[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Các cụ thử tìm hiểu lại xem chứ em thấy có người đánh phía bắc còn khẳng định chắc như đinh đóng cột về vụ dùng điện này mờ
 

1.6gli

Xe container
Biển số
OF-189928
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
6,363
Động cơ
394,335 Mã lực
Các cụ thử tìm hiểu lại xem chứ em thấy có người đánh phía bắc còn khẳng định chắc như đinh đóng cột về vụ dùng điện này mờ
Pháo nó bắt như vãi đạn em e là dây đứt rơi xuống sông chứ mình dù căm thù chúng mấy thì trắc cũng k làm như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
860
Động cơ
355,628 Mã lực
Vào thời kỳ đó, hạ tầng của mình ở những vùng biên giới còn lạc hậu. Cái vụ thả dây điện cao thế mang màu sắc của trí tưởng tượng.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,129
Động cơ
454,599 Mã lực
Dùng điện cao thế phóng xuống dưới sông để giết quân đối phương thì hình như chưa có trên thế giới chứ nói gì ở VN, TV nào mà chém ẩu thế. Năm 1979 thì ở thủ đô HN còn mất điện liên tục nói gì trên vùng cao. Hồi đấy chỉ nghe nói có các nhà máy điện Yên Phụ, Thác Bà, Uông Bí thêm cái Ninh Bình đều có công suất nho nhỏ, Hòa Bình và Phả Lại chưa có nhà máy điện.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Định kể nhưng thiếu votka khó gõ phím quá cụ ạ ! :D

Nói đàu cho vui, em còn phải gặp thêm một số bác nữa, một số lần nữa thì mới tổng hợp thành câu chuyện được. Kể ra thì cũng hơi bi hùng chuyện trên đó !
Cụ cứ tới đâu chơi tới đó. Em cũng đã có một số chi tiết về giây phút đầu tiên ở 1509, tuy nhiên hơi hỗn độn nên phải lọc. Biết là địa hình hiểm trở, quân số mỏng nhưng....Nhưng có một điều chắc chắn là đã xảy ra một trận quyết tử không cân sức mà phần thiệt hại cực nặng thuộc về quân đội Nhân dân Việt nam. Các anh đã ngã xuống tới người cuối cùng để giữ chốt.....

Cụ Xế độp cứ chơi đi cho dù thảm khốc, cho dù đau đớn nhưng đó là lịch sử....
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II .



Kính thưa các cụ mợ, các anh chị CCB và mọi người !

Em xin phép tiếp tục viết về phần 2 - cuộc hành trình theo các cựu chiến binh của sư đoàn 356, về thăm chiến trường xưa và dự lễ khánh thành ( có thể tạm nói như vậy ), một công trình tâm linh mang đầy ý nguyện của những người CCB 356, hay tất cả các CCB đã từng chiến đấu, công tác tại một địa danh gắn liền với tuổi trẻ của họ gần ba mươi năm trước : VỊ XUYÊN - HÀ GIANG. Nơi mà các đồng đội của họ đã nằm xuống, gửi gắm thân xác, tâm hồn mãi mãi để bảo vệ từng tấc đất biên cương.

Phần 2 này em sẽ không viết thứ tự về một cuộc hành trình từ khi xuất phát cho đến khi hoàn thành công việc, như lễ cầu siêu cho liệt sĩ ở phần 1. Mà em sẽ mở rộng, miên man một chút về nhiều sự kiện, vấn đề khác nhau của cuộc chiến trong các bài viết phần này.

Vì sao phải như vậy ?

Trên diễn đàn hiện tại có rất nhiều CCB, nhiều thành viên các chiến trường khác nhau, các địa phương khác nhau và các thời khác nhau đang theo dõi . Để giúp những người chưa từng chiến đấu hay đặt chân đến Hà giang. Em sẽ lấy một số tư liệu và câu chuyện kể không những của CCB F 356, mà của các CCB đơn vị khác lồng vào, kèm theo hình ảnh cho dễ hiểu hơn.

Do cũng là thế hệ sau và không trực tiếp chiến đấu tại mảnh đất một thời nóng bỏng này, cho nên bài viết của em còn sơ sài, chưa tổng hợp được hết mọi ý nghĩa, có thể có sai sót trong khi diễn giải. Kính mong các CCB bổ sung, chỉnh lý cho hoàn thiện hơn. Hy vọng một ngày nào đó, em tiếp tục được viết rộng thêm về các địa danh khác trên chiến trường Hà giang.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Rất mong bác sớm cho ra mắt vì chúng cháu vẫn ham hố đc biết 1 thời hoa và máu của cácbác
 

1.6gli

Xe container
Biển số
OF-189928
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
6,363
Động cơ
394,335 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II .



Kính thưa các cụ mợ, các anh chị CCB và mọi người !
Em xin phép tiếp tục viết về phần 2 - cuộc hành trình theo các cựu chiến binh của sư đoàn 356, về thăm chiến trường xưa và dự lễ khánh thành ( có thể tạm nói như vậy ), một công trình tâm linh mang đầy ý nguyện của những người CCB 356, hay tất cả các CCB đã từng chiến đấu, công tác tại một địa danh gắn liền với tuổi trẻ của họ gần ba mươi năm trước : VỊ XUYÊN - HÀ GIANG. Nơi mà các đồng đội của họ đã nằm xuống, gửi gắm thân xác, tâm hồn mãi mãi để bảo vệ từng tấc đất biên cương.

Phần 2 này em sẽ không viết thứ tự về một cuộc hành trình từ khi xuất phát cho đến khi hoàn thành công việc, như lễ cầu siêu cho liệt sĩ ở phần 1. Mà em sẽ mở rộng, miên man một chút về nhiều sự kiện, vấn đề khác nhau của cuộc chiến trong các bài viết phần này.

Vì sao phải như vậy ?

Trên diễn đàn hiện tại có rất nhiều CCB, nhiều thành viên các chiến trường khác nhau, các địa phương khác nhau và các thời khác nhau đang theo dõi . Để giúp những người chưa từng chiến đấu hay đặt chân đến Hà giang. Em sẽ lấy một số tư liệu và câu chuyện kể không những của CCB F 356, mà của các CCB đơn vị khác lồng vào, kèm theo hình ảnh cho dễ hiểu hơn.

Do cũng là thế hệ sau và không trực tiếp chiến đấu tại mảnh đất một thời nóng bỏng này, cho nên bài viết của em còn sơ sài, chưa tổng hợp được hết mọi ý nghĩa, có thể có sai sót trong khi diễn giải. Kính mong các CCB bổ sung, chỉnh lý cho hoàn thiện hơn. Hy vọng một ngày nào đó, em tiếp tục được viết rộng thêm về các địa danh khác trên chiến trường Hà giang.
Em theo dõi từ đầu đến giờ và rất trông đợi bác viết tiếp để các thế hệ đàn em như em hiểu sâu sắc thêm về cuộc chiến oanh liệt này ạ.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

Ký ức là gì ? Nói một cách đơn giản đó là những gì đã xảy ra vào quá khứ được lưu lại trong trí nhớ của mỗi con người. Ai cũng có ký ức, nhiều hay ít, mạnh hay yếu, vui hay buồn, tùy thuộc vào các sự kiện mà họ chứng kiến.

Hàng năm, cứ vào những ngày nào đó, lại có những đoàn người, hay vài người cùng nhau đến vài địa danh nghe có thể quen và có thể không quen : Thanh Thủy, Lao Chải.... thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Những người đàn ông kèm theo lác đác vài người phụ nữ với mái tóc đã ngả hoa râm. Họ đến từng bờ suối, ngọn đồi, hay những chiếc hang nằm trong lòng núi với các gương mặt vui buồn lẫn lộn. Có người như được về thăm ngôi nhà họ đã từng sống, có người cảm thấy như tìm thấy thứ gì đó mà trong cuộc sống lâu nay tưởng bị lãng quên. Họ đi tìm và thăm gì vậy?

Đó là những người CCB đang đi tìm lại ký ức, nếu nói tìm lại tuổi trai trẻ của mình cũng được .

Họ đi tìm lại kỷ niệm, về những trận đánh khốc liệt họ từng tham dự nơi đây. Trên các triền núi, mỏm đá, con suối ghi lại dấu chân những người lính năm xưa. Thời gian và thiên nhiên đã làm xóa nhòa, đổi thay gần hết các dấu vết. Chỉ có ký ức của những CCB mới nhìn ra kể cả sự thay đổi đến đâu, cho dù chính họ cũng già đi, gương mặt cũng thay đổi nhiều so với vài chục năm về trước.

Những cuộc hành trình còn mang họ đến không chỉ thăm lại chiến trường xưa, mà còn đến thăm những người đồng đội xấu số hy sinh. Nhiều người hiện chưa về được với anh em đồng đội theo diện quy tập. Xương cốt đã hòa tan, vĩnh viễn ở lại nơi rừng cao núi thẳm, với mảnh đất biên cương, địa đầu Tổ Quốc.



Đã nhiều năm, sau khi chiến tranh trôi qua. Khu vực này vẫn còn nhiều khó khăn, đường đi lối lại vẫn chưa thuận tiện. Các điểm cao còn đầy rẫy các loại mìn hai bên cài chưa giải tỏa được hết. Không thể tả được nỗi vất vả của những CCB khi đi thăm lại chốn xưa. Nhưng có lẽ điều đó không phải là nỗi đau đáu trong tâm khảm của những người lính già, nỗi đau vẫn không nguôi khi thấy các đồng đội nằm lại chưa có một nơi nào để mọi người lên thắp cho nén hương, châm cho điếu thuốc hay rót chén rượu nhạt được đàng hoàng. Tất cả mời đồng đội về chia sẻ với nhau chỉ là tạm bợ bên một vạt cỏ hay manh áo mưa trải trên đường. Cũng chính vì vậy ý tưởng xây dựng một cây hương ra đời, bắt nguồn từ các CCB của F 356, dựng lên ngay tại gần các cao điểm xưa kia.




Trong phạm vi loạt bài viết này, người viết do chưa đi hết được các nơi trong phạm vi chiến trường gần 30 năm về trước. Chỉ cố gắng diễn tả được một số hình ảnh và câu chuyện tại một vài địa danh thuộc xã Thanh Thủy. Nơi mà xảy ra chiến sự dữ dội nhất, kéo dài nhất trong sự kiện gọi là CHIẾN TRANH BGPB LẦN 2 TẠI HÀ GIANG.

***
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

Em xin phép được quay lại chút về quá khứ, vì nó sẽ liên quan tới câu chuyện ngày hôm nay.

Hiện nay, cái tên các điểm cao biên giới Vị Xuyên chắc cũng đã được nhắc và nghe nhiều đến, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các câu chuyện hồi ức CCB trên các diễn đàn hay chuyện...chém gió tại các quán nước vỉa hè lúc trà dư tửu hậu. Nhưng trước chiến tranh, hầu như ít ai biết về các tên đó, ngoài những người lính từng phục vụ tại các chốt, điểm tựa tiền tiêu.

1509,1800, 1100, 1250, 1030,772, 685, 233.... chỉ là độ cao so với mặt nước biển của các mỏm núi trên bản đồ địa chính. Hay Đồi Đài, Đồi chuối, Đồi chè là do bộ đội ta đặt ra nói về những điều kiện, công việc, đặc trưng của các quả đồi đó.

Lao Chải, Thanh Thủy, Minh Tân, Nậm Ngặt....chỉ là những tên địa danh hành chính chỉ các xã, bản, xóm làng tại các huyện vùng cao của tỉnh Hà Tuyên ( nay thuộc Hà giang ). Như bao xóm làng, thôn bản bình thường trên đất nước Việt Nam.

Cũng như vậy. Sông Lô, Sông Miện, suối Thanh Thủy, suối cụt cũng sẽ lẫn tên vào trong hàng ngàn con sông suối, thác gềnh nếu không có chiến tranh xảy ra.


Thanh Thủy là một xã vùng biên, nằm cách thị xã Hà giang chừng gần hai chục cây số, có cửa khẩu tiếp giáp với Trung quốc. Các điểm cao chạy từ cửa khẩu bắt đầu từ cao điểm 233, 266 lên tới chỗ cao nhất là 1509 đều tiếp giáp với "bên kia" về mặt Bắc. Địa hình hiểm trở, kinh tế khó khăn, điều kiện tiếp tế về hậu cần chính vì vậy cũng gặp rất nhiều bất lợi, điều đó chứng minh ngay khi bắt đầu cuộc chiến mà sư đoàn 313, là sư đoàn đầu tiên có những người lính nổ súng chống trả lại quân thù.

Ngày ấy, cả một khu vực rừng núi rộng lớn chỉ có riêng Sư đoàn 313, một sư đoàn mới thành lập, một số từ bộ khung từ các đơn vị khác sau kháng chiến chống Mỹ, chốt giữ, bảo vệ với diện tích áng chừng vài chục km vuông ( em không chắc chắn về số liệu, mong các bác CCB bổ sung ). Với ba trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo binh, họ đóng trải dải từ trong các cao điểm từ Lao chải ra đến Vị Xuyên, phía sau còn có một số đơn vị như sư đoàn 314, là nơi huấn luyện tân binh cung cấp quân số cho 313, các đơn vị thuộc tỉnh đội Hà Tuyên cũ.v.v.. nhưng cũng bị rải mỏng theo các chiến tuyến lên tận huyện Đồng Văn.

***
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

Theo ký ức của các CCB F 313 kể lại thì ngày xưa vùng Nậm Ngặt, hay gọi là bản Nậm Ngặt cùng với các dãy núi bên dãy 1509 cây cối xanh tốt, có rất nhiều loại gỗ quý như nghiến, lim. Đặc biệt vùng này có một loại chè cổ thụ cao lớn, lính ta trước chiến tranh vẫn thường đi trèo hái về rồi sao tẩm trong hầm bằng đủ các loại dụng cụ nồi niêu, xong chảo quân dụng, thậm chí cả bằng ...mũ sắt. Sau nhiều công đoạn tỉ mỉ, đã ra đời thứ chè chốt nổi tiếng, có thể nói thơm ngon hơn hẳn nhiều loại chè có thương hiệu thời bầy giờ.

Nếu lấy chính cánh tay trái của mình khuỳnh ra thì có thể tưởng tượng được phần nào sơ đồ của dãy 1509. Từ chỗ vai chính là đỉnh cao nhất, xuôi theo đó là các bình độ, điểm cao 772, 685, 400, 300, 233. Bên đối diện, qua một cái thung lũng là bản Nậm Ngặt, và các cao điểm, bình độ đối xứng độ cao như 1100, 800, 600 ...

Lính 313 chốt giữ những nơi đó phải nói thật vất vả. Mùa đông trên đỉnh 1509 có những lúc tuyết rơi, nước bị đóng băng. Bình thường thì quanh năm mây mù bao phủ, trời lúc nào cũng một màu xanh ngắt lạnh lẽo kể cả khi có nắng to. Để đảm công tác chuẩn bị hầm hào, hố chiến đấu họ phải khênh từng thanh gỗ, bê tông trèo lên các chốt, các thanh bê tông mà lính ta hay gọi đùa là " kẹo lạc" tầm vài chục cân theo các con đường mòn cheo leo lên tới đỉnh dùng lát hầm, công sự.

Đỉnh 1509, phút giây hiếm hoi khi mây tan nhìn thấy mờ mờ mỏm 1 lộ ra. Phía bên phải màn hình là xuôi theo 772, 685...bên trái là sang 1100, Nậm Ngặt...và các độ cao theo hướng từ trên xuống dưới chạy tới suối cụt giữa thung lũng.




Ngày 17/2/1979, chiến sự xảy ra toàn tuyến các tỉnh biên giới phía Bắc. Riêng Hà Giang thì Thanh thủy, nơi mà sau này gọi là cửa tử của cả hai bên, lại là nơi im ắng nhất, mặc dù cả hai bên đã tập trung tinh thần cao độ. Một số trận chiến dữ dội chỉ xảy ra tại các điểm cao thuộc xã Lao Chải giáp huyện Hoàng Su Phì.

Đầu tháng 4/1984. Cuộc chiến dai dẳng và khốc liệt mới bắt đầu đặt chân đến đây. Bắt đầu từ các trận tấn công nhỏ lẻ mang tính thăm dò, kèm pháo binh bắn phá hoại. Ngày 28/4 địch với chính thức tổng tấn công toàn bộ các cao điểm. Bắt đầu từ 1509, một đại đội khoảng 70 người chống trả các đợt tấn công của đối phương cỡ trung đoàn đổ lên. Chỉ còn một người duy nhất bị thương sống sót lê xuống các điểm phía dưới, còn đâu hy sinh hết, hy sinh ngay tại chỗ hay bị thương xong rồi mới hy sinh. Lần lượt các điểm cao, bình độ khác cũng thất thủ chỉ trong vòng một ngày. Điểm cao thất thủ cuối cùng là 233, vào rạng sáng 29/4/1984. Với lực lượng mỏng, gần như không có sự chi viện tiếp tế, những người lính F 313 đã chiến đấu cho đến khi không còn gì để chiến đấu nữa.

Đó là phía Tây sông Lô, phía Đông Sông Lô cũng lần lượt mất các điểm cao thuộc 1030 ( thuộc xã Minh Tân huyện Quản Bạ ), hay 1250 địch cũng kéo hỏa lực lên đó khống chế toàn bộ ngã ba Thanh Thủy.

Dông 1250, góc trái màn hình, phía dưới là các đồi Đá Pháp 1,2,3. Ảnh chụp từ Đài tưởng niệm Thanh Thủy.



1250 chụp ở cửa khẩu, ranh giới quốc gia nằm giữa hai cái cột điện, Phía Việt Nam cột một màu trắng còn cột phíaTrung quốc màu điểm xanh vàng.



Lúc này cả hai bên bắt đầu vào một cuộc chiến kéo dài thật sự. Những đơn vị thuộc các sư đoàn, quân đoàn, các Đại quân khu tên tuổi được "bên kia" đưa ra. Phía ta cũng có một số các tiểu đoàn, trung đoàn thuộc nhiều phiên hiệu có tiếng từ hồi chống Pháp Mỹ và làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn Lào, Cam pu chia như F 312, 316, F3, 31 cùng F313, 356, 314.346 v..v thay phiên nhau lên tấn công giành đất hoặc chốt giữ trận địa. Ngày D của chiến dịch MB 84, giành lại những khu vực đã mất được ấn định là ngày 12/7/1984.

Bắt đầu từ cuối tháng tư, các đơn vị thuộc F 316, 356 bộ đội được đặt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và lên xe từ Hoàng Liên sơn, Lai Châu cùng các đơn vị khác, sư đoàn khác đóng quân miền xuôi sang, lên mảnh đất nóng nỏng bỏng Vị Xuyên. Cuộc chiến khốc liệt và đầy đau thương mất mát bắt đầu...
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

Trận chiến ngày 12/7 không thành công như mong đợi, đem lại nhiều hậu quả và nỗi buồn về sau.

Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, ta đã thương vong quân số đến hàng nghìn.

Các cao điểm nằm trên lãnh thổ vẫn không thu hồi được. Quân địch vẫn chiếm đóng, cờ của chúng vẫn bay trên đó.

Có rất nhiều bộ đội nằm lại rải rác từ chân 772, 233, 1030. Nhiều nhất vẫn tại sườn của bình độ 772. Mặc dù các đơn sau khi rút ra đã tổ chức hàng đêm cho anh em vào lấy xác đồng đội, ngay trước họng súng của kẻ thù nhưng còn nhiều không hết được, cả thi hài của một đồng chí tiểu đoàn trưởng cũng không tìm thấy.

***

29 năm đã trôi qua...

Trên sườn núi cạnh lèn đá ( mỏm ) 468 phía Nậm Ngặt. Nơi đang chuẩn bị làm lễ và khánh thành cây hương.

Người CCB trung niên nghẹn ngào gỡ cặp kính mắt xuống lau. Anh cố ngước nhìn sang bên kia, mỏm 772, 685 như hy vọng nhìn thấy điều gì đó. Bên ấy những người đồng đội của anh vẫn còn đâu đó, thời gian đã khiến phần xác hòa lẫn với đất, với cây rừng. Nhưng những linh hồn đồng đội anh chắc vẫn lẩn khuất, vẫn đang ngó lại hay đã sang bên này gặp gỡ những đồng đội một thời đang lên thăm nhau.

Nơi đang đặt cây hương. Phía sau nhô lên một cái mỏm, đó là 468.



Lèn đá 468, nhìn từ phía đường đi Lao Chải, vệt trắng cắt ngang là cái mương thủy lợi mới xây.



Núi rừng đã một màu xanh ngắt, dưới màu xanh đó ẩn hiện những hiểm họa chết người từ những quả mìn được chôn lại để ngăn chặn, chùn bước chân của nhau trong cuộc chiến. Ký ức của những người CCB lại bồi hồi về cái buổi sáng ấy, ngay tại nơi đây....

Một mỏm đá của 685, bên tay trái màn hình là đồi đất ( mâm xôi ) tiếp nối với bình độ 772.



.....Bộ đội lặng lẽ nối chân nhau, đơn vị thì vượt qua làng Pinh, Cóc Nghè , vượt qua 600, Nậm Ngặt, đơn vị đi từ ngã ba Thanh Thủy qua hang Làng Lò, 468 rôi tập kết qua con suối cụt trong đêm. Những chiến sĩ vội vã đào công sự ẩn nấp dưới làn mưa lâm thâm , đất ở đây cứng quá, tiếng thở mệt nhọc cố thoát ra nhè nhẹ, tiếng cuốc chim, xẻng ấn vào đất gọn gàng, không gây ra tiếng động lớn. Chỉ cách họ một quãng thôi, trên kia là địch với các loại hỏa lực đang chờ họ lao lên để khai hỏa. Có tiếng càu nhàu “ đi chiến đấu mà quên mang cuốc xẻng, ông định đào hố ...bằng tay không à ?” tiếng trả lời ngượng nghịu “ đồng hương thông cảm cho mượn tý đi ! đeo sau lưng chả biết nó rơi mẹ từ lúc nào ...”. Vài người mang lương khô ra ăn, vừa khô vừa nhạt lại bỏ.

Họ là những người lính của trung đoàn 876 – F 356, đơn vị chủ công trong trận này hướng 772. Có thêm một số cán bộ , chiến sĩ chuyên môn như thông tin, y tá... của trung đoàn 153 – F 356, vận tải của F 313 đi phối thuộc cùng họ. Ngoài kia, trung đoàn 149 anh em cùng sư đoàn, và trung đoàn 174 phía 685, 233. Đông sông Lô, dưới 1030, trung đoàn 141 – F 312 – quân đoàn 1 cũng như họ đang lặng lẽ ém mình, hồi hộp, có thể có người hơi run, chờ hiệu lệnh tấn công. Những chàng trai trẻ măng, tuổi mười tám, đôi mươi vừa nhập ngũ, lần đầu tiên ra trận, có người thậm chí được huấn luyện chưa đầy hai tháng đã lên thẳng chiến trường.

4h10 sáng. Pháo hiệu vụt sáng. Núi đồi như rung chuyển, như bùng cháy dưới tiếng nổ các loại hỏa lực. Không gian như bị vỡ vụn ra. Tiếng thét xung phong vang lên khắp nơi, bộ đội bật từ các hố cá nhân lao lên công sự kẻ thù trên sườn núi gần như dựng đứng, dưới làn đạn pháo, đạn bắn thẳng dày đặc. Không gian quánh lại bởi mùi thuốc súng. Tiếng kêu đau đớn của người bị trúng đạn ngày càng nhiều. Trong ánh lửa hỏa khí, lác đác nhìn thấy có người trúng đạn pháo thân hình bị xé nát....Tất cả dần dần rơi vào im lặng khi trời sáng, bộ đội ta không lên được tới công sự kẻ thù....


Một đoạn (giữa ) của bình độ 772
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

Em xin phép được quay lại chút về quá khứ, vì nó sẽ liên quan tới câu chuyện ngày hôm nay.

Hiện nay, cái tên các điểm cao biên giới Vị Xuyên chắc cũng đã được nhắc và nghe nhiều đến, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các câu chuyện hồi ức CCB trên các diễn đàn hay chuyện...chém gió tại các quán nước vỉa hè lúc trà dư tửu hậu. Nhưng trước chiến tranh, hầu như ít ai biết về các tên đó, ngoài những người lính từng phục vụ tại các chốt, điểm tựa tiền tiêu.

1509,1800, 1100, 1250, 1030,772, 685, 233.... chỉ là độ cao so với mặt nước biển của các mỏm núi trên bản đồ địa chính. Hay Đồi Đài, Đồi chuối, Đồi chè là do bộ đội ta đặt ra nói về những điều kiện, công việc, đặc trưng của các quả đồi đó.

Lao Chải, Thanh Thủy, Minh Tân, Nậm Ngặt....chỉ là những tên địa danh hành chính chỉ các xã, bản, xóm làng tại các huyện vùng cao của tỉnh Hà Tuyên ( nay thuộc Hà giang ). Như bao xóm làng, thôn bản bình thường trên đất nước Việt Nam.

Cũng như vậy. Sông Lô, Sông Miện, suối Thanh Thủy, suối cụt cũng sẽ lẫn tên vào trong hàng ngàn con sông suối, thác gềnh nếu không có chiến tranh xảy ra.


Thanh Thủy là một xã vùng biên, nằm cách thị xã Hà giang chừng gần hai chục cây số, có cửa khẩu tiếp giáp với Trung quốc. Các điểm cao chạy từ cửa khẩu bắt đầu từ cao điểm 233, 266 lên tới chỗ cao nhất là 1509 đều tiếp giáp với "bên kia" về mặt Bắc. Địa hình hiểm trở, kinh tế khó khăn, điều kiện tiếp tế về hậu cần chính vì vậy cũng gặp rất nhiều bất lợi, điều đó chứng minh ngay khi bắt đầu cuộc chiến mà sư đoàn 313, là sư đoàn đầu tiên có những người lính nổ súng chống trả lại quân thù.

Ngày ấy, cả một khu vực rừng núi rộng lớn chỉ có riêng Sư đoàn 313, một sư đoàn mới thành lập, một số từ bộ khung từ các đơn vị khác sau kháng chiến chống Mỹ, chốt giữ, bảo vệ với diện tích áng chừng vài chục km vuông ( em không chắc chắn về số liệu, mong các bác CCB bổ sung ). Với ba trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo binh, họ đóng trải dải từ trong các cao điểm từ Lao chải ra đến Vị Xuyên, phía sau còn có một số đơn vị như sư đoàn 314, là nơi huấn luyện tân binh cung cấp quân số cho 313, các đơn vị thuộc tỉnh đội Hà Tuyên cũ.v.v.. nhưng cũng bị rải mỏng theo các chiến tuyến lên tận huyện Đồng Văn.

***
Đễ hỗ trợ cụ Xế ọpp cũng như để các cụ có cái nhìn khái quát về cuộc chiến đấu gìn giữ bờ cõi phía Bắc , em xin hệ thống lại diễn biễn chính từ 1979 tới 1989, trong đó đi sâu vào mặt trận Hà Tuyên .

Bối cảnh :

Từ sau năm 1979, TQ tiếp tục tấn công lấn chiếm vào đất ta ở nhiều điểm.

Ở địa bàn QK1, tháng 5/81 địch đánh bình độ 400 (Cao Lộc, Lạng Sơn), cao điểm 820, 630 (Thất Khê, Lạng Sơn).

Ở địa bàn QK2, tháng 8/80, địch đánh điểm cao 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tiến công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tiến công vào Mường Khương. Đặc biệt từ tháng 4-1984 tiến công lớn vào Vị Xuyên – Yên Minh (Hà Tuyên).

Thời điểm này, ta bố trí dọc tuyến biên giới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập. Các lực lượng bảo đảm, phục vụ... tuyến sau tương đương 4-6 sư đoàn. Tổng quân số khoảng 300.000 người. Ngoài ra, sâu trong nội địa còn có 3 quân đoàn chủ lực Bộ làm dự bị.

Mặt trận biên giới Vị Xuyên - Yên Minh diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :

- Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.

- Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tiến công lấn chiếm.

- Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.

- Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần các điểm lấn chiếm.


Phía ta 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.

QK1 có eBB981, 982, 983.

QK2 có fBB313, 314, 316, 356; lữ CB 543, lữ PB 168, lữ PK 297, eXT406, eTT604, eVT652, các d đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và eBB754 của BCHQS tỉnh Sơn La.

Đặc khu Quảng Ninh có eBB568/fBB328.

Các đơn vị chủ lực Bộ có fBB312/QĐ1, fBB325/QĐ2, fBB31/QĐ3, lữ PB 368/BTL Pháo binh...

Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội bộ binh và pháo binh cũng được điều lên tham gia chiến đấu.

Khu vực Tây sông Lô :

- Từ đầu năm 84 đến 12-85 : fBB313/QK2 + fBB356/QK2.
- Tháng 5/85 : fBB313/QK2 + eBB2/fBB3/QK1.
- Tháng 12/85 : fBB31/QĐ3.
- Tháng 6/86 : fBB313/QK2.
- Tháng 2/87 : fBB356/QK2.
- Tháng 8/87 : fBB312 (-eBB209)/QĐ1 + e48BB/fBB390/QĐ1 + 2d/fBB308/QĐ1.
- Tháng 1/88 : fBB325/QĐ2.
- Tháng 9/88 : fBB316(-eBB98)/QK2.
- Tháng 5/89 : fBB313/QK2.

Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng fBB313/QK2có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.

Khu vực Đông sông Lô :

- Từ đầu năm 84 : eBB266/fBB313/QK2.
- Tháng 7/84 : eBB141/fBB312/QĐ1.
- Tháng 4/85 : eBB568/fBB328/ĐKQN.
- Tháng 11/85 : eBB818/fBB314/QK2.
- Tháng 2/87 : eBB881/fBB314/QK2.
- Tháng 9/87 : eBB818/fBB314/QK2 + 1d/eBB754 Sơn La.
- Tháng 6/88 : eBB728/fBB314/QK2.
- Tháng 10/88 : eBB247 Hà Tuyên.

Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.

Phía địch, đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km trên chính diện 11km. Cũng giống như ta, TQ cũng thay phiên nhiều lượt quân đoàn, sư đoàn :

4/84 – 4/85 : fBB31/QĐ11, fBB32/QĐ11, fBB40/QĐ14, fBB41/QĐ14 ĐQK Côn Minh; fPB4 ĐQK Côn Minh.

12/84 – 5/85 : fBB1/QĐ1, fBB36/QĐ12 ĐQK Nam Kinh; fPB3 ĐQK Phúc Châu, fPB9 ĐQK Nam Kinh.

5/85 – 6/86 : fBB138/QĐ46, fBB199/QĐ67 + 1e/fBB200/QĐ67 ĐQK Tế Nam; fPB12 ĐQK Tế Nam.

4/86 – 5/87 : fBB61/QĐ21, fBB139/QĐ47 + 1e/fBB141/QĐ47 ĐQK Lan Châu, lữ PB1 ĐQK Lan Châu.

4/87 – 4/88 : fBB79/QĐ27 + 1e/fBB81/QĐ27, fBB80/QĐ27 ĐQK Bắc Kinh; fPB14 ĐQK Bắc Kinh.

4/88 – 10/89 : fBB37/QĐ13, fBB38/QĐ13 ĐQK Thành Đô.

Diễn biến chính :

Trên hướng đối diện QK2, từ tháng 1 đến tháng 3/84, địch điều 5 sư đoàn bộ binh và 5 trung đoàn pháo binh chủ lực gồm 3 sư đoàn của QĐ14 đối diện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Tuyên) và 1 sư đoàn của QĐ11 đối diện Yên Minh (Hà Tuyên) cùng các đơn vị biên phòng áp sát biên giới ta. Đến trước ngày 28/4/84, lực lượng địch tập trung cho chiến dịch “Kỵ tuyến bạt điểm” lấn chiếm biên giới khoảng 6 sư đoàn, trong đó 4 sư đoàn triển khai trên thê đội 1, tiến công hướng chính diện Vị Xuyên – Yên Minh.

Trên hướng đối diện QK1, ĐK Quảng Ninh và hướng biển, địch tập trung 37 sư đoàn bộ binh chủ lực và biên phòng, 8 sư đoàn không quân, hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận quy mô lớn để nghi binh, thu hút, phối hợp chiến trường.

Từ ngày 2-4 đến 27-4-1984, địch mở đợt pháo kích lớn trên toàn tuyến biên giới (1 tuần sau khi ta tiến công lớn ở CPC ngày 26/3/84) với 28.300 viên đạn pháo cối vào 205 mục tiêu, 20 khu vực của 6 tỉnh biên giới. Trong đó hướng Hà Tuyên 11.300 viên, Lạng Sơn 10.900 viên, Quảng Ninh 3.000 viên, Cao Bằng 2.150 viên, Hoàng Liên Sơn 370 viên, Lai Châu 340 viên. Mật độ bắn phá cao nhất 6.000 viên/ngày, các mục tiêu trọng điểm chịu 1.000-3.000 viên/ngày. Mục tiêu nằm sâu nhất bị bắn phá là thị xã Hà Giang (18km).

Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300 - 400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300 - 400, E1, 685 do eBB122/fBB313/QK2 của ta phòng ngự.

Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường. Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do eBB266/fBB313/QK2 và dBB3 Yên Minh của ta phòng ngự.

Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm và triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1545, 1509, 772, 226, 233, 685/Vị Xuyên (địch gọi là Lão Sơn), điểm cao 1030/Vị Xuyên (địch gọi là Đông Sơn), khu 1250, Si Cà Lá tức Núi Bạc/Yên Minh (địch gọi là Giả Âm Sơn). Chúng bố trí trên hướng Vị Xuyên 1 sư đoàn phía trước, 2 sư đoàn phía sau; trên hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.

Trên toàn tuyến địch tiếp tục tiến hành các vụ pháo kích, tập kích, phục kích… Từ 28/4/84 đến 26/5/84 đã bắn 43.670 viên đạn pháo cối, riêng Hà Tuyên 27.380 viên, Lạng Sơn 13.300 viên, Quảng Ninh 1.625 viên, Cao Bằng 960 viên, Lai Châu 340 viên, Hoàng Liên Sơn 170 viên.

Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công.

Cuối tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức tiến công lớn để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn : eBB141/fBB312/QĐ1 đánh 1030, Si Cà Lá; eBB174/fBB316/QK2 đánh 233, bình độ 300 – 400; eBB876/fBB356/QK2 đánh 772, 685.

Ngày 12-7-1984, trên cả 3 hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội… nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn.

Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tiến công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.

Ngày 18/11/84, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại các mục tiêu ở 300 – 400, 685. Sau 5 ngày đêm, eBB14/fBB313/QK2 thực hành vây lấn ở 300-400, eBB153/fBB356/QK2, tăng cường 1d đặc công thực hành vây lấn ở 685.

Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Ta không chiếm được A5, không khôi phục được hoàn toàn 300 - 400, 685 nhưng đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch ở đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và mỏm E2, E3, E5 của 685, có nơi chỉ cách địch 15-20m. Cá biệt ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m. Ở khu vực này cả 2 bên thay nhau phản kích, giành giật chốt liên tục như ở Bốn hầm 38 lần, 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần… Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, tiếp tế khó khăn, đến tháng 3/85 địch chiếm lại được E2, E3, E5 ở 685.

Từ 27/5 đến 30/5/85, sau khi thay quân địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, Cô X, bình độ 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại.

Ta cũng mở một số trận tiến công hoặc tập kích bằng bộ binh và đặc công, trong đó đáng chú ý nhất là trận tiến công chiếm lại A6B (31/5/85) và chốt giữ, đánh bại 21 đợt phản kích của địch từ 1/6-13/6/85, trận tái chiếm điểm cao 400 (19/7/85)…

Từ 23/9 đến 25/9, địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Tròn, lũng 840, Pha Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô X, 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại. Riêng ở Pha Hán ta mất chốt nhưng sau 1 ngày đêm đã tổ chức phản kích khôi phục được trận địa.

Tháng 10 và 11/86, địch mở nhiều đợt tiến công vào khu vực bắc suối Thanh Thuỷ, Pha Hán, Minh Tân đều bị ta đánh bại.

Từ 5 đến 7/1/87, địch mở đợt tiến công lớn với quy mô sư đoàn, trong 3 ngày bắn hơn 100.000 viên đạn pháo cối để chi viện bộ binh tiến công các điểm tựa của ta mà chủ yếu là đồi Đài và Cô X. Đợt tiến công này cũng bị ta đánh bại.

Từ sau đợt tiến công này, địch bắt đầu giảm dần các hoạt động lấn chiếm và bắn phá. Chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984. Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.

Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.
 
Chỉnh sửa cuối:

1.6gli

Xe container
Biển số
OF-189928
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
6,363
Động cơ
394,335 Mã lực
Kể tiếp đi các anh.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

Thông thường, trừ ngày thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm ra thì các cựu chiến binh từng tham chiến tại khu vực Thanh Thủy hay chọn cho mình những ngày kỷ niệm khác nhau :

Đối với các CCB F 313 thì đa số họ chọn ngày 28/4, là ngày các cao điểm, bình độ trong tay họ thất thủ.

Đối với các CCB F 356 ( có thể cả F 316, 312...) lại chọn ngày 12/7, nơi diễn ra trận đánh đã viết các bài trước.

Kể từ ngày đó, còn rất nhiều trận đánh ác liệt diễn ra, nhưng với quy mô nhỏ hơn, chiến thuật lấn dũi ra đời từ tháng 11/84 khá thành công. Ta đã giành được lại một số mỏm tại 685, chống tái chiếm và tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Hai bên bắt đầu tăng cường mật độ pháo “ hỏi thăm” nhau và hỗ trợ bộ binh trong chiến đấu. Những đấu trận pháo đã biến cả khu vực trước kia cây cối tươi tốt thành một nơi mệnh danh là “ lò vôi thế kỷ” . Nó kéo dài cho đến năm 85,86 vãn dần và đến năm 89 Vị Xuyên mới im tiếng súng.

Các trận đánh về sau ta có thêm một số liệt sĩ nhưng phần lớn họ được mang về. Đặt trong các nghĩa trang rải rác khắp thị xã Hà giang hay huyện Vị Xuyên.

Khi các CCB F 356 về thăm chiến trường xưa. Như đã nói ở phần đầu, trong các đoàn CCB hay đến đây nhất, có thể nói đoàn Yên Bái đã làm lên một điều kỳ diệu. Họ đã băng qua các bãi mìn tới được chiến hào tại 772 tìm hài cốt người chỉ huy, tiểu đoàn trưởng của mình về với gia đình. Biết rằng các anh em liệt sĩ ai cũng muốn về nhưng lực bất tòng tâm, sức người có hạn. Không thể đưa hết đồng đội về là một nỗi đau lớn.

Chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Những điểm cao đã được trả lại, đã thuộc về ta nhưng các liệt sĩ vẫn không được về nhà.

Họ cũng nhận thấy tất cả liệt sĩ các sư đoàn nằm tại khu vực này, ngoài ngã ba Thanh thủy đã có một đài tưởng niệm, còn đâu từ 1509 trở xuống đến 685 vẫn chưa có nơi nhang khói đàng hoàng. Nỗi niềm ngẹn ngào đau xót về những người đồng đội, bất kể đơn vị nào còn nằm lạnh lẽo nơi đây như thôi thúc họ phải làm một điều gì đó. Muốn xây dựng một thứ gì đó, chẳng hạn một cái miếu nhỏ, một con đường nhỏ để tiện cho anh em đến hẹn lại lên với nhau, hương khói cho nhau.

Nhưng để làm được việc đó cũng không phải dễ. Đường đi lối lại khó khăn. Kinh phí tốn kém. Các anh em CCB chưa liên lạc được với nhau ở các chi hội, các địa phương mặc dù CCB rất đông, đều có chung một tấm lòng hướng về những người đã ngã xuống, cho dù là những người trực tiếp chiến đấu hay gián tiếp phục vụ chiến đấu, là những bộ phận khác nhau trong thời kỳ đau thương, ác liệt đó.

Ngoài ra còn một số vấn đề nữa, khi giải quyết các điều kiện trên xong thì lại nảy sinh một số khó khăn khác !

Chắc rằng những CCB ở các mặt trận, chiến trường khác đọc dến đoạn này có thoáng chút ngạc nhiên : Ô, chúng tôi còn chiến đấu những nơi xa hơn nhiều, tận Lào, Cam pu chia còn sang đó làm được miếu thờ cho anh em, đây đâu phải xa xôi quá, còn nằm trong đất Việt. Sao lại không làm được!

Vâng, có lẽ phải giải thích thêm. Địa điểm của cây hương hiện tại đang nằm đó là trong khu vực đường biên. Hình như có một chút gì nhạy cảm,( người viết cũng không rõ lắm ). Chỉ biết rằng với quyết tâm vì đồng đội được ấm lòng, các CCB F 356 đã làm hết sức mình để nó được xây dựng và có mặt trên đó ngày hôm nay.

Từng bao xi măng, khối cát, viên gạch, can nước một được chuyển bằng xe máy, từ dưới ngã ba Thanh Thủy lên chỗ được chọn dựng miếu thờ, những chuyến đi con thoi liên tục của các CCB Yên bái, Hà nội lên kiểm tra công việc xây dựng. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân, chính quyền thôn Nậm Ngặt cùng **** ủy, UBND xã Thanh Thủy, một số đơn vị, cơ quan, chính quyền các cấp khác, cùng sự đóng góp giúp đỡ của một doanh nghiệp tư nhân, mọi việc dường như đã xong xuôi, êm đẹp....

Ngày lễ khánh thành đã đến. Các CCB các đơn vị, các nơi được thông báo chuẩn bị cho một chuyến đi, tới các cao điểm và thắp hương cho đồng đội của mình....
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

Đoàn CCB Yên bái đang ngồi nghỉ tại km 15 Tuyên Quang - Hà giang, đoàn Hà nội, Phú thọ vừa tới, hai bên gặp nhau nói chuyện một lát.





Bác Năng ( hay Lăng ) cựu trung đoàn trưởng trung đoàn 876- F 356 thời 85. Lúc này trung đoàn 876 đã chuyển về phòng ngự.

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Như thường lệ, khi qua thị trấn Vị Xuyên. Đoàn rẽ vào thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ tại km 17 Hà giang - Hà nội.





 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Mọi người chia nhau lên các hàng mộ cắm hương từng ngôi mộ liệt sĩ.





Bác Đường Minh Tuấn, một CCB F 313 nhận ra tên của một người đồng đội cùng đơn vị, khi cùng đóng trên 1509 ( bác này rút xuống, phụ trách khẩu đội cối 120 dưới 1400 vài hôm thì Trung quốc tấn công, nhìn thấy bộ binh địch tràn lên mà bất lực, không chi viện cho đồng đội được vì...hết đạn. Đành hủy súng, cầm kính ngắm về ).



Mộ liệt sĩ này chỉ có tên nhưng không có phiên hiệu đơn vị, ngày hy sinh hay thông tin nào khác !

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top