[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

Mr_Hero

Đi bộ
Biển số
OF-341026
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
6
Động cơ
274,360 Mã lực
đang đọc dở bài của cụ catrinh mà chả thấy phần 2 đâu. đành up hộ vậy
Ký ức 17/2/1979: Chuyện của người lính sống sót ở pháo đài tử thủ Đồng Đăng

Thứ Hai, 16/02/2015 | 06:11 GMT+7

(VTC News) - Chúng dùng súng phun lửa, thả lựu đạn,chất hóa học vào các lỗ thông hơi, làm thiệt mạng tất cả chiến sỹ cũng như dân quanh vùng chui vào pháo đài lánh nạn.

Kỳ 1: Ngày 17/2 khốc liệt

Đồng Đăng, Lạng Sơn trong một chiều mưa phùn lất phất, cái lạnh lẽo cuối mùa đông làm khung cảnh thêm buồn bã.

Ngoài quốc lộ, hàng đoàn xe container xếp thành hàng dài, chở đầy hàng hóa chờ xuất sang Trung Quốc.

Không ai để ý tới bóng dáng một người đàn ông hơn 50 tuổi tập tễnh khó nhọc bước về phía Pháo đài Đồng Đăng.

Những người lớn tuổi nhận ra ông là một cựu binh thông qua bộ quân phục cũ kỹ khoác trên người. Người cựu binh đó đã trải qua những giây phút sinh tử của chiến tranh, mà bằng chứng là những vết sẹo chằng chịt trên khuôn mặt khắc khổ.

Bất chợt, ông run rẩy, ngâm những câu thơ trong bài thơ “Thần chiến thắng” của Chế Lan Viên: “Ôi, ta yêu đến đau thương Tổ quốc của mình/ Mỗi đất nước có một số phận riêng, một cuộc đời riêng, có phải?/... Cái ta xây cất mười năm, chúng thiêu tàn một buổi/ Tội ác ấy muôn đời không xóa nổi…”.

Những câu thơ đau ruột xót lòng. Hơn 36 năm sau cuộc chiến, những câu thơ ấy vẫn lay động tâm can, thức tỉnh ý thức con người.

Pháo đài Đồng Đăng hoang tàn đổ nát, cỏ mọc kít mít

Pháo đài Đồng Đăng – nơi diễn ra cuộc chiến anh hùng của mấy trăm chiến sỹ chống lại quân xâm lược Trung Quốc giờ quá hoang tàn, đổ nát. Người cựu binh đến đây, chỉ thấy rác lẫn kim tiêm của con nghiện vứt lại. Không một tấm bia, không một hình ảnh.

Hỏi chuyện xung quanh, thì nhiều người cũng chỉ biết rằng cuộc chiến ở Đồng Đăng, nhất là khu vực pháo đài nghe nói khủng khiếp lắm. Nhưng ít ai được chứng kiến, vì phần lớn đều chạy loạn khi cuộc chiến nổ ra, hoặc về sau họ mới tìm lên đây sinh sống.

Xung quanh pháo đài, tường đá đổ nát rêu phong, lau lách chi chít. 36 năm, lẽ nào cỏ dại đã mọc trùm ký ức?

Nhiều tài liệu ghi chép, lực lượng phòng thủ tại pháo đài Đồng Đăng dù không được chi viện nhưng đã kiên cường chiến đấu suốt 5 ngày trời, trụ được cho tới ngày 22/2/1979.

Ông Nguyễn Duy Thực kể lại thời khắc khốc liệt ở Pháo đài Đồng Đăng

Ngày cuối cùng tại đây, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá đánh sập cửa chính.

Chúng dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, chất hóa học vào các lỗ thông hơi, làm thiệt mạng tất cả chiến sỹ cũng như dân quanh vùng chui vào pháo đài lánh nạn.

Ít ai biết rằng, vẫn có người sống sót. Và người cựu binh già đó là một trong mấy nhân chứng của cuộc chiến khốc liệt tại pháo đài Đồng Đăng 36 năm trước.

Ông là Nguyễn Duy Thực, ở phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. ông là cựu binh của Đại đội 42, Trung đoàn 4, Sư đoàn 3 đóng quân tại Lạng Sơn.

Ông Thực gia nhập quân ngũ và huấn luyện tại Lục Ngạn, Bắc Giang đầu năm 1978.

Cuối năm đó, khi Trung Quốc rục rịch gây chiến suốt toàn dải biên giới phía bắc, đơn vị của ông được lệnh tập trung tại Lạng Sơn. Bản thân ông cùng đại đội của mình đóng quân tại pháo đài Đồng Đăng, nơi mà chỉ ít lâu sau đã diễn ra cuộc chiến bi tráng của vài trăm con người chống lại cả mấy sư đoàn quân xâm lược Trung Quốc.

Chiến tranh biên giới. (Ảnh: internet)

Nhắc lại thời điểm 17/2/1979, ông Thực rưng rưng: “Các bạn còn trẻ, chưa được chứng kiến cũng như không hình dung được hết sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng dù sao tôi còn may mắn hơn nhiều những đồng đội đã mãi nằm lại nơi biên cương này”.

Với ông, dù đã trải qua 36 năm, nhưng những ký ức về cuộc chiến vẫn như mới vừa hôm qua, và nó vẫn cứ đeo đẳng mãi về sau.

Có người so sánh trận tử thủ ở Pháo đài Đồng Đăng với trận tử thủ tại Pháo đài Brest ở Belarus gần biên giới Ba Lan những ngày đầu quân phát xít Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô năm 1941. Chúng giết hại dã man đến thường dân và người lính Hồng quân cuối cùng ở pháo đài này.
Năm 1979, Trung Quốc bất ngờ huy động hàng chục sư đoàn tấn công trên khắp tuyến biên giới với Việt Nam. Ở Trung Quốc, giới cầm quyền mị dân gọi đây là cuộc “phản kích tự vệ”, để “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Tuy nhiên, lẽ phải không thuộc về Trung Quốc bởi họ không có lý do nào chính đáng để giải thích cho hành động xâm lược này.

Trước đó, lúc mới hành quân lên biên giới, ông Thực cùng anh em Đại đội 42 đã chia nhau đào công sự, trấn giữ các mỏm đồi. Tuy nhiên, lán trại mới được dựng lên, vữa trát còn chưa khô, mái gianh còn xanh lá, mới có mấy ngày đã xảy ra chiến tranh.

Người cựu binh già nhớ lại: 5h sáng ngày 17/2/1979, lúc mọi người đang chuẩn bị tập thể dục, thì bất ngờ phía bên kia biên giới, cách chỗ lán trại có vài km, tiếng pháo bắt đầu nổ ùng oàng, ánh chớp sáng rực góc trời, liên tiếp những quả đạn vượt qua pháo đài rơi xuống thị trấn Đồng Đăng.

Không ai bảo ai, mọi người đồng thanh hô to: “Tàu đánh rồi”. Tất cả chạy qua kho quân khí, mỗi người cầm 1 khẩu súng và tức khắc chạy lên các chốt phòng thủ.

Sau màn rót pháo, chỉ trong phút chốc, quân Trung Quốc rầm rộ tiến vào Đồng Đăng.

Đi đầu là xe tăng, bò lên bắn vào các cao điểm, phía sau là quân Trung Quốc tiến lên đủ chủng loại, kẻ chạy bộ, kẻ đi ngựa, kẻ ngồi trên xe quân sự tiến lên.

Thị trấn Đồng Đăng nhìn từ pháo đài

Một phát đạn B40 phóng xuống đám lính đầu tiên tiến gần đến pháo đài, cả tiểu đội tan xác. Những tên gần đó tóc tai cháy xém, mặt mũi lộ vẻ kinh hoảng, ngần ngừ không dám tiến. Ngay tức khắc, chúng bị những tên đi sau bắn chết, rồi cả biển người lầm lũi tiến lên, bất chấp súng đạn.

B40, ĐKZ, AK bắn toét cả nòng súng cũng không xuể trước chiến thuật biển người của quân Trung Quốc, ông Thực cùng đồng đội phải rút dần vào pháo đài cố thủ.

Đến trưa 17/2, các chốt cố thủ của Đại đội 42 từ con đường quanh đồi thông dẫn đến pháo đài cũng lần lượt bị mất.

Về sau mới biết, bên cạnh ưu thế về lực lượng, lại chủ động về thời gian xâm lấn, quân Trung Quốc còn được sự hỗ trợ của bọn ********* người Hoa. Chúng cắt hết dây thông tin liên lạc, dẫn lính Trung Quốc theo các đường hẻm lên chốt, những vị trí đóng quân của ta.

Trong pháo đài lúc đó có khoảng 700 con người, bao gồm Đại đội 42, một đơn vị cảnh sát dã chiến Đồng Đăng, công an vũ trang, cùng một số người dân chạy loạn tìm lên.

Lương thực dự trữ chỉ có chút ít, nhưng quân Trung Quốc tiến vào đã phá sạch, cướp sạch.

Một đồng đội kể lại với ông Thực rằng, ông chứng kiến phía sau đám lính là một đội dân binh rất đông di chuyển theo để hỗ trợ. Chúng là đội quân ô hợp hôi của. Chúng vào nhà dân bắt gà, bắt lợn chọc tiết, xuống cả ao bắt cá... Đám quân ô hợp ấy đặt bộc phá giật đổ nhà cửa dân cư.

Trên đường tìm về pháo đài, người đồng đội ấy đã tiêu diệt thêm mấy tên lính Trung Quốc. Khi chạy qua đám xác chết, ông còn gặp một tên chết trong tư thế hai tay còn ôm chặt bao khoai lang.

Còn tiếp...
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr_Hero

Đi bộ
Biển số
OF-341026
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
6
Động cơ
274,360 Mã lực
17/02/2015, 08:25
Ký ức 17/2/1979: 700 người hy sinh anh dũng trong pháo đài kiên cố
(VTC News) – Qua ánh lửa, ông Thực nhìn rõ những xác người co quắp, giãy giụa, tiếng trẻ con ho sặc sụa rồi lặng đi.

Kỳ 2 (kỳ cuối): Pháo đài thành mồ chôn tập thể

Trưa 17/2/1979, cả thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) đã tràn ngập quân xâm lược Trung Quốc, các chốt đã bị phá hủy, chỉ còn Pháo đài Đồng Đăng vẫn trụ vững.

Chứng kiến cảnh bảo ngược hung tàn của địch, các cựu binh Nguyễn Duy Thực và đồng đội ánh mắt rực lửa căm thù. Ông và đồng đội đứng ở cửa pháo đài đồng thanh hô lớn: “Người Việt Nam không bao giờ biết quỳ gối, chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”.

700 con người cố thủ bên trong pháo đài Đồng Đăng thề chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, mặc cho phía ngoài kia, chúng ra rả bắc loa gọi hàng.

Lương thực chỉ còn là những khẩu phần ít ỏi. Nước không có, vì dòng suối gần đó đã bị quân Trung Quốc chặn mất. Chỉ còn mấy vũng nước đọng bẩn thỉu, đen ngòm trong pháo đài. Số nước ấy nhường cho những thương binh. Những người khỏe mạnh, chịu đói, chịu khát cầm cự.


Chiều 17/2, Trung Quốc huy động hàng loạt xe tăng bò lên thành pháo đài mở đường. Sau một loạt B40 và ĐKZ, những chiếc xe tăng bốc cháy ngùn ngụt, lật ngược lăn lông lốc xuống triền đồi. Đám lính đi sau sợ hãi không dám tiến lên, chỉ đứng dưới ném ngược lên lựu đạn và bộc phá.

Ngày 18/2, quân ta vẫn kiên cường bám trụ những đường hào cạnh lối ra phía dưới chân pháo đài.

Bị thiệt hại nặng, quân Trung Quốc leo lên các mỏm núi xung quanh rồi từ đó dùng cối, đại liên cùng hỏa lực tầm xa khác bắn cấp tập, yểm hộ cho bộ binh tấn công. Nhưng khi bộ binh xông lên, chúng lại bị đánh bật, hết lớp này đến lớp khác.

Theo lời ông Thức, một đồng chí tiểu đội trưởng bị mảnh bộc phá văng gãy nát cánh tay, nhưng anh tự băng bó, tiếp tục chỉ huy chiến đấu.

Lần thứ hai, anh bị thương vào đùi. Mọi người muốn đưa vào trong hầm, nhưng anh kiên quyết: “Tôi còn đủ sức chiến đấu, các đồng chí đừng lo cho tôi”.

Một cửa hầm vào pháo đài Đồng Đăng bị Trung Quốc đánh sập bằng thuốc nổ

Địch ồ ạt xông lên, người tiểu đội trưởng tiếp tục bị trúng đạn vào bụng, nhưng anh vẫn dùng súng AK diệt thêm mấy tên lính nữa mới chịu ngã xuống.

Đến tối, lính Trung Quốc thổi còi thu quân lùi ra xa. Không gian trở lại yên tĩnh và bóng đêm nặng nề trùm xuống.

Những chiến sỹ thương vong được đưa vào bên trong pháo đài, nằm trong những căn phòng ẩm thấp. Địch bao vây 4 phía, không có cách nào đưa thương binh ra ngoài chữa trị được. Những xe cứu thương từ thị xã Lạng Sơn đưa lên, nhưng mới đến gần ga Đồng Đăng đã bị bắn cháy.

Những ngày tiếp theo, số lượng người thương vong ngày càng tăng lên. Pháo đài tối om và ngột ngạt bởi mùi tử khí, mùi máu me, tiếng trẻ con khóc không thành tiếng vì khát nước, khát sữa...

Một góc tàn tích Pháo đài Đồng Đăng

Ngày thứ 5, con số sống sót chỉ còn khoảng hơn 400 người, gồm cả dân chúng và lực lượng vũ trang. Quân Trung Quốc đã chiếm được tầng trên cùng của pháo đài, chỗ sát đỉnh đồi, liên tục bắc loa gọi hàng. Đáp lại tiếng loa gọi hàng luôn là những loạt tiếng súng, cùng lựu đạn ném thẳng lên trên.

Chúng đặt thuốc nổ giật sập cửa lối dẫn xuống tầng dưới, dùng lựu đạn cay thả xuống các lỗ thông hơi, dùng súng phun lửa vào các ngách hầm.

Đêm 22/2/1979, lương thực cạn kiệt, ông Thực cùng mấy chục con người đang ngồi quanh nồi cháo loãng cuối cùng dưới tầng 1, thì hai tiếng nổ khủng khiếp nối nhau, cả pháo đài rung chuyển.

Mùi thuốc nồng nặc, bụi bay mù mịt, cả mảng trần lớn ập xuống. Sức ép khiến nhiều người văng vào tường ngất xỉu. Tiếp đó, từng làn khói đen đặc, cay xè, cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài. Chúng đã dùng bộc phá đánh sập tầng một và xả khói độc vào trong.

Bản thân ông Thực cũng bị sức ép bộc phá ném văng vào tường. Khi hồi tỉnh, ông thấy đầu óc choáng váng, máu trào ra từ miệng, từ mũi, từ tai.

Qua ánh lửa, ông nhìn rõ những xác người co quắp, giãy giụa, tiếng trẻ con ho sặc sụa rồi lặng đi. Những tiếng kêu nấc lên cái rồi lịm dần. Tất cả dường như đã chết.

Đường lên Pháo đài Đồng Đăng

Ngay bên cạnh, tường đá lở loét lộ ra một lối nhỏ. Ông Thực gắng gượng bò vào đường hầm đó. Đó là một lối thoát hiểm mà không ai biết. Ngày trước, trong cuộc chiến với thực dân Pháp, phát xít Nhật đã dùng đá chèn chặt lối đi này.

Ra đến cửa hang, ông Thực không còn sức để đứng dậy nữa. Ông ôm súng lăn lông lốc xuống triền núi, mặc cho từng loạt đạn AK của lính Trung Quốc trên đỉnh đồi bắn xuống, cày nát phía sau lưng.

Phía dưới suối, xác lính Trung Quốc chết la liệt, tắc nghẽn cả dòng chảy, mùi tử khí bốc lên nồng nặc. Ông Thực ngụp lặn trong đám xác chết đó, chỉ chừa cái mũi lên để thở.

Mấy tiếng sau, khi tình hình đã lặng yên, nghĩ mọi người trong pháo đài không ai còn sống sót, ông men theo dòng suối tìm đường trở lại Sư đoàn.

Lúc về đến thị xã Lạng Sơn, gặp dân quân tuần tiễu, ông Thực chỉ kịp thều thào đọc mật khẩu rồi ngất xỉu. Tỉnh dậy trong bệnh xá, ông mới biết bị một mảnh lựu đạn găm vào đầu, cùng 2 viên đạn AK găm vào xương sườn.

Ông Thực xin được ở lại tiếp tục cầm súng chiến đấu, nhưng đề nghị của ông bị từ chối. Ông được chuyển về tuyến sau để chữa trị vì những vết thương quá nặng.

Hai tháng sau, khi ra viện, ông quay trở lại đơn vị cũ, thì chiến tranh biên giới cũng đã kết thúc.

Năm 1982, ông Thực ra quân về quê, xây dựng gia đình với người con gái đã hẹn thề trước khi ông lên đường nhập ngũ.

Giờ đây, khi cuộc chiến đã lùi xa hơn 36 năm nhưng nỗi ám ảnh về những ngày chiến đấu ở Pháo đài Đồng Đăng, về sự hy sinh của đồng đội, của người dân vô tội vẫn mãi đeo đẳng.

Những ngày tháng 2, dù còn đó những khó khăn, cực nhọc của cuộc sống mưu sinh, ông và đồng đội vẫn thăm lại chiến trường xưa, để được sống lại những ngày tháng hào hùng mà bi tráng 36 năm trước.

Đồng Đăng nay đã được tái thiết, những tòa nhà cao tầng sáng đèn tạo cảm giác về một điểm thương mại thịnh vượng nơi biên giới Tổ quốc.

Bên thị trấn sầm uất giao thương này, là pháo đài đổ nát hoang phế, là địa điểm tập trung hút chích của những con nghiện. Nhưng, những ký ức khốc liệt, oai hùng nơi pháo đài này sẽ mãi ám ảnh và hiện hữu trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Duy Thực và những người từng cầm súng bảo vệ biên giới trong những ngày xung đột đầu tiên.
Pháo đài Đồng Đăng, cách cửa khẩu Hữu Nghị chừng 2km, được xây dựng trước năm 1940, và được trùng tu vào các năm 1941 và 1945 bởi thực dân Pháp. Pháo đài giữ vị trí trọng yếu nhất của thị trấn Đồng Đăng.

Pháo đài được thiết kế xây dựng cực kỳ kiên cố, với hệ thống hầm ngầm phức tạp, nhiều tầng, có sức chứa cả ngàn người. Toàn bộ pháo đài là hệ thống bê tông dày, chìm dưới lòng núi đá, chỉ nhô lên khỏi mặt đất những lô cốt kiên cố cùng lỗ châu mai, vừa để quan sát, phòng thủ, vừa làm hệ thống thông gió.

Ngày 17/2/1979, khi Trung Quốc tấn công Lạng Sơn, hơn 100 chiến sỹ của Đại đội công an vũ trang, cùng bộ đội, dân quân được bố trí tại pháo đài.

Những ngày đầu cuộc chiến, nhờ vị thế hiểm yếu của pháo đài, mà hàng chục cuộc tấn công của địch đã thất bại. Hàng trăm tên định đã mất mạng.

Hàng trăm đồng bào, trẻ em cũng đã trốn vào pháo đài để tránh đạn pháo của kẻ thù.

Sau hơn 1 tuần chiến đấu ác liệt, địch đã tiến lên được pháo dài, dùng nhiều tấn thuốc nổ đánh sập pháo dài, giết hại toàn bộ đồng bào trú ẩn trong đó. Trong số hàng trăm chiến sỹ, chỉ có 6 người trốn thoát khỏi Pháo đài Đồng Đăng.

Hải Minh
Nguồn VTC
 
Chỉnh sửa cuối:

congpln

Xe tải
Biển số
OF-186933
Ngày cấp bằng
26/3/13
Số km
304
Động cơ
324,173 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Hà Đông
Lâu lắm mới lái trở lại vì bận quá mong các cụ thông cảm nhé!
 

congpln

Xe tải
Biển số
OF-186933
Ngày cấp bằng
26/3/13
Số km
304
Động cơ
324,173 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Hà Đông
Cái này E có nghe là ta Mig của ta đưa lên bị nó bắn rơi và bọn nó cũng định đánh lén bằng không quân nhưng bị ta bắn rơi ở Thái Bình nên cả 2 bên không chơi bằng không quân nữa.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Nhận định của một vị tướng về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979

07:00 | 15/02/2014 11 Ý kiến phản hồi
(PetroTimes) - Vẫn tác phong nhanh nhẹn, hồ hởi và lối tư duy sắc sảo, mạch lạc của người chỉ huy chiến đấu năm xưa khi anh kể lại những kỷ niệm sâu sắc trong những tháng năm ở chiến trường. Trưởng thành từ người chiến sĩ ngoài mặt trận rồi sau này trở thành Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, anh là người lính chiến dày dạn kinh nghiệm. Trong những ngày đầu chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc, anh giữ cương vị Phó chính ủy trung đoàn. Anh dành cho phóng viên PetroTimes một cuộc trò chuyện rất tâm đắc.
 



Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm đang tặng hoa cho các cựu chiến binh cao tuổi của Sư đoàn 316

PV: Thưa anh, là người trực tiếp chỉ huy bộ đội chiến đấu chống quân Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, sau 35 năm nhìn lại, anh có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến ấy?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trước hết phải nói thế này, tôi có một suy nghĩ khác với nhiều người về cuộc chiến tranh đó. Lâu nay chúng ta quen với tên gọi là Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, như vậy không đúng.

Theo tôi, phải gọi đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chống Việt Nam. Lý do là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị gắn bó từ những năm chúng ta còn kháng chiến chống Pháp. Biên giới lãnh thổ đã được phân định rõ ràng. Vậy mà phía Trung Quốc ngang nhiên đưa hàng chục vạn quân đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc đã dùng sức mạnh áp đảo để chiếm 4 thị xã và hàng chục huyện dọc biên giới của ta trong thời gian gần một tháng. Như vậy rõ ràng phải gọi nó là cuộc chiến tranh xâm lược.

PV: Khi chiến tranh nổ ra, anh đang đóng quân ở đâu và giữ cương vị gì?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Lúc đó Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 chúng tôi đóng ở huyện Than Uyên, Hoàng Liên Sơn (nay là Lai Châu). Tôi là Phó chính ủy trung đoàn. Ngày ấy thông tin liên lạc còn khó khăn nên chiều ngày 18/2 chúng tôi mới nhận được thông báo Trung Quốc đã đánh vào thị xã Lào Cai. Thế là ngay chiều hôm ấy, trung đoàn tôi và Trung đoàn 174 được lệnh khẩn cấp hành quân về Lào Cai để đánh phản kích.

PV: Tình thế chiến trường lúc đó thế nào, thưa anh?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Ở hướng Lào Cai, quân Trung Quốc không đánh theo hướng trực diện qua cầu Hồ Kiều vào thị xã mà tiến bằng hai hướng Quang Kim, Bát Xát và ngã ba Bản Phiệt xuống. Pháo của địch bắn rất dữ dội để dọn đường cho bộ binh nên sau một ngày chúng đã chiếm được thị xã Lào Cai. Lực lượng địch được huy động đông gấp hàng chục lần phía ta.

Trước tình hình đó, Trung tướng Vũ Lập - Tư lệnh Quân khu 2 ra lệnh phá một số cây cầu để làm chậm tốc độ tiến công của địch. Đồng thời, Trung đoàn 148 nhận nhiệm vụ phòng ngự để bảo vệ dân, dàn quân từ Cốc San lên tuyến đường đi Sa Pa. Từ 2 thị xã Lào Cai và Cam Đường, hàng vạn người dân hoảng loạn chạy sơ tán về phía sau. Như vậy là bộ đội tiến lên phía trước, còn dân chạy về phía sau, tránh chết chóc. Trước đó chúng ta quen với chiến tranh giải phóng, bây giờ mới thực hiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Cảnh tượng lúc đó giống như trong những bộ phim của Nga trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Trung đoàn 148 có tới 80% là chiến sĩ trải qua chiến đấu ở chiến trường chống Mỹ từ phía Nam ra, rất kiên cường, dũng cảm. Đại đội 10 của Tiểu đoàn 6 chiếm giữa điểm cao 608, Trung Quốc dùng một sư đoàn tấn công 7 ngày nhưng không lên nổi. Sau đó họ lấn chiếm được một nửa điểm cao thì tôi tổ chức cho bộ đội đánh giáp lá cà khiến quân địch hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn. Chính vì thế, Sư đoàn 316 đã đánh thọc sườn, chặn quân Trung Quốc không tiến sâu được nữa.

Suốt 1 tuần lễ, Trung Quốc dùng hơn một quân đoàn và lực lượng pháo binh rất mạnh để đánh về Cam Đường và Sa Pa nhưng rồi cũng chỉ quanh quẩn ở thị xã Lao Cai. Khi địch vào được Sa Pa thì chúng tôi đã bảo vệ dân rút an toàn về phía sau. Nếu tiến thêm nữa thì Trung Quốc sẽ gặp khó khăn vì Trung đoàn 148 đã chặn đánh chúng ở đèo Khí tượng.

Bây giờ tôi không muốn nhắc lại chi tiết những trận chiến đấu ác liệt ngày đó nữa. Chỉ biết rằng, cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề cho cả hai phía. Sau mấy trận chiến đấu, tôi được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba và được bổ nhiệm thẳng lên làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 148.

PV: Là cán bộ trực tiếp chỉ huy chiến đấu, anh rút ra những điều gì về cuộc chiến tranh đó?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Đó là những vấn đề tôi vẫn suy nghĩ từ nhiều năm nay. Thứ nhất là chúng tôi bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Mà Trung Quốc thì quá vội vã. Chỉ 15 ngày sau khi Đặng Tiểu Bình gặp Tổng thống Mỹ Ca-tơ là đánh ta luôn. Trong tư duy của chúng tôi trước đó thì không thể có chuyện Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh quân sự để đánh Việt Nam mà vẫn chỉ là những mâu thuẫn trong quan hệ đối ngoại, sẽ được hai nhà nước giải quyết bằng con đường ngoại giao. Vì thế, một số đơn vị đóng quân ở phía Bắc chỉ huấn luyện và tham gia sản xuất. Mà huấn luyện thì cũng vẫn huấn luyện bộ đội theo cách đánh Mỹ.

Thứ hai là nếu chúng ta xác định rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam thì chủ động hơn trong cách đánh phòng ngự. Và với kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm ở chiến trường đánh Mỹ, chắc chắn bộ đội ta sẽ chặn đứng được bước tiến của địch trong những ngày đầu.

Thứ ba là qua thực tế chiến trường, chúng tôi thấy trình độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu của quân Trung Quốc còn kém, lính rất nhát. Bởi bao nhiêu năm quân đội Trung Quốc không đương đầu với cuộc chiến tranh nào nên khi chạm trán với những người lính thiện chiến Việt Nam, lính Trung Quốc rất lúng túng, chỉ dựa vào quân đông và hỏa lực mạnh. Tư tưởng của người lính trên chiến trường có ý nghĩa quyết định thắng bại. Quân đội ta đánh Pháp, đánh Mỹ và vừa đánh thắng bọn Pôn Pốt ở Campuchia hơn một tháng trước đó có tác động đến tư tưởng của quân Trung Quốc. Họ run sợ. Nếu cố tiến sâu nữa thì Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề hơn.



Xe tăng Trung Quốc bị bộ đội ta bắn cháy trong cuộc chiến tranh biên giới (Ảnh: Mạnh Thường).

PV: Với kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường, anh thấy quân Trung Quốc với quân đông, hỏa lực mạnh như thế thì tốc độ tấn công, hiệu suất chiến đấu của họ trên thực tế thế nào?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi cho là tốc độ tấn công của họ quá chậm. Ở các hướng, tính bình quân mỗi ngày họ chỉ tiến được hơn 1 cây số. Bởi họ đã vấp phải sự kháng cự dũng cảm của quân và dân ta. Như ở Lào Cai, một quân đoàn của Trung Quốc mà đánh nhau với một trung đoàn của ta còn mất hàng tuần mới tiến được có mấy cây số. Chính vì thế, khi quân Trung Quốc vào được Sa Pa và Cam Đường thì chúng tôi đã bảo vệ dân rút hết về phía sau rồi.

Trung Quốc nói tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng không có chuyện đó. Mặc dù lực lượng mạnh như thế nhưng tấn công xâm lược mà không diệt gọn được đại đội nào của ta. Ta lượng sức mình yếu trước kẻ mạnh nên phải bảo toàn lực lượng, có đơn vị vừa đánh vừa rút. Và thực chất là tháng 2/1979, Trung Quốc mới đánh nhau với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ở biên giới của ta thôi. Thế mà họ đã bị thiệt hại nặng nề.

PV: Anh có nhận xét gì về cuộc tấn công xâm lược ấy của Trung Quốc?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trung Quốc đã thất bại cả về quân sự, chính trị, ngoại giao; cả về ý nghĩa xã hội, nhân văn. Phát động một cuộc chiến tranh xâm lược như thế, họ muốn gây sức ép buộc ta rút quân khỏi Campuchia và kéo dài việc đàm phán phân định biên giới. Nhưng qua cuộc xâm lược ấy, họ thể hiện sự yếu kém. Cho nên tôi cho rằng, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã thua về nhiều mặt chứ chẳng vẻ vang gì như họ vẫn tuyên truyền lâu nay.

PV: Anh muốn nói gì với thế hệ trẻ hôm nay qua cuộc chiến tranh ấy?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ sự thật của cuộc chiến tranh xâm lược ấy của Trung Quốc. Từ đó tự hào với truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc - truyền thống quý báu của bất kỳ thế hệ nào. Như vậy, vấn đề giáo dục truyền thống phải được chú trọng. Tôi thấy các bảo tàng quân sự của ta không có nội dung phản ánh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Đó là một thiếu sót, cần phải bổ sung ngay. Lịch sử là lịch sử. Thế hệ trẻ cần được hiểu rõ sự thật lịch sử tháng 2/1979!

PV: Xin cám ơn Trung tướng về cuộc trò chuyện!

Đức Toàn
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Chiến tranh 1979: Tướng Lương vạch trần sự bịa đặt trắng trợn | 07/03/2015
(An Ninh Quốc Phòng) - Nói đến clip về chiến tranh xâm lược VN năm 1979 trên Hoàn cầu thời báo, tướng Lương cho rằng đó là một sự xuyên tạc lịch sử.


Lời tòa soạn: Mới đây Tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.


Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương (Ảnh: Tuấn Nam)
Liên quan đến clip này là những con số và sự đánh giá về mức độ tinh nhuệ của cả hai phía.

Để hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979 đó, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương về vấn đề này.

Thiếu tướng Lê Mã Lương
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương là người từng lăn lộn, chiến đấu tại những nơi ác liệt nhất ở biên giới phía Bắc trong 8 năm (1979 – 1987). Đó là vị tướng nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”. Ông được phong Anh hùng LLVTND khi 21 tuổi.

PV: Thưa Thiếu tướng, là người trực tiếp tham gia cuộc chiến này, Thiếu tướng có suy nghĩ gì khi Hoàn Cầu thời báo tung ra 1 clip trắng trợn xuyên tạc lịch sử như vậy?

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Rõ ràng nội dung về cuộc chiến trên Hoàn Cầu thời báo là một sự xuyên tạc lịch sử, không có cơ sở thuyết phục vững vàng.

Người viết bài này chắc chưa được nghe kể về cuộc chiến. Và nếu có người kể thì chắc người kể cũng không phải người trong cuộc mà chỉ dựa vào tài liệu nào đó không chính xác nên viết không đúng.

Nội dung clip trên Hoàn Cầu thời báo nói về cuộc chiến năm 1979 nhưng lại chủ yếu viết về chiến trường ở Lạng Sơn và một góc Lào Cai (khu vực Hoàng Liên Sơn liên quan đến sư đoàn 316).

Ngay cả việc nói rằng tiêu diệt 4 sư đoàn, 7 trung đoàn, 25 tiểu đoàn của quân đội Việt Nam cùng hàng trăm khẩu pháo, hàng trăm xe ô tô cũng là những con số bịa đặt.

Đó là một tổng kết không dựa trên cơ sở nào. Nó thể hiện đúng với bản chất tuyên truyền của TQ: “Biến nhỏ thành lớn, biến không thành có”. Khi đọc bài viết này những người trong cuộc thấy buồn cười.


Các mũi tấn công Việt Nam của quân Trung Quốc tháng 2/1979
PV: Họ có nói rằng: “Cái gọi là đơn vị Anh hùng của Việt Nam mau chóng bị quân đội Trung Quốc dọa cho trợn mắt há miệng.

Thi thể lính Việt Nam chết trận phải dùng đến 17 xe tải mới chở hết…

Quân Việt Nam ở Đồng Đăng bị biến thành ba ba trong rọ, bị cắt đứt đường lui. Trung đoàn Anh hùng của Việt Nam lâm vào cảnh mọc cánh cũng khó thoát”.

Thiếu tướng nghĩ như thế nào về những nhận định này?

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Họ nói Trung đoàn anh hùng là trung đoàn nào? Họ viết tuyên truyền mà thiếu cơ sở nên không thuyết phục được người nghe. Cách viết rất chung chung, thiếu sự hiểu biết.

PV: Còn chi tiết Việt Nam thả thuốc độc xuống những khu vực có nước thì sao, thưa ông?

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Chi tiết này hoàn toàn là bịa đặt. Và nếu có việc thả thuốc độc thì chính người TQ thả chứ không phải người Việt Nam. Nhiều con sông chảy từ TQ sang VN.

Họ đi đâu cũng tàn phá rất khủng khiếp. Quân TQ đi trước thì đội dân binh đi sau. Đó hầu hết là những người Hoa ở VN được TQ “dụ” trở về. Đội dân binh đó rất thông thổ, đi đường mòn để tiến sâu vào VN.

TQ tận dụng họ. Lực lượng này giống như đội quan bát nháo, “vơ bèo vạt tép”. Họ vào trong nhà dân Việt Nam, có thể thứ gì lấy được là họ lấy. Đối với những thứ không lấy được thì họ đập phá.

Một điển hình về đập phá đó là khi tôi lên Thư viện Lào Cai nằm trên một sườn núi. Khi quân TQ vào thư viện đã lấy sách và xé, quẳng trắng xóa suốt một khoảng trước thư viện cho đến dưới chân đồi.

Nhìn cảnh tượng đó tôi bỗng cảm thấy những kẻ đó vừa hèn hạ, vừa vô học đến mức nào. Mình xót nhưng mình cũng thấy được những dân binh của TQ ngày đó như thế nào.

Họ đang ca ngợi quân TQ tinh nhuệ nhưng thực tế họ đang bóc trần những hành động thô bỉ, những việc làm vô nhân đạo và vô văn hóa của quân TQ ngày đó.


Bệnh viện huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2/1979 (Ảnh tư liệu)
PV: Họ nói đây là cuộc chiến phản kích tự vệ. Ông nghĩ sao về cách gọi tên này của họ?

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Cuộc chiến phản kích tự vệ ư? Nói thế thì đến đứa trẻ con cũng không thể chấp nhận.

Tại sao lại là phản kích tự vệ? Quân đội VN có đánh quân đội TQ bao giờ đâu mà họ đưa 60 vạn quân xâm lược 6 tỉnh miền Bắc, phá tan các thị xã lớn của các tỉnh biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh cho đến tận Lai Châu.

Năm thị xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã bị phá tan. Những sự phá hoại này đã gây ra một hậu quả về kinh tế rất lớn đối với VN.

Như vậy, nói chính xác thì VN mới là nước phản kích tự vệ.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh
Trong cuộc chiến biên giới năm 1979, Trung Quốc đã đưa quân tới tận sông Kỳ Cùng, gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân Việt Nam, nhưng nay họ lại tuyên truyền sai sự thật một cách trắng trợn rằng họ chỉ tự vệ.

PV: Ông có đánh giá gì về quân Trung Quốc ngày đó?
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tôi thấy rất lạ. Lạ ở chỗ quân Giải phóng TQ không phải được giáo dục để làm như vậy. Họ đã có những hành động không tương xứng với tên của họ.
 

JAL

Xe tăng
Biển số
OF-352836
Ngày cấp bằng
29/1/15
Số km
1,229
Động cơ
278,145 Mã lực
Nơi ở
СССР
Cái này E có nghe là ta Mig của ta đưa lên bị nó bắn rơi và bọn nó cũng định đánh lén bằng không quân nhưng bị ta bắn rơi ở Thái Bình nên cả 2 bên không chơi bằng không quân nữa.
Thời điểm 1979 PKKQ của khựa làm gì có tuổi so với ta cụ, chúng nó cũng quá hiểu điều đó nên điều cụ nghe chỉ là tin đồn thôi
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Thời điểm 1979 PKKQ của khựa làm gì có tuổi so với ta cụ, chúng nó cũng quá hiểu điều đó nên điều cụ nghe chỉ là tin đồn thôi

cụ có tin một ngày đẹp trời quân bành trướng sẽ lu loa rằng vịt không dám dùng ko quân vì nó quá mạnh, mặc dù nó tẩn vịt trước ko.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Thời điểm 1979 PKKQ của khựa làm gì có tuổi so với ta cụ, chúng nó cũng quá hiểu điều đó nên điều cụ nghe chỉ là tin đồn thôi

cụ có tin có lúc bọn bành trướng sẽ lu loa: ko quân vịt quá yếu ko dám đánh nó vì nó mạnh, mặc dù nó tẩn vịt trước ko?
 

JAL

Xe tăng
Biển số
OF-352836
Ngày cấp bằng
29/1/15
Số km
1,229
Động cơ
278,145 Mã lực
Nơi ở
СССР
cụ có tin có lúc bọn bành trướng sẽ lu loa: ko quân vịt quá yếu ko dám đánh nó vì nó mạnh, mặc dù nó tẩn vịt trước ko?
Cụ có vẻ sợ điều khựa nói nhỉ. Nó nói j k mn, quan trọng là ta như nào.
Lúc nào ko qtâm, lúc này thì chưa thằng khựa nào thở ra điều đó, nhưng ở Đông lào con cháu chiêu thống ích tặc có khi vẫn còn
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Cụ có vẻ sợ điều khựa nói nhỉ. Nó nói j k mn, quan trọng là ta như nào.
Lúc nào ko qtâm, lúc này thì chưa thằng khựa nào thở ra điều đó, nhưng ở Đông lào con cháu chiêu thống ích tặc có khi vẫn còn

Cảnh báo cụ viết sai chính tả, hoặc dùng từ ám thị, cẩn thận bị bem nick đó. Ta không sợ nhưng cũng không được khinh địch, giặc thua ta cũng một phần vì thói chủ quan coi thường địch thủ.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
(PetroTimes) - Vẫn tác phong nhanh nhẹn, hồ hởi và lối tư duy sắc sảo, mạch lạc của người chỉ huy chiến đấu năm xưa khi anh kể lại những kỷ niệm sâu sắc trong những tháng năm ở chiến trường. Trưởng thành từ người chiến sĩ ngoài mặt trận rồi sau này trở thành Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, anh là người lính chiến dày dạn kinh nghiệm. Trong những ngày đầu chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc, anh giữ cương vị Phó chính ủy trung đoàn. Anh dành cho phóng viên PetroTimes một cuộc trò chuyện rất tâm đắc.
 



Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm đang tặng hoa cho các cựu chiến binh cao tuổi của Sư đoàn 316

PV: Thưa anh, là người trực tiếp chỉ huy bộ đội chiến đấu chống quân Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, sau 35 năm nhìn lại, anh có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến ấy?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trước hết phải nói thế này, tôi có một suy nghĩ khác với nhiều người về cuộc chiến tranh đó. Lâu nay chúng ta quen với tên gọi là Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, như vậy không đúng.

Theo tôi, phải gọi đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chống Việt Nam. Lý do là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị gắn bó từ những năm chúng ta còn kháng chiến chống Pháp. Biên giới lãnh thổ đã được phân định rõ ràng. Vậy mà phía Trung Quốc ngang nhiên đưa hàng chục vạn quân đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc đã dùng sức mạnh áp đảo để chiếm 4 thị xã và hàng chục huyện dọc biên giới của ta trong thời gian gần một tháng. Như vậy rõ ràng phải gọi nó là cuộc chiến tranh xâm lược.

PV: Khi chiến tranh nổ ra, anh đang đóng quân ở đâu và giữ cương vị gì?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Lúc đó Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 chúng tôi đóng ở huyện Than Uyên, Hoàng Liên Sơn (nay là Lai Châu). Tôi là Phó chính ủy trung đoàn. Ngày ấy thông tin liên lạc còn khó khăn nên chiều ngày 18/2 chúng tôi mới nhận được thông báo Trung Quốc đã đánh vào thị xã Lào Cai. Thế là ngay chiều hôm ấy, trung đoàn tôi và Trung đoàn 174 được lệnh khẩn cấp hành quân về Lào Cai để đánh phản kích.

PV: Tình thế chiến trường lúc đó thế nào, thưa anh?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Ở hướng Lào Cai, quân Trung Quốc không đánh theo hướng trực diện qua cầu Hồ Kiều vào thị xã mà tiến bằng hai hướng Quang Kim, Bát Xát và ngã ba Bản Phiệt xuống. Pháo của địch bắn rất dữ dội để dọn đường cho bộ binh nên sau một ngày chúng đã chiếm được thị xã Lào Cai. Lực lượng địch được huy động đông gấp hàng chục lần phía ta.

Trước tình hình đó, Trung tướng Vũ Lập - Tư lệnh Quân khu 2 ra lệnh phá một số cây cầu để làm chậm tốc độ tiến công của địch. Đồng thời, Trung đoàn 148 nhận nhiệm vụ phòng ngự để bảo vệ dân, dàn quân từ Cốc San lên tuyến đường đi Sa Pa. Từ 2 thị xã Lào Cai và Cam Đường, hàng vạn người dân hoảng loạn chạy sơ tán về phía sau. Như vậy là bộ đội tiến lên phía trước, còn dân chạy về phía sau, tránh chết chóc. Trước đó chúng ta quen với chiến tranh giải phóng, bây giờ mới thực hiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Cảnh tượng lúc đó giống như trong những bộ phim của Nga trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Trung đoàn 148 có tới 80% là chiến sĩ trải qua chiến đấu ở chiến trường chống Mỹ từ phía Nam ra, rất kiên cường, dũng cảm. Đại đội 10 của Tiểu đoàn 6 chiếm giữa điểm cao 608, Trung Quốc dùng một sư đoàn tấn công 7 ngày nhưng không lên nổi. Sau đó họ lấn chiếm được một nửa điểm cao thì tôi tổ chức cho bộ đội đánh giáp lá cà khiến quân địch hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn. Chính vì thế, Sư đoàn 316 đã đánh thọc sườn, chặn quân Trung Quốc không tiến sâu được nữa.

Suốt 1 tuần lễ, Trung Quốc dùng hơn một quân đoàn và lực lượng pháo binh rất mạnh để đánh về Cam Đường và Sa Pa nhưng rồi cũng chỉ quanh quẩn ở thị xã Lao Cai. Khi địch vào được Sa Pa thì chúng tôi đã bảo vệ dân rút an toàn về phía sau. Nếu tiến thêm nữa thì Trung Quốc sẽ gặp khó khăn vì Trung đoàn 148 đã chặn đánh chúng ở đèo Khí tượng.

Bây giờ tôi không muốn nhắc lại chi tiết những trận chiến đấu ác liệt ngày đó nữa. Chỉ biết rằng, cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề cho cả hai phía. Sau mấy trận chiến đấu, tôi được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba và được bổ nhiệm thẳng lên làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 148.

PV: Là cán bộ trực tiếp chỉ huy chiến đấu, anh rút ra những điều gì về cuộc chiến tranh đó?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Đó là những vấn đề tôi vẫn suy nghĩ từ nhiều năm nay. Thứ nhất là chúng tôi bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Mà Trung Quốc thì quá vội vã. Chỉ 15 ngày sau khi Đặng Tiểu Bình gặp Tổng thống Mỹ Ca-tơ là đánh ta luôn. Trong tư duy của chúng tôi trước đó thì không thể có chuyện Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh quân sự để đánh Việt Nam mà vẫn chỉ là những mâu thuẫn trong quan hệ đối ngoại, sẽ được hai nhà nước giải quyết bằng con đường ngoại giao. Vì thế, một số đơn vị đóng quân ở phía Bắc chỉ huấn luyện và tham gia sản xuất. Mà huấn luyện thì cũng vẫn huấn luyện bộ đội theo cách đánh Mỹ.

Thứ hai là nếu chúng ta xác định rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam thì chủ động hơn trong cách đánh phòng ngự. Và với kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm ở chiến trường đánh Mỹ, chắc chắn bộ đội ta sẽ chặn đứng được bước tiến của địch trong những ngày đầu.

Thứ ba là qua thực tế chiến trường, chúng tôi thấy trình độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu của quân Trung Quốc còn kém, lính rất nhát. Bởi bao nhiêu năm quân đội Trung Quốc không đương đầu với cuộc chiến tranh nào nên khi chạm trán với những người lính thiện chiến Việt Nam, lính Trung Quốc rất lúng túng, chỉ dựa vào quân đông và hỏa lực mạnh. Tư tưởng của người lính trên chiến trường có ý nghĩa quyết định thắng bại. Quân đội ta đánh Pháp, đánh Mỹ và vừa đánh thắng bọn Pôn Pốt ở Campuchia hơn một tháng trước đó có tác động đến tư tưởng của quân Trung Quốc. Họ run sợ. Nếu cố tiến sâu nữa thì Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề hơn.



Xe tăng Trung Quốc bị bộ đội ta bắn cháy trong cuộc chiến tranh biên giới (Ảnh: Mạnh Thường).

PV: Với kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường, anh thấy quân Trung Quốc với quân đông, hỏa lực mạnh như thế thì tốc độ tấn công, hiệu suất chiến đấu của họ trên thực tế thế nào?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi cho là tốc độ tấn công của họ quá chậm. Ở các hướng, tính bình quân mỗi ngày họ chỉ tiến được hơn 1 cây số. Bởi họ đã vấp phải sự kháng cự dũng cảm của quân và dân ta. Như ở Lào Cai, một quân đoàn của Trung Quốc mà đánh nhau với một trung đoàn của ta còn mất hàng tuần mới tiến được có mấy cây số. Chính vì thế, khi quân Trung Quốc vào được Sa Pa và Cam Đường thì chúng tôi đã bảo vệ dân rút hết về phía sau rồi.

Trung Quốc nói tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng không có chuyện đó. Mặc dù lực lượng mạnh như thế nhưng tấn công xâm lược mà không diệt gọn được đại đội nào của ta. Ta lượng sức mình yếu trước kẻ mạnh nên phải bảo toàn lực lượng, có đơn vị vừa đánh vừa rút. Và thực chất là tháng 2/1979, Trung Quốc mới đánh nhau với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ở biên giới của ta thôi. Thế mà họ đã bị thiệt hại nặng nề.

PV: Anh có nhận xét gì về cuộc tấn công xâm lược ấy của Trung Quốc?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trung Quốc đã thất bại cả về quân sự, chính trị, ngoại giao; cả về ý nghĩa xã hội, nhân văn. Phát động một cuộc chiến tranh xâm lược như thế, họ muốn gây sức ép buộc ta rút quân khỏi Campuchia và kéo dài việc đàm phán phân định biên giới. Nhưng qua cuộc xâm lược ấy, họ thể hiện sự yếu kém. Cho nên tôi cho rằng, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã thua về nhiều mặt chứ chẳng vẻ vang gì như họ vẫn tuyên truyền lâu nay.

PV: Anh muốn nói gì với thế hệ trẻ hôm nay qua cuộc chiến tranh ấy?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ sự thật của cuộc chiến tranh xâm lược ấy của Trung Quốc. Từ đó tự hào với truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc - truyền thống quý báu của bất kỳ thế hệ nào. Như vậy, vấn đề giáo dục truyền thống phải được chú trọng. Tôi thấy các bảo tàng quân sự của ta không có nội dung phản ánh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Đó là một thiếu sót, cần phải bổ sung ngay. Lịch sử là lịch sử. Thế hệ trẻ cần được hiểu rõ sự thật lịch sử tháng 2/1979!
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
[/IMG]
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm đang tặng hoa cho các cựu chiến binh cao tuổi của Sư đoàn 316
 
Chỉnh sửa cuối:

aquatichung

Xe buýt
Biển số
OF-99917
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
500
Động cơ
401,357 Mã lực
Cuộc chiến thắng oanh liệt với Trung quốc mà không có bảo tàng nào về cuộc chiến để dạy các thế hệ sau rằng: "hậu phương vững chắc" đã dã man thế nào với dân tộc Việt. Tôi cũng là người lính chiến tranh biên giới nên cứ nhắc đến chiến tranh biên giới là điên lắm, vẫn có thể sẵn sàng bắn đỏ nòng Ak được. Bắn chết người không có hay ho gì. Nhưng với quân tàu thì phải đánh đau, cho nhớ mấy đời. Không truy kích lúc quân tàu rút 1979 nên nó không biết sợ.
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,325
Động cơ
570,075 Mã lực
Tướng Khảm nói thế này bảo sao bác Tâm tư than xu thế ghét tung cẩu ngày càng mạnh :P
Vote cho bác Khảm!
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,325
Động cơ
570,075 Mã lực
Tướng Khảm nói thế này bảo sao bác Tâm tư than xu thế ghét tung cẩu ngày càng mạnh :P
Vote cho bác Khảm!
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,325
Động cơ
570,075 Mã lực
Tướng Khảm nói thế này bảo sao bác Tâm tư than xu thế ghét tung cẩu ngày càng mạnh :P
Vote cho bác Khảm!
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,325
Động cơ
570,075 Mã lực
Tướng Khảm nói thế này bảo sao bác Tâm tư than xu thế ghét tung cẩu ngày càng mạnh :P
Vote cho bác Khảm!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top