[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
» Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt
» Chủ tịch nước: Chính nghĩa thuộc về Việt Nam
» 'Chủ nghĩa bành trướng của TQ không ngừng gia tăng'
» Chiến tranh biên giới 1979: Những hoài niệm không quên


Kỳ 1: Ngày 17/2 khốc liệt

Đồng Đăng, Lạng Sơn trong một chiều mưa phùn lất phất, cái lạnh lẽo cuối mùa đông làm khung cảnh thêm buồn bã.

Ngoài quốc lộ, hàng đoàn xe container xếp thành hàng dài, chở đầy hàng hóa chờ xuất sang Trung Quốc.

Không ai để ý tới bóng dáng một người đàn ông hơn 50 tuổi tập tễnh khó nhọc bước về phía Pháo đài Đồng Đăng.

Những người lớn tuổi nhận ra ông là một cựu binh thông qua bộ quân phục cũ kỹ khoác trên người. Người cựu binh đó đã trải qua những giây phút sinh tử của chiến tranh, mà bằng chứng là những vết sẹo chằng chịt trên khuôn mặt khắc khổ.

Bất chợt, ông run rẩy, ngâm những câu thơ trong bài thơ “Thần chiến thắng” của Chế Lan Viên: “Ôi, ta yêu đến đau thương Tổ quốc của mình/ Mỗi đất nước có một số phận riêng, một cuộc đời riêng, có phải?/... Cái ta xây cất mười năm, chúng thiêu tàn một buổi/ Tội ác ấy muôn đời không xóa nổi…”.

Những câu thơ đau ruột xót lòng. Hơn 36 năm sau cuộc chiến, những câu thơ ấy vẫn lay động tâm can, thức tỉnh ý thức con người.

Pháo đài Đồng Đăng hoang tàn đổ nát, cỏ mọc kít mít Pháo đài Đồng Đăng – nơi diễn ra cuộc chiến anh hùng của mấy trăm chiến sỹ chống lại quân xâm lược Trung Quốc giờ quá hoang tàn, đổ nát. Người cựu binh đến đây, chỉ thấy rác lẫn kim tiêm của con nghiện vứt lại. Không một tấm bia, không một hình ảnh.

Hỏi chuyện xung quanh, thì nhiều người cũng chỉ biết rằng cuộc chiến ở Đồng Đăng, nhất là khu vực pháo đài nghe nói khủng khiếp lắm. Nhưng ít ai được chứng kiến, vì phần lớn đều chạy loạn khi cuộc chiến nổ ra, hoặc về sau họ mới tìm lên đây sinh sống.

Xung quanh pháo đài, tường đá đổ nát rêu phong, lau lách chi chít. 36 năm, lẽ nào cỏ dại đã mọc trùm ký ức?

Nhiều tài liệu ghi chép, lực lượng phòng thủ tại pháo đài Đồng Đăng dù không được chi viện nhưng đã kiên cường chiến đấu suốt 5 ngày trời, trụ được cho tới ngày 22/2/1979.

Ông Nguyễn Duy Thực kể lại thời khắc khốc liệt ở Pháo đài Đồng Đăng Ngày cuối cùng tại đây, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá đánh sập cửa chính.

Chúng dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, chất hóa học vào các lỗ thông hơi, làm thiệt mạng tất cả chiến sỹ cũng như dân quanh vùng chui vào pháo đài lánh nạn.

Ít ai biết rằng, vẫn có người sống sót. Và người cựu binh già đó là một trong mấy nhân chứng của cuộc chiến khốc liệt tại pháo đài Đồng Đăng 36 năm trước.

Ông là Nguyễn Duy Thực, ở phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. ông là cựu binh của Đại đội 42, Trung đoàn 4, Sư đoàn 3 đóng quân tại Lạng Sơn.

Ông Thực gia nhập quân ngũ và huấn luyện tại Lục Ngạn, Bắc Giang đầu năm 1978.

Cuối năm đó, khi Trung Quốc rục rịch gây chiến suốt toàn dải biên giới phía bắc, đơn vị của ông được lệnh tập trung tại Lạng Sơn. Bản thân ông cùng đại đội của mình đóng quân tại pháo đài Đồng Đăng, nơi mà chỉ ít lâu sau đã diễn ra cuộc chiến bi tráng của vài trăm con người chống lại cả mấy sư đoàn quân xâm lược Trung Quốc.

Chiến tranh biên giới. (Ảnh: internet) Nhắc lại thời điểm 17/2/1979, ông Thực rưng rưng: “Các bạn còn trẻ, chưa được chứng kiến cũng như không hình dung được hết sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng dù sao tôi còn may mắn hơn nhiều những đồng đội đã mãi nằm lại nơi biên cương này”.

Với ông, dù đã trải qua 36 năm, nhưng những ký ức về cuộc chiến vẫn như mới vừa hôm qua, và nó vẫn cứ đeo đẳng mãi về sau.

Có người so sánh trận tử thủ ở Pháo đài Đồng Đăng với trận tử thủ tại Pháo đài Brest ở Belarus gần biên giới Ba Lan những ngày đầu quân phát xít Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô năm 1941. Chúng giết hại dã man đến thường dân và người lính Hồng quân cuối cùng ở pháo đài này.
Năm 1979, Trung Quốc bất ngờ huy động hàng chục sư đoàn tấn công trên khắp tuyến biên giới với Việt Nam. Ở Trung Quốc, giới cầm quyền mị dân gọi đây là cuộc “phản kích tự vệ”, để “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Tuy nhiên, lẽ phải không thuộc về Trung Quốc bởi họ không có lý do nào chính đáng để giải thích cho hành động xâm lược này.

Trước đó, lúc mới hành quân lên biên giới, ông Thực cùng anh em Đại đội 42 đã chia nhau đào công sự, trấn giữ các mỏm đồi. Tuy nhiên, lán trại mới được dựng lên, vữa trát còn chưa khô, mái gianh còn xanh lá, mới có mấy ngày đã xảy ra chiến tranh.

Người cựu binh già nhớ lại: 5h sáng ngày 17/2/1979, lúc mọi người đang chuẩn bị tập thể dục, thì bất ngờ phía bên kia biên giới, cách chỗ lán trại có vài km, tiếng pháo bắt đầu nổ ùng oàng, ánh chớp sáng rực góc trời, liên tiếp những quả đạn vượt qua pháo đài rơi xuống thị trấn Đồng Đăng.

Không ai bảo ai, mọi người đồng thanh hô to: “Tàu đánh rồi”. Tất cả chạy qua kho quân khí, mỗi người cầm 1 khẩu súng và tức khắc chạy lên các chốt phòng thủ.

Sau màn rót pháo, chỉ trong phút chốc, quân Trung Quốc rầm rộ tiến vào Đồng Đăng.

Đi đầu là xe tăng, bò lên bắn vào các cao điểm, phía sau là quân Trung Quốc tiến lên đủ chủng loại, kẻ chạy bộ, kẻ đi ngựa, kẻ ngồi trên xe quân sự tiến lên.

Thị trấn Đồng Đăng nhìn từ pháo đài Một phát đạn B40 phóng xuống đám lính đầu tiên tiến gần đến pháo đài, cả tiểu đội tan xác. Những tên gần đó tóc tai cháy xém, mặt mũi lộ vẻ kinh hoảng, ngần ngừ không dám tiến. Ngay tức khắc, chúng bị những tên đi sau bắn chết, rồi cả biển người lầm lũi tiến lên, bất chấp súng đạn.

B40, ĐKZ, AK bắn toét cả nòng súng cũng không xuể trước chiến thuật biển người của quân Trung Quốc, ông Thực cùng đồng đội phải rút dần vào pháo đài cố thủ.

Đến trưa 17/2, các chốt cố thủ của Đại đội 42 từ con đường quanh đồi thông dẫn đến pháo đài cũng lần lượt bị mất.

Về sau mới biết, bên cạnh ưu thế về lực lượng, lại chủ động về thời gian xâm lấn, quân Trung Quốc còn được sự hỗ trợ của bọn ********* người Hoa. Chúng cắt hết dây thông tin liên lạc, dẫn lính Trung Quốc theo các đường hẻm lên chốt, những vị trí đóng quân của ta.

Trong pháo đài lúc đó có khoảng 700 con người, bao gồm Đại đội 42, một đơn vị cảnh sát dã chiến Đồng Đăng, công an vũ trang, cùng một số người dân chạy loạn tìm lên.

Lương thực dự trữ chỉ có chút ít, nhưng quân Trung Quốc tiến vào đã phá sạch, cướp sạch.

Một đồng đội kể lại với ông Thực rằng, ông chứng kiến phía sau đám lính là một đội dân binh rất đông di chuyển theo để hỗ trợ. Chúng là đội quân ô hợp hôi của. Chúng vào nhà dân bắt gà, bắt lợn chọc tiết, xuống cả ao bắt cá... Đám quân ô hợp ấy đặt bộc phá giật đổ nhà cửa dân cư.

Trên đường tìm về pháo đài, người đồng đội ấy đã tiêu diệt thêm mấy tên lính Trung Quốc. Khi chạy qua đám xác chết, ông còn gặp một tên chết trong tư thế hai tay còn ôm chặt bao khoai lang.

Còn tiếp...
» Ảnh: Cửa khẩu Việt - Trung những năm 1990
» Chuyện người 9 lần bị trúng mìn ở Hà Giang
» Ngôi mộ khác lạ ở biên giới Lạng Sơn


Hải Minh
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Trên đây là báo VTC tại Pháo đài Đồng Đăng, nơi đây gần như còn nguyên vẹn dấu tích về cuộc chiến của đồng bào chiến sỹ ta chống quân xâm lược.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Ký ức về cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979
(PetroTimes) - 36 năm đã trôi kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc Tổ quốc (1979-1989) nhưng trong ký ức tôi, những đồi hoa sim tím suốt dọc dài biên cương phía Bắc vẫn còn in đậm với những tên đất, tên người và những trận chiến đấu ác liệt ở đó.


Những chuyến hành quân lên mặt trận

Ngày 17/2/1979, chiến tranh biên giới Việt - Trung trải dài ở 6 tỉnh Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Từ các tỉnh phía sau, nguồn nhân lực, vật lực được khẩn trương huy động đáp ứng cho mặt trận. Tôi đã chứng kiến trong tiết trời giá lạnh, hình ảnh người Hà Nội vẫy chào, tiễn những đoàn xe quân sự vượt cầu Long Biên tiến về phía Bắc. Thanh niên, sinh viên khi ấy đều háo hức muốn được lên biên giới, góp sức mình cùng bộ đội bảo vệ biên cương. Và khi có lệnh tổng động viên đầu tháng 3/1979, hàng vạn thanh niên cả nước đã hăng hái lên đường.

Những cuộc hành quân qua nhiều địa danh trên biên giới, tôi gặp những vùng đất nhuộm tím hoa sim. Một loài hoa dại bạt ngàn từng đi vào thơ ca, vào ký ức học trò. Vậy mà bom đạn chiến tranh đã khiến những đồi hoa sim bị băm nát, xáo trộn cùng đất đỏ. Những cánh hoa tím mong manh bị sạm đen khói súng, tả tơi. Thời bình, người ta có thể thong thả ngắm nhìn vẻ đẹp lãng mạn của đồi sim. Song khi ấy, chiến sự căng thẳng khiến mọi người không còn tâm trí đâu mà thưởng thức. Các chiến sĩ trinh sát dẫn chúng tôi đi, không ồn ào, không đùa giỡn bởi dưới mặt đất có khá nhiều mìn và những quả đạn chưa nổ. Họ yêu cầu chúng tôi phải đi đúng vào vết chân họ đi trước dẫn đường và sẵn sàng ẩn nấp khi có pháo hoặc đạn cối bắn sang.

Thời ấy, tôi đang là phóng viên của Chương trình phát thanh QĐND, Đài tiếng nói Việt Nam, làm nhiệm vụ tường thuật chiến đấu tại mặt trận. Ngoài quân tư trang, tôi phải đeo thêm chiếc máy ghi âm R6 cổ lỗ chạy băng cối và 6 pin đại, nặng tới 6 kg.

Sau dịp tết năm 1980, chúng tôi cùng lên biên giới Lạng Sơn với các nhà văn và nhà báo Thân Như Thơ, Cao Nham, Mai Thế Chính, Nguyễn Văn Nhung, Phạm Thành, Đinh Xuân Dũng. Từ Quân đoàn 14, chúng tôi phân công nhau đi về nhiều hướng của mặt trận. Những trận đánh quy mô nhỏ thỉnh thoảng xảy ra ở những điểm cao dọc đường biên. Các nẻo đường biên giới vắng ngắt, chỉ có các đơn vị quân đội, rất hiếm bóng dân thường.



Quân ta tiến ra mặt trận (Ảnh: Mạnh Thường)

Trời mưa phùn rả rích, đường trơn lầy lội. Chúng tôi leo lên một điểm tựa ở dãy núi đá thuộc huyện Văn Lãng. Phân đội súng cối 81 ly có hơn chục chiến sĩ. Hôm ấy đúng vào ngày rằm tháng giêng. Chiếc nồi quân dụng đầy cơm nhưng thức ăn chỉ có thịt muối và mắm kem, không rau. Anh em bảo rằng, miếng thịt muối đã ngâm nước từ tối qua (cho mềm và bớt mặn) nhưng hôm nay thái ra vẫn còn rắn lắm. Tôi bỗng thấy thương anh em quá. Người ta thường ví “Giỗ tết quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Cả nước đang quay quần bên mâm cỗ ngày rằm với đầy đủ món ngon truyền thống thì ở đây, bộ đội phải ăn bữa cơm quá đạm bạc!

Hôm sau, tôi và anh Mai Thế Chính hành quân từ Văn Lãng về Đồng Đăng (Lạng Sơn). Bữa cơm trưa hôm ấy ở sở chỉ huy Trung đoàn 42 do Trung tá Nguyễn Như Hoạt, Anh hùng LLVT thời đánh Mỹ làm trung đoàn trưởng. Bữa ăn chỉ có cá khô, thịt muối. Anh Hoạt lấy phích nước sôi, rót ra cái bát to và rắc vào đó ít mì chính và vài hạt muối để thay canh. Mấy ngày trước tết, Trung đoàn 42 vừa được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh lên thăm. Tuy đóng ở địa bàn thuận lợi hơn nhiều đơn vị khác nhưng trung đoàn cũng còn rất thiếu thốn.

Đầu năm 1982, chúng tôi nhận lệnh lên biên giới Cao Bằng. Từ bến xe Bến Nứa (Long Biên), đi xe khách mất nửa ngày mới đến Thái Nguyên; sau đó chúng tôi cuốc bộ 7 km về Bộ tư lệnh Quân khu 1. Chờ 4 ngày nữa mới có xe của Quân đoàn 26 về lấy hàng, chúng tôi theo chiếc xe tải đó lên Hòa An, nơi đóng quân của sở chỉ huy, cách thị xã Cao Bằng gần chục cây số. Từ km số 8, chúng tôi lại cuốc bộ xuyên rừng núi 5 km để vào Bộ tư lệnh. Rồi lại chờ 3 ngày nữa mới có xe của Sư đoàn 311 về họp và đón đi Thạch An, Đông Khê. Thế là mất đứt một tuần lễ chúng tôi mới đến được với bộ đội. Trước đấy vài tháng, vào dịp tết, đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ chính trị mới lên thăm bộ đội Quân đoàn 26 (Binh đoàn Pắc Bó), đã làm bài thơ “Điểm tựa” tại Quảng Hòa tặng cán bộ, chiến sĩ. Bài thơ ấy thể hiện được sự cảm thông sâu sắc của lãnh đạo cấp cao đối với bộ đội nơi điểm tựa tiền tiêu, có tác dụng rất lớn, động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ.

Cao Bằng vốn là tỉnh có nhiều núi đá nên bộ đội sống trên điểm tựa đều thiếu nước. Nước sinh hoạt hàng ngày phải gùi từ suối lên, có chỗ leo qua thang dây và hàng trăm bậc đá. Ngay ở Bộ tư lệnh quân đoàn, bể nước chỉ để dành cho nhu cầu ăn uống, do nhà bếp quản lý, thường khóa chặt. Việc tắm giặt phải dùng nước suối hoặc nhờ nhà dân. Trời mùa xuân ẩm ướt, lại ở hang đá và nhà tranh tạm bợ, ít ai tránh khỏi bệnh ghẻ và hắc lào. Chúng tôi từ thành phố lên điểm tựa được 1 tuần là bị ngay, ngứa gãi suốt ngày đêm. Vì thế, có hôm trên đường hành quân, gặp suối là tất cả trút bỏ tư trang, quần áo, nhảy xuống tắm tiên hàng giờ đồng hồ.

Những ngày ở đại đội đóng bên dòng sông Bắc Vọng (thuộc huyện Quảng Hòa), cứ cuối buổi chiều là các chiến sĩ lại rủ chúng tôi ra sông tắm. Dòng sông này chỉ rộng chừng 30m, đường phân thủy giữa sông là biên giới Việt - Trung. Bờ bên kia là điểm cao 302, quân Trung Quốc bố trí mấy khẩu cối 82 ly và 60 ly chĩa sang phía ta. Bộ đội ra tắm tiên, không mang theo vũ khí nên quân Trung Quốc cũng không có hành động khiêu khích gì. Một hôm tắm xong, lên bờ mặc quần áo, tôi giật mình thấy 2 con vắt bám vào người…

Thời gian này không còn những trận đánh lớn xảy ra mà chỉ có những cuộc đụng độ nhỏ trên đường biên. Các đồn biên phòng đã được củng cố và xây dựng lại bằng những căn nhà cấp 4. Nhân dân đã trở lại bản làng cũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp. Một vài đơn vị quân đội cũng vỡ đất, trồng mía, làm đường, chăn nuôi tự túc một phần thực phẩm. Các trường học đã hoạt động trở lại. Nhưng hệ thống giao thông thì hầu như bị hư hỏng nặng, nhất là đường lên huyện Bảo Lạc. Cán bộ đi từ xã lên huyện đều cuốc bộ, xuyên rừng, lội suối. Quốc lộ 4 lâu ngày không được tu sửa lại qua cuộc chiến tranh, bị tàn phá nặng nề, chỉ còn là con đường đá lởm chởm. Hôm chúng tôi đi từ sư đoàn xuống trung đoàn bằng chiếc xe mô tô ba bánh mà thấy khiếp mãi bởi đèo dốc vòng vèo và những cú xóc nảy người, nhiều lúc cảm thấy xe sắp bay xuống vực. Trâu ngựa hai bên đường thấy xe là tung vó, nhảy lên chạy tán loạn.

Hè năm 1983, chiến sự lại rộ lên ở vùng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) và Hà Tuyên (Hà Giang). Tôi đến vùng giáp ranh Lào Cai và Lai Châu. Có hôm cùng các chiến sĩ đi tuần tra đường biên, vượt những quả đồi đầy cỏ lau và đá lởm chởm; thỉnh thoảng trượt chân, cả người và ba lô cứ trôi tuồn tuột trên thảm cỏ, gặp tảng đá thì sững lại, đứng đậy đi tiếp. Lối lên các điểm tựa chỉ là vệt mòn nhỏ. Các chiến sĩ luôn nhắc tôi phải đi đúng vết chân các anh, nếu không sẽ đạp phải mìn. Tôi thắc mắc, sao lắm mìn thế thì anh em bảo rằng, để chống thám báo mò lên tập kích.

Chiến sự ác liệt và dai dẳng nhất diễn ra ở huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Những địa danh nổi tiếng lúc đó như Làng Lò, Làng Pinh, Hang Dơi, Thung lũng gọi hồn, đồi Cô Ích, đồi Đài, Cốc Nghè, 4 hầm, ngã ba Thanh Thủy, các điểm cao 772, 685, 211… đã in đậm trong tâm khảm mỗi cán bộ chiến sĩ từng tham gia chiến đấu ở Vị Xuyên. Nhiều chiến sĩ ta đã hy sinh ở chiến trường này. Trận đánh ngày 12/7/1984, mật độ pháo địch dày đặc, bắn như vãi đạn nhiều giờ liền sang trận địa ta, gây tổn thất lớn trên điểm cao 772 khiến hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thương vong.

Tôi chứng kiến Tiểu đoàn 10 pháo binh (Quân khu 2) sau một trận chiến đấu, hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Con số thương vong quá nhiều, những khẩu pháo bị phá hủy, nằm chỏng chơ ngay bên đường đi. Vỏ đạn pháo 85 ly bằng đồng sáng lóa, vàng rực như những đống rơm. Những bụi sim mua xơ xác, cháy trụi, phủ một lớp bụi dày. Cả một dãy núi đá bị pháo địch cày xới nhiều lần, trơ ra một màu trắng toát lạnh người. Từ đó, bộ đội ta quen gọi nó là “Lò vôi thế kỷ”.

Sau thiệt hại nặng ở Vị Xuyên, những nghĩa trang liệt sĩ cứ mở rộng dần ra, tinh thần bộ đội ta có phần nao núng. Các sư đoàn chủ lực chuyển sang hình thức luân phiên chiến đấu. Những đơn vị ở phía sau lên thay thế để các đơn vị đã tham chiến rút về phía sau củng cố lượng lượng. Lúc này công tác động viên tư tưởng cho bộ đội rất khó khăn bởi mặt trận ác liệt Vị Xuyên chỉ cách thị xã Hà Giang vài chục cây số. Cuộc sống sinh hoạt ở thị xã đã mang không khí thanh bình; hàng quán mọc lên, cảnh làm ăn tấp nập; tối đến tiếng nhạc xập xình, đèn màu nhấp nháy. Sự đối lập giữa hy sinh và hưởng thụ chi phối từng ngày đến tâm tư chiến sĩ.

Cuộc sống của người lính chiến

Tôi ở với bộ đội đặc công của Quân khu 2 trong một hang đá. Lúc đầu, các chiến sĩ còn hái được ít rau dớn (giống như cây dương xỉ) luộc ăn thay rau. Khi không còn loại rau rừng nào nữa, anh em bắn hạ mấy buồng quả cọ xuống luộc chấm muối ăn cho đỡ xót ruột. Vì mật độ đóng quân dày đặc, chiến đấu liên tục lại ở hầm và núi đá ẩm ướt, ít được tắm giặt nên bộ đội bị ghẻ lở khá nhiều. Quần áo thời đó may bằng loại vải chất lượng kém nên cũng chóng rách hai đầu gối. Có chiến sĩ quay quần mặc phía rách ra đằng sau và nói vui là “ưu tiên phía trước”.

Cứ một vài tuần anh em mới được luân phiên ra suối Thanh Thủy tắm một lần. Được những hôm đi tắm như thế, anh em ngâm nước suối khá lâu và lấy lá rừng xát vào người chữa ghẻ. Các chị em dân bản đi làm nương về qua suối, gặp bộ đội tắm rất đông và đều trần truồng cả nên ngượng, cứ phải làm thêm, chờ nhá nhem tối mới về nhà được. Vì vậy trong chuyến lên thăm bộ đội ở Vị Xuyên, chị Nguyễn Thị Hằng, lúc đó là Bí thư Trung ương Đoàn đã nói vui với các chiến sĩ rằng: “Tôi chúc các đồng chí khỏe, không ghẻ và tắm phải có quần đùi”.

Một hôm ở Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 2, tôi được Thiếu tướng Phạm Hồng Cư và Thiếu tướng Lê Duy Mật cho biết, sáng sớm mai sẽ có trận pháo kích rất lớn của ta từ Thanh Thủy nã sang điểm cao 1509, cụm phòng thủ lớn của quân Trung Quốc. Trận địa pháo được bố trí ở sân bay Phong Quang (do Pháp làm trước đây đã bỏ hoang). Tôi có nhiệm vụ nấp trong chiếc hầm đơn sơ ở giữa sân bay, cũng là giữa hai làn pháo đấu nhau để tường thuật trận pháo kích ấy. Đêm trăng sáng. Sân bay Phong Quang là một thung lũng có cây rừng lúp xúp, dài khoảng hơn 1km. Những khẩu pháo giả nghi binh bằng ống tre, đường kính 8 cm đã được bố trí. Khi pháo thật ở phía sau bắn thì pháo giả cho nổ bộc phá tạo khói lừa địch. Dự kiến trận đánh khai hỏa vào 5 giờ sáng hôm sau. Nhưng rất tiếc, nửa đêm về sáng, mây mù kéo về dày đặc, đài quan sát không nhìn rõ mục tiêu nên đành hoãn trận đánh ấy..

Khi tiếng súng ở khu vực Vị Xuyên tạm ngưng, địch tập trung đánh đường giao thông của ta ở núi Bạc, Quản Bạ nhằm cắt đứt tuyến chi viện từ thị xã Hà Giang đi các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Bất kể loại xe nào chạy qua sườn núi Bạc đều bị pháo Trung Quốc bắn cháy. Vì đoạn đường này nằm sát biên giới lại trơ trọi giữa sườn núi đá cao nên từ bên kia biên giới, lính Trung Quốc nhìn rất rõ. Hàng chục chiếc xe các loại, có cả xe chở khách đã bị bắn cháy, lộn nhào xuống vực. Nếu qua được đoạn đường này thì lại gặp tọa độ thứ hai ở dốc Cổng Trời (từ Quản Bạ sang Yên Minh).

15 giờ chiều hôm ấy, xe chúng tôi đến núi Bạc, trời còn đang nắng gắt. Chiếc barie chắn đường có một nam dân quân chừng 45 tuổi đeo khẩu K44 đứng gác. Anh yêu cầu xe dừng lại và chờ trời tối mới được đi tiếp. Mặc dù chúng tôi trình bày lý do cần đến mặt trận gấp nhưng thái độ anh rất lạnh lùng, nguyên tắc, giữ đúng kỷ luật chiến trường. Chúng tôi đành phải chấp hành và ngồi trò chuyện với anh để “giết” cái khoảng thời gian dài 3 giờ đồng hồ chờ trời tối. Tên anh dân quân là Tẩn Dìn Phùng, quê ở ngay dưới chân núi Bạc. Xã cử một tổ 4 người thay nhau canh gác ở hai đầu đoạn đường qua núi Bạc, bảo vệ an toàn cho xe cơ giới qua lại đây.

Khi trời đã nhá nhem tối, anh mở barie cho xe chúng tôi đi. Chiếc xe com măng ca “*** vuông” cũ nát lại chở thêm một phi xăng 200 lít lắc lư, nhảy chồm chồm trên sườn núi đá. Hơi nóng từ núi đá, hơi xăng phả ra khiến bầu không khí ngột ngạt. Chúng tôi cuộn hết bạt hai bên xe lên cho thoáng và cũng để dễ quan sát; nếu có địch phục kích hoặc pháo bắn sang là có thể nhảy thật nhanh sang hai bên đường. Xe xấu, đường xóc nên đêm ấy, khi tới Quản Bạ thì chiếc xe của chúng tôi bị gãy đến nửa số thanh nhíp giảm xóc, không thể đi tiếp được nữa. Từ đấy, chúng tôi chỉ còn cuốc bộ.

Trưa hôm sau từ tiểu đoàn bộ đội địa phương huyện Quản Bạ, tôi và nhà văn Đặng Văn Nhưng hành quân về xã Bạch Đích vì ở đó chiến sự đang diễn ra. Trời nắng nóng, chúng tôi phải cắt rừng núi đi theo đường chim bay. Một chiến sĩ người dân tộc Nùng khoác ba lô cùng súng đạn dẫn hai anh em đi. Cậu chiến sĩ quen luồn rừng lội suối từ nhỏ nên không tỏ ra mệt mỏi gì nhưng với hai anh em tôi thì đó là cuộc hành quân rất vất vả. Trèo qua hết dãy núi đá này sang dãy núi đất khác, cứ sau một giờ hỏi lại thì cậu chiến sĩ trẻ đều bảo sắp đến rồi. Cơn khát nước lại là một thử thách.

Nắng nóng, mang nặng lại trèo núi, băng rừng như vậy mà khát nước là cảm giác tôi chưa gặp bao giờ. Đến một vách đá có cây to và dây leo chằng chịt, tôi sáng mắt lên khi nhìn thấy một dòng nước từ kẽ đá chảy ra. Tôi gỡ ngay ba lô nhờ cậu chiến sĩ cầm giúp và ngắt một tàu lá to để hứng nước. Anh Nhưng nhắc tôi: “Chú mà uống nước rừng này là độc lắm đấy, ngã nước như chơi”. Nhưng vì cơn khát không còn chịu được, tôi vẫn uống. Tôi định ngồi nghỉ một lát nhưng cậu chiến sĩ nói ngay: “Nếu các thủ trưởng mà nghỉ nữa thì tối cũng chưa đến nơi được đâu. Mà ban đêm đi trong rừng càng khó, nhất là phải vượt qua núi”. Nói rồi cậu ta nhận mang giúp tôi chiếc máy ghi âm. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại. Nhưng cậu chiến sĩ trẻ cứ coi như không có gì, vừa đi vừa kể chuyện rôm rả bằng giọng lơ lớ.

Chừng 17 giờ thì chúng tôi vào tới xã Bạch Đích. Nhưng một không khí vắng lặng bao trùm. Đồn biên phòng đã bị tàn phá tan hoang. Phía đầu bản là kho thóc còn đang cháy dở. Có một bác nông dân người Dao đang đi tìm trâu lạc cho chúng tôi biết: bộ đội biên phòng và dân bản rút hết lên dãy núi phía trên kia rồi. Quân Trung Quốc cũng đã rút về bên kia biên giới. Thế là chúng tôi lại quay ra, tìm đường lên dãy núi, nơi có con dốc dài, nối Yên Minh sang Đồng Văn. Cán bộ và chiến sĩ biên phòng đang ở tạm trong những hốc đá. Đêm ấy chúng tôi nghỉ cùng với anh em trên dãy núi ấy.

Đêm hôm sau chúng tôi đi tiếp sang dãy núi khác, nơi dừng chân tạm của tiểu đoàn bộ đội địa phương huyện Yên Minh. Đồng chí chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện bị thương vào bắp chân hôm trước, do mảnh đạn cối xuyên thủng. Vết thương đang sưng to, lên cơn sốt, chưa kịp chuyển về tuyến sau, nằm rên hừ hừ trên đám lá thông. Lát sau, một đồng chí ở bộ phận quân y đến tiêm cho mũi thuốc giảm đau. Anh có vẻ bức xúc lắm nên khi nói chuyện với chúng tôi, anh bảo: “Tôi là lính chống Mỹ, bao nhiêu năm không sao, bây giờ lại bị thương ở đây. Chờ 2 ngày rồi chưa thấy quân tiếp viện. Chẳng lẽ ngày mai tôi cho anh em rút về tuyến sau”. Rồi anh bảo chúng tôi, mỗi người tự bẻ lấy mấy cành thông, rải ra mà nằm. Đêm ấy chúng tôi ngủ ở trên đỉnh núi, có mấy cây thông ở độ cao gần 2000 mét, đúng là cảnh “màn trời, chiếu đất”.

Hôm quay trở lại Quản Bạ, chúng tôi cũng đi vào ban đêm, nhờ chiếc xe tải của một đơn vị từ Mèo Vạc về. Xe đi đêm trên núi đá cheo leo hiểm trở nhưng không được bật đèn. Chúng tôi đứng trên thùng xe để tiện quan sát và nhảy xuống đường nếu bị pháo kích hoặc thám báo tấn công. Ba lô để dưới sàn xe, đứng dạng chân chèo, hai tay bám chặt vào thành xe và buồng lái mới chống đỡ được những cú xóc và lắc. Đang căng mắt về phía trước thì bất ngờ chúng tôi thấy hai bóng đen nhảy từ ven đường ra vẫy xe. Anh chiến sĩ lái xe giật mình, ngỡ là thám báo, bật đèn pha sáng rực. Hai người đàn ông đeo ba lô, máy ảnh, đi giày da bám đầy bụi đất xin đi nhờ. Tôi nhận ra đó là anh Vũ Đạt, phóng viên báo QĐND và anh Trần Định, phóng viên báo ảnh TTXVN. Gặp chúng tôi, các anh mừng quá, đi cùng về Ban chỉ huy quân sự huyện Quản Bạ đêm hôm đó.

Hồi ấy điều kiện thông tin rất khó khăn. Các tin bài viết xong phải đến trung tâm huyện mới gửi được qua đường thư bưu điện về Hà Nội và chậm mất 1 tuần. Tin chiến sự khẩn cấp thì dùng điện thoại từ cấp sư đoàn hoặc bưu điện huyện gọi về cho anh em ở tòa soạn chép lại. Vì thế, tòa soạn muốn chỉ đạo gì cũng không thể liên lạc được ngay.

Cuối năm 1983, chúng tôi lên Mường Khương (Lào Cai). Cũng con đường độc đạo dẫn lên đến cửa khẩu Pha Long nhưng nếu gặp mưa lũ là tuyến này bị chia cắt hẳn. Dọc con đường đi qua các xã Dìn Chin, Tả Gia Khâu, Tả Ngải Chồ, Tung Trung Phố, quân Trung Quốc đặt mìn hoặc dùng B41 đánh trộm những xe cơ giới qua đây. Dân ở những địa phương này đều là người thiểu số, không biết tiếng phổ thông. Do ít được tiếp xúc với người Kinh nên thấy bộ đội qua đây, họ nhìn với ánh mắt lạ lẫm, ngơ ngác. Giống chó ở vùng này cũng rất đặc biệt, lông xù, to như con sư tử. Cứ có xe ô tô chạy qua bản là chó lao ra sủa inh ỏi, râm ran thành dây chuyền suốt dọc đường. Đêm ở đồn biên phòng Pha Long với tôi là lần đầu tiên được biết đến cái rét thấu xương như thế nào. Mấy anh em ngồi quanh bếp lửa mà phía lưng vẫn lạnh đến run người.

Tôi nhớ hôm đoàn công tác chúng tôi từ Pha Long trở ra, đang vượt qua một cái ngầm thì xe bị thổi đệm nắp máy, đứng khựng lại. 6 anh em cùng nhảy xuống cố đẩy xe về Ban chỉ huy quân sự huyện Mường Khương. Nhưng tối hôm ấy, mấy anh cán bộ ở đó băn khoăn, yêu cầu chúng tôi phải giấu kín xe chứ nếu biết có xe con ở đây, thế nào phía Trung Quốc cũng bắn pháo tầm xa sang, rất nguy hiểm. Đường miền núi, xe lại xuống cấp, quá “đát” cả nên mỗi lần lên biên giới, chúng tôi phải mượn phụ tùng, linh kiện của các đơn vị chiến đấu để về Hà Nội là chuyện thường xuyên; nhất là mượn bánh xe, đèn pha và xin xăng dầu.

Tình nghĩa quân dân nơi biên giới

Những năm tháng sống giữa vùng chiến sự, chúng tôi có nhiều dịp giao lưu với đồng bào các dân tộc thiểu số ở biên cương phía bắc. Bởi đã lâu lắm, sau cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, bà con mới được đón nhiều bộ đội về như thế. Núi rừng bao năm trầm lắng, nay có bộ đội về, không khí sôi động hẳn lên. Những cánh rừng hoang vắng, tưởng như chưa có dấu chân người, giờ đây đã rộn rã, ồn ào bởi những đoàn xe cơ giới các loại kéo lên. Nhiều con đường mòn đã được phá đá mở rộng thành những tuyến giao thông liên hoàn nối các làng bản, xã huyện. Bộ đội giúp dân tăng gia, sản xuất, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh. Nhiều tập tục lạc hậu được xóa bỏ. Người dân được bộ đội dạy chữ, chữa bệnh, rời nhà từ núi cao xuống thung lũng, hạn chế du canh, du cư.

Suốt những năm tháng diễn ra cuộc chiến tranh ở biên giới phía bắc, ngoài tấn công quân sự, Trung Quốc còn triệt để lợi dụng chiến tranh tâm lý, vu cáo Việt Nam và xóa nhòa ranh giới giữa kẻ đi xâm lược với người chống xâm lược. Từ các dãy núi cao, Trung Quốc đặt những cụm loa nén công suất lớn, có điểm chúng đặt tới vài chục chiếc loa, hướng sang phía Việt Nam. Hàng ngày, các cụm loa tâm lý chiến này phát 2-4 lần. Mở đầu là bài hát Tình hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa của Đỗ Nhuận; tiếp đó là bài nói nói xấu chế độ và các nhà lãnh đạo Việt Nam. Ngoài ra là những bài đánh vào tâm tư, tình cảm của bộ đội ta, sống xa nhà, thiếu thốn, gian khổ…

Mùa gió bấc, tiếng loa có thể phóng sâu vào phía Việt Nam đến chục cây số. Trước tình huống đó, cán bộ chính trị, tuyên huấn của các đơn vị phải tăng cường bám sát nhân dân, tuyên truyền, giải thích cho bà con không nghe và tin vào những lời lẽ xuyên tạc của địch, đoàn kết cùng bộ đội chống lại kẻ thù, bảo vệ từng tấc đất biên giới. Cục địch vận (Tổng cục chính trị) cũng bố trí những xe lưu động gắn loa, phát đi những băng ghi sẵn nội dung tuyên truyền chống quân Trung Quốc xâm lược. Tuy nhiên, do địa hình rừng núi và công suất loa của ta yếu nên không lấn át được đài địch ra rả suốt ngày.

Sau cuộc tấn công của quân Trung Quốc, cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở biên giới bị đảo lộn thời gian dài nên gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình mất hết nhà cửa, tài sản, phải sơ tán về phía sau. Có gia đình bị lính Trung Quốc giết chết gần hết. Tuy nhiên, bà con rất sẵn lòng ủng hộ, tạo điều kiện cho bộ đội chiến đấu. Nhiều gia đình đón bộ đội về ở tạm khi chưa làm kịp lán trại; nhường cả ruộng nương, vườn tược cho bộ đội làm trận địa. Các Hội mẹ chiến sĩ, các đoàn thể thường xuyên đến thăm hỏi, động viên bộ đội sau mỗi trận chiến đấu. Hội phụ nữ tỉnh Hà Giang tiêu biểu nhất trong phong trào này. Tình đoàn kết quân dân ấy đã giúp cho các đơn vị củng cố vững chắc thế trận để chống trả quân xâm lược.
 

Minhchinh99999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-324507
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
1,651
Động cơ
304,060 Mã lực
Nơi ở
9 trần duy hưng
Giỏi ntn, giỏi ở điểm gì, chỉ nói chung chung ai hiểu được. Thằng giỏi là thằng đang ở thế yếu, nước nhỏ mà vẫn làm được việc lớn khiến những kẻ mạnh hơn phải nể mới được coi là giỏi. Lơn lớn, dân đông mà dang hồ nó vẫn coi thường thì giỏi cái dề![-X
Người giỏi là người làm những việc mà người khác không làm được . Còn chính trị giữa hai nước mình không đủ tuổi quan tâm bạn a
 

Minhchinh99999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-324507
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
1,651
Động cơ
304,060 Mã lực
Nơi ở
9 trần duy hưng
Cái này thì cụ sai rồi, tập cận cũng chả tài cán gì cho lắm, hơn nữa đây không phải là lúc khen chê ai cả :)
Mình không hiểu lắm về chiến tranh năm 1979 và 1989 nên mình không tham gia. Chuyện đó cũng là quá khứ chỉ tưởng nhớ những người đã mất. Còn việc cần làm là góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc theo lời của Bác
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Mình không hiểu lắm về chiến tranh năm 1979 và 1989 nên mình không tham gia. Chuyện đó cũng là quá khứ chỉ tưởng nhớ những người đã mất. Còn việc cần làm là góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc theo lời của Bác
Việc làm theo lời Ông Cụ là hoàn toàn đáng biểu dương và việc đầu tiên bác nên làm theo lời Ông Cụ là : Dân ta phải biết Sử ta".

Ngồi im, đọc và tìm hiểu ở thớt này ( nếu chưa, không biết) là một cử chỉ thực hiện lời Ông Cụ dạy.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Người giỏi là người làm những việc mà người khác không làm được . Còn chính trị giữa hai nước mình không đủ tuổi quan tâm bạn a
Thế thì TCB cũng chỉ bằng Lệ Rơi với Kenny Sang thui!:-?
 

Minhchinh99999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-324507
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
1,651
Động cơ
304,060 Mã lực
Nơi ở
9 trần duy hưng
Việc làm theo lời Ông Cụ là hoàn toàn đáng biểu dương và việc đầu tiên bác nên làm theo lời Ông Cụ là : Dân ta phải biết Sử ta".

Ngồi im, đọc và tìm hiểu ở thớt này ( nếu chưa, không biết) là một cử chỉ thực hiện lời Ông Cụ dạy.
Bạn có tham gia những cuộc chiến này không?nếu không thì bạn cũng giống mình thoi không biết gì về những trận chiến này và chỉ nghe nói mà thoi
 

Minhchinh99999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-324507
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
1,651
Động cơ
304,060 Mã lực
Nơi ở
9 trần duy hưng
Thế thì TCB cũng chỉ bằng Lệ Rơi với Kenny Sang thui!:-?
Bạn so sánh thế mà đượcà . Việc làm của Lệ rơi thì ai chả làm được miễn là người đó có nhận thức mà thôi. Còn để đứng trên hơn nhiều tỉ người thì trên thế giới chỉ có vài người mà thôi
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Bạn có tham gia những cuộc chiến này không?nếu không thì bạn cũng giống mình thoi không biết gì về những trận chiến này và chỉ nghe nói mà thoi
Vậy thì bác vui lòng đừng comment lạc đề thớt nữa nhé. Đằng nào cũng chỉ nghe nói mà!
 

Minhchinh99999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-324507
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
1,651
Động cơ
304,060 Mã lực
Nơi ở
9 trần duy hưng
Vậy thì bác vui lòng đừng comment lạc đề thớt nữa nhé. Đằng nào cũng chỉ nghe nói mà!
Ok. Mình không muốn làm mọi người mất hứng. Chỉ là quan niệm mà thôi. Mình không thích **** cộng sản tq. Nhưng những người tài mình tôn trọng không gọi bằng thằng mặc dù khác quan điểm
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
860
Động cơ
355,628 Mã lực
Với tôi, ĐTB hay TCB chẳng là éo gì mà phải quan tâm nhiều cả. Lôi vào đây làm gì.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Lời Tòa soạn:

Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979... vẫn chưa hề phai mờ.

Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống.

Giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ của những cuộc chiến khác trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.

Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như:

Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2;

Lịch sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó;

Lịch sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395;

Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng; Lịch sử Bộ đội Biên phòng

Lịch sử Dẫn đường Không quân

Lịch sử Pháo binh QĐNDVN

Báo Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979

China’s Aggression: How and Why It Failed - Nguyen Huu Thuy

Chinese Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd

China’s War With Vietnam 1979 - King C. Chen

------------------------------


Sư đoàn 3 phản kích ở ngã ba Tam Lung, Lạng Sơn
Bài 3: Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn - Cao Bằng

Trên hướng Tràng Định, Trung đoàn 199, Tiểu đoàn 6 Tràng Định, Đồn biên phòng Pò Mã, Bình Nghi… cùng dân quân Đội Cấn, Tri Phương, Quốc Khánh vừa bám đánh, ngăn chặn địch ở chốt Pò Mã, Pò Pùn, Lũng Xá, Khau Mười, Bản Tang… vừa tổ chức sơ tán hơn 10.000 đồng bào khỏi khu vực chiến sự.

Ngày 25-2, trên hướng này quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Thất Khê.

Trên hướng Lộc Bình, Trung đoàn 123, Tiểu đoàn 9 Lộc Bình, đồn biên phòng Chi Ma cùng dân quân Tú Mịch, Yên Khoái… chiến đấu bảo vệ các điểm cao 540, 468, 557 (Chi Ma), khu vực Bản Thín, Bản Lan, điểm cao 412, 481, 402 (Tú Mịch), phản kích buộc địch phải co cụm lại ở phía nam núi Mẫu Sơn.

Đến ngày 28-2 trên hướng này quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Lộc Bình.

Trên hướng Đình Lập, Sư đoàn 338, Tiểu đoàn 131 Đình Lập, Đồn biên phòng Bắc Xa, Chi Lăng hiệp đồng với tự vệ các nông lâm trường… chặn đánh địch ở điểm cao 899 (Chè Mùng), 538 (Bản Chắt), 476, 549, mỏ than Na Dương…

Đặc biệt, để chia lửa cho sư đoàn bạn, ngày 22-2 Sư đoàn 338 đã chủ động dùng Trung đoàn 460 tổ chức tiến công vào hậu phương của địch, loại khỏi vòng chiến 1 tiểu đoàn Trung Quốc và phá hủy toàn bộ khu doanh trại, hậu cần của chúng.

Ngoài ra sư đoàn còn cho công binh luồn sâu 20km vào sau lưng địch đánh sập 2 cầu và dùng một bộ phận tinh nhuệ tập kích sân bay Ninh Minh (Quảng Tây).

Trên hướng Văn Lãng, một bộ phận của Trung đoàn 12 Sư đoàn 3, Tiểu đoàn 7 Văn Lãng, Đồn biên phòng Tân Thanh, Na Hình... đã phối hợp phòng ngự có hiệu quả ở Nà Nôi, Bản Thấu (Tân Yên), Thụy Hùng… buộc địch phải tạm dừng tiến công trong ngày 17-2.

Trên hướng Cao Lộc, Tiểu đoàn 8 Cao Lộc, Đồn biên phòng Thanh Lòa, Ba Sơn cùng một bộ phận Trung đoàn 141 Sư đoàn 3 chặn địch ở điểm cao 499 (Xuất Lễ), trên hướng Bản Xâm, Thanh Lòa...

Đặc biệt, tại hướng trọng điểm Đồng Đăng, từ sáng 17-2 cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra liên tục xung quanh thị trấn Đồng Đăng (cách thị xã Lạng Sơn 14km) và ngã ba Tam Lung (cách thị xã Lạng Sơn 7km) với các điểm nóng ở khu vực cửa khẩu Hữu Nghị và điểm cao 402, cụm chốt Thâm Mô-Pháo đài-điểm cao 339, ga Đồng Đăng, khu đồi Chậu Cảnh, điểm cao Khôn Làng….

Mặc dù bị tổn thất, các đơn vị hỗn hợp của Sư đoàn 3, Trung đoàn 12 Thanh Xuyên, Tiểu đoàn 11 bộ đội địa phương thị xã, Tiểu đoàn 1 cảnh sát cơ động, Đại đội 5 công an vũ trang, Đồn biên phòng Hữu Nghị Quan... cùng dân quân tự vệ tại chỗ đã kiên cường bám trụ trận địa, đồng thời tổ chức tiến công giành giật lại các vị trí bị chiếm đóng, gây cho đối phương những thiệt hại hết sức nặng nề.


Bị giam chân suốt nhiều ngày, đến ngày 22-2, quân Trung Quốc tăng cường lực lượng mở một đợt tiến công mới vào Tân Yên, Đồng Đăng.

Nhờ ưu thế vượt trội về binh hỏa lực, sau hàng loạt trận đánh liên tục, đến ngày 23-2-1979, địch chiếm được khu vực Tân Yên, Đồng Đăng. Đến ngày 27-2 chiếm được khu vực Tam Lung.

Ngày 24-2-1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Mặt trận Lạng Sơn, Thiếu tướng Hoàng Đan, Phó giám đốc Học viện quân sự cấp cao được điều về giữ chức Phó tư lệnh Quân khu kiêm Tư lệnh Mặt trận.

Đồng thời, 2 sư đoàn chủ lực cùng nhiều tiểu đoàn bộ binh, binh chủng và dân quân tự vệ ở tuyến sau được điều động lên chi viện cho tiền tuyến.

Từ ngày 23-2, sau khi tiến hành sơ tán các cơ quan và nhân dân trong thị xã Lạng Sơn, đội hình phòng thủ của ta được điều chỉnh lại:

Sư đoàn bộ binh 3 và Trung đoàn 197 Bắc Thái mới tăng cường đảm nhiệm phòng ngự khu vực phía tây và tây nam thị xã;

Sư đoàn bộ binh 327, Trung đoàn xe tăng 407 và các đơn vị của BCHQS tỉnh đảm nhiệm khu vực phía bắc và đông thị xã;

Trung đoàn phòng không 272 bố trí ở cả phía bắc và nam thị xã, vừa chi viện bộ binh chiến đấu vừa sẵn sàng đánh trả máy bay địch.

Từ ngày 28-2, cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn bước sang một giai đoạn cam go mới. Phía Trung Quốc huy động thêm bộ binh, xe tăng, pháo binh mở cuộc tiến công quy mô lớn trên cả ba hướng đông, bắc và tây nhằm đánh chiếm thị xã.

Lực lượng vũ trang ta tổ chức kháng cự quyết liệt. Các trận đánh phòng ngự, tập kích và phản kích dữ dội diễn ra trên các trục đường 1A, 1B, Bản Sâm, Cao Lộc vào thị xã, khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh, Hoàng Đồng, Mai Pha và thị trấn Kỳ Lừa…

Ở phía sau, Sư đoàn 337 lên tăng cường từ chiều 25-2 cũng bước vào chiến đấu với mũi vu hồi chiến dịch của địch trên hướng cầu Khánh Khê, đường 1B.

Chiến sự diễn ra vô cùng căng thẳng, có những nơi như điểm cao 500, 607, 649 (đường 1B), 449, 473 (Cao Lộc)… hai bên liên tục giành đi giật lại nhiều lần.

Ngày 2-3, Quân đoàn 5 trực thuộc Quân khu 1 do Thiếu tướng Hoàng Đan làm tư lệnh và Đại tá Phí Triệu Hàm làm chính ủy được thành lập.

Các sư đoàn bộ binh đang chiến đấu bảo vệ Lạng Sơn (3, 327, 337, 338) cùng các trung đoàn binh chủng của Quân khu 1 được đặt dưới quyền chỉ huy chung của Bộ tư lệnh Quân đoàn.

Chiều tối cùng ngày hôm đó, quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Kỳ Lừa, các đơn vị của ta rút về nam sông Kỳ Cùng.

Bộ tư lệnh Quân đoàn 5 quyết định điều Sư đoàn 3 về làm lực lượng dự bị, riêng Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 tiếp tục bám trụ trên đường 1B đánh vào sau lưng địch, phối hợp với Sư đoàn 337 kiên quyết chốt chặn tuyến giao thông này, không cho địch vượt qua cầu Khánh Khê tiến sang thị xã và huyện Văn Quan.

Ngày 3-3, đối phương tiếp tục tung thêm lực lượng vào tiến công. Trên hướng chính, địch tổ chức 3 mũi đột kích từ điểm cao 520, Hoàng Đồng và Kỳ Lừa.

Trên hướng Mai Pha địch cũng tổ chức 2 mũi đánh từ phía bắc sông Kỳ Cùng và đông nam thị xã. Đến chiều 4-3, trên hướng đông-đông nam quân Trung Quốc chiếm được khu vực nam sông Kỳ Cùng, sân bay Mai Pha và các khu phố trong thị xã Lạng Sơn.

Tối 4-3, Bộ tư lệnh Quân đoàn 5 thông qua và bắt đầu triển khai phương án mở chiến dịch phản công.

Cùng thời điểm này lực lượng tăng cường của Quân đoàn 1 cũng đã hoàn tất triển khai vào vị trí chiến đấu trên tuyến Chi Lăng-Đồng Mỏ-Hữu Kiên phía nam thị xã.

Trung đoàn pháo binh 204 với 36 dàn hỏa tiễn bắn loạt 40 nòng BM-21 đã tập kết và lấy phần tử sẵn sàng khai hỏa.

Ngày 5-3, giữa lúc các sư đoàn trên mặt trận đang ráo riết chuẩn bị thì trưa hôm đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam và ngày hôm sau quân Trung Quốc rút về phía bắc sông Kỳ Cùng. Bộ Quốc phòng quyết định cho dừng chiến dịch phản công.

Từ ngày 6-3, lực lượng vũ trang ta tiếp tục tiến đánh những bộ phận địch còn chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam, buộc đối phương phải rút khỏi Cao Lộc (9-3), Lộc Bình (13-3), Đồng Đăng, Tân Thanh (15-3)… về bên kia biên giới.

Theo công bố chính thức, Lạng Sơn đã loại khỏi vòng chiến 19.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự.

Để lập nên chiến công này, quân dân Lạng Sơn cũng đã phải chịu hy sinh to lớn: Sư đoàn 3 hy sinh 6,6% và bị thương 8,4% quân số;

Sư đoàn 337 hy sinh 650 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 338 hy sinh 260 cán bộ chiến sĩ… 20 cá nhân và 14 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân;

Quân đoàn 5 được mang danh hiệu “Binh đoàn Chi Lăng”, Sư đoàn 337 được tặng danh hiệu “Sư đoàn Khánh Khê”.

Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Cao Bằng

Ở Cao Bằng, hướng tiến công chính của địch ở Thông Nông-Hà Quảng và Phục Hòa-Đông Khê.

Nhờ huy động một lực lượng áp đảo nên ngay từ những ngày đầu đối phương đã có nhiều mũi tiến khá sâu vào lãnh thổ Việt Nam, chia cắt và gây rối loạn hệ thống chỉ huy của ta.


Xe tăng Trung Quốc bị Sư đoàn 346 tiêu diệt ở Bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng sáng 18-2-1979
Trên hướng Hà Quảng, cuộc chiến đấu của Trung đoàn 246 Sư đoàn 346, Tiểu đoàn 6 Hà Quảng, Đồn biên phòng Sóc Giang, Nậm Nhũng… cùng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ diễn ra suốt 4 ngày liền từ 17-2 đến 20-2 trên các chốt Cốc Ngựu, Cốc Nhu, Cốc Vường, điểm cao 505, Trúc Long-Địa Lan, Nà Xác, Trường Hà… chặn đứng hướng tiến công rất mạnh của địch ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang.

Bị tổn thất không tiến lên được, ngày 22-2 quân Trung Quốc làm đường cho xe tăng vượt biên giới ở khu vực mốc 109, theo đường Pác Bó-Nà Mạ-Đôn Chương đánh vu hồi vào sau lưng và bên sườn trận địa ta, kết hợp với tấn công chính diện theo hướng cửa khẩu Bình Mãng-Sóc Giang.

Trung đoàn 246 mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng bị bao vây và cắt đường tiếp tế, trước sức ép của địch phải rút khỏi Sóc Giang lên khu vực thung lũng núi giữa Hà Quảng và Thông Nông tiến hành đánh du kích.

Địch chiếm được Sóc Giang và tiếp tục phát triển xuống phía nam Hà Quảng.

Trên hướng Trà Lĩnh, Trung đoàn 677 Sư đoàn 346 bảo vệ hướng phòng ngự chủ yếu của sư đoàn phối hợp với Đồn biên phòng Trà Lĩnh và các đơn vị địa phương kiên cường đánh địch ở bình độ 700, đồi Quyết Tử, đồi Thanh Niên, điểm cao 800 và 815 (Phai Can), khu vực mỏ mangan, trục đường Xuân Nội-Quang Trung… đánh bại các đợt tiến công của địch trong nhiều ngày.

Tuy nhiên ngày 26-2 địch chiếm điểm cao 815 lần thứ hai. Trung đoàn 677 phải lui về phía sau, phân tán cùng dân quân các bản làng tiếp tục chiến đấu.

Trên hướng Quảng Hòa, Trung đoàn 567 cùng Đồn biên phòng Tà Lùng, tự vệ nông trường và dân quân Đại Tiến, Cách Linh… giữ vững trận địa chốt chặn ở khu vực đèo Khâu Chỉa (Phục Hòa) suốt 12 ngày đêm, có những ngày đẩy lui 7-8 đợt tiến công gây thiệt hại nặng cho địch, không để đối phương dùng khu vực này làm bàn đạp tiến về hướng Quảng Uyên, Mã Phục.

Trên hướng Trùng Khánh, Hạ Lang, Bảo Lạc địch cũng tấn công các đồn biên phòng Pò Peo, Bí Hà, Lý Vạn, Cốc Pàng, Nậm Quét… cùng một số chốt của lực lượng địa phương.

Trên hướng Thông Nông và Thạch An, do phòng ngự của ta sơ hở, quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm được thị trấn Thông Nông và Đông Khê rồi dùng xe tăng tiến thẳng về thị xã Cao Bằng.

Sáng 17-2, nhân viên bưu điện huyện Thạch An báo cáo về tỉnh, cho biết xe tăng địch cắm cờ Việt Nam đi qua trước cửa nhà bưu điện về hướng thị xã.

Được tin này, Tư lệnh Quân khu 1 lập tức ra lệnh cho BCHQS tỉnh và Sư đoàn 346 tổ chức đưa lực lượng đến đèo Ngườm Kim, Nậm Nàng chặn đánh.

Chấp hành mệnh lệnh trên, một bộ phận Trung đoàn 851 Sư đoàn 346 khẩn trương cơ động và trong các ngày 18 và 19-2 liên tục chiến đấu với mũi tiến công cơ giới của địch trên đường số 4 và đường từ Nước Hai về thị xã, bắn cháy hàng chục xe tăng ở khu vực Bản Sẩy, Đức Long (Hòa An), cây số 9-12 trên đường số 4…

Chiếc xe tăng trinh sát của Trung Quốc đến được Nà Toòng ngoại vi thị xã cũng bị đơn vị cao xạ 37mm của Sư đoàn 346 tiêu diệt.

Từ ngày 19-2, địch bắt đầu áp sát thị xã Cao Bằng từ nhiều hướng.

Cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã diễn ra suốt nhiều ngày nhưng do tương quan chênh lệch, đến ngày 24-2 đối phương chiếm được thị xã Cao Bằng và có những mũi vu hồi đánh lấn xuống khu vực đường số 3, Khâu Đồn, đèo Cao Bắc, có những mũi thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam 50-60km (cầu Tài Hồ Sìn).

Nhiều đơn vị của ta bị tổn thất, rơi vào thế bị chia cắt, bao vây cả 4 mặt.

Ngày 26- 2-1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Cao Bằng do Đại tá Đàm Văn Ngụy, Phó tư lệnh Quân khu đứng đầu.

Ngày 28-2, Bộ tư lệnh Mặt trận ra lệnh cho Trung đoàn 677 và Trung đoàn 567 vượt vòng vây rút về phía sau để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị đánh phản kích.

Trước tình hình căng thẳng, Quân khu 1 gấp rút điều động Trung đoàn 852 và 183, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn 675, các tiểu đoàn bộ đội và tự vệ phía sau lên phối hợp với các đơn vị tại chỗ tổ chức phòng tuyến mới ở phía nam cầu Tài Hồ Sìn, đường số 3, mỏ thiếc Tĩnh Túc…

Lực lượng vũ trang ta đánh lui các đợt tiến công của quân Trung Quốc từ 20 đến 23-3, sau đó phản kích đẩy địch về khu vực cây số 5 và ngã ba Khâu Đồn, đồng thời bao vây một bộ phận mũi vu hồi của địch ở Nguyên Bình.

Ngày 1-3-1979 trên mặt trận Cao Bằng, Sư đoàn bộ binh 311 gồm Trung đoàn bộ binh 169, 529, 531 bộ binh và Trung đoàn pháo binh 456 được thành lập.

Tuyến phòng ngự thứ hai được hình thành từ Tài Hồ Sìn đến Ngân Sơn. Chiến sự diễn ra quyết liệt trên khắp địa bàn tỉnh.

Sư đoàn 311 tổ chức cắt đường số 4, ngăn chặn cơ động tiếp tế của đối phương. Các tiểu đoàn đặc công 20 và 45 luồn sâu vào sau lưng địch, phối hợp với dân quân tự vệ tổ chức nhiều cuộc tập kích, phục kích gây cho quân xâm lược những thiệt hại nặng nề.


Tiểu đoàn đặc công 45 cơ động tập kích địch trên mặt trận Cao Bằng.
Hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng.

Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch...

Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ. Ngày 14-3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 15-3, quân Trung Quốc rút khỏi thị xã và huyện Hòa An; ngày 16-3 rút khỏi Trùng Khánh, Quảng Hòa và Thạch An; ngày 17-3 rút khỏi Trà Lĩnh; ngày 18-3 rút khỏi Hà Quảng và Thông Nông. Đến đây, chiến sự trên mặt trận Cao Bằng tạm thời lắng xuống.

Theo công bố chính thức, trong một tháng chiến đấu trên hướng này các lực lượng vũ trang và nhân dân Cao Bằng đã loại khỏi vòng chiến 18.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn địch, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, giữ kỷ lục về số xe tăng, thiết giáp tiêu diệt được và số tù binh bắt sống.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Ok. Mình không muốn làm mọi người mất hứng. Chỉ là quan niệm mà thôi. Mình không thích **** cộng sản tq. Nhưng những người tài mình tôn trọng không gọi bằng thằng mặc dù khác quan điểm


Lịch sử là lịch sử. Ai cũng phải tôn trọng lịch sử, mong một số nick đừng lạc đề trong thớt này nữa, để anh em thảo luận về cuộc chiến này được tập trung.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,129
Động cơ
454,599 Mã lực
Bạn so sánh thế mà đượcà . Việc làm của Lệ rơi thì ai chả làm được miễn là người đó có nhận thức mà thôi. Còn để đứng trên hơn nhiều tỉ người thì trên thế giới chỉ có vài người mà thôi

Giỏi và đứng trên tỷ người là 2 khái niệm khác nhau, nhiều ông vua chỉ là bù nhìn, chẳng tài cán gì.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Năm mới, chúc cả thớt vui vẻ, thành đạt!
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Chuyện đối mặt tử thần ở vùng đất bom đạn miền biên giới
(LĐ) - SỐ 244 GIANG THÙY LINH - 07:34 ngày 18/10/2014

Xã biên giới Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên - Hà Giang) hơn 30 năm sau chiến tranh, những người đi sơ tán đã hồi hương, cây cối cũng đã xanh tốt trở lại. Người dân Thanh Thủy có câu “đốt lửa và đào đất thì bỏ đi xa xa”- vì đốt lửa mìn cũng nổ mà đào đất mìn cũng nổ. Câu nói ấy đã chứng tỏ sự nguy hiểm và khốc liệt của một vùng đất sau chiến tranh - nơi mà mìn và đạn pháo còn dày đặc, vương vãi khắp những nẻo đường rừng hoang thẳm, khắp nương rẫy, khe suối, trên cả… cành cây.
Những câu chuyện thảm khốc và đau lòng đã xảy ra. Bom đạn đã không bỏ sót ai, từ những người lính thời bình đến những người dân thường vô danh tiểu tốt, gây nên một nỗi căm thù lớn - căm thù bom đạn, chiến tranh. Họ đã sống “đối mặt với tử thần” như thế nào để rồi trở thành những minh chứng bằng xương bằng thịt về nỗi đau hiện tại của một vùng đất thời hậu chiến?
Cụt chân, cụt tay, tự sát do mìn
Một buổi sáng nắng gắt làm những ngọn núi xanh ruộm lên màu vàng rực, mặt đất lóng lánh như dát vàng. Cán bộ biên phòng Kim Văn Năm cùng mấy anh cán bộ xã Thanh Thủy đi xe máy cà tàng, vượt những cung đường cao, gồ ghề, hẹp như lòng bàn tay, một bên là vách núi cao đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, đưa tôi đến từng ngôi nhà cheo leo ở bản Nậm Ngặt (xã Thanh Thủy).


Hai bố con anh Triệu Văn Nguyên, người bị què cụt, người thì 14 tuổi mà chưa chịu lớn.
Vén những lùm cây dại lòa xòa trước mặt, anh Năm giới thiệu: “Bước vài bước nữa là đất của Trung Quốc rồi. Trên này, bà con sống tình cảm lắm. Mỗi ngôi nhà ở một ngọn núi như thế đấy. Bản này 100% bà con là người Dao”. Anh Bùi Trung Thu - Phó chủ tịch UBND xã Thanh Thủy - vứt bỏ chiếc xe bị rò rỉ xăng giữa đường, leo bộ như sơn dương lên đỉnh núi, cười: “Vừa đong đầy bình xăng hôm qua, mà hôm nay nó đã hết rồi”.
Nơi đầu tiên chúng tôi dừng chân là ngôi nhà sàn sơ sài của anh Triệu Văn Nguyên (SN 1980). Đứa con trai cả 13 tuổi Triệu Văn Bền của anh đang lăn lê ở cầu thang, mặt mũi lem luốc, chân tay lụt cụt dò dẫm từng bậc. Cậu bị dị tật bẩm sinh, mắc bệnh “không chịu lớn”, da nhăn nheo, chỉ cao độ nửa mét và nặng khoảng hai chục cân. “Cháu không nói được, mới tập đi được 2 năm nay, cũng mới biết tự xúc cơm ăn và đi vệ sinh. Nhà tôi được 2 đứa con trai nữa, một đứa 10 tuổi đi chăn trâu, 1 đứa nhỏ theo mẹ đi hái chè” - anh Nguyên vừa lắp cái chân giả “tự chế” bằng gỗ và dép tổ ong vào chân, vừa tâm sự.


Vỏ một quả mìn được dùng làm đồ chơi trẻ con trong nhà của ông Hòn.
Một buổi sáng tháng 8 năm 2008, anh Nguyên lên rừng lấy gỗ về làm nhà. Chưa kịp chặt cây gỗ nào, cái chân của anh đã vĩnh viễn mất đi khi anh dẫm trúng mìn 652A. Vừa lau mặt cho đứa con trai tàn tật, anh Nguyên vừa kể: “Còn nhiều mìn lắm. Cả cái rông (sườn núi) này toàn là mìn thôi.
Cả bãi sắn bây giờ cũng có mìn, một số ruộng cũng có mìn. Thỉnh thoảng mình đi cày xới làm ngô là mìn màu xanh bằng cái *** chén này vẫn cứ chồi lên đấy. Hôm qua thằng cu lớn đi chăn trâu còn nhặt cái lựu đạn về, tôi sợ quá đem vứt đi luôn. Nó không có kíp nhưng mà vẫn còn thuốc đấy. Nó nhặt về bảo ối bố ơi, sắt đấy. Mình bảo sắt cái gì mà sắt, rồi ném xuống dưới khe luôn. Từ ngày bị thương là một miếng sắt bé cũng không cho con nhặt về. Không thích xem đâu!”.
Anh Nguyên lê cái chân giả loẹt quẹt, dẫn chúng tôi đến nhà bố vợ là ông Bồn Văn Hòn (SN 1969) ở bên kia sườn núi. Ở tuổi 45, ông Hòn khỏe mạnh và vâm váp, nhưng ông lại bị cụt cả hai chân. Thủ phạm cũng là mìn. Năm 2000 cụt một cái, năm 2004 cụt nốt cái nữa trên rông 685.


Ông Bồn Văn Hòn cụt cả hai chân do mìn, ông căm ghét mìn, bom đạn đến xương tủy.
Nghe anh con rể gọi điện, ông Hòn đang ở trên núi chăn dê cũng vội vã chống nạng vừa đi vừa “lăn” về nhà. Cái chân bị cụt ngắn hơn thì lủng lẳng, cái chân cụt dài hơn một chút thì được lắp chân giả, tạo nên cái thế “kiềng ba chân” giúp ông có thể di chuyển được. Lúc theo đàn dê lên núi thì ông vừa đi vừa nhẩn nha, chậm rãi được, nhưng lúc xuống núi thì ông phải đi nhanh hơn. Đi mãi thành quen, ông Hòn xuống núi nhanh đến mức mà người ta tưởng tượng là ông vo tròn mình lại rồi… lăn xuống.
Ông Hòn căm thù bom mìn đến nỗi thành thói quen. Anh Nguyên kể: “Hôm trước bố nhặt được cả quả H12 để ở nhà. Rồi còn cả quả đạn to bằng cái phích này để ở góc nhà, ông bảo không cho thằng nào mang đi. Còn thuốc đầy, kíp vẫn còn nguyên mà. Ông đi đến đâu hủy mìn đến đấy. Lúc ông chăn dê, ông toàn nhặt cái loại pháo nửa to bằng cái ấm đấy, thấy quả nào nhặt về quả đấy. Đêm hôm ông mới cho vào hố đá, dồn vào đấy, nhóm lửa lên trên.


Đại úy Thọ với cái chân cụt lủn, nhưng vẫn lạc quan: “Đeo chân giả vào, nhiều người không nhận ra là bị cụt đâu nhé”.
Ông về đắp chăn ngủ, hôm sau là nổ hết rồi. Tiếng nổ to lắm, nghe được mà! Đợi hôm sau “chết hết lửa” ông mới ra xem”. Ông Hòn xuề xòa giải thích bằng giọng nói lơ lớ của người Dao: “Có biết làm thế nào khác đâu, chỉ có đốt bỏ nó đi thì nó mới không làm hại người dân được nữa. Tôi không muốn người khác bị cụt như mình đâu. Khổ lắm. Khổ suốt đời đấy”. Làm mãi thành thói quen, mỗi lần “đốt” mìn theo kiểu thủ công xong, ông Hòn cũng cẩn thận kiểm tra lại đám “tử thần” trong hốc đá rồi đến nhặt các vỏ đạn pháo về nhà, cái thì làm ống đựng đóm hút thuốc, cái thì mang đóng cọc buộc trâu, cái đựng thức ăn cho gà, cái thì vứt lăn lóc cho trẻ con chơi.
 

Lái xe

Xe buýt
Biển số
OF-2690
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
744
Động cơ
550,594 Mã lực
Năm ngoai, ông thầy em (ở Đại học Quốc gia HN) cùng các đồng đội lên thắp hương cho các liệt sĩ nghĩa trang Vị Xuyên. Ngày 17/2 mà cổng khóa hai lần. Mấy cựu chiến binh già phải trèo tường vào để làm nghĩa vụ với đồng đội. Em xin mấy tấm ảnh "trinh sát leo tường" nhưng người không cho. Hôm 17/2 rồi không dám thăm hỏi, sợ người lại buồn! Tức cảnh post bài hát này lên facebook như một cách an ủi từ xa:

[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=R-ztt4yXUf4[/YOUTUBE]

Một thầy khác - cụ Vũ Cao Đàm - nằm trong bệnh viện, chuẩn bị lên bàn mổ vẫn còn nhắn tin hỏi trò:"Viện KTử rốt cuộc đặt ở đâu?". Trò reply:"Về Đại học HN rồi cụ!". Cụ già thở phào, kết luận:"Phúc trường ta (ĐHKHXHNV HN) còn to anh ạ!" rồi mới yên tâm lên bàn mổ.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top