá chúng chọn để đặt cối như công sự tự nhiên. Thứ 2, lực lượng của ta hơi mỏng so với địch. Ông đang phân vân chưa biết tìm cách đánh nào cho hợp lý thì một chiến sỹ tên là Khuê, người hàng Bạc, hiến kế: " Báo cáo, cho hoả lực của mình leo cao hơn, phía này. Từ trên đỉnh núi, chắc chắn trận địa chúng hở. Khi tấn công, đừng nhằm vào chúng vội. Ta dùng hoả lực nhằm vào hòm đạn bắn trước. Đạn nổ, khác gì bom đâu. Lúc ấy, chả cần tiêu diệt lũ Tàu kia, chúng nó cũng tự chết". Một ý kiến hay và thông minh. Trung đội trưởng cho triển khai phương án tác chiến mới.
Sau khi phân đội hoả lực đã leo lên trên núi, nhìn xuống, quả như dự đoán. Trận địa đã mở ra rất nhiều, nhưng không phải là toàn bộ. Cũng chẳng sao. Hở chỗ nào, đánh chỗ ấy đã. Lính cối mà tác chiến như bộ binh chắc chắn kém hiệu quả. Hoả lực của trung đội được tập trung: M79, B40. Sau tiếng hô bắn của tiểu đội trưởng. Lửa khạc ra từ các họng súng của ta. Khoảng 5. 6 khẩu cối tung lên. Đạn cối nổ rầm trời. Lũ còn lại ngơ ngác vội vớ súng bộ binh đánh trả. Hoả lực của ta bắt đầu di chuyển để tìm vị trí thích hợp hơn. Thêm một vài khẩu cối bay lên trời. Các chiến sỹ dùng AK phía dưới bắt đầu bám trận địa để đánh. Bọn địch nhốn nháo lắm. Chúng vừa bắn lên trên núi để hạn chế hoả lực, vừa bắn xuống dưới để đẩy lùi tấn công của bộ đội. Không phải thằng Tàu nào cũng có súng. Vì đây là đại đội cối, mỗi khẩu đội chỉ được trang bị 1 khẩu AK và cả đại đội có thêm 1 vài khẩu trung liên và B40. Bên vách núi nơi hoả lực ta đang tác chiến thấy một vài cụm lửa bùng lên. Chúng bắt đầu thổi B40 lên trên ấy. Chỉ trong một thời gian ngắn. Bọn Tàu đã ổn định được đội hình. Một số vẫn tiếp tục cho những khẩu cối còn lại nhả đạn. Một số cố thủ trong những hốc đá đánh trả bộ đội ta. Tuy chúng không đủ súng, nhưng vì địa hình có lợi cho chúng nên tình hình khá căng thẳng. Bên ta không còn cách nào khác để tiếp cận. Đạn cối vẫn nổ cạch đùng một cách như trêu tức. Trung đội trưởng căng thẳng. Có lẽ đời ông, đây là lần đầu tiên ông gánh vác trách nhiệm nặng nề như thế này. Không khí bỗng ngột ngạt như có con quái vật nào hút hết Oxy.
Thắng "mộc sỹ" bò đến bên trung đội trưởng. Nó bảo
_ Anh bảo anh em tập trung thủ pháo lại đây, bắn iểm trợ cho em nhé. Em bò lên, dùng thủ pháo chọi lại với mấy thằng chó này.
Trung đội trưởng ra hiệu tập trung thủ pháo lại. Vài anh em nữa xung phong. Mỗi thằng quấn khoảng chục quả xung quanh người. Bỏ lại số đạn AK mang theo, chỉ giữ một băng đầy lắp luôn vào súng. Thắng chỉnh lại khoá nòng cho về nấc bắn phát một. Thế cho tiết kiêm.
Thắng phân công cho anh em, mỗi người tiếp cận theo một hướng. Cứ men theo vách đá mà bò. Chúng nó có nhìn thấy cũng chẳng bắn được đâu. Nhưng càng bí mật càng tốt.
Bốn anh em bắt đầu xuất phát. Chưa đầy 2 phút sau, thằng Thông nhổm dậy, giật người một cái rồi đổ ngang trên phiến đá. Máu phun ra 3,4 chỗ trên người. Tay nó vẫn nắm chặt quả lựu đạn chưa kịp rút chốt. Thằng Sơn rùa thấy bỏ súng lại lăn theo vách đá, tiếp cận kéo thằng Thông xuống. Sơn gỡ quả lựu đạn từ tay Thông, quấn dây thủ pháo quanh người và bò lên đánh tiếp.
Phía dưới. AK của ta và của địch vẫn nổ rền. Bọn cối vẫn cạch đùng. Hoả lực trên núi của ta tiêu diệt thêm 2 khẩu cối nữa. Không thấy B40 của ta bắn nữa. Chắc là hết đạn.
Thằng Thắng ''''''''mộc sỹ" đã tiếp cận ổ thứ nhất. Nó lăn một vòng, tung quả thủ pháo về phía bọn Tàu. Sau tiếng nổ của lựu đạn thấy Thắng chồm lên nổ mấy phát súng. Ổ đề kháng thứ nhất bị tiêu diệt trong nháy mắt. Thằng thắng lúc ấy bị một vết thwong ở bắp chân. Không biết là do đạn bắn hay chính mảnh lựu đạn nó ném gây ra. Thắng xé quần ga rô cho máu ngừng chảy. Nó bắt đầu tiếp cận ổ đề kháng thứ 2.
Mấy anh em cũng bắt đầu ném lựu đạn. Không may mắn như Thắng. Có cậu bị bọn địch ném trả. Một cậu bị thương không di chuyển được nữa. Nằm giữa các phiến đá la oai oái. Thắng đã tiếp cận ổ thứ 2. Nó lại ném lựu đạn. Lần này nó giữ lâu hơn mới ném. Lựu đạn nổ khi còn cách mặt đất khoảng 2 m. Các mảnh đạn như lưới chụp xuống ổ đề kháng. Chúng nó không chết hết. Thằng bị thương vẫn ngoan cố bắn trả. Thằng Sơn cũng bò đến nơi. Nó phệt một phát AK. Tiếng súng kia tắt hẳn.
Bộ đội ta đã bắt đầu thấy dễ thở. Lựa theo địa hình bắt đầu tấn công lên trên. Các ổ đề kháng của địch bị vỡ trận. Chúng bắt đầu rút. Khi rút bao giờ cũng hở sườn. Làm bia di động cho mấy cậu thiện xạ.
Hoả lực của ta trên vách núi cũng bắt đầu rút xuống, nhập với đội ở dưới tấn công bọn còn lại.
Cối của bọn Tàu đã ngừng bắn. 30 phút sau, ta đã làm chủ trận địa. Trung đội trưởng ra lệnh phá huỷ vũ khí đạn dược của chúng. Không truy đuổi lũ tàn binh. Thu dọn tử sỹ và chuyển thưong binh về tuyến sau. Rút nhanh để tiếp tục đánh phối hợp với điểm cao như kế hoạch


Sau trận đánh bảo vệ điểm cao ấy. Đơn vị bị thương vong nhiều. Lính mới lại được tăng cường từ tuyến sau lên. Tôi nghiễm nhiên trở thành lính cũ, mặc dù thời gian lên đây chỉ hơn họ vài ngày.

Người này kể cho người kia, người kia kể cho người kia nữa. Năm thằng bọn tôi trở thành câu chuyện hàng ngày của mọi người. Tôi đi đến đâu, cũng được mọi người chào đón nồng hậu. Thậm chí có lần, sang đơn vị bạn chơi, mọi người còn kéo bằng được vào hầm chỉ để hỏi "có sợ không?". Tất nhiên, sợ chứ, nhưng về nhà thì mới thấy sợ. Lúc ấy hăng máu lắm, sợ thì chắc không về đến nhà được rồi.
ầm tôi được tăng cường thêm một tân binh. Cậu này tên là Tân. To, cao, khoẻ mạnh và có vẻ trải đời lắm.
_ Các ông đánh đấm thế nào? Tân hỏi đầy vẻ bề trên.
_ Cũng tàm tạm. Nó đến thì đánh thôi. Cố giữ lấy cái mạng để còn về nhà phụng dưỡng mẹ cha. Tôi nhẹ nhàng trả lời.
Tôi không thích Tân. Cậu ta luôn thể hiện bản thân mọi lúc, mọi nơi. Thằng Chính cũng không thích Tân, nó chẳng bao giờ rủ Tân đ ái sang bên Tàu vào buổi sáng.
Trong đám lính mới tăng cường, có một thiếu uý Quân Y. Chị tên là Hương, vừa tốt nghiệp thì được điều lên đây. Kể từ lúc đó, tôi không có cơ hội mặc quần đùi lang thang lên tiểu đoàn bộ nữa. Người tôi như con mắm, nhưng lại thích cởi trần, mặc cái quần đùi rộng thùng thình, phất pha phất phơ. Thế cho mát, cho thoáng, cho con chim nó có không khí. Nó còn lớn mà.
Thằng Tân bảnh choẹ lắm. Lính chốt mà lúc nào đầu tóc cũng gọn gàng, bóng mượt. Cứ chiều chiều sau khi ăn xong là cu cậu phắn lên chỗ em Hương. Con cà con kê đến tối mới về. Tôi mặc kệ. Tuổi tôi chưa quan tâm đến đàn bà.
Một hôm, Tân đi vắng. Tôi với thằng Chính nằm ôm nhau trong hầm. Tôi hỏi Chính.
_ Mày hôn bao giờ chưa?
_ Mày hỏi thật hay hỏi đểu đấy? Chính nhìn tôi hỏi lại.
_ Thật chứ. Vì tao chưa hôn bao giờ.
_ Cái thằng điên này, mày tưởng thanh niên nhà quê như bọn tao lạc hậu lắm à? Chẳng kém gì thành phố bọn mày đâu. Rồi nó hi hí kể cho tôi nghe chuyện nó hôn, nó bóp vú bọn con gái ở sân Hợp tác.
_ Bây giờ mà chết thì phí đời nhỉ. Tao chưa biết gì. Tôi tiếc rẻ than thở.
_ Mày lên tiểu đoàn, bảo " Chị Hương ơi, nay sống mai chết chẳng biết thế nào, chị cho em "phang" một cái để xuống âm ty em có chuyện mà kể". Nó nói xong, tự cười sung sướng.
Thằng Tân đi chơi về. Nó bảo nó sắp giết em Hương rồi. Tự dưng tôi thấy hơi buồn. Chẳng hiểu vì sao lại thế.
Quân khu chuyển lên một ít bê tông để sửa hầm. Mỗi thanh nặng 80kg. Trong giống như thanh lương khô phóng to. Bọn tôi toàn gọi nó là lương khô. Sau trận cối vừa rồi. Hầm hào hư hỏng nặng. Anh em trong đơn vị và công binh ở dưới lên đang tích cực sửa chữa. Hầm của tôi sửa ra to hơn, có lát bêtông, chắc chắn lắm.
Thằng Tân xí chỗ trong cùng. Nó sợ nằm ngoài mảnh đạn văng vào người. Tôi doạ, nằm trong, hập sụt bới 7 ngày không ra. Nó lại xin chuyển ra gần cửa hầm. Đúng là thằng dát chết.
Công tác canh phòng được đôn đốc sát sao. Tiểu đoàn trưởng bảo sắp tới nó lại đánh. Và bây giờ chắc chắn đêm đêm nó sẽ tung thám báo vào điều nghiên. Tôi thấy lạ về mặt ngôn từ sử dụng. Người của mình thì gọi là trinh sát, của địch thì gọi là thám báo. Rắc rối quá.
Tôi đang tuổi ăn tuổi ngủ. Gác đối với tôi là cực hình. Đang ngủ ngon lại phải dậy. Một hôm, ca thằng Tân gác trước tôi. Nó gác từ 2h đến 3h, tôi từ 3h đến 4h. Nó vào đánh thức tôi đổi ca. Mắt nhắm mắt mở tôi dậy, nó chìa đồng hồ cho xem: 3h5''''''''.
Trăng thượng tuần mờ mờ. Tôi đã hết cơn buồn ngủ, lại tỉnh như sáo. Tôi xách súng men theo giao thông hào, thi thoảng lại trồi lên quan sát. Ánh trăng bàng bạc. Điểm cao yên lặng trong giấc ngủ. Tôi yên tâm dựa lưng vào vách hào, i ỉ hát.
Nhoằng một cái, khẩu súng đang để dưới chân bị ai cướp mất. Tôi chồm lên giằng lại súng. Một giọng nói cất lên
_ Thằng nào thế này, gác sách thế à?
_ Ôi bố Lượng à? Con tưởng thằng Tàu. Bố đi như ma thế ai mà biết được.
_ Sao lại mặc quần đùi đứng gác?
_ Thưa bố, thế cho mát. Bây giờ, buổi chiều lên chỗ bố uống nước tán phét, con đã phải mặc quần dài rồi. Cho nên, đứng gác mặc quần đùi cho đỡ nhớ.
Bố Lượng nhắc nhở một hồi. Ông dạy cách gác, dạy cách phát hiện kẻ đột nhập. Tôi nghe như nuốt từng lời. Kinh nghiệm trận mạc làm cho ông lỗi lạc vô cùng. Cuối cùng ông bảo, giờ này gần sáng, phải hết sức chú ý. Đây là thời điểm bọn nó hay đột nhập. Tôi hỏi mấy giờ rồi. Ông bảo 2h30. Tôi chửi thầm cái thằng Tân khốn nạn. Nó vặn đồng hồ nhanh một tiếng để lừa tôi gác thay nó.
Lúc đó tôi thấy nhốn nháo ở phía đại đội 4. Lính ở dưới ấy vừa tóm được một thằng Tàu. Nó bò vào được trận địa, nhưng sợ quá, chui xuống một hố đạn để nấp, bị lính nhà mình bắt sống.
Sáng hôm sau, tôi bảo thằng Tân.
_ Lần này tao tha. Lần sau mày giở trò này với tao, tao thiến đấy.
_ Cái gì? Nó định cãi, nhưng bắt gặp ánh mắt sắc như dao cạo của tôi nên nó lại thôi. Cái thằng này chỉ được cái máu chó, mềm nắn rắn buông ngay. Chẳng hiểu lúc chiến đấu thì thế nào.
Em Hương qua hầm bọn tôi chơi. Thằng tân tự hào lắm. Nó pha nước đường mời Hương. Bố khỉ cái thằng chó này. Không hiểu nó lấy đâu ra đường, mà nó giấu từ bao giờ không biết. Nó chưa cho ai cái gì bao giờ. Thằng Chính thấy thế nói thầm với tôi, để hôm nào nó ***** vào balô của thằng Tân cho đường tan hết.
Thằng Chính định mặc quần dài rồi lại thôi. Kệ cho mát d ái. Chính ngồi xổm nói chuyện. Cái quần đùi ống rộng quá, lòng phèo lệt xệt xuống đất. Hương đỏ mặt quay đi. Thằng Tân cú Chính lắm. Lúc Hương về nó chửi
_ Đ. mẹ, người ngợm đã chẳng ra đ... gì mà còn thích khoe.
_ Kệ mẹ tao. Lần sau tao còn cởi truồng cho xem. Sợ đ.. mà không khoe. Mai kia chết có phải phí đời không.
Tôi phải can 2 đứa không thì chúng nó choảng nhau.

Năm hôm sau. Tôi đang mơ màng thì thấy có tiếng rít chói tai, sau đó là căn hầm rung chuyển. Tôi ù hết cả tai. Quả đạn ấy chắc nổ gần lắm mới thế. Tiếp tục là những ánh chớp loé lên kèm theo tiếng nổ dữ dội. Bọn chó lại pháo kích. Tôi bò dậy, đội mũ sách súng. Thằng Chính đang kiểm tra lại mấy băng đạn. Tôi quên béng mất, không xem thằng Tân thế nào. Tôi và Chính lao ra khỏi hầm. Cả tôi và nó đều nghĩ bọn bộ binh sẽ tấn công. Anh em ở các hầm khác cũng thế. Ai nấy đều trong tư thế sẵn sàng. Liên lạc tiểu đoàn báo xuống. Bọn nó chỉ pháo kích thôi. Nó phải pháo vài trận mới đánh. Chúng tôi chui vào hầm. Thằng Tân vẫn nằm như chết. Nó đang ri rỉ khóc. Đúng là cái thằng phét lác. Lúc mới lên đây thì tinh tướng như ông cụ. Bây giờ mới dính một trận pháo hồn đã thăng đi đâu mất. Bỗng nhiên tôi khinh bỉ những kẻ hèn hạ như nó thế!
Pháo dứt. Tôi bảo Tân.
_ Này ông nội, chiều nay cháu sẽ kể chuyện ông nội cho bà Hương nghe.
_ Tao xin mày, mày giữ cho tao. Nó van vỉ.
Tôi bỗng thấy thương hại nó. Thôi thì mỗi người mỗi tính, mỗi người mỗi nết. Biết làm thế nào được. Nó dám mò lên chốt là cũng dũng cảm hơn khối thằng rồi.
Không biết câu chuyện tôi đang kể với các bạn có lạc đề không? Giữa các trận đánh, những người lính cũng có cuộc sống rất người. Họ cũng nghịch ngợm, cũng yêu, cũng ghét như những con người khác. Có khác là, nó xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt, nên nó đặc biệt, và các bạn nhìn nhận vấn đề cũng cố gắng "đặc biêt" một chút nhé.
Trận pháo ấy, đơn vị không thiệt hại gì. Có lẽ hầm hào của ta mới được gia cố bê tông chắc chắn hơn. Cũng có lẽ, bọn mới thay bọn cũ ta vừa diệt xong nên chưa có kinh nghiệm. Rất ít quả rơi vào khu vực trận điạ, phần lớn, tản mát xung quanh.
Chiều hôm đó, tôi vừa ở hầm mấy cậu bạn về. Thằng Chính đang đắp cái chăn chiên quằn quại trong hầm. Nó kêu đau quá. Tôi cuống quýt. Người đầu tiên tôi nghĩ đến là chị Hương. Tôi chạy vội lên hầm tiểu đoàn tìm chị.
Thằng Tân đang ngồi trên đó. Nó lại đang ba hoa về trận pháo. Nó bảo, thế mà bọn Tàu không lên để nó phang cho một trận. Hương đang ngồi nghe rất chăm chú. Cái đầu ngẹo sang một bên, lúc lại gật gật. Tôi e hèm. Thằng Tân im thít, nhìn tôi ngờ vực. Tôi bảo
_ Chị Hương xuống hầm tôi một lát xem sao. Thằng Chính bị làm sao ấy, đau bụng dữ dội. Không biết có phải ruột thừa ruột thiếu gì không!
_ Đau lâu chưa? Hương thảng thốt hỏi.
_ Không biết. Tôi vừa về thấy vậy thì lên đây ngay.
Chị Hương lấy vội đồ khám bệnh trong tủ thuốc dã chiến rồi chạy vội đi. Thằng Tân nhìn tôi gườm gườm rồi chạy theo chị Hương. Tôi định chạy về thì gặp bố Lượng. Tôi dấn lại một lúc để hỏi xem có thu thập được tin tức gì từ "cái lưỡi" mới bắt được không.
Khi tôi về gần đến hầm. Tôi thấy chị Hương chạy vụt ra. Tôi vội chặn lại hỏi:
_ Nó có sao không chị?
_ Các cậu là lũ đểu. Hương đỏ mặt nói với tôi rồi lại cắm cúi đi tiếp. Đồ nghề khám bệnh vẫn để lại trong hầm .
Tôi chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra. Định vào hỏi cho ra nhẽ. Tôi thấy thằng Chính đang đứng dậy mặc quần đùi. Mặt nó nhơn nhơn và sung sướng. Thằng Tân cúi gằm mặt, thỉnh thoảng lại nhìn Chính căm tức.
_ Đấy, tao đã bảo rồi mà. Tao sẽ cởi truồng cho nó xem. Chính nói đầy vẻ mãn nguyện.
_ Chết tao rồi. Thế này cái Hương cũng tưởng tao cùng mày bầy trò đây. Thằng chó! Tôi chửi thằng Chính.
_ Cả hai thằng chúng mày đều là chó. Chúng mày ghen với tao à? Tân gầm lên.
Tôi lâm vào tình huống khó xử. Rõ ràng tôi không biết thằng Chính bày trò. Ai ngờ được là nó lại bầy ra cái trò cởi truồng đắp chăn đợi bác sỹ đến khám. Tôi thanh minh với thằng Tân. Nó không nghe. Tôi mặc kệ. Cái chính là tôi phải nói thế nào với Hương để chị hiểu.

Buổi tối. Cơm nước xong tôi ngồi tán phét với thằng Chính. Nó bảo.
_ Trên này toàn đàn ông với nhau. Dân thì không có. Có mỗi em Hương là đàn bà. Ông nào mà "khợp" được khác gì trúng số độc đắc.
_ Mày thích Hương à? Tôi hỏi bâng quơ.
_ Còn mày? Câu hỏi ngược lại của Chính khiến tôi hiểu đó là câu trả lời. Cũng phải thôi! Toàn thanh niên trai tráng hừng hực thế kia. Đêm nằm chỉ ao ước bất ngờ có tiếng con gái gọi tên mình ở đầu hầm. Chỉ cần gọi thôi. Nghe được tiếng thánh thót của con gái là đã lâng lâng như say rượu rồi. Huống hồ bây giờ lại có một cô gái bằng xương bằng thịt như Hương.
_ Có lẽ tao còn trẻ quá. Chưa thấy thèm đàn bà. Mà mày quá đáng bỏ mẹ. Ai lại gây ấn tượng kiểu thế thì đứa nào nó chịu được. Tôi bảo Chính. Nó cười hê hê, mắt nhìn đi đâu xa xăm, chắc không nghe tôi nói.
Thằng Tân về. Tôi thấy nó đội mũ sắt. Một thoáng ngạc nhiên rồi tôi chợt hiểu. Chắc cu cậu dắt em Hương đi đâu đó nên đội mũ sắt cho chắc. Tôi cười thầm, đúng là cái đồ nhát chết. Tôi bảo Tân.
_ Trà mới pha. Mày ủng hộ tý đường anh em uống cho có chất ngọt.
_ Đây. thưa bố. Nó làu bàu rồi xúc cho chúng tôi mỗi thằng một thìa đường. Thằng này ki bo quá.
Tự dưng tôi không thấy ghét Tân như hôm nó mới lên. Nhân vô thập toàn. Có ai vẹn toàn được đâu.

Cửa hầm tôi nhốn nháo. Cậu liên lạc tiểu đoàn giấu cái gì sau lưng. Theo cậu là ba bốn người nữa.
_ Ông có thư đấy. Tận 2 lá cơ. Ông đoán của ai gửi. Đúng thì tôi đưa. Sai thì tôi bóc ra đọc. Cậu liên lạc nhìn tôi nói.
_ Chắc không phải thư của gia đình rồi. Bố mẹ tôi không biết tôi lên chốt. Tôi giấu. Của ai nhỉ? Chắc là các bạn học cùng phổ thông. Còn tên ai thì tôi chịu.
Cậu liên lạc tủm tỉm cười rồi đưa cho tôi 2 bức thư. Một bức của cô hàng xóm, bức kia của cô học cùng lớp. Cả hai bức đều được gửi từ Liên xô. Phong bì vẫn thơm mùi tây. Chúng nó bắt tôi đọc to lên cho mọi người nghe. Tôi vô cùng lúng túng. Tôi chưa quen chia sẻ tình cảm kiểu này. Tôi thấy ngượng. Thằng Chính thấy thế, giật lấy thư, điềm nhiên bóc rồi dõng dạc đọc.
Cũng nhiều năm trôi qua. Những bức thư ấy đã thất lạc. Tôi chỉ nhớ mang máng nội dung như sau:
Bức thứ nhất, của cô học cùng lớp. Cô lấy làm vui và hãnh diện với bạn bè bên ấy rằng có một cậu bạn đang cầm súng bảo vệ biên cương. Cô ấy bảo:" Đời trai phải lên voi xuống chó. Phẳng lặng như nước hồ thu, chán lắm cậu ạ". Kèm theo thư là một bức ảnh cô ấy chụp cùng các bạn ngoại quốc.
Bức thứ hai, của cô hàng xóm. Cô yêu cầu tôi giải thích, tại sao không sang Nga học mà lại đi bộ đôi? Đi bộ đội về liệu có đi học tiếp được không? vân vân...
Toàn bộ hầm há hóc mồm kinh ngạc. Họ không thể lý giải được tại sao tôi lại đi bộ đội trong khi kết quả thi đại học đủ điểm đi nước ngoài?
Thằng Tân chột tôi luôn. Nó không dám khoe văn chương chữ nghĩa trước mặt tôi nữa. Thằng Chính thì bảo: "hay là ra quân thì về quê đi cày với tao. Học làm đ... cho to đầu". Thằng Chính xin tôi bức ảnh cô bạn cùng lớp. Nó treo lên đầu hầm để hằng ngày ngắm. Nó bảo có hình dáng con gái trong hầm cho đỡ hiu quạnh. Khiếp quá. Lãng mạn quá!

Thời gian ấy, vài ba ngày bọn Tầu lại bắn dăm chục quả cối một lần. Chúng không có động tĩnh gì ngoài vụ bắn bậy như trên. Anh em được dịp dễ thở hơn. Một lần, tôi gặp Hương đang xuống khám bệnh cho mấy chiến sỹ đại đội khác. Tôi nói chuyện với Hương.
_ Thú thật, hôm đó tôi cũng là nạn nhân. Hương thông cảm cho tôi. Tôi trình bày.
_ Hương biết chứ. Cô ấy đỏ mặt và trả lời. À, sao mấy hôm nay không thấy cậu lên chơi? Tôi thoáng ngạc nhiên tại sao cô ấy lại xưng tên với tôi
_ Tôi ngại gặp chị.
_ Tối nay lên chỗ tôi chơi nhé.
Tôi về bảo với thằng Tân, tối nay Hương mời đến chơi. Thằng Tân lặng lẽ không nói gì. Thằng Chính nhẩy tưng tửng xin đi. Tôi đồng ý. Nó lấy bộ quần áo sạch ra mặc. Nó có một bộ quần áo mới, nhưng tránh mặc. Nó để dành!
Tôi hay lên tiểu đoàn, nhưng chưa lần nào đặt chân vào căn hầm Hương ở. Căn hầm của phụ nữ vẫn khác hầm của đàn ông. Mặc dù vẫn là những tấm bê tông vô tri vô giác, vẫn là mục tiêu tấn công của bọn Tàu, nhưng được bày biện gọn gàng, sạch sẽ hơn và quan trọng nhất, nó có mùi đặc biệt. Mùi đàn bà.
Hương rót nước mời tôi và thằng Chính. Hương không nhắc lại chuyện Chính chơi xỏ. Chắc Hương cũng hiểu được phần nào tâm tư của những thằng lính trên điểm cao này. Xét dưới góc độ nào đó, lính chiến lúc đó "bản lĩnh" hơn lính chống Mỹ. Vì thời chống Mỹ, cả nước mình đói, cả dân tộc mình khổ, tất cả dành cho tiền tuyến. Còn lúc này, người giàu người nghèo đã phân chia khá rõ. Ở Hà nội các cậu ấm cô chiêu đã vù vù chạy xe máy, tiêu tiền bằng đô la. Vậy mà lũ chúng tôi ở trên này, sống chết trong gang tấc. Không đói ăn, không đói mặc, nhưng đói tình cảm, đói sự "công bằng" của xã hội. Chỉ cần đi bộ mươi cây, bắt xe khách, chạy một ngày là về chốn phồn hoa đô thị. Phải dũng cảm lắm, phải đấu tranh lắm, chúng tôi mới không đảo ngũ.
_ Sao cậu không đi học? Hương nhìn tôi hỏi.
_ Chuyện dài lắm. Lúc khác tôi kể sau. Tôi trả lời chống chế rồi hỏi tiếp. Hương lên đây có sợ không? Tại sao dưới đấy lại điều con gái lên, hết con trai à?
_ Hương xung phong đấy chứ. Hôm đầu hơi sợ, bây giờ thì bình thường rồi.
Thằng Chính chẳng chuyện trò gì. Nó nhìn Hương chằm chằm, rồi thỉnh thoảng lại ưỡn ngực hít một hơi dài. Hương lại tưởng trong hầm khó thở. Tôi thì hiểu, nó đang tận hưởng "hơi đàn bà".
Chuyện của tôi với Hương không đầu không cuối. Tôi thấy thích được nói chuyện, được Hương quan tâm, vì một điều vô cùng đơn giản. Hương là đàn bà duy nhất ở đây. Hoàn toàn thế thôi.

Tối tối, thằng Tân vẫn đội mũ sắt đi chơi với Hương. Tôi và thắng Chính hỏi nhau, chẳng biết Hương có đội mũ sắt không? Khi hôn nhau, 2 cái mũ va vào nhau cong cong thì còn ra cái thể thống gì nữa.

Bọn Tàu lại tấn công. Lần này chúng đánh thật, nhưng không căng như trận trước. Có lẽ chúng chỉ đánh thăm dò. Thằng Tân không dám ra khỏi hầm. Lần này nó sợ quá không khóc nổi thành tiếng. Tôi thấy thương nó. Nó xin tiểu đoàn trưởng để nó đưa thương binh về tuyến sau. Tôi nhìn sâu vào mắt nó. Nó quay đi. Tôi biết, nó sẽ chẳng bao giờ quay lại đây. Tôi bảo nó, nếu về HN, qua thăm nhà tôi, nhưng đừng nói với các cụ tôi ở trên này. Nó sợ hãi nhìn tôi. Nó biết tôi đọc được suy nghĩ của nó. Nó bảo: " Tao chịu ơn mày. Tao đi rồi, mày chăm sóc cho Hương nhé. Cô ấy quí mày lắm".

Thằng Tân không quay lại thật. Nó đưa thương binh về bệnh viện K91 rồi giông thẳng về HN.

Thi thoảng tôi vẫn lên hầm Hương chơi. Chuyện của chúng tôi chỉ xoay quanh mấy nhân vật của vài tác phẩm "Sông đông êm đềm" hay "anh em nhà Karamazop". Một lần, đang nói chuyện với tôi, Hương ôm miệng, chạy ra ngoài nôn khan. Tôi hoảng quá, tưởng cô ấy bị cảm. Cô ấy nhìn tôi lo âu và bảo:" đừng nói cho ai biết nhé". Rồi cô ấy khóc. Tôi rất sợ phụ nữ khóc. Tôi lúng túng, không biết an ủi thế nào. Tôi bảo, nếu sợ quá thì đề nghị tiểu đoàn trưởng để ông ấy tác động cho về tuyến sau. Hương nhìn tôi không nói gì. Đôi mắt đẫm nước.
Vài hôm sau, buổi trưa, tôi lên tiểu đoàn trưởng. Tôi thấy Hương ngồi đối diện với ông, lưng quay về phía tôi. Đôi vai rung lên từng đợt. Tôi đoán Hương lại khóc. Tôi thấy không tiện nên quay về.
Hai hôm sau. Hương qua hầm tôi. Hương bảo
_ Hương về đây. Cậu ở lại khoẻ mạnh. Đây là địa chỉ của Hương. Bao giờ về thì qua nhé.
_ Chúc Hương về mạnh khoẻ. Tôi chẳng biết nói gì hơn, lặp lại câu chúc một cách vô hồn.

Hương có thai và bị điều về tuyến sau. Tôi bỗng thấy căm thù thằng Tân biết bao nhiêu. Nó đã hại Hương. Nó vùi hoa dập liễu rồi bỏ chạy. Thằng khốn nạn! Tôi thề là nếu còn sống để về, tôi sẽ đập vỡ mặt nó.
Thằng Tân đi rồi. Căn hầm bỗng thấy thiếu gì đó. Thằng Chính không có "đối tác" để chửi nhau. Tôi không còn làm quan toà xử án nữa. Hương cũng đi nốt. Điểm cao lại trở về cái không khí vốn có của nó: Lặng lẽ mà cam go. Chiều chiều, tôi lại mặc quần đùi cởi trần đi lại phất phơ. Có ai nhìn đâu mà phải giấu!

Tôi nhận được một bức thư Hương gửi. Phong bì không đề địa chỉ người gửi. Tôi căng mắt tìm địa chỉ trên dấu bưu điện. Cái dấu được đóng một cách vội vã và cẩu thả. Chỉ thấy một vết mực đen xì, nhoè nhoẹt to bằng đồng xu. Hương hỏi thăm sức khoẻ mọi người. Hương trách khéo tôi quá ngờ nghệch. Đến tận bây giờ, khi đã vượt qua đỉnh dốc, sang sườn bên kia của cuộc đời. Đứng cạnh phụ nữ, tôi vẫn là đứa trẻ ngờ nghệch cơ mà. Trách chi chuyện năm ấy!
Thằng Chính lại xin tôi bức thư. Nó cất tận đáy balo. Thằng này đến lạ. Thư có gửi cho nó đâu. Nó cười, nó bảo Hương có hỏi thăm nó, tức là thư cũng gửi cho nó. Cái lý của nó, tôi thua. Tôi hỏi Chính
_ Liệu thằng Tân có lấy Hương không?
_ Lấy thằng ấy khổ cả đời. Chính trả lời đầy vẻ căm tức.

Chuyện Tân và Hương cũng dần trôi vào quên lãng. Thi thoảng, trong giấc ngủ, tôi thấy Hương hiện về, rồi lại bay vụt đi, như tiên.

Sáu tháng trên chốt trôi qua lặng lẽ. Tôi được chuyển về tuyến sau với một vết thương không được tính là "thương binh". Một mảnh đạn cắt đi một miếng thịt nhỏ trên vai. Miếng thịt ấy, theo như thằng Chính nói, đủ ăn một bát cơm.

Tôi được nghỉ phép. Xa HN gần một năm. Tôi thấy bỡ ngỡ như mới ở quê ra. Tôi xuống bến Nứa, đi bộ một đoạn thì thấy chợ Đồng xuân. Từ chợ Đồng xuân có đường xe điện chạy về bờ Hồ. Bến xe Buýt ở gần Thuỷ tạ. Xe số 8 sẽ chạy về qua nhà tôi.
Tôi quyết định đi bộ từ chợ Đồng xuân về bờ Hồ. Vừa đi vừa ngắm phố phường, ngắm bọn con gái đi lại, cho đỡ thèm. Đi hơn một tiếng, tôi vẫn chưa thấy bờ Hồ. Tôi bắt đầu thấy hoảng, cảm giác bị lạc ngày nào bất chợ ùa về. Tôi vội rẽ vào một phố mà cho rằng nó sẽ chọc ra bờ Hồ. Đi miết, ngẩng lên lại thấy chợ Đồng xuân trước mặt.

Mẹ tôi mừng lắm. Bà bảo nhiều đêm bà mơ thấy tôi, sáng dậy chỉ biết hỏi bố tôi rằng tôi đóng quân ở đâu? Bố tôi không tỏ ra mừng rỡ. Ông trầm ngâm hút thuốc. Ông vẫn giận tôi chuyện bỏ học.

Hôm sau tôi mượn xe đạp của bố, đến thăm nhà Hương. Nhà Hương ở bãi sông. Lặn lội một hồi tôi cũng tìm thấy. Thấy tôi mặc quần áo bộ đội, mẹ Hương mừng rỡ chạy ra đón.Bà cứ nghĩ tôi cùng đơn vị, mang thư của Hương về cho bà. Sau khi giới thiệu tên tuổi và lý do đến thăm. Tôi được nghe bà kể. Mẹ Hương là thanh niên xung phong. Bà yêu một chiến sỹ lái xe. Cuộc tình không trọn vẹn. Người lính đã hi sinh mà không biết mình để lại một giọt máu. Hương được sinh ra bởi sự đùm bọc yêu thương của các cô các bác thanh niên xung phong. Hết phổ thông, cô tình nguyện nhập ngũ và đi học quân y. Tốt nghiệp lại xung phong lên tuyến trên. Tôi không dám kể chuyện Hương có thai. Sợ mẹ Hương buồn. Tôi xin phép về. Lòng buồn vô hạn.
Tôi tìm đến nhà Tân. Cậu ấy không có nhà. Tân đi làm ăn xa ở trong Nam. Nếu tôi gặp, chắc chắn đánh nhau.

Hết phép, tôi trở lại đơn vị. Mấy anh em đồng ngũ được cho về phép cùng đợt cũng lục tục lên đơn vị. Thằng Sơn rùa lên chậm 2 ngày. Nó lại đi lạc. Nó bảo, lên xe ở bến Nứa, ngủ một giấc, lúc dậy, thấy mình ở Quảng ninh!?

Một hôm tôi nhân được thư của cô hàng xóm. Cô ấy sắp về phép. Tôi cũng xin phép đơn vị được về tranh thủ dịp ấy. Cậu Trung đội trưởng đồng ý và "nhờ" tôi mua hộ một cái áo "bay" cốm. Tôi nhận lời và thấy nao nao buồn về chuyện ấy. Cũng là những người lính, sao ở dưới này họ khác thế.

Tôi đi chơi một tối với cô bạn. Hình như là đi xem phim. Tôi vẫn mặc quần áo bộ đội. Cô bạn thôi không căn vặn chuyện bỏ học của tôi nữa. Câu chuyện giữ 2 người nhạt nhẽo vô cùng. Cô không hiểu gì về những người lính. Tôi cũng mù tịt về cuộc sống lưu học sinh. Cô bạn hơi bực mình vì thi thoảng tôi nói ngọng. Tôi cũng chẳng ngạc nhiên vì chuyện đó. Sống với thằng Chính lâu, tôi lây của nó. Tôi bảo với cô ấy, hết nghĩa vụ, tôi sẽ đi học.
Sáng hôm sau tôi trở lại đơn vị mặc dù vẫn còn mấy ngày nghỉ. Tôi thấy chẳng có lý do gì để ở lại HN nữa. Tôi đưa cho cậu trung đội trưởng cái áo bay và nhận lại lời hẹn: " bao giờ anh lấy lương anh gửi chú". Và cái hẹn "gửi chú" ấy, cho đến giờ vẫn chưa đến.
........
Hết hạn nghĩa vụ. Tôi lên bộ đại học. Tôi vẫn được bảo lưu kết quả vì đi bộ đội. Người phụ trách nói năm nay muộn rồi. Đợt cuối cùng đã đi. Phải đợi năm sau. Tôi hỏi, còn cách nào không? Người phụ trách nghĩ một lúc rồi bảo còn, nhưng tôi phải tự túc tiền vé. Tôi liều trả lời là được, mặc dù không biết sẽ lấy tiền đâu để mua vé. Miễn sao họ làm thủ tục thật nhanh.
Hai tuần sau, tôi nhận được hộ chiếu và các giấy tờ liên quan. Tôi không có tiền đi máy bay. Tôi xuống Hải phòng, liên hệ và tìm được một chiếc Tàu chở hàng sang Nga. Tôi xin đi nhờ với giá 180 USD. Như thế càng tốt. 10 ngày lênh đênh trên biển sống cùng các thuỳ thủ Nga. Tôi có cơ hội ôn lại và thực hành tiếng Nga.
Hải quan Việt nam khám xét tôi rất kỹ. Họ chưa gặp trường hợp đi Tây kiểu này bao giờ. Hành lý tôi vẫn là chiếc balô. Bên trong chỉ có ít sách vở, quần áo và 2 cân thuốc lào. Hải quan Nga còn khám kỹ hơn. Họ bắt tôi cởi hết quần áo để kiểm tra. Tôi có 1 USD giấu trong người. Họ lấy mất. Tôi "vô sản" hoàn toàn.

Sau khi làm các loại thủ tục với phòng lưu học sinh ở sứ quán Việt nam. Tôi nhập trường. Ba hôm sau, tôi mò đến thăm cô bạn hàng xóm, đang học trường Tổng hợp. Nước Nga đã vào mùa đông. Trời rất lạnh. Tuyết giăng trắng trời. Các bạn cho tôi một đôi giầy đông. Quần áo thì vẫn dùng quần áo lính. Cái áo bông bộ đội, không chống lại được cái lạnh xứ người. Tôi xuất hiện giữa phòng cô bạn hàng xóm với bộ dạng như vậy. Cô ấy sửng sốt nhìn tôi, phần vì sự xuất hiện đột ngột mà cô không ngờ tới, phần vì bộ dạng của một kẻ vừa ở rừng về. Mấy cô Việt nam ở phòng khác cũng chạy sang chơi. Họ kỳ thú vì một sinh vật lạ xuất hiện giữa chốn văn minh.
Tôi cũng đến thăm cô bạn học cùng lớp. Cô ấy đã có người yêu. Cô ấy vẫn niềm nở tiếp đón, nhưng không thấy ca ngợi chuyện " lên voi xuống chó" nữa. Có lẽ, cuộc sống bơ sữa đã làm thay đổi suy nghĩ của người ta chăng?
......
Vài năm sau. Tôi kết hôn với người bạn hàng xóm. Cho đến giờ, tôi vẫn cho rằng đấy là quyết định sáng suốt nhất đời tôi. Mặc dù bây giờ, cô ấy đang xăm xoi bài viết này để xem có mảnh tình nào ngày xưa mà cô ấy chưa biết không! Đàn bà mà. Không chấp. Anh em nhể.
......

Cuộc sống bị cuốn theo với cơm áo gạo tiền. Tôi về nước, mải mê với công việc, vợ con. Tôi quên hẳn chuyện của Hương. Một hôm, bất ngờ tôi gặp một người đàn ông có cái lưng gù, đôi mắt cười cười trên đường. Thằng Sơn cũng nhận ra tôi. Anh em mừng mừng tủi tủi. Tàn chuyện, nó hỏi tôi có tin tức gì về Hương không? Tôi lặng người. Tôi có lỗi quá.
Ngay hôm chủ nhật tuần đấy. Tôi đến nhà Hương. Phố xá bãi sông khác xưa nhiều. Nhà cửa mọc san sát. Tôi vận dụng trí nhớ và tìm mãi không ra. Cuối cùng tôi hỏi một cậu bé có đôi mắt xếch. Cậu ta dẫn tôi đến nơi rồi gọi: " Mẹ ơi, có khách".

Hương già đi rất nhiều. Cô ấy sững lại một lúc khi nhìn thấy tôi. Cô ấy bật khóc rồi lúng túng, vụng về dọn chỗ mời tôi ngồi. Bà mẹ Hương đã mất. Hương đã phục viên và về công tác ở một bệnh viện trong thành phố. Hương chỉ thằng bé đang trân trân nhìn tôi và bảo: " nó tên là Phúc, cậu thấy nó giống ai?". Tôi chơi vơi. Ánh mắt này quen quá. Cái nhìn thẳng và sắc. Cái kiểu nhìn này, tôi bắt gặp nhiều lần nơi bố Lượng. Tôi chưa biết trả lời sao thì Hương bảo: " Nó là con anh Lượng đấy". Tôi bỗng đổ ụp xuống. Tôi mang lòng căm thù và khinh bỉ suốt nhiều năm trời với thằng Tân. Ngày ấy, nếu tôi biết là bố Lượng, chắc chắn bố cũng chịu chung số phận như Tân. Còn bây giờ, khi đã lớn, đã trưởng thành, tôi có phần nào thông cảm hơn. Hương kể.

Năm xưa trên điểm cao ấy. Hương có cảm tình với 2 người đàn ông. Đó là tôi và bố Lượng. Tôi thì quá trẻ, lại ít tuổi hơn Hương. Nên Hương chỉ coi như một người bạn. Còn bố Lượng, một người đàn ông thực sự. Nhưng bố Lượng, đã có vợ ở quê. Tôi hỏi, thế còn thằng Tân? Tối tối nó vẫn đi chơi với Hương cơ mà. Hương cười. Thằng Tân bày trò cho oai thôi. Nó đội mũ, đi lên tiểu đoàn như đến chỗ Hương. Khi gần đến nơi, nó sẽ ra sang đường khác, ra quả đồi gần đấy, nằm ngắm trăng sao rồi lại về. Hương cũng biết chuyện ấy, nhưng không nỡ thanh minh với mọi người. Hương cũng hiểu, đấy là niềm vui, niềm hãnh diện của Tân. Cô không muốn Tân mất mặt với mọi người.
Cô coi bố Lượng như người anh, người chú. Một lần, khi đang đi với bố Lượng, Pháo tầu giập bất ngờ. Bố Lượng cùng Hương lao vội vào một ngách hầm tránh đạn. Cái hầm nhỏ quá. Hai người nằm đè lên nhau. Hương nằm dưới, bố Lượng nằm trên. Cảm xúc của sự động chạm lần ấy đã thổi bùng lên ngọn lửa trong Hương. Và kết quả như mọi người đã biết.
Tôi lại hỏi, thế giờ bố Lượng đâu? Có trách nhiệm gì với 2 mẹ con Hương không? Hương cười buồn rầu, chỉ lên bàn thờ, nơi có tấm ảnh bố Luợng. Bố hi sinh sau khi tôi rút về tuyến dưới một thời gian.

Tôi ra về. Lòng nặng trĩu. Phải chăng con người sinh ra đã có số phận. Sao ông trời bất công đến thế. Có những con người, cả đời ở hiền, nhưng chẳng bao giờ gặp được lành.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr_Hero

Đi bộ
Biển số
OF-341026
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
6
Động cơ
274,360 Mã lực
cụ nào nhớ cái tiêu đề nhắc cháu để cháu chỉnh lại
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
cụ nào nhớ cái tiêu đề nhắc cháu để cháu chỉnh lại
Năm ngày trên đất Tàu! Truyện của cụ Cao Sơn và cụ ấy cũng là Ofer nhưng nick khác. Trên OF cụ ấy cũng có một thớt cực hay và là thớt đính:D
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Truyện này dựng phim được thì hay lắm, nó có gì đó rất thật, có lẽ được ghép từ nhiều mảnh đời khác nhau. Em cũng đọc nhiều lần rồi, đọc lại vẫn thấy hay.
 

thanhtrung052

Xe tăng
Biển số
OF-174986
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
1,648
Động cơ
372,673 Mã lực
Cảm động và hào hùng quá.lính thời bình như e chỉ cảm nhận qua những trang hồi kí hào hùng bi tráng. Cảm ơn các chú các anh
 

thanhtrung052

Xe tăng
Biển số
OF-174986
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
1,648
Động cơ
372,673 Mã lực
E đọc liên tục đến hết.đưa vợ đi đẻ vẫn đọc
 

edorado

Xe tăng
Biển số
OF-67606
Ngày cấp bằng
3/7/10
Số km
1,958
Động cơ
615,081 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
[Em đánh dấu phátQUOTE=Mr_Hero;22500090]có 1 phần cháu đọc đang hay thì bị mất dấu. nay mạn phép đăng lại cho cụ nào đọc dở. phần này đầy đủ nhất:
Năm ngày trên đất Tàu
Ngày đấy em thuộc Tiểu đoàn 5, trung đoàn 692 ( đoàn Thanh Xuyên, đơn vị trước đây của Lê Đình Trinh), sư đoàn 301, Quân khu TĐ lên tăng cường cho mặt trận. Lên đến Bắc Quang, cách thị xã HG khoảng 80km thì lính đào ngũ hơn nửa. Sợ quá các bác ạ. Em thì lúc đấy 17 tuổi, bẻ gẫy sừng trâu nên còn máu. Từ thị xã HG, rẽ phải đi lên cổng trời Quản Bạ. Đây gọi là cửa tử vì pháo TQ suốt ngày giã cua. Bọn em hành quân bộ. Chập tối, cả đơn vị dừng chân nghỉ ăn cơm. Cơm xong, em với thằng Toản cầm găng gô xuống suối múc nước lên đun pha trà. Đột nhiên có nhiều tiếng nổ dữ dội. TQ pháo kích đấy. Đất đá bay rào rào. Em với thằng Toản ngã dúi ngã dụi. Sợ không thở được. 15 phút thì pháo dứt, Toản nằm cạnh em không nhúc nhích. Em lay nó dậy, nó không núc nhich. Nó đi rồi các bác ạ.
Sau đó, em ở trên ấy 6 tháng. Bọn em tiếp quản của đặc công. Nếu em không nhầm thì đấy lính của M113. Đại hình điểm cao đấy rất buồn cười. Phía bên TQ thì rất dốc và có nhiều vật cản, phía bên ta thì thoai thoải và trống trơn. Chính vì vậy, bên kia mới tổ chức đánh theo phân đội 3 người. Đánh kiểu đó, bộ binh ta khóc thét vì địa hình trống trải.
Trong kỹ thuật QS, mỗi nước có môt lực lượng dọn chiến trường riêng của mình. Mỹ lấy không quân làm lực lượng dọn chiến trường. Liên xô lấy tên lửa. TQ thì dùng pháo binh. Chính vì vây, chiến thuật của chúng nó là rót pháo. Cấp tập, dồn dập vào những vị trí chúng cho là trọng yếu. Khoảng 30 phút sau khi pháo bắn, bộ binh mới xông trận. Đó là lý do tại sao bọn Tàu khoái chơi pháo thế. Những chuyện thêu dệt là pháo tầu bắn giỏi đến mức đạn chui vào nòng pháo ta là phét lác. Khi pháo bắn, trinh sát pháo phải nằm trong trận địa pháo để báo về hiệu chỉnh. Có khi pháo dập luôn cả vào vị trí đang ẩn nấp.
Sau trận pháo đầu tiên. Em đã hiểu thế nào là chiến trường. BỌn em thu dọn đồ đạc nhanh chóng và hành quân tiếp.
Khi lên đến chốt. Thật kỳ lạ. Bọn em vừa qua 3 tháng huấn luyện bản lề, quân lệnh như sơn, tóc tai quần áo chỉnh tề. Nhưng trên này, lính chốt trông như người rừng. Họ thực hiện 3 không:
1. Không mặc quần áo mới ( chỉ người chết mới thay quần áo mới)
2. Không cắt tóc cạo râu( Sợ vận đen)
3. Không bắt tay và chào tạm biệt ( sợ tạm biệt rồi mãi mãi không về)
Bọn em nhanh chóng vào hầm. Gọi là hầm cho oai, pháo dập trúng thì 10 hầm như thế cũng không tránh nổi. Em cùng hầm với thằng Chính. Thằng này quê Hải hưng, nói ngọng, núc nào cũng mơ ước được ăn nòng nợn.
Thằng Chính lên đây 3 tháng, nó đánh 5 trận rồi. Em hỏi nó có sợ không. Nó bảo trận đầu sợ đ... bắn được. Nằm dưới hầm, thò súng lên trời kéo một băng.
Thằng Chính cùng hầm hơn em 3 tuổi đời. Nó nhập ngũ trước em 3 năm. Đúng ra, giờ này nó phải ở quê cày ruộng rồi mới phải. Nó bảo, hôm đó, chúng nó đã được ra quân. Đơn vị cách nhà ga 15 km đi bộ. Một số thằng cầm được quyết định là về ngay. Một số còn lưu luyến anh em, ở lại đêm cuối với anh em, mai đi sớm ra ga. Chính cũng vậy, 3 năm ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với nhau, còn một đêm hàn huyên, nên nó ở lại. Không ngờ, đêm hôm đó, bọn Tàu giở chứng. Toàn đơn vị được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ. Những cậu nào về từ chiều thì thôi, cậu nào còn ở lại thì phải ở lại để chiến đấu. Vậy là nó phải ở lại và hôm nay đang ngồi với em trong hầm chữ A, bên kia là đất Tầu.
Em là lính mới, nhiều cái bỡ ngỡ chưa biết, Chính phải chỉ bảo từng ly từng tý. Chẳng hạn như là, ra khỏi hầm phải đội cái nồi cơm điện nặng 1,4kg. Đầu em thì nhỏ, đội vào cứ lủng là lủng lẳng. Em nghĩ chẳng cần mảnh đạn mảnh pháo, chỉ cần hòn đá rơi vào cái mũ sắt này em cũng lộng óc mà chết.
Đầu hầm luôn đặt một khẩo cối cá nhân 60 và 2 hòm đạn đã nhồi liều phóng. Chính bảo em tranh thủ mà ngủ, ngủ được lúc nào là ngủ ngay. Bọn Tàu nó đánh không kể giờ đâu. Chính kiểm tra lại cơ số đạn, kéo cơ bẩm, khoá an toàn, đặt súng xuống rồi nằm ôm. Một lát thì thấy nó gáy như sấm.
Em ra khỏi hầm, nhìn ngó các hầm xung quanh. Các hầm được nối với nhau bằng giao thông hào. Em chạy qua mấy hầm chơi, tìm mấy thằng cùng đơn vị. Có mấy thằng đang khóc tu tu. Em cũng hơi hãi nhưng không đến mức ấy. Đại đội trưởng nhắn em về hầm. Giọng nói ông mềm mỏng đến không ngờ. Sau này em mới hiểu, trên này, cái sống và cái chết cách nhau gang tấc. Mọi người luôn cảm thấy cần nhau, dựa vào nhau để sống, vì vậy, không có chủ nghĩa quân phiệt như của mấy ông sỹ quan dưới kia.

Đêm hôm ấy, em không ngủ được. Hoàn toàn không phải vì sợ, mà thấy tiếc thời gian cho giấc ngủ. Cứ nghĩ rằng, mình ngủ và chẳng biết liệu ngày mai mình có dậy không, thế là lại cố căng mắt để thức.
Một đêm yên tĩnh trôi qua.
Sáng sớm, thằng Chính dậy. Nó đứng *** ngay trước cửa hầm. Một tay cầm vòi phun lung tung, một tay cầm quả đạn cối to bằng cái bắp ngô thả vào khẩu cối 60. Tiếng nổ đầu nòng làm em giật mình, vơ khẩu súng, đội mũ sắt lao ra cửa hầm. Thằng Chính cười hềnh hệch bảo đấy là bắn cầm canh. Em kêu phí đạn thế, Tàu nó sang thì lấy đâu ra đạn mà đánh. Thằng Chính bảo, phải bắn cho chúng nó biết chủ quyền của VN ở trên điểm cao này. Các hầm xung quanh cũng thế, anh em vừa *** vừa bắn, ngoạn mục lắm.
Trời sáng rõ, em leo lên hầm nhìn sang bên tàu. Cũng rừng cũng núi như ở bên ta. Sao nó còn muốn lấy đất ta làm gì?
8h sáng, em được lệnh tập trung. Khả năng hôm nay lại đánh. Một trung đội được lệnh vòng ra sau đánh vào lưng khi tấn chúng tấn công điểm cao. Em nằm trong nhóm đó. Thằng Chính nhìn em đầy lo âu, nó không chào tạm biệt, chỉ bảo em cẩn thận.
Bọn em xuất phát, có trinh sát dẫn đường. Hành trang gọn nhẹ: lương khô, nước, 2 quả lựu đạn, súng và 100 viên AK.
Trinh sát là thằng Sơn rùa, quê ở Đan phượng, trước là lính trung đoàn 72, trinh sát luồn sâu. Cu cậu cũng mới được điều lên đây. Riêng nó có la bàn và bản đồ. Địa điểm tập kết thì chỉ mình nó biết.
Đi đến chiều. Bọn em dừng lại ăn lương khô. Mặt thằng Sơn tái ngắt, không hiểu vì đói hay mệt. Ăn xong nó lại giục anh em đi mau. Nó truyền lệnh xuống phía dưới cho những người đi sau xoá dấu vết. Bỏ mẹ, sao lại phải thế? Sao lại phải xoá dấu vết. Em chưa có kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng thấy nghi ngờ.
Trời tối. Bon em dừng chân ở một thung lũng. Mọi người tản ra, không được nói chuyện, ko được hút thuốc, không có ánh lửa. Em tiến đến chỗ Sơn rùa. Nó đang cầm cái đèn pin bịt vải đen chỉ khoét một lỗ bằng hạt gạo soi bản đồ. Em hỏi lạc đường rồi đúng không Sơn. Nó nhìn em sợ hãi hỏi sao biết. Em bảo thấy mày bắt xoá dấu vết là tao ngờ rồi. Sơn bảo, bỏ mẹ, lạc vào đất tầu 5 cây rồi. Em tí ***** ra quần. Bây giờ mà gặp lính Tàu, chắc chắn cái thung lũng này thành cối xay thịt. Sơn bảo, có nên nói cho anh em biết không. Em bảo, nên nói để anh em chuẩn bị tinh thần. Trung đội phần lớn là lính mới như em, một số lính cũ, cũng chỉ đánh dăm ba trận thôi, không lại được với lính thời chống Mỹ. Thoạt đầu mọi người rất hoang mang, sau cũng ổn định dần. Em bảo, tối nay ta cố mà ngủ. Nếu đánh thì đánh, chết thì chết. Đời trai, một xanh cỏ, hai đỏ ngực, lo gì.
May quá, một đêm yên tĩnh bên Tàu đã trôi qua.
Trời tang tảng sáng, bọn em quyết đinh nhằm hướng nam tiến. Không cần trinh sát, không cần la bàn, không cần cắt góc phương vị, cứ hướng nam là về đất Việt rồi. Mệnh lệnh được ban ra, tuyệt đối bí mật, gặp địch, mọi người tản thật nhanh. Nếu bị phát hiện. Lính mới không được nổ súng, để lính cũ bắn trước.
Đi được khỏang 2 tiếng, bên sườn núi bên cạnh có tiếng đá rơi rào rào. Anh em vội vang tản ra mỗi người mỗi hướng. Không biết bọn Tàu đã phát hiện ra mình chưa. Không khí như đông đặc lại, thời gian ngừng trôi, ai nấy căng thẳng.
Một tràng AK đột nhiên ré lên, phá tan sự im lặng. Bên kia nhốn nháo, bên ta nhốn nháo. Thằng Tạo, quê ở phúc thọ, sợ quá tay ríu vào cò súng không gỡ ra được. Bên tàu đã phát hiện ra ta. Chúng chưa biết bên ta có bao người. ta cũng chưa biết chúng thuộc đơn vị nào, binh chủng vào, bộ đội biên phòng hay sơn cước. Sau tràng AK lỡ làng kia, lập tức ta nổ súng áp đảo ngay. Bây giờ em mới hiểu tại sao chỉ có lính cũ được bắn. Khi chưa biết thực lực của nhau, các bên thường nghe tiếng súng để đoán trình độ tác nghiệm chiến trường của nhau. Nếu tiéng điểm xạ đều, tằng tằng...tằng tằng. Cứ 2 phát một, đều như giã cua, không nhanh, không chậm, ắt hẳn tay cơ cao, đánh trận nhiều. Lính mới thường làm một tràng dài, bắn vọt lên giời, sau đó lại im bặt. Riêng khoản điểm xạ, sâu tay cò không lo tắc cú, em bắn hơi bị chuẩn. Lúc đó em hơi sợ, lẩm bẩm bài:'''''''' tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." lấy lại được khí thế ngay. Bọn Tàu nhốn nháo chạy ngược chạy xuôi. Chúng có chừng một đại đội, đóng vắt vẻo bên sưòn núi. Chúng đang đánh răng rửa mặt buổi sáng. Chắc chúng mới đến đêm qua vì chiều qua chúng em qua đây không gặp. Em vừa bắn vừa di chuyển. Khoảng 10 phút sau, em hết sợ, máu căng phần phật trên mặt. Em mang có 100 viên đạn nên bắn rất tiết kiệm. Trong iều kiện thế này, lấy đạn của đich là điều không tưởng. Bọn Tàu bắt đầu ổn định, chúng cũng đoán ta không đông, chúng bắt đầu triển khai tấn công. Tả khoai ầm ỹ như đi chơ.
Vừa đánh vừa rút. Rút không nhanh chúng chặn khe núi đằng kia thì ngồi đấy đợi nó nhằm từng thằng nó xơi. Bọn tàu cũng nhìn thấy điều đó, chúng bắt đầu triển khai quân chặn đượng rút của bọn em. Bọn em chạy phía dưới, chúng chạy phía trên. Vừa chạy vừa bắn như phim Mỹ. Khi còn cachs khe núi một quãng nữa, súng rổ rát mang tai. Em và mấy người nữa, trong đó có thằng Tạo, chặn lại cho mọi người rút lui. Mọi người nhanh chóng vượt qua khe núi. Em và nhóm ở lại bình tĩnh chặn các đợt phản công của địch. Đạn mọi người để lại cho bọn em khá nhiều. Thằng Tạo nổi hứng bỏ AK, dùng trung liên RBK bắn như vãi trấu. Thằng Luyện dùng AK và khẩu M79, thi thoảng lại đệm một quả như tiếng pháo đùng. Bọn em cầm cự khaỏng 1 tiếng. Thằng Luyện bị một viên xuyên qua bắp tay, may chỉ vào phần mềm. Cái mũ sắt của em bẹp một góc, không hiểu bị bắn lúc nào. May thế cơ chứ, nếu không, chắc vỡ tan thiên linh cái rồi còn đâu.
Khi biết chắc chắn anh em đã thoát khỏi tầm nguy hiểm, bọn em rút lui.
Sau khoảng một tiếng. Bọn em bắt đầu rút. Phía bên kia cũng ngừng tấn công. Em kiểm lại cơ số đạn dược. Thấy còn đủ để đánh trận nữa. Thằng Tạo lấy một quả lựu đạn mỏ vịt, rút gần tụt chốt, buộc vào sợ dây chuối, chăng ngang đường đi. 5 thằng chạy nhanh qua hẻm núi. Chạy khoảng nửa tiếng thì dừng lại thở. Thằng nào mặt mũi cũng đen nhẻm vì khói súng. Bây giờ mọi người mới chú ý đến vết thương của thằng Luyện, máu vẫn chưa cầm, ri rỉ chảy qua lớp băng. Mặt nó tái xanh vì sợ và vì mất máu. Nó khát nước, em đưa cho nó cái bi đông. Nó uống được 2 hớp em giằng lại, uống càng nhiều càng mất máu. Có tiếng lựu đạn nổ sau khe núi. Thằng Vinh, quê ở ba vì, cười sằng sặc. Ít nhất cũng phải đi 2 thằng Khựa. Em bảo, nghỉ thế thôi. Tiếng nổ vừa rồi chứng tỏ bọn nó đã vượt qua khe núi. Chạy không mau thì thành bia di động cho chúng nó bắn bây giờ.
Lúc ở lại chặn địch, thằng nào cũng thích có nhiều súng đánh cho nó máu. Bây giờ cần rút nhanh thấy lỉnh kỉnh quá. Thằng Tạo ngoài khẩu AK còn khẩu Trung liên. Thằng Luyện bị thương, tự đi được là may lắm rồi, khẩu AK và khẩu M79 chia cho thằng Vinh và thằng Minh vác. Em xách túi đạn M79, đâu còn mươi quả gì đấy, nặng cũng kha khá.
Bọn em tính nhẩm trong đầu, đường chim bay về VN khảng 2 đến 3 km. Trèo đèo lội suối vòng vo đến 10 km là cùng. Đi nhanh chỉ hết 2 tiếng. Cả bọn mừng khấp khởi. Dọc đường còn bình luận lính sơn cước của Tàu thua xa dân quân tự vệ của mình.
Bên kia sườn núi bỗng có 2 con đại bằng bàng núi bay vọt lên, lượn mấy vòng trên không mà chẳng chịu xuống. Em là người HN, nhưng vẫn theo ông đi săn. Em hiểu rằng có người ở đấy. Vậy thì chết rồi. Thảo nào thấy bọn nó ngừng tấn công. Anh em đã vội coi thường lính sơn cước. Chúng nó thôi tấn công để triển khai các mũi bắt sống anh em đây mà. Em bảo mọi người dừng lại hội ý nhanh. Tình hình là không thể đi qua con đường trước mặt. Hai bên là núi đá, vách dựng đứng. Có trèo được lên thì cũng chạm bọn tàu phiá bên kia. Chúng nó là lính sơn cước. Xuất thân là dân miền núi, leo núi nhanh hơn chạy bộ. Mình toàn dân đồng bằng, có mỗi thằng Vinh người ba vi, ở đấy còn có núi. Leo thi với bọn tàu cầm chắc caí thua. Tiến lên không được, lui lại không song. Anh em ngồi xuống phiến đá bên đường, ngó nghiêng tìm chỗ nấp. Đánh nhé, chết thì thôi. Cả năm anh em chưa ai lấy vợ. Chết rồi, bố mẹ khóc một ngày là nguôi ngoai. Thằng Luyện có người yêu rồi. Lúc nhập ngũ có ăn nằm với cô ấy. Chẳng hiểu có đậu giọt máu nào không. Nó sụt sịt ngồi khóc. Anh em chia nhau đều chỗ đạn. 5 thằng phá lệ chia tay nhau, nói lời vĩnh biệt, thằng nọ mong thằng kia sống để về chăm dưỡng bố mẹ của nhau. Cứ hi vọng thế thôi. Chứ ai cũng cầm chắc cái chết. Sau màn chia tay, thằng nào thằng nấy vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Em chọn một phiến đá cao. Tựa lưng vào vách núi, mặt hướng ra đoạn đường vừa qua. Đằng nào cũng chết thì phải chết cho oai.
Một ý nghĩ loé lên. Chỗ nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất. Bọn Tàu đang đuổi theo ta, tai sao ta không đi ngựoc lại chỗ chúng nó. Ít ra là thoát được trận này. Sau đó tuỳ cơ ứng biến. Em gọi mọi người, trình bày phương án. tất cả đồng ý. Em bảo mọi người bây giờ mình đang chơi trò mèo đuổi chuột. Vì vậy phải nhanh, gọn, giấu bớt súng đi chạy cho nhanh. Năm thằng lập tức quay ngược trở lại. Em vẫn giữ khẩu M79 vì nó cũng không nặng lắm.
Đúng như dự đoán, đi được một lúc thì bọn em gặp bọn Tàu. Chúng đi không nhanh, cẩn thẩn nhưng không lục soát dọc đường. Chúng nghĩ là bọn em đã chạy xa. Chúng đợi bọn em gặp cánh phục kích nổ súng thì chúng mới khép vòng vây. Chính vì điều đó, chúng đi qua chỗ 5 thằng nấp mà không hề hay biết. Em nhìn rõ từng thằng đi qua, thằng nào thằng ấy đi trên đá như bay. Chúng chẳng to hơn anh em là mấy, nhưng rắn rỏi hơn nhiều. Khi thằng cuối cùng đi qua, đợi một lát cho an toàn, bọn em ra khỏi chỗ nấp. Thằng Tạo lại đ ái ra quần vì sợ. May lần này nó không bóp cò súng. Em bảo mọi người, bây giờ quay lại chỗ chúng nó đóng quân hôm qua. Trốn đấy là an toàn nhất. Vì khoảng 1,2 giờ nữa, 2 cánh quân gặp nhau, chúng sẽ xới tung cả cánh rừng này để truy lùng bọn em. Vì vậy, nơi ít có khả năng tìm kiếm chính là chỗ chúng vừa đóng quân.
Khi bọn em trở lại đến khe núi hồi sáng đánh nhau, chỗ quả lựu đạn nổ, không hề có vết máu. Lựu đạn mỏ vịt khi bật chốt, sáu đến bảy giây sau mới nổ. Chắc là chúng kịp chạy. Bọn em thận trọng leo lên lưng chừng núi. Mười mấy cái xác được xếp ngay ngắn, bọc bên ngoài bằng một túi nilon màu xanh, in ngôi sao bát nhất và chữ Tàu loằng ngoằng. Chúng nó đã kịp căng lều dã chiến. Chắc bên trong có thương binh vì bọn em nghe thấy tiếng la hét đau đớn vọng ra. Thằng Vinh bảo trèo lên phía trên bọn Tàu rồi kiếm hốc đá nào ẩn náu. Em bảo lên trên dễ coi động tĩnh của bọn tàu, nhưng sểnh chân, có hòn đá nào rơi xuống thì xong phim. Xuống thấp hơn chúng nó, khéo vẫn theo dõi được mà lại an toàn hơn.
Bình thường, chắc mấy thằng phải cãi nhau ỏm tỏi tranh nhau ai bắn trúng, Tàu chết nhiều. Bây giờ không ai còn tâm trí để đùa. Bọn em kiếm hốc đá ẩn tạm vào, giở lương khô ra ăn. Lương khô chỉ còn một ngày ăn. Bọn em không dám ăn nhiều, sợ phải ở lại đây vài ngày cho đến khi bọn Tàu rút lui.
Đến chiều, hai cánh quân gặp nhau đã rút về. Chúng nói oang oang. Tiếc là em không hiểu tiếng tầu để nắm tình hình. Mọi người thấy thế bảo đên nay rút luôn. Em vốn cẩn thận, bảo suy nghĩ cái đã. Em quyết đinh ở lại đêm nay, đến sáng mai nếu không thấy chúng đổi quân thì rút. Đêm hôm đó, anh em thay nhau gác. Mệt đờ đẫn nhưng chẳng dám ngủ.
Đến sáng, một số lính Tàu rời khỏi doanh trại, Chúng đi đổi ca cho bọn phục kích bọn em suốt đêm qua. May chưa. Nếu đêm qua bọn em mò mẫm về chắc bị chúng tóm sống.

Ngày hôm đó là một ngày dài nhất trong đời em. Em có cảm giác một ngày dài 100 tiếng chứ không phải 24 tiếng như mọi khi. Thằng Luyện mất nhiều máu, yếu lắm rồi. Nằm bệt trong hốc đá, thiêm thiếp ngủ. Thằng Tạo thì ngưòi khai lòm. Thằng này đến lạ. Vào trận đánh đấm không đến nỗi nào, cừ ra phết. Thế mà cứ trước lúc đánh thì lại hay ti rỉn ra quần. Thằng Vinh tựa đầu vào tảng đá. Ngủ mơ, cười tủm tỉm một mình. Thằng này ăn khoẻ như trâu, chắc đang mơ được một bữa tuý luý. Thằng Minh ngồi một chỗ, không ngủ, không nói năng, mắt mở thao láo vô hồn, tay mân mê chốt an toàn quả lựu đạn. Em động viên tinh thần mọi người. Thành cổ quảng trị bé bằng cái nong tằm. Bộ đội ta rúc từ dưới cống ngầm đánh cả tháng có sao đâu. Bây giờ ở đây, rừng núi đại ngàn mịt mùng thế này. Bọn Khựa tìm chúng ta sao được. Anh em yên tâm, kiểu gì tao cũng có cách.
Em là thằng ít tuổi nhất bọn. Em nhập ngũ khi mới 17. Các chú ở phường còn bắt em xin chữ ký phụ huynh vào đơn nhập ngũ. Ngày về đơn vị huấn luyện. Ma mới bị ma cũ bắt nạt. Em đánh từng thằng không nương tay. Kết quả là bị thuyên chuyển sang đơn vị chiến đấu. Nhưng được cái, anh em nể phục, tin yêu, bảo gì nghe nấy. Nghe hơn cả mấy ông sỹ quan chỉ huy.
Chỉ một phút núng chí vào lúc này. Hậu quả sẽ khôn lường. Em bảo thằng Minh đưa em quả lựu đạn đang cầm trong tay. Chỉ sợ nó nghĩ quẩn, liều mạng với mấy thằng Tàu thì nguy. Đến lúc này, em thấy cần phải sống, cần phải về, không được manh động.
Mọi người đói lả. Không dám ăn nhiều lương khô. Em bảo, thôi ăn đi, ăn hết đi để lấy sức mà về đến VN. Tối nay, tao sẽ đi kiếm đồ ăn dự trữ. Thằng Vinh nghe thấy thế, cười rạng rỡ, cho một phong 702 vào mồm, nhai nhồm nhoàm. Thiếu nước, nó bị nghẹn. mãi mới nuốt được. Em bò xuống khe lấy nước cho anh em. Đói thì 30 ngày mới chết, khát thì chỉ 3 ngày là chết.
Mấy thằng Tàu đang tắm dưới suối. Em chỉ cách chúng nó khoảng 20m. Quần áo, súng đạn chúng vứt đầy trên bờ. Ngon quá, nếu mà không sợ bị lộ, em nấp ở đây, kéo một băng, máu bọn Tàu sẽ hoà với nước suối, chảy về xuôi, gột rửa cho những linh hồn đồng đội đã ngã xuống vì quê hương.
Buổi chiều, chúng nó lại đổi quân. Chúng quyết bắt sống anh em. Em lẩm bẩm, may bọn này là lính sơn cước, trèo núi thì nhanh nhưng hơi bị ngu. Gặp lính biên phòng, dùng chó nghiệp vụ đánh hơi thì bọn em không thoát được.
Tối đến, anh em đã xơi hết khẩu phần lương khô. Em sẽ đột nhập doanh trại bọn tầu, kiếm cái ăn. Định mặc mỗi cái quần đùi và mang theo con dao găm cho gọn nhẹ. Thấy không ổn. Lính hà nội cởi quần áo ra da trắng như cục bột. Không trăng không sao, kẻ kém mắt cũng phát hiện ra. Em lại mặc quần áo vào, kể ra cũng hơi vướng víu, nhưng chịu đuợc.
Bọn Tàu đang ăn tối. Chúng cũng tổ chức sáu người một mâm như quân đội ta. Mỗi thằng một bát canh, to bằng cái chậu rửa đ ít của chị em. Mùi thức ăn bay ra làm em nuốt nước bọt ừng ực. Không khéo tiếng nuốt nước bọt gây ra tiếng động lộ thì chết. Em không nuốt nữa, nứơc dãi túa ra 2 bên mép, chảy cả xuống cổ. Một thằng ăn xong, bô lô ba la cái gì đó rồi đi ra ngoài. Nó đứng ngay cạnh em, cởi khuy quần rồi đ ái tồ tồ. *** mãi không hết. ăn nhiều uống nhiều thế kia cơ mà. Em không dám thở, sợ nó nghe thấy. Gần quá. Em có cảm giác, quàng tay một cái, làm đến roẹt, đứt ngay động mạch cảnh, kêu đằng giời. Tay nắm chuôi dao, tay kia sờ vào lưỡi xem có đủ độ sắc làm một nhát không. Nếu nó nhìn thấy em, chỉ cần có một hành động bất thường, em sẽ thịt nó ngay. Rồi sau tính tiếp. May quá, nó đ ái xong, đứng vung vẩy cho hết nước rồi vào lán.
Chúng nó đã ăn xong. Bọn nuôi quân đang thu dọn bát đĩa. Em bò vào gần bếp dã chiến. Mắt em hoa lên: thịt hộp, lương khô, thực phẩm để tràn trề trong những hòm gỗ thông sơn màu xanh ***** ngựa.
Em lấy một cái túi bẩn vứt ở đấy, cho một số đồ ăn vào, bò ra. Vừa đi vừa nghĩ không biết chúng nó có phát hiện ra mất túi không. Liều quá. Thôi thây kệ, chắc chả chú ý đến cái túi này đâu, mà hình như chúng nó vứt đi rồi thì phải.
Xuống đến nơi. Mấy anh em mồ hôi vã như tắm. Chúng nó ngồi dưới sợ hơn em bò lên. Chúng nó lo cho em. Em bảo, sợ cái đ... gì. Tao mà không đi lính, thì chắc tao cũng đi ăn cắp. Thầy tử vi xem cho tao lúc tao mới sinh bảo thế. Em pha trò nhưng không thằng nào dám cười. Chúng nó sợ quá, mất cả khôn.
Em dùng lưỡi lê, mở hộp thịt, bón cho thằng Luyện. Nó trệu trạo nhai, mãi không nuốt được. Em đành cho nó húp nước thịt. Em bảo nó cố mà ăn. Ăn để sống. Sống để về xem cái đứa kia có mắn đẻ không. Nó cười cười nồi lại thiếp đi. Cánh tay nó đã cầm máu, nhưng nhiễm trùng, sưng to, đỏ lựng như bắp chuối. Người nó nóng hầm hập.
Lại một đêm không dám ngủ. Em bị bệnh nghiến răng, ngủ là nghiến ken két. Trời đất âm u thế này, tiếng nghiến răng vang cả cây số. Bọn Tàu trên kia mà nghe thấy, có không biết là tiếng nghiến răng của người, cũng tưởng của thú. Phệt cho một quả na xuống đây thì chết oan. Em bật lưỡi lê. Ngồi tựa vào vách đá, mở mắt trừng trừng. Thi thoảng cái đầu lại gật xuống. Mũi lê đâm vào trán, tỉnh ngủ ngay.Đã sang đến ngày thứ tư bên đất Tầu. Sáng hôm đó, chúng vẫn đổi quân phục kích. Em bảo mọi người cố chờ nốt hôm nay. Nếu tối nay, chúng rút bọn phục kích về, bọn em sẽ rút trong đêm. Ban ngày, ngủ gà gủ gật. Anh em chia nhau cảnh giới xem động tĩnh của bọn Tàu trên sườn núi. Đến chiều, ca thằng Vinh gác, nó vội lay em dậy, bảo ra xem lạ lắm. Em trườn ra ngoài, tìm một chỗ kín đáo, lấy thêm cây rừng che cho chắc chắn, chăm chú quan sát. Hình như bọn Tàu tăng thêm quân. Lính Tầu ở đâu kéo về đông lắm. Chết rồi, thế này thì không có cơ hội rút về đêm nay rồi. Mồ hôi rịn ra ướt cả áo. Nhưng mà lạ thật. Có thằng bị thương, đi đứng tập tễnh. Có bọn khiêng xác, nhiều lắm. Thôi đúng rồi, bọn này chính là bọn tấn công điểm cao mà trung đội em sẽ đánh vu hồi đây. Tức là trận chiến đã xảy ra. Ở đây khuất núi, không nghe được tiếng súng. Anh em ơi, ở nhà có ai việc gì không? Chính ơi, mày có còn để sáng sáng ***** sang đất Tầu nữa không? Mà trung đội em không biết có kịp về đến nơi tập kết để táng nhau với bọn này không?
Em trở lại vị trí trú ẩn. Trao đổi tình hình và nhận định với anh em. Cũng có khả năng, bọn tầu thương vong thế này, chúng sẽ rút vào đêm nay hoặc sáng mai. Cũng có thể, đại đội sơn cước đang đóng trên kia, là lực lượng hỗ trợ cho đơn vị đánh điểm cao. Nhưng bất ngờ gặp bộ đội ta, suy đoán tình hình không chính xác nên cố thủ ở đây. Mà cũng có thể, cả đơn vị này nhập vào một, củng cố đội hình, lấy địa điểm này làm căn cứ rồi lại tiếp tục đánh lấn sang đất ta. Em cứ suy nghĩ miên man mà không có lời giải đáp cụ thể. Em bảo thằng Vinh, lên theo dõi tiếp xem chúng có căng thêm lều bạt dã chiến không. Thằng Vinh báo về, hình như chúng đang thu dọn. Bọn em thở phào.
Đến chiều. Chúng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển quân. Em bắt đầu thấy lo. Thương binh mới rống như bò trong mấy lều quân y. Bọn nó vẫn đổi ca đi phục kích.
Tối hôm đấy, mọi người ăn tiếp chỗ thực phẩm lấy trộm của bọn Tầu. Bây giờ bọn chúng đông quá, em không dám mạo hiểm trộm cắp một lần nữa. Một đêm căng thẳng và không ngủ lại trôi qua.
4h sáng, thằng Tạo lay lay em thì thầm, chúng nó đang rút. Chúng nó đang rút thât. Chúng đang xuống núi. May quá, đường chúng leo xuống cách xa bọn em cả trăm mét. Nó mà xuống đường này có khi anh em không kịp chạy.
Em hội ý nhanh. Rút thôi. Nhưng không rút theo đường cũ. Sẽ rút theo đường vòng qua quả núi kia. Nếu vẫn còn bọn phục kích. Mình sẽ xuất hiện sau lưng chúng nó. Mình chủ động, nó bị động. Mình sẽ đánh vượt mặt chúng nó để về. Bọn Tàu ở đây chắc cũng rút khá xa, chúng không kịp gửi quân viện trợ đâu. Mà quân viện trợ có đến nơi, thì có lẽ mình đã ngồi rung đùi uống rượu trong hầm rồi. Còn bọn phục kích trong lòng thung lũng này, không sợ lắm, vì chúng mệt mỏi lắm rồi. Vả lại, lúc đó, mình trên cao, nó dưới thấp, thoải mái mà nện.
Bọn em kiểm tra lại đạn dược. Không đến nỗi tồi. Khó khăn nhất là thằng Luyện, nó không đi được nữa, mê man, mụ mị. Em bảo thằng Tạo và thằng Vinh hai đứa 2 bên dìu thằng Luyện. Khi nào gặp địch thì quảng nó vào hốc đá nào rồi đánh. Em đi trước, 2 thằng dìu Luyện đi giữa, thằng Minh đi cuối.
Bọn em đi chậm vì có thương binh, vả lại đi chậm để dò đường và nghe ngóng.
Quả như em dự đoán. Đi được 2 tiếng, trời đã sáng rõ, em phát hiện ra bọn phục kích. Chúng có khoảng hơn 10 thằng.Chúng đang tập thể dục cho người ngợm đỡ mỏi vì cả đêm nằm phục. Theo thường ngày thì giờ này chúng sắp đổi ca. Vì vậy chúng rất mất cảnh giác. Phía trước chúng có rất nhiều tảng đá để che chắn, nhưng sau lưng chúng, đối diện với bọn em lại tơ hơ. Chúng không nghĩ là bọn em đi đường này. Em ra hiệu cho mọi người. Tìm chỗ nghỉ ngơi cho Luyện. Nó đã tỉnh, nó thều thào xin quả lựu đạn. Nó chỉ đủ sức để nếu có mệnh hệ gì thì dùng răng cắn chốt quả lựu đạn. Một giọt nước mắt lăn trên gò mà nó. Em thấy cay sống mũi, nhưng không còn thì giờ nữa. Em nhanh chóng tìm vị trí chiến đấu. 3 thằng kia cũng vậy. Thằng Tạo đi khom, vừa đi vừa lấy tay gại gại đũng quần. Chắc lại ti rỉn rồi. Cả bốn thằng cùng đồng loạt nổ súng và hô xung phong. Thét xung phong chứ không còn là hô nữa. Cho khí thế, cho áp đảo. 5,6 thằng Tàu gục ngay sau loạt đạn đầu tiên. Lũ còn lại nháo nhác như ong vỡ tổ. Thằng vội đi lấy súng. Có thằng đang ị hớt hải không kịp kéo quần cứ thế bò lê tìm chỗ nấp. Bọn em tiếp tục bắn, bình tĩnh tiêu diệt từng thằng. Bọn tàu bắt đầu bắn trả. Đạn đập bôm bốp voà vách đá xung quanh em. Thằng Tạo ném một quả lựu đạn về phái sau tảng đá. Cùng với tiếng nổ là vài cái mũ bay lên. Bọn Tàu bị đánh bất ngờ, lại vào thời điểm bất ngờ, khiến chúng không kịp trở tay. Trận đánh kéo dài độ 20 phút. Mấy thằng Tầu còn sống đã bắn hết đạn. Lúc cuống chúng chỉ kịp vớ lấy súng. Mỗi khẩu cùng lắm có 30 viên. Chúng không dám bò ra chỗ để đạn, thằng nào bò ra em bắn rát rạt. Chúng cởi áo may ô mắc lên đầu súng xin hàng. Chúng không dám đợi viện binh ở phái bên kia núi, trong thung lũng. Chỉ sợ bọn em tung thêm mấy quả lựu đạn thì chấm dứt. Em bảo thằng Tạo và thằng Minh bắn iểm trợ, em và thằng Vinh bò ra bắt chúng nó. Đầu tiên, em vứt hết vũ khí đạn dược của chúng xuống vực. Sau tảng đá, có 6 thằng Khựa, mặt mũi tái mét, run rẩy. Có thằng vẫn đang mặc quần đùi. Có thằng chưa kịp lấy súng. Thằng Vinh bảo bắn hết chúng nó đi trừ hậu hoạ. Em bảo không được. Chúng nó là tù binh. Vinh cãi nhưng mình có đem về VN được đâu. Em bảo Vinh trói chân trói tay bọn nó lại đã. Vinh sợ đi rồi thì chúng sẽ cởi trói cho nhau. Em bảo cứ yên tâm. Sau khi trói tay trói chân từng thằng, em trói 6 thằng quay lưng vào với nhau. Gài một quả lựu đạn rút gần tuột chốt vào nút trói. Chúng mà gỡ, chốt tụt. 6 thằng đang dính chặt thế này, chạy đường giời. Trừ khi có thằng khác đến gỡ. Số súng còn lại, thằng Vinh tháo qui lát, vứt thật xa xuống vực. Thằng Tạo đã kịp thời mót được mấy phong lương khô của bọn Khựa, đưa cho thăng Vinh một thanh. Lương khô bọn này ăn ngon hơn của ta.
Em ra hiệu rút nhanh. Theo như dự tính, khoảng một tiếng sẽ gặp nốt toán còn lại. Lần này đánh sẽ gay go hơn vì chúng nó cũng chủ động. Mình chỉ có lợi điểm là ở trên cao và bí mật về lực lượng.
Không đầy một tiếng, cánh quân kia xuất hiện. Không đông như toán trước, nhưng chúng tiến cẩn thận hơn. Vừa đi, chúng vừa tìm địa thế ẩn nấp. Em ra hiệu cho mọi người tản ra. Phương án tác chiến lần này phải thật bài bản. Đầu tiên bắn rát xung quanh toán quân, khiến chúng co cụm lai, em sẽ dùng M79 phệt cho chúng chết có bầy, xuống âm ty có bạn có bè. Mọi việc diến ra như mong muốn. Nhóm đầu tiên, vụt một quả M79 chơi 6 thằng. Bọn còn lại biết có bên ta có hoả lực mạnh, chúng không co cụm nữa. Bên chúng có một khẩu trung liên, khạc đạn điếc nhĩ. Chúng còn độ 5 tên, như vậy là tương đối cân bằng lực lượng. Bây giờ cứ thong thả mà đánh. Bọn viện trợ có tới được cũng phải mất nửa ngày đường. Trận chiến có vẻ căng thẳng, lựu đạn 2 bên đều không nắm tới. Em lấy cái mũ sắt cướp được của bọn tàu, đội lên đầu súng, thò một chút xem sao. lập tức đạn va choang choang, tay rung bần bật. Vị trí của em thế là mất thế thượng phong rồi. Chắc là lúc em tụt xuống để thay băng đạn thì chúng trồi lên đây. Em tính kế trườn ra chỗ khác. Khó quá, mình giơ cái mũ mà đã thế. bây giờ quăng thân ra khác gì bị thịt. Đang suy nghĩ lung mung thì chợt nhìn thất khe hở giữa 2 phiến đá, to gần bằng cái bát. Giời thương ta rồi, khác gì lỗ châu mai đâu. Em kê súng vào khe hở, tìm mục tiêu. Mấy chú thấy em không bắn, nhấp nha nhấp nhổm, có lúc thò cả nửa đầu lên khỏi chỗ ẩn nấp. Em bình tĩnh lấy đường ngắm. Cái đầu kia kìa, của thằng gĩư trung liên. Em nín thở bóp cò. Cái đầu bật ngửa ra đằng sau. Tiếng mũ sắt đập vào đá kêu loảng xỏang. Bọn Tầu thấy vậy vội thụp xuống, anh em vội trồi lên lấy đường ngắm trước. Thế thượng phong laị thuộc về ta. Em bảo mỏi người bắn áp đảo để em bò lên ném lựu đạn. Anh em bắn rát ràn rạt, không thằng tàu nào dám ngóc đầu lên. Em vừa bò vừa lăn, chỉ sợ cậu nào chúi mũi súng xuống đất thì em tiêu đời. Em rút chốt quả lựu đạn thứ nhất, buông mỏ vịt cho búa đập vào nụ xoè, đếm đến 3 mới ném. Quả thứ 2 cũng thế. Mỗi một quả, hi vọng một tằng chầu diêm vương. Anh em tranh thủ lúc chúng rối trí, thay đổi vị trí ẩn nấp có lợi hơn. Vừa di chuyển, vừa nhả đạn. Bọn tàu bắt đầu rút chạy, chúng còn 3 tên. Lần này thì anh em quyết không để sổng trừ hậu hoạ.
Sau khi tiêu diệt tên cuối cùng. Mọi người nhìn nhau vui mừng, nhưng không ai nói gì. Bốn anh em thay nhau rìu Luyện. Cứ nhằm thẳng hướng nam mà tiến. Đến chiều tà, không biết đã về đến đất Việt hay chưa. Đang đi, bỗng dưng em bị ai đó ôm chặt chân, đẩy ngã dúi về phái trước. Ngay lập tức bị một cái bao tải chùm lên mặt, tay bị trói nghiến. Em ho sặc sụa vì cái bao tải hôi quá. Sơ sểnh quá đi mất anh em ơi, đánh mãi không ai chết, bây giờ lại bị chúng nó bắt sống. Em còn đang ho, chưa kịp hoàn hồn, nghe thấy tiếng lào xào báo cáo tiểu đội trưởng bắt được 5 thằng tàu, trong đó có một thằng bị thương. Giời ơi, hoá ra là quân ta. Em thét lên. Người nhà, người nhà. Cậu tiểu đội trưởng nghe thấy thế vội bảo anh em bỏ cái bao tải trùm kín mặt bọn em. Em thều thào đọc mật khẩu: Quê hương, quê hương... Cậu tiểu đội trưởng sững người một lúc rồi bảo mật khẩu đã thay đổi. Em bảo em đánh nhau bên kia năm ngày nên không biết thay đổi thế nào, chỉ biết mật khẩu cũ hỏi Quê hương, trả lời Đất mẹ. Cậu tiểu đội trưởng bỗng xẩy xổ đến ôm chầm lấy em, miệng lẩm bẩm, lính 301 hả? Mọi người tưởng các cậu đi rồi. Hôm qua vừa có điện từ chỉ huy mặt trận xuống các đơn vị nêu gương hi sinh anh dũng của các cậu.
Thế là bọn em về được đến VN, sau năm ngày đấu trí đấu súng. Em cũng không hiểu, sau này các ông nhà văn viết truyện toàn lấy ở đâu đâu, còn vụ của em thì không thấy ai đả động đến, hay là vì điều gì tế nhị chăng.
Bọn em cũng không kịp hỏi những người lính vừa bắt bọn em thuộc đơn vị nào. Gặp người nhà là mừng lắm rồi. Họ bảo về chỗ họ ăn uống, nghỉ ngơi rồi về đơn vị sau. Em hỏi đơn vị em còn cách bao xa, đi như thế nào. Cậu tiểu đội trưởng bảo một người lính dẫn đường rồi dùng máy 2W gọi về sở chỉ huy, thông báo về tình hình của bọn em.
Hoá ra chỗ này chẳng xa đơn vị em là bao nhiêu, vòng qua mấy quả đồi trọc, trèo lên con dốc đi một đoạn là thấy. Chỉ có một đoạn đưòng chừng 5km đường chim bay mà bọn em đi hết 5 ngày. Bây giờ nghĩ lại, vẫn thấy tởn.
Anh em đơn vị nghe báo bọn em về. Mừng quá, nhiều người chân đất cởi trần chạy xuống chân dốc đón. Thằng Sơn rùa vừa chạy vừa khóc hu hu. Gặp em, nó bảo tao tưởng bọn mày không về tao ân hận cả đời. Em bảo trinh sát luồn sâu mà đi rừng như c ứt Anh em không cho bọn em đi, họ bảo bọn em đã quá mệt, bọn em xứng đáng để họ khênh lên núi. Một phần vì mệt, một phần không muốn phụ lòng tốt của mọi người, mấy thằng nằm tơ hơ ra cho anh em khiêng. Mọi người đưa luôn bọn em về tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng là lính đánh Mỹ. Gan ông là gan cóc tía. Ông đã từng đánh giáp la cà cùng lúc với 2 thằng Mẽo. Ông chạy ra đón từ đầu chiến hào. Ông vỗ vai, lắc lắc rồi ôm từng thằng. Mắt ông ngấn nước. Ông bảo chúng mày khá lắm, lính mới mà thế này thì có thằng giặc nào mà ta không thắng. Ông nói tiếp, hồi trưa, ông có nghe thấy tiếng súng bên kia bên giới, ông hỏi sở chỉ huy xem có đơn vị nào tác chiến bên ấy không. Trên sở chỉ huy cũng không biết gì. Ông không dám nghĩ là mấy thằng còn sống đang choảng nhau với địch. Ông đoán là bọn Tàu bắn nhầm nhau.
Thằng Luyện được đưa ngay về tuyến sau trong đêm hôm ấy. Mãi sau này em mới gặp lại nó, một ống tay áo gió thổi bay phất phơ. Nó bảo cánh tay ấy bị hoại tử, phải tháo khớp.
Em báo cáo chuyện không mang được súng về vì lý do bảo toàn tính mạng. Tiểu đoàn trưởng trầm ngâm. Ông là lính già, đánh hàng trăm trận, ông biết việc bảo toàn vũ khí đạn duợc rất khó. Nhưng quân lệnh là như thế. Mất súng là có tội. Ông sẽ xem xét tình tiết cụ thể để báo cáo cho trung đoàn sau.
Em về đến hầm, thằng Chính đang ngồi đợi. Nó nhìn em cười. Nó bảo may cho bọn em, nó không tạm biệt nên em còn sống để về. Em bảo, 5 thằng bọn tao còn vĩnh biệt mà bây giờ vẫn sống nhởn thì sao? Nó cười, tí nữa thì thiếu một thằng buổi sáng cùng nó đ ái sang đất Tầu. Mà bây giờ phải cẩn thận đấy. Bọn Tàu đang ở gần lắm, nó dùng súng bắn tỉa, suýt nữa thì tao cụt mất chim. Nói xong nó cười ********** nẻ.
Em lăn vào hầm, bảo nếu bọn bộ binh Tàu tấn công thì đánh thức, còn pháo bắn thì mặc kệ, cho em ngủ một bữa. Nói chưa dứt câu, răng em đã nghiến kèn kẹt.
Cũng không biết là em ngủ bao lâu. Có lẽ phải một ngày một đêm. Khi em bừng mắt là gần chiều. Thằng Chính đang ngồi lau súng ở cửa hầm. Nó hỏi đói không, ăn cơm đi. Bữa nào nó cũng đi lấy cơm cho em, sợ em thức giấc thì có cái ăn ngay. Em đói quá, và một lúc hết ngay đống cơm nguội. Nó bảo, đại đội phó chính trị xuống bảo khi nào thức thì viết bản tường trình. Em hỏi lại, bản tường trình mất súng hay bản báo công? Nó bảo không rõ và ngạc nhiên, ơ thế 2 cái đấy khác nhau à?
Lúc này em mới nhớ đến trận đánh vừa rồi. Em hỏi nó chuyện đánh đấm thế nào? Nó kể:
" Bố t iên s ư cái bọn Tàu. Sau khi bọn mày đi nửa ngày, pháo bắt đầu giót xuống điểm cao". Em hỏi lại, cối hay pháo? Nó à lên "chắc là cối. Chúng bắn lâu lắm, lâu hơn mọi khi nhiều lần. Mà lính mình đã làm sạch cả một vùng, làm sao mà trinh sát pháo của nó vẫn bò vào trận địa để hiệu chỉnh nhỉ. Bọn nó bắn trúng lắm". Em bảo, cối thì cần đ... gì trinh sát, ở bên kia nó dùng ống nhòm cũng chỉnh được. Nó lại ừ nhỉ. Đúng là đồng chí nông dân, đánh trận mãi mà vẫn chưa phân biệt được cối với pháo. Nó tiếp" Tao có dám bò ra khỏi hầm đâu, nằm bẹp gí. Đại đội trưởng đội mũ sắt, theo giao thông hào đến từng hầm động viên anh em chiến sỹ. Ông ấy bảo tý nữa là nó đánh lên đấy. Chuẩn bị tinh thần. Chẳng bảo thì tao cũng chuẩn bị tinh thần. Oánh đến trận thứ 6 mà không biết sau cối thì bộ binh xung trận thì ngu quá mày nhỉ". Em hưởng ứng, ngu thật! Nó lại tiếp tục" Lần này khác, không đợi pháo... à... cối dứt, súng bộ binh của Tàu đã nổ chí chát dưới chân điểm cao. Bỏ mẹ. Trên vẫn giã cối, dưới bộ binh vẫn xung trận. Chắc đợi bộ binh áp sát trận địa thì cối mới dừng đây. Bên ngách bên cạnh, trung liên của thằng Lượng đã réo rắt nhả đạn. Mả b ố khẩu súng ấy như ma làm, lúc thì bắn hay thế, lúc thì hóc liên tục. Tao đội mũ sắt, lao ra ngoài. Mảnh đạn cối bay vèo vào trên đầu. Dưới chân dốc. Bọn Tàu đang tranh thủ triển khai chiến thuật. Chúng lợi dụng khi cối bắn thì anh em mình rúc cả dưới hầm. Một quả đạn cối thối liều, rơi ngay dưới chân dốc. Đạn nó giết chúng nó. Ba bốn thằng bay lên phất pha phất phơ. Đúng là đạn của chúng nó mà. Gần thế, cối mình sao bắn được.
ôm sau, cả buổi sáng, toàn bộ mọi người chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Mấy thằng hôm qua bị thương nhẹ cũng không chịu lui về tuyến sau. Vài thằng nghĩ ra sáng kiến lấy mũ sắt của anh em dưới hầm, đội liền 2 cái cho chắc chắn, bám trụ ngoài chiến hào.
Đến trưa, bọn tàu vẫn không có động tĩnh gì. Không hiểu chúng nó định giở trò gì đây? Chúng định chơi kiểu xa luân chiến ư? Đợi cho lính nhà mình kiệt sức và thương vong nhiều mới tấn công ư? Tao đề nghị ông Luợng cho một số anh em dũng cảm, mang theo hoả lực mạnh, bò xuống, cận chiến khiêu khích. Ông Lượng không đồng ý, ông ấy bảo sẽ đánh thế nhưng không phải là lúc này. Bây giờ cái quan trọng nhât là khoá *** những khẩu cối lại. Mà lúc ấy bọn mày ở đâu nhỉ, đi hơn một ngày rồi còn gì?". Em lẩm bẩm, thôi, kể kiếp đi, biết rồi còn hỏi làm gì. Thằng Chính tiếp: " Đến trưa, mọi người đang ăn, mặt đất rung lên bần bật, đất đá rơi rào rào. Mọi người bật dây, xách súng sách mũ chạy ra. Chúng nó tăng cường thêm hoả lực mày ạ. Rõ ràng là tiếng nổ của pháo 105 xen lẫn cối 82. Bọn Tàu lại bắt đầu triển khai quân. Ông Lượng ra lệnh giữ nguyên chiến thuật hôm qua để bảo toàn lực lượng. Bọn tàu bắn độ 1 tiếng thì thấy đạn rơi lung tung, không chụm nữa, sau thấy thưa dần rồi tắt hẳn. Ở đây nghe thấy tiếng súng vọng về. Ông Lượng không kìm được, nhẩy lên khỏi chiến hào hô: " Trung đội 4 khoá *** được hoả lực rồi. Đại đội 2 bảo vệ điểm cao, 2 trung đội còn lại của đại đội1 theo tôi đánh xuống phía dưới. Anh em hô xung phong ầm ỹ, vừa hô vừa tập hợp lực lượng. Dưới núi, bọn Tàu bắt đầu hoang mang. Chúng không giữ được bình tĩnh như hôm qua nữa. Bọn nó bắt đầu vỡ trận. Không có cối, pháo iểm trợ là bọn nó hoảng rồi. Ông Lượng dẫn 2 trung đội xuống, vừa tiếp cận vừa bắn. 2 trung đội lại chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoảng 4,5 người. Nhóm nào cũng có hoả lực, ít ra thì trung liên, không thì B40 hoặc M79. Bọn Tàu cũng đánh trả, vừa đánh vừa rút". Em hỏi Chính lúc đó ở trên hay ở dưới. Nó bảo: '''''''' Ở trên, tao thuộc ở trung đội hoả lực cơ mà. Quân mình đánh cho chúng nó ra xa, rơi vào tầm ngắm của trung đội tao. Lúc ấy cối mình mới nện. Sướng tay lắm mày ạ. Bộ đội mình được lệnh lui quân, không đánh tiếp nữa. Ông Lượng bảo đánh nữa là lọt vào vòng vây của nó. Bởi lực lượng đánh chiếm điểm cao thật sự chưa xuất hiện, chúng còn đang ém quân đợi lệnh. Thằng Quân mông béo bò nhấp nha nhấp nhổm, bị bắn mất một miếng thịt sấn, không ngồi được la oai oái." Em hỏi tiếp, thế đêm hôm ấy nó có đánh không? Chính bảo:" Không, đêm hôm ấy nó không đánh. Ông Luợng đoán sai. Chẳng hiểu vì sao nó không đánh. Nhưng mới sáng sớm thì nó đánh. Chắc nó đợi cả đêm lính mình thức, gần sáng quá mệt rồi thì nó mới đánh. Đêm qua lính nó sang đông quá. Chỗ nào cũng tháy chúng nó. Đằng trước, đằng sau, hai bên đều thấy bọn quấn xà cạp. Ông Luợng lo quá. Không nghĩ là chúng đông thế này. Lực lượng đánh tập hậu thì có mỗi trung đội mày. Hôm qua đã chiến với bọn cối rồi, không biết thương vong thế nào. Mà có còn nguyên vẹn thì cũng mỏng lắm so với chúng nó.
Chúng bắt đầu tấn công. Chúng áp sát điểm cao nhanh lắm. Khẩu trung liên của thằng Lượng đang nổ như pháo rang bỗng câm tịt. Tao tưởng nó dính rồi, vội bò sang ngách bên ấy. Nó đang ngồi thụp xuống móc vỏ đạn hóc. Khẩu súng lại giở chứng, bây giờ chỉ bắn cắc bụp như súng trường. Tao bảo thằng Luởng vất mẹ nó khẩu ấy đi, lấy AK mà đánh. Nhanh lên không nó tràn vào bây giờ. Tầm bắn lúc ấy khoản 100 đến 300 mét, lựu đạn vô dụng. Vài anh em chỉnh lại hướng bắn của cối 60, nện thẳng vào chúng nó. Cối bắn gần thế nguy hiểm lắm, mình chết như chơi. Nhưng thây kệ, Chúng nó đông quá mà. Ông Lượng chạy đi chạy lại. Ông gọi điện về trung đoàn yêu cầu tăng thêm quân. Chúng nó khép vòng vây rồi. Bắt đầu thấy tiếng súng của trung đội tập hậu. Ông Lượng mừng quá, động viên anh em đánh mạnh vào. Quanh tao bỗng sáng nhoà, nóng hừng hực. Bỏ mẹ, chúng nó thổi B40 đấy. Tiếng súng của thằng Lượng tắt hẳn. Vài cụm lửa kèm theo tiếng nổ lớn giữa lực lượng chúng nó. Lúc ấy, tao cũng chẳng hiểu là hoả lực gì. Bọn nó nhốn nháo, chạy tứ tung. AK của tao bắn nẩy tưng tưng, tê tay quá. Khẩu của mày là đời sau, có khuyết chống nẩy. Khẩu của tao khác đ... khẩu cạcbin. Tao chạy sang lấy khẩu súng của thằng Lượng. Nó tựa lưng vào vách hào, mắt vẫn mở trừng trừng. Máu rỉ ra từ tai và mũi. Tao cũng chẳng kịp vuốt mắt cho nó. Vơ vội khẩu súng là nhổm lên táng tiếp. Bọn tàu bắt đầu chia nhỏ quân ra theo từng nhóm. Một vài nhóm đã tiến đến gần ta lắm rồi. Tao thấy ông đại đội trưởng rút súng ngắn ra bắn. Ông này có vấn đề hay sao ấy? Lúc đấy thì oai với ai mà dùng súng ngắn. AK của thương binh ngổn ngang dưới giao thông hào sao không lấy. Súng ngắn bắn xa 50 m mà trúng tao gọi ông ấy bằng cụ ngay. Hình như sau đó ông ấy cũng thấy sự bất hợp lý, ông ấy đổi súng sang CKC. Vẫn dở hơi, loại này cắc bụp 5,6 phát lại hì hục lắp đạn. Tao gần hết đạn, may quá lúc ấy phía sau chuyển đạn lên. Tao bảo sao không lắp sẵn vào hộp tiếp đạn cho anh em, bọn nó bảo thiếu người. Bên ngách hầm gần đấy bị sụt vách, hở tơ hơ. Mấy thằng bên đấy bò sang ngách bên này Cho nó có anh có em. Thắng nào thằng ấy mồm toàn đất. Thằng Kiên vị một viên rẹt qua tai, máu chảy ròng ròng. Nó chúng chẳng chịu băng bó, nó bảo để thế tý là khô miệng ngay, như đỉa cắn là cùng. Mệnh lênh được ban xuống. Bằng mọi cách phải bám trận địa, kể cả phải đánh giáp la cà. Còn một người thì còn đánh. Tao nghĩ chả đánh thì chạy đi đâu, việc gì phải lên gân lên cốt, đúng là mấy bố sỹ quan chính trị.
Vị trí của trung đội 4 thất thủ rồi. Một vài thằng tàu đã nhảy xuống được chiến hào. Bên ấy đang đánh giáp la cà. Tiếng thét của ta, tiếng khóc của tàu nghe to hơn cả tiếng súng. Cứ đến đùm một cái đi luôn thì không sao. Bị lê đâm vào người chết từ từ đau bỏ mẹ. Thằng Kiên vừa bắn vừa di chuyển sang phía trung đội 4. May quá mình lại đẩy bật chúng ra khỏi chiến hào. Bọn dưới lên chưa kịp vì ta bắn rát quá. Bọn trên bị ta thịt hết. Bên ấy, địa hình địa vật có lợi cho bên nó, anh em bị thương khá nhiều. Bọn Tàu cũng nhìn thấy được vấn đề, chúng tập hợp lực lượng khoét sâu vào vị trí phòng thủ của trung đội 4. Ông Lượng lập tức triển khai, chia lửa ở các nơi xung quanh về đấy. Chúng nó cũng chẳng làm gì được hơn.
Tiếng súng của trung đội tập hậu rộ lên, gần lắm rồi. Phía bên này thấy bọn Tàu co lại thằng bắn lên trên, thằng bắn xuống dưới. Ông Lượng nhìn thấy vội kéo một trung đội đánh xuống phiá ấy. Ông ấy đoán sau lưng chúng là trung đội đánh hậu. Phải đánh xuống để mở đường cho chúng nó lên đây. Y như rằng, trên đánh xuống, dưới đánh lên, bọn tàu dạt sang sang một bên. Trung đội đánh hậu vừa đánh vừa giật lùi để lên chốt. Trên này phải ngừng bắn, thi thoảng bắn tỉa phát một thôi. Sợ luống cuống lại nện vào lưng nhà mình. Trung đội đánh hậu thiệt hại mất 1/3 quân số. Đấy, mấy hôm sau thằng Sơn rùa với ông Trung đội trưởng phải ngồi hầm viết bản kiểm điểm đấy. May mà lập công chuộc tội, diệt được đại đội cối." Em lại phải nhắc nó kể tiếp, thằng này hay con cà con kê ngan ngỗng lắm
" Lại một lần nữa, Bọn tàu nhảy được vào chiến hào. Lần này ở đoạn mé đồi dưới kia kìa. Chúng nó đông lắm, đến vài chục thằng. Chui được vào chiến hào rồi chúng nó đánh loang ra 2 bên. Bên ấy yêu cầu trên này đánh thẳng xuống, trùm đạn lên cả ta lẫn đich, thế thì mới giữ được. Nếu không, chúng cố thủ được chỗ ấy, Lấy chỗ đó làm cơ sở để đánh tiếp, ta còn mất nữa. May qua, nửa tiếng sau ta lấy lại đuợc. Chiến sỹ ta hầu như chẳng còn ai. Một vài thằng còn sống vì bị thương rồi giả chết nên thoát. Thằng Tiến, hình như ở gần nhà mày, chết đè lên một thằng Tàu. Gỡ mãi mới ra. Tay trái ôm cổ, tay kia vẫn nắm chặt cán dao, lưỡi dao cắm sâu vào bụng thằng Khựa. Thương lắm.
Đánh đến chiều muộn thì chúng nó bắt đầu rút. Tao hoa mắt, tai điếc đặc. Bọn nó rút cũng không thu được hết xác. Hôm sau anh em phải đi dọn, nôn mãi về nhà không hết. Mày thấy không, đến hôm nay mày về mùi vẫn nồng nặc đấy thôi. Đến chiều thì lính ở mấy điểm cao khác cũng đên chi viện. Lúc đấy trận gần tàn rồi. Đến để hôi chiến lợi phẩm à?" Em bảo, sao lại mất quan điểm thế. Các điểm cao khác cũng phải giữ chứ, đi hết thì để đấy cho không chúng nó à?. Thằng Chính cười hềnh hệch. Nó bảo nó biết chứ, nhưng nó cứ thích nói thế cho sướng mồm đấy.
Trận đấy ta giữ được điểm cao. Gọi là thắng cũng đươc. Nhưng nói thật, không hoành tráng như phim đâu. Trước đây, em là thằng thích xem phim chiến đấu của Liên xô. Đánh rồi mới thấy chiến trường không giống phim. Khốc liệt hơn nhiều. Tàn bạo hơn nhiều.
Thi thoảng em vẫn gặp lại anh em, nhất là dịp 22 tháng 12. Mấy anh em ngồi lại với nhau, uống dăm ba chén rượu, nhắc lại chuyện cũ. Năm nào cũng thế, chuyện chỉ có vậy thôi nhưng đều cảm thấy như vừa hôm qua. Cứ gặp là ôm nhau, như ở dưới chân dốc sau năm ngày đi lạc.
Thằng Sơn rùa giờ lang thang ở HN kiếm sống. Nó ngồi khâu giầy ở ngõ Hào nam. Nếu ai vô tình đi qua, sẽ thấy một người đàn ông có đôi mắt cười, cái lưng gù, cặm cụi đuờng kim mũi chỉ. Nó lấy vợ cũng giống như đi lạc đường. Tính nó thế. Lấy nhau một năm thì vợ bỏ.
Thằng Tạo giờ làm thợ khoan móng. Nó lang thang đi khắp các công trình. Thi thoảng về HN lại ghé thăm em.
Thằng Vinh về Ba vì nuôi bò. Giờ nó không ăn khoẻ nữa rồi. Chắc tại bú sữa bò nhiều quá đây mà.
Thằng Minh bán đồ gỗ ở Đê la Thành. Em cũng chẳng nhơ số nhà bao nhiêu. Hôm vừa rồi qua nhà nó. Nó cho một cái kệ ti vi. Thằng này vẫn chưa lấy vợ. Hình như sau trận ấy cậu bị thọt cà, mất khả năng chiến đấu...
Trung đội rút nhanh qua hẻm núi. Trung đội truởng ra lệnh chạy thật nhanh. Ông có vẻ đã mất bình tĩnh. Trung đội trưởng mới tốt nghiệp lục quân, lon thiếu uý. Ông lên đây mới 3 tháng.
Thằng Sơn vừa chạy vừa giở bản đồ ra xem. Anh em thấy thế mắng:
_ Mày xem bản đồ để đưa anh em vào sâu đất Tầu lần nữa à?
_ Đừng lắm mồm, tao xem để không chui vào bãi mìn của nó. Sơn lầu bàu.
Phải rồi, mải đánh, mải rút, không ai lưu ý đến chi tiết đó. Bây giờ thằng Sơn rùa nhắc, mọi người bỗng rợn tóc gáy. Tốc độ bỗng chùng xuống, chẩm hẳn lại. Một vài cậu lúc rút thì chạy trước, bây giờ khiêm tốn đi phía sau. Trung đội trưởng không dấu được vẻ mặt lo âu. Ông hỏi:
_ Có cậu nào được huấn luyện tương đối kỹ về tháo gỡ mìn không?
Không có tiếng trả lời. Hầu hết anh em mới huấn luyện 3 tháng. Nguyên tắc kích nổ và cấu tạo của các loại mìn nhiều người còn không nắm rõ. Nói gì đến kinh nghiệm và bản lĩnh gỡ mìn. Trung đội đã dừng hẳn lại. Mọi người có cảm giác, chỉ bước thêm vài bước nữa thôi. Mìn lá, mìn cóc sẽ nhẩy tưng tưng và phát nổ, cướp đi đôi chân của mỗi người. Bỗng có người từ phía dưới đi lên, đó là Thắng, người Vĩnh tuy, Hà nội. Thắng bảo:
_ Báo cáo trung đội trưởng. Để em chạy trước cho. Mọi người chạy sau em 50m. Nếu em lạc vào bãi mìn thì mọi người biết đường mà tránh.
_ Cả tôi nữa. Sơn rùa xung phong. Tôi có lỗi trong việc xác định phương hướng dẫn đến hoàn cảnh này. Tôi sẽ chạy cùng Thắng.
Không còn cách nào khác. Trung đội trưỏng chấp nhận phương án trên. Thằng Sơn vẫn cầm tấm bản đồ. Ít ra, một cách tương đối để xác định đường rút an toàn. Khi Sơn kể cho tôi đến đoạn này. Tôi chợt liên tưởng đến một bộ phim của Liên xô. Các chiến sỹ Hồng quân đã dùng một chú chó, phá mìn mở đường máu cho Hồng quân rút lui.
Thằng Thắng, trước khi nhập ngũ nó là thợ mộc. Cùng tiểu đội với tôi, một hôm tôi bảo. Nhà văn gọi là " văn sỹ", người soạn nhạc là " nhạc sỹ".... mày là thợ mộc, gọi là "mộc sỹ" nhé. Cái tên Thắng "mộc sỹ" bắt đầu từ đấy.
Thắng và Sơn chạy trước. Đoạn nào thấy an toàn, chúng nó chạy rất nhanh. Đoạn nào thấy nghi ngờ, Thắng lấy cái cành cây cào cào phía trước rồi mới nhẹ nhàng, cẩn thẩn đặt chân.
Toàn bộ trung đội không gặp bất cứ một bãi mìn nào. Thật may mắn. Quá trưa, Trung đội bỗng sững lại vì nghe thấy tiếng nổ đầu nòng vọng lại. Trung đội trưởng ra lệnh dừng quân. Ông cùng mấy cậu tiểu đội truởng hội ý và quyết đinh thay đổi hướng rút. Ông bảo:
_ Nhiệm vụ của chúng ta là tiêu diệt đại đội hoả lực của địch, sau đó đánh tiếp vào sau lưng bọn tấn công điểm cao. Hôm qua ta đã đi lạc. Bây giờ chúng ta sẽ rẽ phải, tiếp cận mục tiêu. Toàn trung đội chú ý, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Không có tiếng đáp trả. Thực ra, ở hoàn cảnh này, ai cũng căng như dây đàn và luôn sẵn sàng trong tình trạng chuẩn bị chiến đấu cao độ. Trung đội đổi hướng. Tiến quân một cách thận trọng. Trung đội trưởng đã xác định được vị trí của đại đội hoả lực địch. Ông phổ biến phương án tác chiến và ra hiệu cho từng nhóm áp sát trận đại cối.
Trận địa cối của địch khá kiên cố. Chúng lợi dụng địa hình núi đá để đặt súng. Mỗi một khẩu, có 3 cối thủ. Cứ 3 khẩu cối lại có một thằng tiểu đội trưởng dùng ống nhòm quan sát và báo cự ly hiệu chỉnh cho 3 khẩu mình phụ trách. Bọn tàu đang mải mê bắn. Chúng không hề hay biết có bộ đội ta ở gần đấy.
Trung đội trưởng nhận thấy tình hình bất lợi. Thứ nhất, đo địa hình phức tạp, các hốc đá chúng chọn để đặt cối như công sự tự nhiên. Thứ 2, lực lượng của ta hơi mỏng so với địch. Ông đang phân vân chưa biết tìm cách đánh nào cho hợp lý thì một chiến sỹ tên là Khuê, người hàng Bạc, hiến kế: " Báo cáo, cho hoả lực của mình leo cao hơn, phía này. Từ trên đỉnh núi, chắc chắn trận địa chúng hở. Khi tấn công, đừng nhằm vào chúng vội. Ta dùng hoả lực nhằm vào hòm đạn bắn trước. Đạn nổ, khác gì bom đâu. Lúc ấy, chả cần tiêu diệt lũ Tàu kia, chúng nó cũng tự chết". Một ý kiến hay và thông minh. Trung đội trưởng cho triển khai phương án tác chiến mới.
Sau khi phân đội hoả lực đã leo lên trên núi, nhìn xuống, quả như dự đoán. Trận địa đã mở ra rất nhiều, nhưng không phải là toàn bộ. Cũng chẳng sao. Hở chỗ nào, đánh chỗ ấy đã. Lính cối mà tác chiến như bộ binh chắc chắn kém hiệu quả. Hoả lực của trung đội được tập trung: M79, B40. Sau tiếng hô bắn của tiểu đội trưởng. Lửa khạc ra từ các họng súng của ta. Khoảng 5. 6 khẩu cối tung lên. Đạn cối nổ rầm trời. Lũ còn lại ngơ ngác vội vớ súng bộ binh đánh trả. Hoả lực của ta bắt đầu di chuyển để tìm vị trí thích hợp hơn. Thêm một vài khẩu cối bay lên trời. Các chiến sỹ dùng AK phía dưới bắt đầu bám trận địa để đánh. Bọn địch nhốn nháo lắm. Chúng vừa bắn lên trên núi để hạn chế hoả lực, vừa bắn xuống dưới để đẩy lùi tấn công của bộ đội. Không phải thằng Tàu nào cũng có súng. Vì đây là đại đội cối, mỗi khẩu đội chỉ được trang bị 1 khẩu AK và cả đại đội có thêm 1 vài khẩu trung liên và B40. Bên vách núi nơi hoả lực ta đang tác chiến thấy một vài cụm lửa bùng lên. Chúng bắt đầu thổi B40 lên trên ấy. Chỉ trong một thời gian ngắn. Bọn Tàu đã ổn định được đội hình. Một số vẫn tiếp tục cho những khẩu cối còn lại nhả đạn. Một số cố thủ trong những hốc đá đánh trả bộ đội ta. Tuy chúng không đủ súng, nhưng vì địa hình có lợi cho chúng nên tình hình khá căng thẳng. Bên ta không còn cách nào khác để tiếp cận. Đạn cối vẫn nổ cạch đùng một cách như trêu tức. Trung đội trưởng căng thẳng. Có lẽ đời ông, đây là lần đầu tiên ông gánh vác trách nhiệm nặng nề như thế này. Không khí bỗng ngột ngạt như có con quái vật nào hút hết Oxy.
Thắng "mộc sỹ" bò đến bên trung đội trưởng. Nó bảo
_ Anh bảo anh em tập trung thủ pháo lại đây, bắn iểm trợ cho em nhé. Em bò lên, dùng thủ pháo chọi lại với mấy thằng chó này.
Trung đội trưởng ra hiệu tập trung thủ pháo lại. Vài anh em nữa xung phong. Mỗi thằng quấn khoảng chục quả xung quanh người. Bỏ lại số đạn AK mang theo, chỉ giữ một băng đầy lắp luôn vào súng. Thắng chỉnh lại khoá nòng cho về nấc bắn phát một. Thế cho tiết kiêm.
Thắng phân công cho anh em, mỗi người tiếp cận theo một hướng. Cứ men theo vách đá mà bò. Chúng nó có nhìn thấy cũng chẳng bắn được đâu. Nhưng càng bí mật càng tốt.
Bốn anh em bắt đầu xuất phát. Chưa đầy 2 phút sau, thằng Thông nhổm dậy, giật người một cái rồi đổ ngang trên phiến đá. Máu phun ra 3,4 chỗ trên người. Tay nó vẫn nắm chặt quả lựu đạn chưa kịp rút chốt. Thằng Sơn rùa thấy bỏ súng lại lăn theo vách đá, tiếp cận kéo thằng Thông xuống. Sơn gỡ quả lựu đạn từ tay Thông, quấn dây thủ pháo quanh người và bò lên đánh tiếp.
Phía dưới. AK của ta và của địch vẫn nổ rền. Bọn cối vẫn cạch đùng. Hoả lực trên núi của ta tiêu diệt thêm 2 khẩu cối nữa. Không thấy B40 của ta bắn nữa. Chắc là hết đạn.
Thằng Thắng ''''''''mộc sỹ" đã tiếp cận ổ thứ nhất. Nó lăn một vòng, tung quả thủ pháo về phía bọn Tàu. Sau tiếng nổ của lựu đạn thấy Thắng chồm lên nổ mấy phát súng. Ổ đề kháng thứ nhất bị tiêu diệt trong nháy mắt. Thằng thắng lúc ấy bị một vết thwong ở bắp chân. Không biết là do đạn bắn hay chính mảnh lựu đạn nó ném gây ra. Thắng xé quần ga rô cho máu ngừng chảy. Nó bắt đầu tiếp cận ổ đề kháng thứ 2.
Mấy anh em cũng bắt đầu ném lựu đạn. Không may mắn như Thắng. Có cậu bị bọn địch ném trả. Một cậu bị thương không di chuyển được nữa. Nằm giữa các phiến đá la oai oái. Thắng đã tiếp cận ổ thứ 2. Nó lại ném lựu đạn. Lần này nó giữ lâu hơn mới ném. Lựu đạn nổ khi còn cách mặt đất khoảng 2 m. Các mảnh đạn như lưới chụp xuống ổ đề kháng. Chúng nó không chết hết. Thằng bị thương vẫn ngoan cố bắn trả. Thằng Sơn cũng bò đến nơi. Nó phệt một phát AK. Tiếng súng kia tắt hẳn.
Bộ đội ta đã bắt đầu thấy dễ thở. Lựa theo địa hình bắt đầu tấn công lên trên. Các ổ đề kháng của địch bị vỡ trận. Chúng bắt đầu rút. Khi rút bao giờ cũng hở sườn. Làm bia di động cho mấy cậu thiện xạ.
Hoả lực của ta trên vách núi cũng bắt đầu rút xuống, nhập với đội ở dưới tấn công bọn còn lại.
Cối của bọn Tàu đã ngừng bắn. 30 phút sau, ta đã làm chủ trận địa. Trung đội trưởng ra lệnh phá huỷ vũ khí đạn dược của chúng. Không truy đuổi lũ tàn binh. Thu dọn tử sỹ và chuyển thưong binh về tuyến sau. Rút nhanh để tiếp tục đánh phối hợp với điểm cao như kế hoạch


Sau trận đánh bảo vệ điểm cao ấy. Đơn vị bị thương vong nhiều. Lính mới lại được tăng cường từ tuyến sau lên. Tôi nghiễm nhiên trở thành lính cũ, mặc dù thời gian lên đây chỉ hơn họ vài ngày.

Người này kể cho người kia, người kia kể cho người kia nữa. Năm thằng bọn tôi trở thành câu chuyện hàng ngày của mọi người. Tôi đi đến đâu, cũng được mọi người chào đón nồng hậu. Thậm chí có lần, sang đơn vị bạn chơi, mọi người còn kéo bằng được vào hầm chỉ để hỏi "có sợ không?". Tất nhiên, sợ chứ, nhưng về nhà thì mới thấy sợ. Lúc ấy hăng máu lắm, sợ thì chắc không về đến nhà được rồi.
ầm tôi được tăng cường thêm một tân binh. Cậu này tên là Tân. To, cao, khoẻ mạnh và có vẻ trải đời lắm.
_ Các ông đánh đấm thế nào? Tân hỏi đầy vẻ bề trên.
_ Cũng tàm tạm. Nó đến thì đánh thôi. Cố giữ lấy cái mạng để còn về nhà phụng dưỡng mẹ cha. Tôi nhẹ nhàng trả lời.
Tôi không thích Tân. Cậu ta luôn thể hiện bản thân mọi lúc, mọi nơi. Thằng Chính cũng không thích Tân, nó chẳng bao giờ rủ Tân đ ái sang bên Tàu vào buổi sáng.
Trong đám lính mới tăng cường, có một thiếu uý Quân Y. Chị tên là Hương, vừa tốt nghiệp thì được điều lên đây. Kể từ lúc đó, tôi không có cơ hội mặc quần đùi lang thang lên tiểu đoàn bộ nữa. Người tôi như con mắm, nhưng lại thích cởi trần, mặc cái quần đùi rộng thùng thình, phất pha phất phơ. Thế cho mát, cho thoáng, cho con chim nó có không khí. Nó còn lớn mà.
Thằng Tân bảnh choẹ lắm. Lính chốt mà lúc nào đầu tóc cũng gọn gàng, bóng mượt. Cứ chiều chiều sau khi ăn xong là cu cậu phắn lên chỗ em Hương. Con cà con kê đến tối mới về. Tôi mặc kệ. Tuổi tôi chưa quan tâm đến đàn bà.
Một hôm, Tân đi vắng. Tôi với thằng Chính nằm ôm nhau trong hầm. Tôi hỏi Chính.
_ Mày hôn bao giờ chưa?
_ Mày hỏi thật hay hỏi đểu đấy? Chính nhìn tôi hỏi lại.
_ Thật chứ. Vì tao chưa hôn bao giờ.
_ Cái thằng điên này, mày tưởng thanh niên nhà quê như bọn tao lạc hậu lắm à? Chẳng kém gì thành phố bọn mày đâu. Rồi nó hi hí kể cho tôi nghe chuyện nó hôn, nó bóp vú bọn con gái ở sân Hợp tác.
_ Bây giờ mà chết thì phí đời nhỉ. Tao chưa biết gì. Tôi tiếc rẻ than thở.
_ Mày lên tiểu đoàn, bảo " Chị Hương ơi, nay sống mai chết chẳng biết thế nào, chị cho em "phang" một cái để xuống âm ty em có chuyện mà kể". Nó nói xong, tự cười sung sướng.
Thằng Tân đi chơi về. Nó bảo nó sắp giết em Hương rồi. Tự dưng tôi thấy hơi buồn. Chẳng hiểu vì sao lại thế.
Quân khu chuyển lên một ít bê tông để sửa hầm. Mỗi thanh nặng 80kg. Trong giống như thanh lương khô phóng to. Bọn tôi toàn gọi nó là lương khô. Sau trận cối vừa rồi. Hầm hào hư hỏng nặng. Anh em trong đơn vị và công binh ở dưới lên đang tích cực sửa chữa. Hầm của tôi sửa ra to hơn, có lát bêtông, chắc chắn lắm.
Thằng Tân xí chỗ trong cùng. Nó sợ nằm ngoài mảnh đạn văng vào người. Tôi doạ, nằm trong, hập sụt bới 7 ngày không ra. Nó lại xin chuyển ra gần cửa hầm. Đúng là thằng dát chết.
Công tác canh phòng được đôn đốc sát sao. Tiểu đoàn trưởng bảo sắp tới nó lại đánh. Và bây giờ chắc chắn đêm đêm nó sẽ tung thám báo vào điều nghiên. Tôi thấy lạ về mặt ngôn từ sử dụng. Người của mình thì gọi là trinh sát, của địch thì gọi là thám báo. Rắc rối quá.
Tôi đang tuổi ăn tuổi ngủ. Gác đối với tôi là cực hình. Đang ngủ ngon lại phải dậy. Một hôm, ca thằng Tân gác trước tôi. Nó gác từ 2h đến 3h, tôi từ 3h đến 4h. Nó vào đánh thức tôi đổi ca. Mắt nhắm mắt mở tôi dậy, nó chìa đồng hồ cho xem: 3h5''''''''.
Trăng thượng tuần mờ mờ. Tôi đã hết cơn buồn ngủ, lại tỉnh như sáo. Tôi xách súng men theo giao thông hào, thi thoảng lại trồi lên quan sát. Ánh trăng bàng bạc. Điểm cao yên lặng trong giấc ngủ. Tôi yên tâm dựa lưng vào vách hào, i ỉ hát.
Nhoằng một cái, khẩu súng đang để dưới chân bị ai cướp mất. Tôi chồm lên giằng lại súng. Một giọng nói cất lên
_ Thằng nào thế này, gác sách thế à?
_ Ôi bố Lượng à? Con tưởng thằng Tàu. Bố đi như ma thế ai mà biết được.
_ Sao lại mặc quần đùi đứng gác?
_ Thưa bố, thế cho mát. Bây giờ, buổi chiều lên chỗ bố uống nước tán phét, con đã phải mặc quần dài rồi. Cho nên, đứng gác mặc quần đùi cho đỡ nhớ.
Bố Lượng nhắc nhở một hồi. Ông dạy cách gác, dạy cách phát hiện kẻ đột nhập. Tôi nghe như nuốt từng lời. Kinh nghiệm trận mạc làm cho ông lỗi lạc vô cùng. Cuối cùng ông bảo, giờ này gần sáng, phải hết sức chú ý. Đây là thời điểm bọn nó hay đột nhập. Tôi hỏi mấy giờ rồi. Ông bảo 2h30. Tôi chửi thầm cái thằng Tân khốn nạn. Nó vặn đồng hồ nhanh một tiếng để lừa tôi gác thay nó.
Lúc đó tôi thấy nhốn nháo ở phía đại đội 4. Lính ở dưới ấy vừa tóm được một thằng Tàu. Nó bò vào được trận địa, nhưng sợ quá, chui xuống một hố đạn để nấp, bị lính nhà mình bắt sống.
Sáng hôm sau, tôi bảo thằng Tân.
_ Lần này tao tha. Lần sau mày giở trò này với tao, tao thiến đấy.
_ Cái gì? Nó định cãi, nhưng bắt gặp ánh mắt sắc như dao cạo của tôi nên nó lại thôi. Cái thằng này chỉ được cái máu chó, mềm nắn rắn buông ngay. Chẳng hiểu lúc chiến đấu thì thế nào.
Em Hương qua hầm bọn tôi chơi. Thằng tân tự hào lắm. Nó pha nước đường mời Hương. Bố khỉ cái thằng chó này. Không hiểu nó lấy đâu ra đường, mà nó giấu từ bao giờ không biết. Nó chưa cho ai cái gì bao giờ. Thằng Chính thấy thế nói thầm với tôi, để hôm nào nó ***** vào balô của thằng Tân cho đường tan hết.
Thằng Chính định mặc quần dài rồi lại thôi. Kệ cho mát d ái. Chính ngồi xổm nói chuyện. Cái quần đùi ống rộng quá, lòng phèo lệt xệt xuống đất. Hương đỏ mặt quay đi. Thằng Tân cú Chính lắm. Lúc Hương về nó chửi
_ Đ. mẹ, người ngợm đã chẳng ra đ... gì mà còn thích khoe.
_ Kệ mẹ tao. Lần sau tao còn cởi truồng cho xem. Sợ đ.. mà không khoe. Mai kia chết có phải phí đời không.
Tôi phải can 2 đứa không thì chúng nó choảng nhau.

Năm hôm sau. Tôi đang mơ màng thì thấy có tiếng rít chói tai, sau đó là căn hầm rung chuyển. Tôi ù hết cả tai. Quả đạn ấy chắc nổ gần lắm mới thế. Tiếp tục là những ánh chớp loé lên kèm theo tiếng nổ dữ dội. Bọn chó lại pháo kích. Tôi bò dậy, đội mũ sách súng. Thằng Chính đang kiểm tra lại mấy băng đạn. Tôi quên béng mất, không xem thằng Tân thế nào. Tôi và Chính lao ra khỏi hầm. Cả tôi và nó đều nghĩ bọn bộ binh sẽ tấn công. Anh em ở các hầm khác cũng thế. Ai nấy đều trong tư thế sẵn sàng. Liên lạc tiểu đoàn báo xuống. Bọn nó chỉ pháo kích thôi. Nó phải pháo vài trận mới đánh. Chúng tôi chui vào hầm. Thằng Tân vẫn nằm như chết. Nó đang ri rỉ khóc. Đúng là cái thằng phét lác. Lúc mới lên đây thì tinh tướng như ông cụ. Bây giờ mới dính một trận pháo hồn đã thăng đi đâu mất. Bỗng nhiên tôi khinh bỉ những kẻ hèn hạ như nó thế!
Pháo dứt. Tôi bảo Tân.
_ Này ông nội, chiều nay cháu sẽ kể chuyện ông nội cho bà Hương nghe.
_ Tao xin mày, mày giữ cho tao. Nó van vỉ.
Tôi bỗng thấy thương hại nó. Thôi thì mỗi người mỗi tính, mỗi người mỗi nết. Biết làm thế nào được. Nó dám mò lên chốt là cũng dũng cảm hơn khối thằng rồi.
Không biết câu chuyện tôi đang kể với các bạn có lạc đề không? Giữa các trận đánh, những người lính cũng có cuộc sống rất người. Họ cũng nghịch ngợm, cũng yêu, cũng ghét như những con người khác. Có khác là, nó xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt, nên nó đặc biệt, và các bạn nhìn nhận vấn đề cũng cố gắng "đặc biêt" một chút nhé.
Trận pháo ấy, đơn vị không thiệt hại gì. Có lẽ hầm hào của ta mới được gia cố bê tông chắc chắn hơn. Cũng có lẽ, bọn mới thay bọn cũ ta vừa diệt xong nên chưa có kinh nghiệm. Rất ít quả rơi vào khu vực trận điạ, phần lớn, tản mát xung quanh.
Chiều hôm đó, tôi vừa ở hầm mấy cậu bạn về. Thằng Chính đang đắp cái chăn chiên quằn quại trong hầm. Nó kêu đau quá. Tôi cuống quýt. Người đầu tiên tôi nghĩ đến là chị Hương. Tôi chạy vội lên hầm tiểu đoàn tìm chị.
Thằng Tân đang ngồi trên đó. Nó lại đang ba hoa về trận pháo. Nó bảo, thế mà bọn Tàu không lên để nó phang cho một trận. Hương đang ngồi nghe rất chăm chú. Cái đầu ngẹo sang một bên, lúc lại gật gật. Tôi e hèm. Thằng Tân im thít, nhìn tôi ngờ vực. Tôi bảo
_ Chị Hương xuống hầm tôi một lát xem sao. Thằng Chính bị làm sao ấy, đau bụng dữ dội. Không biết có phải ruột thừa ruột thiếu gì không!
_ Đau lâu chưa? Hương thảng thốt hỏi.
_ Không biết. Tôi vừa về thấy vậy thì lên đây ngay.
Chị Hương lấy vội đồ khám bệnh trong tủ thuốc dã chiến rồi chạy vội đi. Thằng Tân nhìn tôi gườm gườm rồi chạy theo chị Hương. Tôi định chạy về thì gặp bố Lượng. Tôi dấn lại một lúc để hỏi xem có thu thập được tin tức gì từ "cái lưỡi" mới bắt được không.
Khi tôi về gần đến hầm. Tôi thấy chị Hương chạy vụt ra. Tôi vội chặn lại hỏi:
_ Nó có sao không chị?
_ Các cậu là lũ đểu. Hương đỏ mặt nói với tôi rồi lại cắm cúi đi tiếp. Đồ nghề khám bệnh vẫn để lại trong hầm .
Tôi chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra. Định vào hỏi cho ra nhẽ. Tôi thấy thằng Chính đang đứng dậy mặc quần đùi. Mặt nó nhơn nhơn và sung sướng. Thằng Tân cúi gằm mặt, thỉnh thoảng lại nhìn Chính căm tức.
_ Đấy, tao đã bảo rồi mà. Tao sẽ cởi truồng cho nó xem. Chính nói đầy vẻ mãn nguyện.
_ Chết tao rồi. Thế này cái Hương cũng tưởng tao cùng mày bầy trò đây. Thằng chó! Tôi chửi thằng Chính.
_ Cả hai thằng chúng mày đều là chó. Chúng mày ghen với tao à? Tân gầm lên.
Tôi lâm vào tình huống khó xử. Rõ ràng tôi không biết thằng Chính bày trò. Ai ngờ được là nó lại bầy ra cái trò cởi truồng đắp chăn đợi bác sỹ đến khám. Tôi thanh minh với thằng Tân. Nó không nghe. Tôi mặc kệ. Cái chính là tôi phải nói thế nào với Hương để chị hiểu.

Buổi tối. Cơm nước xong tôi ngồi tán phét với thằng Chính. Nó bảo.
_ Trên này toàn đàn ông với nhau. Dân thì không có. Có mỗi em Hương là đàn bà. Ông nào mà "khợp" được khác gì trúng số độc đắc.
_ Mày thích Hương à? Tôi hỏi bâng quơ.
_ Còn mày? Câu hỏi ngược lại của Chính khiến tôi hiểu đó là câu trả lời. Cũng phải thôi! Toàn thanh niên trai tráng hừng hực thế kia. Đêm nằm chỉ ao ước bất ngờ có tiếng con gái gọi tên mình ở đầu hầm. Chỉ cần gọi thôi. Nghe được tiếng thánh thót của con gái là đã lâng lâng như say rượu rồi. Huống hồ bây giờ lại có một cô gái bằng xương bằng thịt như Hương.
_ Có lẽ tao còn trẻ quá. Chưa thấy thèm đàn bà. Mà mày quá đáng bỏ mẹ. Ai lại gây ấn tượng kiểu thế thì đứa nào nó chịu được. Tôi bảo Chính. Nó cười hê hê, mắt nhìn đi đâu xa xăm, chắc không nghe tôi nói.
Thằng Tân về. Tôi thấy nó đội mũ sắt. Một thoáng ngạc nhiên rồi tôi chợt hiểu. Chắc cu cậu dắt em Hương đi đâu đó nên đội mũ sắt cho chắc. Tôi cười thầm, đúng là cái đồ nhát chết. Tôi bảo Tân.
_ Trà mới pha. Mày ủng hộ tý đường anh em uống cho có chất ngọt.
_ Đây. thưa bố. Nó làu bàu rồi xúc cho chúng tôi mỗi thằng một thìa đường. Thằng này ki bo quá.
Tự dưng tôi không thấy ghét Tân như hôm nó mới lên. Nhân vô thập toàn. Có ai vẹn toàn được đâu.

Cửa hầm tôi nhốn nháo. Cậu liên lạc tiểu đoàn giấu cái gì sau lưng. Theo cậu là ba bốn người nữa.
_ Ông có thư đấy. Tận 2 lá cơ. Ông đoán của ai gửi. Đúng thì tôi đưa. Sai thì tôi bóc ra đọc. Cậu liên lạc nhìn tôi nói.
_ Chắc không phải thư của gia đình rồi. Bố mẹ tôi không biết tôi lên chốt. Tôi giấu. Của ai nhỉ? Chắc là các bạn học cùng phổ thông. Còn tên ai thì tôi chịu.
Cậu liên lạc tủm tỉm cười rồi đưa cho tôi 2 bức thư. Một bức của cô hàng xóm, bức kia của cô học cùng lớp. Cả hai bức đều được gửi từ Liên xô. Phong bì vẫn thơm mùi tây. Chúng nó bắt tôi đọc to lên cho mọi người nghe. Tôi vô cùng lúng túng. Tôi chưa quen chia sẻ tình cảm kiểu này. Tôi thấy ngượng. Thằng Chính thấy thế, giật lấy thư, điềm nhiên bóc rồi dõng dạc đọc.
Cũng nhiều năm trôi qua. Những bức thư ấy đã thất lạc. Tôi chỉ nhớ mang máng nội dung như sau:
Bức thứ nhất, của cô học cùng lớp. Cô lấy làm vui và hãnh diện với bạn bè bên ấy rằng có một cậu bạn đang cầm súng bảo vệ biên cương. Cô ấy bảo:" Đời trai phải lên voi xuống chó. Phẳng lặng như nước hồ thu, chán lắm cậu ạ". Kèm theo thư là một bức ảnh cô ấy chụp cùng các bạn ngoại quốc.
Bức thứ hai, của cô hàng xóm. Cô yêu cầu tôi giải thích, tại sao không sang Nga học mà lại đi bộ đôi? Đi bộ đội về liệu có đi học tiếp được không? vân vân...
Toàn bộ hầm há hóc mồm kinh ngạc. Họ không thể lý giải được tại sao tôi lại đi bộ đội trong khi kết quả thi đại học đủ điểm đi nước ngoài?
Thằng Tân chột tôi luôn. Nó không dám khoe văn chương chữ nghĩa trước mặt tôi nữa. Thằng Chính thì bảo: "hay là ra quân thì về quê đi cày với tao. Học làm đ... cho to đầu". Thằng Chính xin tôi bức ảnh cô bạn cùng lớp. Nó treo lên đầu hầm để hằng ngày ngắm. Nó bảo có hình dáng con gái trong hầm cho đỡ hiu quạnh. Khiếp quá. Lãng mạn quá!

Thời gian ấy, vài ba ngày bọn Tầu lại bắn dăm chục quả cối một lần. Chúng không có động tĩnh gì ngoài vụ bắn bậy như trên. Anh em được dịp dễ thở hơn. Một lần, tôi gặp Hương đang xuống khám bệnh cho mấy chiến sỹ đại đội khác. Tôi nói chuyện với Hương.
_ Thú thật, hôm đó tôi cũng là nạn nhân. Hương thông cảm cho tôi. Tôi trình bày.
_ Hương biết chứ. Cô ấy đỏ mặt và trả lời. À, sao mấy hôm nay không thấy cậu lên chơi? Tôi thoáng ngạc nhiên tại sao cô ấy lại xưng tên với tôi
_ Tôi ngại gặp chị.
_ Tối nay lên chỗ tôi chơi nhé.
Tôi về bảo với thằng Tân, tối nay Hương mời đến chơi. Thằng Tân lặng lẽ không nói gì. Thằng Chính nhẩy tưng tửng xin đi. Tôi đồng ý. Nó lấy bộ quần áo sạch ra mặc. Nó có một bộ quần áo mới, nhưng tránh mặc. Nó để dành!
Tôi hay lên tiểu đoàn, nhưng chưa lần nào đặt chân vào căn hầm Hương ở. Căn hầm của phụ nữ vẫn khác hầm của đàn ông. Mặc dù vẫn là những tấm bê tông vô tri vô giác, vẫn là mục tiêu tấn công của bọn Tàu, nhưng được bày biện gọn gàng, sạch sẽ hơn và quan trọng nhất, nó có mùi đặc biệt. Mùi đàn bà.
Hương rót nước mời tôi và thằng Chính. Hương không nhắc lại chuyện Chính chơi xỏ. Chắc Hương cũng hiểu được phần nào tâm tư của những thằng lính trên điểm cao này. Xét dưới góc độ nào đó, lính chiến lúc đó "bản lĩnh" hơn lính chống Mỹ. Vì thời chống Mỹ, cả nước mình đói, cả dân tộc mình khổ, tất cả dành cho tiền tuyến. Còn lúc này, người giàu người nghèo đã phân chia khá rõ. Ở Hà nội các cậu ấm cô chiêu đã vù vù chạy xe máy, tiêu tiền bằng đô la. Vậy mà lũ chúng tôi ở trên này, sống chết trong gang tấc. Không đói ăn, không đói mặc, nhưng đói tình cảm, đói sự "công bằng" của xã hội. Chỉ cần đi bộ mươi cây, bắt xe khách, chạy một ngày là về chốn phồn hoa đô thị. Phải dũng cảm lắm, phải đấu tranh lắm, chúng tôi mới không đảo ngũ.
_ Sao cậu không đi học? Hương nhìn tôi hỏi.
_ Chuyện dài lắm. Lúc khác tôi kể sau. Tôi trả lời chống chế rồi hỏi tiếp. Hương lên đây có sợ không? Tại sao dưới đấy lại điều con gái lên, hết con trai à?
_ Hương xung phong đấy chứ. Hôm đầu hơi sợ, bây giờ thì bình thường rồi.
Thằng Chính chẳng chuyện trò gì. Nó nhìn Hương chằm chằm, rồi thỉnh thoảng lại ưỡn ngực hít một hơi dài. Hương lại tưởng trong hầm khó thở. Tôi thì hiểu, nó đang tận hưởng "hơi đàn bà".
Chuyện của tôi với Hương không đầu không cuối. Tôi thấy thích được nói chuyện, được Hương quan tâm, vì một điều vô cùng đơn giản. Hương là đàn bà duy nhất ở đây. Hoàn toàn thế thôi.

Tối tối, thằng Tân vẫn đội mũ sắt đi chơi với Hương. Tôi và thắng Chính hỏi nhau, chẳng biết Hương có đội mũ sắt không? Khi hôn nhau, 2 cái mũ va vào nhau cong cong thì còn ra cái thể thống gì nữa.

Bọn Tàu lại tấn công. Lần này chúng đánh thật, nhưng không căng như trận trước. Có lẽ chúng chỉ đánh thăm dò. Thằng Tân không dám ra khỏi hầm. Lần này nó sợ quá không khóc nổi thành tiếng. Tôi thấy thương nó. Nó xin tiểu đoàn trưởng để nó đưa thương binh về tuyến sau. Tôi nhìn sâu vào mắt nó. Nó quay đi. Tôi biết, nó sẽ chẳng bao giờ quay lại đây. Tôi bảo nó, nếu về HN, qua thăm nhà tôi, nhưng đừng nói với các cụ tôi ở trên này. Nó sợ hãi nhìn tôi. Nó biết tôi đọc được suy nghĩ của nó. Nó bảo: " Tao chịu ơn mày. Tao đi rồi, mày chăm sóc cho Hương nhé. Cô ấy quí mày lắm".

Thằng Tân không quay lại thật. Nó đưa thương binh về bệnh viện K91 rồi giông thẳng về HN.

Thi thoảng tôi vẫn lên hầm Hương chơi. Chuyện của chúng tôi chỉ xoay quanh mấy nhân vật của vài tác phẩm "Sông đông êm đềm" hay "anh em nhà Karamazop". Một lần, đang nói chuyện với tôi, Hương ôm miệng, chạy ra ngoài nôn khan. Tôi hoảng quá, tưởng cô ấy bị cảm. Cô ấy nhìn tôi lo âu và bảo:" đừng nói cho ai biết nhé". Rồi cô ấy khóc. Tôi rất sợ phụ nữ khóc. Tôi lúng túng, không biết an ủi thế nào. Tôi bảo, nếu sợ quá thì đề nghị tiểu đoàn trưởng để ông ấy tác động cho về tuyến sau. Hương nhìn tôi không nói gì. Đôi mắt đẫm nước.
Vài hôm sau, buổi trưa, tôi lên tiểu đoàn trưởng. Tôi thấy Hương ngồi đối diện với ông, lưng quay về phía tôi. Đôi vai rung lên từng đợt. Tôi đoán Hương lại khóc. Tôi thấy không tiện nên quay về.
Hai hôm sau. Hương qua hầm tôi. Hương bảo
_ Hương về đây. Cậu ở lại khoẻ mạnh. Đây là địa chỉ của Hương. Bao giờ về thì qua nhé.
_ Chúc Hương về mạnh khoẻ. Tôi chẳng biết nói gì hơn, lặp lại câu chúc một cách vô hồn.

Hương có thai và bị điều về tuyến sau. Tôi bỗng thấy căm thù thằng Tân biết bao nhiêu. Nó đã hại Hương. Nó vùi hoa dập liễu rồi bỏ chạy. Thằng khốn nạn! Tôi thề là nếu còn sống để về, tôi sẽ đập vỡ mặt nó.
Thằng Tân đi rồi. Căn hầm bỗng thấy thiếu gì đó. Thằng Chính không có "đối tác" để chửi nhau. Tôi không còn làm quan toà xử án nữa. Hương cũng đi nốt. Điểm cao lại trở về cái không khí vốn có của nó: Lặng lẽ mà cam go. Chiều chiều, tôi lại mặc quần đùi cởi trần đi lại phất phơ. Có ai nhìn đâu mà phải giấu!

Tôi nhận được một bức thư Hương gửi. Phong bì không đề địa chỉ người gửi. Tôi căng mắt tìm địa chỉ trên dấu bưu điện. Cái dấu được đóng một cách vội vã và cẩu thả. Chỉ thấy một vết mực đen xì, nhoè nhoẹt to bằng đồng xu. Hương hỏi thăm sức khoẻ mọi người. Hương trách khéo tôi quá ngờ nghệch. Đến tận bây giờ, khi đã vượt qua đỉnh dốc, sang sườn bên kia của cuộc đời. Đứng cạnh phụ nữ, tôi vẫn là đứa trẻ ngờ nghệch cơ mà. Trách chi chuyện năm ấy!
Thằng Chính lại xin tôi bức thư. Nó cất tận đáy balo. Thằng này đến lạ. Thư có gửi cho nó đâu. Nó cười, nó bảo Hương có hỏi thăm nó, tức là thư cũng gửi cho nó. Cái lý của nó, tôi thua. Tôi hỏi Chính
_ Liệu thằng Tân có lấy Hương không?
_ Lấy thằng ấy khổ cả đời. Chính trả lời đầy vẻ căm tức.

Chuyện Tân và Hương cũng dần trôi vào quên lãng. Thi thoảng, trong giấc ngủ, tôi thấy Hương hiện về, rồi lại bay vụt đi, như tiên.

Sáu tháng trên chốt trôi qua lặng lẽ. Tôi được chuyển về tuyến sau với một vết thương không được tính là "thương binh". Một mảnh đạn cắt đi một miếng thịt nhỏ trên vai. Miếng thịt ấy, theo như thằng Chính nói, đủ ăn một bát cơm.

Tôi được nghỉ phép. Xa HN gần một năm. Tôi thấy bỡ ngỡ như mới ở quê ra. Tôi xuống bến Nứa, đi bộ một đoạn thì thấy chợ Đồng xuân. Từ chợ Đồng xuân có đường xe điện chạy về bờ Hồ. Bến xe Buýt ở gần Thuỷ tạ. Xe số 8 sẽ chạy về qua nhà tôi.
Tôi quyết định đi bộ từ chợ Đồng xuân về bờ Hồ. Vừa đi vừa ngắm phố phường, ngắm bọn con gái đi lại, cho đỡ thèm. Đi hơn một tiếng, tôi vẫn chưa thấy bờ Hồ. Tôi bắt đầu thấy hoảng, cảm giác bị lạc ngày nào bất chợ ùa về. Tôi vội rẽ vào một phố mà cho rằng nó sẽ chọc ra bờ Hồ. Đi miết, ngẩng lên lại thấy chợ Đồng xuân trước mặt.

Mẹ tôi mừng lắm. Bà bảo nhiều đêm bà mơ thấy tôi, sáng dậy chỉ biết hỏi bố tôi rằng tôi đóng quân ở đâu? Bố tôi không tỏ ra mừng rỡ. Ông trầm ngâm hút thuốc. Ông vẫn giận tôi chuyện bỏ học.

Hôm sau tôi mượn xe đạp của bố, đến thăm nhà Hương. Nhà Hương ở bãi sông. Lặn lội một hồi tôi cũng tìm thấy. Thấy tôi mặc quần áo bộ đội, mẹ Hương mừng rỡ chạy ra đón.Bà cứ nghĩ tôi cùng đơn vị, mang thư của Hương về cho bà. Sau khi giới thiệu tên tuổi và lý do đến thăm. Tôi được nghe bà kể. Mẹ Hương là thanh niên xung phong. Bà yêu một chiến sỹ lái xe. Cuộc tình không trọn vẹn. Người lính đã hi sinh mà không biết mình để lại một giọt máu. Hương được sinh ra bởi sự đùm bọc yêu thương của các cô các bác thanh niên xung phong. Hết phổ thông, cô tình nguyện nhập ngũ và đi học quân y. Tốt nghiệp lại xung phong lên tuyến trên. Tôi không dám kể chuyện Hương có thai. Sợ mẹ Hương buồn. Tôi xin phép về. Lòng buồn vô hạn.
Tôi tìm đến nhà Tân. Cậu ấy không có nhà. Tân đi làm ăn xa ở trong Nam. Nếu tôi gặp, chắc chắn đánh nhau.

Hết phép, tôi trở lại đơn vị. Mấy anh em đồng ngũ được cho về phép cùng đợt cũng lục tục lên đơn vị. Thằng Sơn rùa lên chậm 2 ngày. Nó lại đi lạc. Nó bảo, lên xe ở bến Nứa, ngủ một giấc, lúc dậy, thấy mình ở Quảng ninh!?

Một hôm tôi nhân được thư của cô hàng xóm. Cô ấy sắp về phép. Tôi cũng xin phép đơn vị được về tranh thủ dịp ấy. Cậu Trung đội trưởng đồng ý và "nhờ" tôi mua hộ một cái áo "bay" cốm. Tôi nhận lời và thấy nao nao buồn về chuyện ấy. Cũng là những người lính, sao ở dưới này họ khác thế.

Tôi đi chơi một tối với cô bạn. Hình như là đi xem phim. Tôi vẫn mặc quần áo bộ đội. Cô bạn thôi không căn vặn chuyện bỏ học của tôi nữa. Câu chuyện giữ 2 người nhạt nhẽo vô cùng. Cô không hiểu gì về những người lính. Tôi cũng mù tịt về cuộc sống lưu học sinh. Cô bạn hơi bực mình vì thi thoảng tôi nói ngọng. Tôi cũng chẳng ngạc nhiên vì chuyện đó. Sống với thằng Chính lâu, tôi lây của nó. Tôi bảo với cô ấy, hết nghĩa vụ, tôi sẽ đi học.
Sáng hôm sau tôi trở lại đơn vị mặc dù vẫn còn mấy ngày nghỉ. Tôi thấy chẳng có lý do gì để ở lại HN nữa. Tôi đưa cho cậu trung đội trưởng cái áo bay và nhận lại lời hẹn: " bao giờ anh lấy lương anh gửi chú". Và cái hẹn "gửi chú" ấy, cho đến giờ vẫn chưa đến.
........
Hết hạn nghĩa vụ. Tôi lên bộ đại học. Tôi vẫn được bảo lưu kết quả vì đi bộ đội. Người phụ trách nói năm nay muộn rồi. Đợt cuối cùng đã đi. Phải đợi năm sau. Tôi hỏi, còn cách nào không? Người phụ trách nghĩ một lúc rồi bảo còn, nhưng tôi phải tự túc tiền vé. Tôi liều trả lời là được, mặc dù không biết sẽ lấy tiền đâu để mua vé. Miễn sao họ làm thủ tục thật nhanh.
Hai tuần sau, tôi nhận được hộ chiếu và các giấy tờ liên quan. Tôi không có tiền đi máy bay. Tôi xuống Hải phòng, liên hệ và tìm được một chiếc Tàu chở hàng sang Nga. Tôi xin đi nhờ với giá 180 USD. Như thế càng tốt. 10 ngày lênh đênh trên biển sống cùng các thuỳ thủ Nga. Tôi có cơ hội ôn lại và thực hành tiếng Nga.
Hải quan Việt nam khám xét tôi rất kỹ. Họ chưa gặp trường hợp đi Tây kiểu này bao giờ. Hành lý tôi vẫn là chiếc balô. Bên trong chỉ có ít sách vở, quần áo và 2 cân thuốc lào. Hải quan Nga còn khám kỹ hơn. Họ bắt tôi cởi hết quần áo để kiểm tra. Tôi có 1 USD giấu trong người. Họ lấy mất. Tôi "vô sản" hoàn toàn.

Sau khi làm các loại thủ tục với phòng lưu học sinh ở sứ quán Việt nam. Tôi nhập trường. Ba hôm sau, tôi mò đến thăm cô bạn hàng xóm, đang học trường Tổng hợp. Nước Nga đã vào mùa đông. Trời rất lạnh. Tuyết giăng trắng trời. Các bạn cho tôi một đôi giầy đông. Quần áo thì vẫn dùng quần áo lính. Cái áo bông bộ đội, không chống lại được cái lạnh xứ người. Tôi xuất hiện giữa phòng cô bạn hàng xóm với bộ dạng như vậy. Cô ấy sửng sốt nhìn tôi, phần vì sự xuất hiện đột ngột mà cô không ngờ tới, phần vì bộ dạng của một kẻ vừa ở rừng về. Mấy cô Việt nam ở phòng khác cũng chạy sang chơi. Họ kỳ thú vì một sinh vật lạ xuất hiện giữa chốn văn minh.
Tôi cũng đến thăm cô bạn học cùng lớp. Cô ấy đã có người yêu. Cô ấy vẫn niềm nở tiếp đón, nhưng không thấy ca ngợi chuyện " lên voi xuống chó" nữa. Có lẽ, cuộc sống bơ sữa đã làm thay đổi suy nghĩ của người ta chăng?
......
Vài năm sau. Tôi kết hôn với người bạn hàng xóm. Cho đến giờ, tôi vẫn cho rằng đấy là quyết định sáng suốt nhất đời tôi. Mặc dù bây giờ, cô ấy đang xăm xoi bài viết này để xem có mảnh tình nào ngày xưa mà cô ấy chưa biết không! Đàn bà mà. Không chấp. Anh em nhể.
......

Cuộc sống bị cuốn theo với cơm áo gạo tiền. Tôi về nước, mải mê với công việc, vợ con. Tôi quên hẳn chuyện của Hương. Một hôm, bất ngờ tôi gặp một người đàn ông có cái lưng gù, đôi mắt cười cười trên đường. Thằng Sơn cũng nhận ra tôi. Anh em mừng mừng tủi tủi. Tàn chuyện, nó hỏi tôi có tin tức gì về Hương không? Tôi lặng người. Tôi có lỗi quá.
Ngay hôm chủ nhật tuần đấy. Tôi đến nhà Hương. Phố xá bãi sông khác xưa nhiều. Nhà cửa mọc san sát. Tôi vận dụng trí nhớ và tìm mãi không ra. Cuối cùng tôi hỏi một cậu bé có đôi mắt xếch. Cậu ta dẫn tôi đến nơi rồi gọi: " Mẹ ơi, có khách".

Hương già đi rất nhiều. Cô ấy sững lại một lúc khi nhìn thấy tôi. Cô ấy bật khóc rồi lúng túng, vụng về dọn chỗ mời tôi ngồi. Bà mẹ Hương đã mất. Hương đã phục viên và về công tác ở một bệnh viện trong thành phố. Hương chỉ thằng bé đang trân trân nhìn tôi và bảo: " nó tên là Phúc, cậu thấy nó giống ai?". Tôi chơi vơi. Ánh mắt này quen quá. Cái nhìn thẳng và sắc. Cái kiểu nhìn này, tôi bắt gặp nhiều lần nơi bố Lượng. Tôi chưa biết trả lời sao thì Hương bảo: " Nó là con anh Lượng đấy". Tôi bỗng đổ ụp xuống. Tôi mang lòng căm thù và khinh bỉ suốt nhiều năm trời với thằng Tân. Ngày ấy, nếu tôi biết là bố Lượng, chắc chắn bố cũng chịu chung số phận như Tân. Còn bây giờ, khi đã lớn, đã trưởng thành, tôi có phần nào thông cảm hơn. Hương kể.

Năm xưa trên điểm cao ấy. Hương có cảm tình với 2 người đàn ông. Đó là tôi và bố Lượng. Tôi thì quá trẻ, lại ít tuổi hơn Hương. Nên Hương chỉ coi như một người bạn. Còn bố Lượng, một người đàn ông thực sự. Nhưng bố Lượng, đã có vợ ở quê. Tôi hỏi, thế còn thằng Tân? Tối tối nó vẫn đi chơi với Hương cơ mà. Hương cười. Thằng Tân bày trò cho oai thôi. Nó đội mũ, đi lên tiểu đoàn như đến chỗ Hương. Khi gần đến nơi, nó sẽ ra sang đường khác, ra quả đồi gần đấy, nằm ngắm trăng sao rồi lại về. Hương cũng biết chuyện ấy, nhưng không nỡ thanh minh với mọi người. Hương cũng hiểu, đấy là niềm vui, niềm hãnh diện của Tân. Cô không muốn Tân mất mặt với mọi người.
Cô coi bố Lượng như người anh, người chú. Một lần, khi đang đi với bố Lượng, Pháo tầu giập bất ngờ. Bố Lượng cùng Hương lao vội vào một ngách hầm tránh đạn. Cái hầm nhỏ quá. Hai người nằm đè lên nhau. Hương nằm dưới, bố Lượng nằm trên. Cảm xúc của sự động chạm lần ấy đã thổi bùng lên ngọn lửa trong Hương. Và kết quả như mọi người đã biết.
Tôi lại hỏi, thế giờ bố Lượng đâu? Có trách nhiệm gì với 2 mẹ con Hương không? Hương cười buồn rầu, chỉ lên bàn thờ, nơi có tấm ảnh bố Luợng. Bố hi sinh sau khi tôi rút về tuyến dưới một thời gian.

Tôi ra về. Lòng nặng trĩu. Phải chăng con người sinh ra đã có số phận. Sao ông trời bất công đến thế. Có những con người, cả đời ở hiền, nhưng chẳng bao giờ gặp được lành.[/QUOTE]
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Lại chiện bốc phét của Cao Sơn :D
Dưng mờ đọc cũng vui vui :D
 

Saburo Sakai

Xe đạp
Biển số
OF-363501
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
14
Động cơ
257,640 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E nghĩ chuyện này hư cấu dựa trên vài sự kiện có thật. Nhưng đọc thấy chân thật, giọng văn đúng như người trong cuộc, mà thật sự hay và cảm động, bản chất người lính việt nam là như vậy.
 

Realred

Xe tăng
Biển số
OF-371261
Ngày cấp bằng
23/6/15
Số km
1,106
Động cơ
250,356 Mã lực
Năm ngày trên đất Tàu! Truyện của cụ Cao Sơn và cụ ấy cũng là Ofer nhưng nick khác. Trên OF cụ ấy cũng có một thớt cực hay và là thớt đính:D
Cụ pain có thể chia sẻ link thớt ấy cho bọn em thêm thông tin được không ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top