[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em chào các cụ cựu, gớm mấy ngày nghỉ mà các cụ cũng xung phong ác thế. Vụ cụ Mật thì bản thân em là thế hệ sau nhưng khi mới đọc hoặc nghe thì cũng bán tín bán nghi nhưng thú thật cũng do cái tính mà "các bạn ba sọc" nói là thủ dâm tinh thần khiến em thấy có gì không ổn nên tìm tòi , hỏi han thì thấy cụ nổ quá trời đất. Bản thân, trong gia đình em có người từng vào sinh ra tử cùng cụ Mật ( em xin phép không nêu tên) khi em hỏi về vụ này thì chú ấy gần như đồng tình với nhận định của các anh em khác về cụ M.

Đất Hà giang có rất, rất nhiều kỷ niệm với em...đặc biệt vùng đã từng xảy ra chiến sự nên em cũng cất công ghi chép, dò hỏi, thậm chí ghi âm những câu chuyện, nhân chứng thời kỳ này.

Cũng như cụ VX, em đã từng ăn cháo lòng ở quán của 1 nguyên sĩ quan 356, ông này cũng mắc tính bè phái khi em hỏi chuyện về ftr Điếm của 356 thì ông ấy văng *&^%$^$^^& như đúng rồi! Khi em đưa bản đồ rồi dữ liệu các đơn vị tham chiến thì quay sanh thắc mắc và ...cảnh giác như kiểu em là thám báo Tàu:D
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Nhà em đâu có được phép đi chơi hả cụ! Ngày thường cũng như ngày ốm (ý, nhầm) ngày Lễ, cứ phải nai lưng ra làm! Cái số nhà em đen hơn m õm ch ó! :D
Thôi thì thiên hạ chơi thì mặc thiên hạ, còn mình cứ chịu khó bán nước kiếm chút cháo cầm hơi vậy! #-o
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nhà em đâu có được phép đi chơi hả cụ! Ngày thường cũng như ngày ốm (ý, nhầm) ngày Lễ, cứ phải nai lưng ra làm! Cái số nhà em đen hơn m õm ch ó! :D
Thôi thì thiên hạ chơi thì mặc thiên hạ, còn mình cứ chịu khó bán nước kiếm chút cháo cầm hơi vậy! #-o
Em dự là nếu có luật phạt chém gió thì bác Tôm bị đầu tiên=))
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Em dự là nếu có luật phạt chém gió thì bác Tôm bị đầu tiên=))
Ặc! Nhà em nói thật mờ!
Nghề của nhà em là như vầy nè:

Ngày Lễ, ngày Tết thì lại càng phải làm cật lực để phục vụ bà con đới, cụ ợ! Lơ mơ là ăn chửi ngay! :D
 

HUMMER H4

Xe hơi
Biển số
OF-93114
Ngày cấp bằng
26/4/11
Số km
141
Động cơ
404,110 Mã lực
Hai ngày ở bệnh viện trông ông nội, em tiêu hóa hết thớt này. Hay quá, ông nội em là lính đánh pháp, bố em là lính 62, mẹ em là lính 66 đánh Mỹ. Hồi năm 85 em mói học lớp 1, bố em bảo :Nếu bố đi bộ đội nữa thì con đi với bố nhé, em bảo con sẽ lau súng cho bố. Lúc đấy chắc các cụ cũng có thông tin đấy, nhưng em thì mù tịt, cứ tưởng sau 79 là hết. Thiếu sót quá, cảm ơn các cụ nhiều!
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Những ngày này 29 năm về trước đã thay đổi cuộc đời quân ngũ của những người lính sư đoàn 356. Sau khi trung đoàn 876 hành quân sang HG thì tiếp đó là trung đoàn pháo 150, trung đoàn 153 là trung đoàn huấn luyện quân của sư đoàn cũng sẵn sàng nhận lệnh sang HG trong đội hình của sư đoàn. Những người lính mới đó chỉ quen việc làm nương trồng sắn với khai thác gỗ nay đã chuẩn bị tinh thần chuyển sang giai đoạn làm những người lính chiến thực sự tại Vị Xuyên, đã góp phần cùng các đơn vị bạn giữ vững mảnh đất biên cương của tổ quốc. Từ một trung đoàn huấn luyện khi sang HG còn không có đủ quân số nhưng trải qua một thời gian đến cuối năm 1984 đã làm nên chiến thắng đánh lấy 685, làm nên một tiểu đoàn 4 anh hùng, một Lê Trần Mãn anh hùng.

Nhiệm vụ ở Hà Tuyên thì E 153 được lệnh tiếp tục hành quân sang cùng sư đoàn làm lực lượng phòng ngự giải 2, thực hành phản kích khi E876 và E149 bị chọc thủng, đồng thời làm mũi vu hồi hướng Đông bắc.

Nhận lệnh sang Hà Tuyên trung đoàn hành quân đợt một gồm một lực lượng nhỏ, sang đến Bắc Quang thì phải nhận quân ngay, đợt đầu gồm 700 binh sỹ của quân khu 3. Cán bộ thiếu, cơ sở vật chất chưa đưa sang kịp nên bước đầu hết sức phức tạp và khó khăn. Sau đó cán bộ sang đủ và nhận thêm 500 quân nữa và lại được F411 bổ xung thêm 95 A trưởng vậy là tạm ổn.

Nhiệm vụ được giao cho trung đoàn này trong chiến dịch MB84 là vận tải chuyển đạn, gạo, thuốc men quân tư trang hàng hóa cho các đơn vị và sở chỉ huy phía trước. Đoạn đường dài 10-12km, đường mới nhiều dốc đèo, khe suối, pháo địch bắn chặn liên tục dọc tuyến đường. Trung đoàn chia ra làm 2 cung đường, cung 1 từ làng Pinh theo đường tăng lên hết dốc cua tay áo khoảng 5km. Cung thứ hai từ đấy đi Cốc Nghè(812) đến km6 đường Thanh Thủy - Lao Chải dài khoảng 7-8km. Đoạn đường từ ngã ba Cốc Nghè đi km6 là rất nguy hiểm, đoạn này khoảng 4km đường dốc từ đỉnh 812 vằn vèo qua các triền núi, nhiều đoạn trống trải đối diện với cao điểm 685 và 772. Mắt thường địch nhìn rõ quân ta đang vận tải nên mỗi khi đi qua đayquân vận tải phải đợi trời tối hoặc gần sáng trời nhiều sương mù mới vượt qua được. Tuy vậy cũng phải chạy thật nhanh để tránh pháo cầm canh, pháo tọa độ của TQ.
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Nhà em nói thiệt với cụ VX là mấy cụ thời đấy khổ hơn tụi em bên K nhiều!
Thà rằng lội rừng rạc cẳng vài tháng, nhịn khát vài ngày cho thông cổ....Rồi gặp nhau bụp túi bụi! Xong rồi lại đi tìm chiến tiếp...
Mấy bác ngoài đó ngày nào cũng phải hứng hết pháo tới cối, hết tháng này qua năm nọ, nó tra tấn thần kinh dữ quá! Rồi còn phải nằm một chổ, không đi tung tăng như bọn em được! Công nhận các bác chịu đựng lỳ quá! Em bái phục! Gỉa sử là em thì không biết có chịu được như bác không!
Nhưng mà nếu như vậy thì cũng phải cố thôi, phải không bác! Lính mà! :D
Tiếp đi anh....:x
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Những nấm mồ liệt sĩ nơi biên cương



Làm gì có những cây vô danh ?
Dọc cánh rừng biên giới
Loài cỏ cây nào cũng có tên như người dân lầm lũi
Dù thiếu chữ thiếu ăn buốt giá ở vùng biên

Sao vẫn còn những ngôi mộ không tên ?
Trong điệp khúc tháng hai bẩy chín
Cỏ cây trùm rêu xanh mồ liệt sĩ
Cây cỏ khoác tên cho những linh hồn

Sao những con đường du lịch không rộng mở mà lên ?
Mường Khương , Vị xuyên , Yên minh , Trà lĩnh ...
Những nẻo đường đuổi kẻ thù về bên kia biên giới
Nén hương thơm chưa khói khắp vùng cao

Hoa không thiếu mà mộ phần quạnh quẽ
Một ngày xe thôi cha mẹ chẳng thể tìm
Quê gần lắm vẫn uống chung nguồn con nước
Mà hồn ngưòi xa lắc ở biên cương

Ơi những nấm mồ ơi những nghĩa trang
Các anh đứng làm phên dậu che tổ quốc
Dẫu các anh không thể nào về được
Mắt vẫn trừng ngược gió bấc trong đêm

Tôi hỏi con mình về những cái tên
Mười bẩy tháng hai mà con tôi ngơ ngác
Tôi nghẹn buốt , hỏi ai bây giờ được
Để trả lời cho con ?

Nguyễn trọng Luân
 

tdh42

Xe tải
Biển số
OF-186590
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
263
Động cơ
335,610 Mã lực
đọc thấy hay quá cam ơn cụ
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Hôm nay em khó ngủ lọ mọ đọc được bài thơ lại nhớ tới anh em

Ghi ở đồi Vị Xuyên


Tuổi hai mươi trọn cuộc đời

Mấy ngàn bia mộ trắng đồi Vị Xuyên

Suối vàng đâu dễ giấc yên

Giàu sang bao kẻ triệu lên “độ trì” !​
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Bác Vị xuyên. Em cứ mỗi lần đọc hai bài thơ của chị Thu Thủy, vợ anh Quang đại trưởng C20 - E 149 lại thấy dâng trào cảm xúc...như ăn phải mù tạt . Hình như một trong hai bài em pots lên ở đâu đó trong phần 1 rồi. thôi em cứ pots lại cho bác gặm nhấm nỗi nhớ và các cụ cùng chia sẻ cảm xúc cùng một người vợ lính viết về các đồng đội của chồng nhé !

KHÔNG ĐỀ

Vẫn biết rằng nơi đâu có chiến tranh
Là nơi đó có đầu rơi, máu đổ
Nhưng không thể tin vào điều đó
Nếu không còn có các anh - Những nhân chứng sống anh hùng.
"Chỉ một ngày mà máu đổ thành sông"
Mười hai tháng bảy
Tiếng xung phong
Chìm trong tầm pháo địch...
Mấy trăm nụ cười
Mới tươi rói hôm qua
Mà nay
Vụt tắt!
Đạn xới tung mảnh đất Vị Xuyên.
Khói lửa mịt mù "Yên ngựa"; "Không tên"
Cao điểm đất 300; 685, Khu E, Sân bóng...
Cối 60 băm nát những chiến hào...
Súng địch lặng rồi, bạn ở nơi nao?
Miệng đắng ngắt mà mắt trào máu đỏ
Tìm đồng đội: Thân vùi trong đá, cỏ
Mà ruột gan còn vắt tréo cành cây...
Bao đau thương, căm hận lại tràn đầy.
Yêu sự sống, chẳng sợ ngày phải chết.
Vì Tổ quốc nên bừng lên khí tiết
Hy sinh rồi vẫn ôm riết đất biên cương.
*
Hai tám năm, nay trở lại chiến trường
Thăm đồng đội, khói hương hồi tưởng lại
Vị Xuyên ơi, nghĩa trang tình ấm mãi
Một số nằm đây, còn lại nữa nằm đâu?
Lạnh lẽo tán cây rừng? Hay dưới đất đá? Thung sâu?
Đây là nỗi đau
Không chỉ riêng gia đình các anh
Mà của cả chúng tôi, những người còn đang sống
Bởi mấy chục năm rồi trong lòng vẫn ngóng
Để hôm nay về lại với Hà Giang.
Để hôm nay được thắp một nén nhang
Tri ân với những người anh hùng đã khuất
Sống: Chiến đấu giành dật từng tấc đất
Chết: Vẫn còn giữ chặt đất biên cương.


Võ Thu Thủy
Kho K816 - Cục Quân khí - Tổng cục Kỹ thuật.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
LỜI NHẮN

Đừng gọi anh là "Liệt sĩ vô danh"
"Vì anh cũng có tên như bao khuôn mặt khác".
Gọi "vô danh" làm lòng anh buồn lắm
Vì thế thì ai nhận được ra anh.
Và nếu là Liệt sĩ vô danh
Biết đến bao giờ anh mới được về với mẹ.
Ngày anh đi, mẹ còn rất trẻ
Đến lúc về biết mẹ có còn không?
Ngày anh đi cô ấy tiễn chân anh
Thèn thẹn tặng anh chiếc khăn tay thêu đôi bồ câu đỏ
Ngó trước nhìn sau, ghé tai anh nói nhỏ
Em sẽ đợi anh về, anh nhé, cứ yên tâm.
Gục vào vai anh, mắt cô ấy ướt đầm
Còi xe giục anh vội vàng tạm biệt.
Chưa một nụ hôn mà sao nhớ thương da diết.
Lòng bùi ngùi, tay mải miết chiếc khăn thêu.
*
Anh lên với Hà Giang, với Thanh Thủy thân yêu
Vào trận chiến tiếng xung phong mãnh liệt
Lửa hờn căm trút lên đầu súng thép
Trước quân thù, chẳng sợ chết em ơi.
Anh hy sinh cho Tổ quốc xanh tươi
Cho các em vui tiếng cười trong trẻo.
Chỉ thương mẹ đang ngày đêm hắt héo
Lòng mẹ sầu, nát vụn miếng trầu cay.
Và anh biết rằng cô ấy đến hôm nay
Vẫn một bát với mâm cơm, ngóng anh ngày trở lại.
Và như vậy nghĩa là anh sống mãi
Trong mọi người và trong mãi mai sau.
Ừ, đúng rồi!
Có phải là anh không có tên đâu
Nên đừng gọi là "Vô danh " em nhé.
Anh vẫn sống với những ngày tuổi trẻ
Ở trên này, anh chờ mẹ, chờ em...
*
Em ơi! Chắc chắn rằng anh sẽ được trả lại tên
Vì đồng đội vẫn còn thương anh lắm
Anh đã đọc Ký ức Sư đoàn 356
Bạn bè anh chưa ai nỡ quên anh.
Anh gửi niềm tin vào chị Thu Uyên
Và Đài truyền hình Việt Nam đang tìm anh qua "Trở về từ Ký ức".
Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để lòng anh rạo rực
Anh tin chắc rằng mình chẳng thể vô danh.
Em ơi!
Dẫu đến bây giờ anh vẫn còn nằm nơi núi thẳm rừng xanh
Nhưng anh thấy trong lòng anh ấm lại.
Cuộc sống khó khăn, bạn anh còn bươn chải
Anh tin rằng: Sẽ chẳng phải vô danh.

28/7/2012
Thu Thủy
 

Pobeda

Xe buýt
Biển số
OF-8259
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
522
Động cơ
551,666 Mã lực
Sao trong bài thơ của chị Thủy lại ghi "mười hai tháng Bảy" nhỉ? Phải là " mười bẩy tháng Hai" mới đúng chứ.
 

Medicine

Xe hơi
Biển số
OF-58265
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
157
Động cơ
446,140 Mã lực
Nơi ở
Thường lang thang các Bệnh Viện xem có nhu cầu mua
Sao trong bài thơ của chị Thủy lại ghi "mười hai tháng Bảy" nhỉ? Phải là " mười bẩy tháng Hai" mới đúng chứ.
12-7-1984 là ngày D của chiến dịch MB 84 cụ ạ.
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
861
Động cơ
355,294 Mã lực
Liên quan đến CTBG, các cụ đọc tham khảo

http://dantri.com.vn/su-kien/lien-xo-chia-lua-voi-viet-nam-trong-chien-tranh-bien-gioi-the-nao-727635.htm

Liên Xô "chia lửa" với Việt Nam trong chiến tranh biên giới thế nào?


Ngày 16/2/1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố khả năng một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô. Dọc tuyến biên giới Xô - Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu quân PLA, phía Liên Xô đã triển khai hơn 40 sư đoàn...

Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước năm 1975, do những vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa các nước trong khối XHCN, Việt Nam khẳng định đường lối chính trị độc lập, tự chủ, không phụ thuộc đã duy trì mối quan hệ chính trị bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào nội bộ của nhau với các nước trong khối XHCN.

Tháng 12/1979. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam. Trong ảnh là Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Giáp Văn Cương đón đoàn.
Trong bầu không khí đối ngoại chính trị căng thẳng sau chiến tranh khốc liệt, Việt Nam nhanh chóng xác định được thực chất những vấn đề phức tạp đang nảy sinh trong quan hệ quốc tế và xác định rõ Liên bang Xô Viết là người bạn chung thủy và đáng tin cậy nhất trong giai đoạn này.
Nhưng Việt Nam vẫn duy trì mối quan hệ bình đẳng về ngoại giao với hai nước lớn trong khối XHCN đến trước năm 1979. Chiến lược chi phối toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và những âm mưu đầy tham vọng của nước láng giềng nhằm thực hiện sách lược đã nêu buộc nhà nước Việt Nam phải tiến hành những bước đi vững chắc nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, một trong những bước đi kiên quyết đó là gắn kết với Liên Xô trong một mối quan hệ đoàn kết hữu nghị trên tầm chiến lược.
Vào rạng sáng ngày 17.2.1979, quân đội nước láng giềng sau hàng loạt những hành động khiêu khích đã tiến hành cuộc chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Trước khi nổ ra cuộc chiến một thời gian, ngày 29.6.1978 Việt Nam đã gia nhập CMEA. Ngày 3.11.1978 tại Moscow, đại diện nhà nước Liên bang Xô Viết và Việt Nam đã ký kết Hiệp ước hữu nghị Xô-Việt. Ngoài các điều kiện tiêu chuẩn của hiệp ước về hợp tác thương mại và văn hóa, hiệp ước có được những vấn đề quan trọng về quốc phòng như một hiệp ước về "phòng thủ chung" có nghĩa là "tham khảo ý kiến ​​chung và hành động hiệu quả để đảm bảo an ninh quốc phòng của cả hai nước."
Cảng Cam Ranh tháng 3-1979, các thành viên tàu BPK "Vasily Chapaev" và sỹ quan chiến sỹ vùng 4 hải quân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm.
Nhưng dấu hiệu của sự gia tăng của hợp tác Xô-Việt trở thành hiện thực vào mùa hè năm 1978, trong bối cảnh mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Việt Nam với nước láng giềng. Theo các nguồn tin chính thức của Hoa Kỳ vào tháng 8.1978, Việt Nam có 4.000 cố vấn và chuyên gia Liên Xô và đến giữa năm 1979 con số đã tăng lên đến 5.000-8.000. Tháng 9.1978, Liên Xô bắt đầu thực hiện việc cung cấp vũ khí mới (máy bay, tên lửa phòng không, xe tăng và vũ khí, đạn dược, cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh) cho Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển.
Cũng vào thời điểm đó, quan hệ Xô – Trung trở nên vô cùng căng thẳng và có rất nhiều trở ngại lớn. Ngày 1.11.1977, cơ quan ngôn luận của ************* Trung quốc, tờ Nhân dân nhật báo trong một bài xã luận đã gọi Liên Xô như một kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc, đồng thời coi Mỹ như là một đồng minh. Ngày 26.4.1978. Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu bổ sung thêm vào điều kiện công nhận sự tồn tại các vấn đề tranh chấp khu vực trên biên giới Trung-Xô. Trung Quốc đòi quân đội Liên Xô phải hoàn toàn triệt thoái khỏi Mông Cổ, đồng thời giảm số lượng các lực lượng vũ trang trên suốt tuyến biên giới Trung-Xô.
Đáp trả lại yêu cầu ngang ngược của Bắc Kinh, Tổng bí thư **** Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev, vào đầu tháng 4.1978 khi đi thăm Siberia và Hạm đội Thái Bình Dương, đã tuyên bố rằng sẽ triển khai trên tuyến biên giới các hệ thống vũ khí mới, ngoài những hệ thống vũ khí trang bị hiện đại đã có sẵn trên biên giới Trung-Xô. Các loại vũ khí mới này, theo tuyên bố của Leonid Brezhnev có khả năng đảm bảo an ninh biên giới cho Liên bang Xô Viết và các nước đồng minh, chống lại mọi âm mưu xâm lược của thế lực nước ngoài.
Ngay trong tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam Ranh.
Thế lực nào thì Brezhnev không nêu rõ, nhưng tất cả đều đã rõ ràng. Bổ sung thêm vào lời tuyên bố của Tổng bí thư **** cộng sản Liên Xô, ngày 12.4.1978. Ulan Bator cũng công khai bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc, tuyên bố rằng lực lượng quân đội Liên Xô được tăng cường và triển khai dọc biên giới Mông Cổ - Trung Quốc là theo yêu cầu của Mông Cổ nhằm đáp trả việc tăng cường lực lượng của PLA trên biên giới. Tình hình ngày càng trở lên phức tạp. Tháng 5.1979 trên biên giới Xô Trung đã xảy ra một vụ xung đột nghiêm trọng lớn tính từ năm 1969, xung đột đã lôi kéo sự tham gia của cả máy bay trực thăng chiến đấu. Ngược lại, Liên bang Xô Viết cũng tăng cường áp lực lên Trung Quốc với mục đích đạt được sự kéo dài Hiệp định Xô – Trung có giới hạn 30 năm về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14.2.1950.
15.2.1979 là ngày đầu tiên sau 30 năm Hiệp ước Xô - Trung về Liên minh, hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau hết hiệu lực. Trung Quốc chính thức bước ra khỏi sự ràng buộc của Hiệp định này. Ngày 16.2.1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố với Moscow về khả năng sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên bang Xô Viết. Dọc tuyến biên giới Xô - Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu quân PLA trên tổng số quân thường trực chiến đấu là 3,6 triệu người, trên tuyến biên giới quân đội Liên Xô đã triển khai hơn 40 sư đoàn.
Sáng sớm ngày 17.2.1979, các cuộc tấn công đã đồng loạt diễn ra tại 26 điểm trên toàn tuyến biên giới phía Bắc dài 1460 km của Việt Nam. Ngày 19.2 các phương tiện thông tin công bố bản "Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô" thứ nhất. Trong có đoạn viết: “Nhân dân Việt Nam anh hùng lại một lần nữa trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược mới, nhưng quân và dân Việt Nam có đủ sức mạnh và ý chí để đánh bại kẻ thù xâm lược, hơn nữa, nhân dân Việt Nam có những người bạn thủy chung và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản cam kết được ghi trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam. Liên bang Xô Viết kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa chống nhân dân Việt Nam và lập tức rút quân khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Trước thực trạng nhân dân Việt Nam một lần nữa phải chịu đựng những tổn thất, mất mát và sự tàn khốc của chiến tranh xâm lược, Liên Xô hoàn toàn không có ý định bỏ qua những trách nhiệm đã được cam kết. Tại Việt Nam, các chuyên gia và cố vấn lập tức tham gia vào những hoạt động quân sự cùng với những người đồng chí Việt Nam. Từ phía Liên Xô, các lực lượng cố vấn và chuyên gia quân sự được tăng cường. Một cầu hàng không được thiết lập từ Liên Xô đến Việt Nam. Ngày 19.2.1979, một đội chuyên gia kỹ chiến thuật binh chủng và cố vấn quân sự của tất cả các quân binh chủng đứng đầu là đại tướng G.Obaturovym.
Đội chuyên gia và cố vấn có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ và cố vấn cho các cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tình huống phức tạp của chiến trường. Nhóm chuyên gia của Trung tướng M.Vorobevy nhận nhiệm vụ cố vấn cho bộ tư lệnh lực lượng Phòng không – Không quân. Đại tướng G.Obaturovym làm cố vấn cho Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Việt Nam Lê Trọng Tấn và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Văn Tiến Dũng đã tiến hành đồng thời nghiên cứu chi tiết tình hình. Sau chuyến đi khẩn cấp thị sát chiến trường. Bộ tổng tham mưu đã đề xuất lãnh đạo cho phép điều động một quân đoàn từ Campuchia về hướng Lạng Sơn, điều động một tiểu đoàn pháo phản lực BM-21, vũ khí vừa được đưa sang từ Liên Xô. Đồng thời tổ chức và huy động lại các đơn vị và các phân đội, biên chế lại một sư đoàn vừa rút ra khỏi vòng vây, tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu trong hậu phương địch.
Trong chiến thắng của quân và dân Việt Nam năm 1979, có sự đóng góp không nhỏ của các cố vấn, chuyên gia kỹ thuật quân binh chủng và một bộ phận các cán bộ chiến sĩ quân đội Liên Xô. Các phi công của phi đoàn máy bay vận tải An- 12 đã tiến hành không vận toàn bộ một quân đoàn từ Campuchia về Lạng Sơn. Hoạt động đặc biệt năng động và sáng tạo là lực lượng chuyên gia thông tin liên lạc của đoàn cố vấn (biên chế có 120 người từ năm 1978 và 68 người được đưa sang ngay khi cuộc xung đột nổ ra), một bộ phận thông tin liên lạc đi cùng với các cố vấn chiến trường, thực hiện nhiệm vụ ngay trong vùng chiến sự. Tháng 3/1979, đoàn cố vấn quân sự Liên Xô chịu một tổn thất không nhỏ, chiếc máy bay của hàng không Việt Nam An-24 khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng đã gặp phải sự cố, 6 phi công – huấn luyện viên và thiếu tướng không quân Malyh hy sinh.
Liên Xô đồng thời cũng tiến hành những hoạt động nhằm chấm dứt chiến tranh tại Liên Hiệp Quốc, đại diện chính thức của Liên bang Xô Viết đưa ra yêu cầu đòi xét xử kẻ xâm lược. Ngày 22.2/1979, Tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam cảnh cáo: “Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện những điều khoản đã ký kết Trong Hiệp định hợp tác, đoàn kết hữu nghị và tương trợ lẫn nhau (trong cả lĩnh vực quân sự) đã được ký với Việt Nam. Nhưng thời điểm đó, xung đột vẫn có thể giới hạn được, Liên Xô cũng không muốn có một cuộc chiến tranh lớn.
Phía phát động chiến tranh xâm lược cũng được cảnh báo trước một điều đã rõ ràng, nếu quân đội của họ không rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải chiến đấu trên hai mặt trận. Tờ thời báo “Times” vào tháng 3.1979 đã viết: “Cho đến khi quân đội Việt Nam vẫn giữ vững mặt trận, Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh trên mặt trận tuyên truyền. Nguy hiểm nằm ở chỗ, nếu nước láng giềng tiếp tục chiến tranh, tấn công Hà Nội và Hải Phòng, hoặc duy trì quân đội của mình trên vùng đất chiếm được. Liên Xô, để thể hiện sự kiên quyết và sức mạnh trước toàn thế giới, giữ lời cam kết với đồng minh, sẽ tham gia giải quyết xung đột.
Trong trường hợp này, những hành động quân sự nào Liên Xô sẽ thực hiện trong thời điểm ban đầu? Các chuyên gia quân sự cho rằng, có quá nhiều sự lựa chọn hiệu quả. Liên Xô có thể tiếp tục tăng cường và tăng cường hơn nữa viện trợ quân sự cho Việt Nam, tăng cường hơn nữa cố vấn và các chuyên gia quân sự hoặc trực tiếp tiến hành các hành động vũ trang. Viễn cảnh đáng lo ngại nhất là những hành động quân sự mà Liên Xô có thể triển khai trên chiều dài 4.500 km đường biên giới Xô - Trung, nơi có 44 sư đoàn sẵn sàng chiến đấu đang đóng quân. Quân đội Liên Xô có thể xuất hiện trên vùng đồng bằng tuyết phủ của Tân Cương, có khả năng tấn công vào Mãn Châu - trung tâm công nghiệp nặng của Trung Quốc. Như một mục tiêu xa hơn cho "ngày tận thế" theo cách gọi của các chuyên gia là mục tiêu các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ở vùng hồ muối Lop Nor (mục tiêu này dường như thích hợp hơn cả trong sự đánh giá của quân đội Liên Xô)" .
Bản tuyên bố của Liên bang Xô Viết lập tức gắn liền cùng với hành động biểu dương sức mạnh. Các đơn vị tên lửa chiến thuật, các sư đoàn đang đóng quân dọc biên giới Xô – Trung đều được chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu số 1. Tập đoàn quân có trong biên chế 250.000 quân nhân với sự yểm trợ của không quân chiến thuật bắt đầu tập trung triển khai lực lượng dọc các tuyến biên giới. Những ý đồ tác chiến thật sự nghiêm túc được ông Eugene, lúc đó là đại đội trưởng đại đội 8 Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 390 miêu tả lại: Vào tháng 2-3.1979, đã triển khai và biên chế trung đoàn 390 Lính thủy đánh bộ thuộc biên chế sư đoàn 55 Lính thủy đánh bộ trong trạng thái có chiến tranh, gắn liền với sự kiện tấn công Việt Nam.
Sư đoàn đã thực hiện nhiệm vụ diễn tập chiến thuật trên biên giới với Trung Quốc trong đó có nội dung đổ bộ đường biển, tiến hành các cuộc diễn tập cấp tiểu đoàn có sử dụng đạn thật. Đối với Trung Quốc, điều đó hoàn toàn không bất ngờ, thực tế, người Trung Quốc không hề muốn thử nghiệm tính nghiêm túc của sự việc đang diễn ra và những ý đồ tác chiến của quân đội Liên Xô. Tránh đối đầu, Trung Quốc đã tự cho rằng, mục đích cuộc chiến tranh đã đạt được. Ngày 5.3.1979, Bắc Kinh tuyên bố rút quân hoàn toàn.
Rất nhiều ý kiến, khi đánh giá cuộc chiến tranh biên giới đã khẳng định, PLA trong lĩnh vực tác chiến trên thực tế chiến trường đã phơi bày những điểm yếu của mình, đồng thời cũng nói nhiều về chiến thắng của Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao đối với Liên Xô. Không ít ý kiến chỉ trích dường như Liên Xô đã không giúp đỡ được đồng minh của mình, CCCP trên thực tế chỉ là “chú gấu trắng bằng giấy”, những suy diễn này chủ yếu dựa trên cơ sở thực tế, tại sao Liên Xô không tấn công vào biên giới của Trung Quốc, nhưng rõ ràng những suy luận đó thuần túy mang tính cực đoan.
Trên thực tế, một phần nhờ lập trường kiên quyết và cứng rắn của Liên Xô cùng với ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và năng lực chiến đấu mạnh mẽ của quân đội và nhân dân Việt Nam đã chặn đứng âm mưu tiến hành cuộc xung đột biên giới kéo dài, buộc kẻ địch phải rút quân mà không đạt được những mục đích đề ra. Quân đội Việt Nam tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng một đất nước Campuchia dân chủ. Mục đích xóa bỏ những vùng đất thuộc Liên bang Xô Viết trên tuyến biên giới Trung – Xô và khẳng định vị thế của Trung Quốc ở châu Á không thành công. Ngoài ra, Việt Nam đã triển khai hàng loạt những hoạt động ngoại giao trên trường thế giới nhằm phá thế bao vây cô lập và đã giành được sự ủng hộ nhất định. Liên bang Xô Viết, từ cuộc phiên lưu chiến tranh biên giới của Trung Quốc đã mở rộng sự hiển diện quân sự của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xây dựng các căn cứ quân sự và tăng cường viện trợ cho các đồng minh của mình.
(Còn tiếp)
Kỳ sau: Hải quân Liên Xô và gọng kìm Biển Đông

Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong/Lịch sử Hải quân Liên Xô
 

toanthangcs

Xe điện
Biển số
OF-50729
Ngày cấp bằng
12/11/09
Số km
2,646
Động cơ
478,432 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Qua bài báo "Liên Xô "chia lửa" với Việt Nam trong chiến tranh biên giới thế nào?", em giật mình nghĩ: ngoài nguyên nhân sâu xa là tư tưởng bành trướng của phương Bắc thì nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979 là: "15.2.1979 là ngày đầu tiên sau 30 năm Hiệp ước Xô - Trung về Liên minh, hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau hết hiệu lực. Trung Quốc chính thức bước ra khỏi sự ràng buộc của Hiệp định này. Ngày 16.2.1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố với Moscow về khả năng sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên bang Xô Viết. Dọc tuyến biên giới Xô - Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu quân PLA trên tổng số quân thường trực chiến đấu là 3,6 triệu người, trên tuyến biên giới quân đội Liên Xô đã triển khai hơn 40 sư đoàn." nhưng bè lũ bành trướng không dám đánh trực diện Liên Xô mà: "Sáng sớm ngày 17.2.1979, các cuộc tấn công đã đồng loạt diễn ra tại 26 điểm trên toàn tuyến biên giới phía Bắc dài 1460 km của Việt Nam."
Khi Liên Xô tuyên bố: “Nhân dân Việt Nam anh hùng lại một lần nữa trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược mới, nhưng quân và dân Việt Nam có đủ sức mạnh và ý chí để đánh bại kẻ thù xâm lược, hơn nữa, nhân dân Việt Nam có những người bạn thủy chung và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản cam kết được ghi trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam. Liên bang Xô Viết kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa chống nhân dân Việt Nam và lập tức rút quân khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
Bè lũ bành trướng cảm thấy khó nhằn và dần dần rút quân khỏi Việt Nam (tất nhiên là cũng vấp phải tinh thần kháng cự quyết liệt đến không ngờ của quân và dân Việt Nam)
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Chính vì lúc đấy có cái chỉ thị đấy, em thấy mấy cụ gần nhà em còn tức lòi mắt khi nhận chỉ thị đấy, Lúc đấy mà ô này rắn, éo biết, coi như xong thì bọn khựa tối thiểu phải thêm 100.000 mạng để lại chứ 62.000 còn ít. Hãy nhìn gương các chỉ huy quân sự nhà mình ở lịch sử như cụ Lý thường Kiệt, hay Trần Quốc Tuấn, đến vua Quang trung còn cho phơi thây đầy mà đe, đằng này, ..nên em cho đấy là thiếu tính cương quyết... Sau này nhiều tướng lĩnh mình không phục người ra quyết định đấy. chính vì thế sau này, khi có nhiều biến cố trong nội bộ, chả cụ nào tướng lĩnh nói cả...Em hóng thế
Biến cố nào cụ ơi? Em ko biết???
Đáng lẽ phải làm như Quang trung Nguyễn Huệ làm 13 gò Đống đa xác lính tàu nên lính và dân nhà Thanh sợ đên mức nghe tiếng quân Tây sơn là chạy sach cách xa biên giới cả mấy chục dặm. Cho bọn khựa đi thêm 100 ngàn mạng thì mấy năm sau bọn nó không còn hỗn như ở Vị xuyên - hà giang và bình độ 400 Lạng sơn nữa.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top