[Funland] Chiến thắng Điện Biên Phủ

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Không hẳn là chủ quan đâu, Tây lông làm sao nghĩ ra được món kéo pháo & xe thồ.
keophao.jpg
Cảm phục thực sự trí thông minh, ứng biến tình huống của bộ đội kéo pháo và dân công thồ lương thực, tiếp tế cho các chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ!

Pháo thì được tháo dời các bộ phận và cho xuôi bè sông Thao. Ra đến Tuần Giáo thì dùng sức người để kéo. Có những ngọn núi cao 1.150m, dốc 60 độ, phải dùng tời để kéo...
Xe thồ thì được táp thêm một đoạn tre vào khung, làm thành một thanh ngang có thể "gánh" được 200-250kg hoặc hơn nữa. Vượt xa nhận định ban đầu của địch: "Về thông số kỹ thuật và lý thuyết thì một chiếc xe đạp có thể thồ với mức cao nhất gấp hai lần trọng lượng người điều khiển nó.". Mà với vóc dáng nhỏ bé của người Việt Nam, thì bên phía Pháp có vẻ rất khinh suất.
Nan hoa xe thì nẹp thêm tre để tăng độ cứng, dẻo dai. Gắn thêm khúc tre dài làm tay lái. Lốp xe bị nổ thì quấn thêm vải được xé từ các ống quần. Rồi quấn thêm săm cũ quanh lốp xe một lần nữa. Thồ bằng xe đạp, vừa dễ nguỵ trang, lại dễ đi vào các con đường rừng nhỏ. Thật quá tài tình và sáng tạo!

Nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác bài hát "Hò kéo pháo", khi chính ông cũng tham gia kéo pháo cùng các đồng đội. Hay Đỗ Nhuận với "Chiến thắng Điện Biên Phủ" mang âm hưởng tưng bừng, reo vui sảng khoái. Hay "đâu có giặc là ta cứ đi" là tiền đề mở đầu cho bác Đỗ Nhuận sáng tác "Hành quân xa"...từ một câu nói vô tình của một đồng đội khi hành quân....Chính những sáng tác này, có sức mạnh động viên tinh thần lớn cho quân, dân mình khi đó...
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,486
Động cơ
537,783 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Nó ép tù binh Đức sang Đông Dương đi lính, ko đi thì vào tù. Có 1 a gì sau theo ta, đổi tên là Đức đó
Pháp có lực lượng lính lê dương bao gồm đủ các sắc tộc, không chỉ là lính Đức.
Lực lượng này cũng có nhiều lính cũ của nước khác nên khá là thiện chiến và liều lĩnh đấy ạ.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
271,929 Mã lực
DSCF0530.jpg

Em vào viếng các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang đồi A1 vào một buổi chiều tối năm 2017, nơi yên nghỉ của những người lính đa phần là nông dân đã chiến thắng đối phương có hỏa lực vượt trội, trận địa bố trí khoa học, tinh thần chiến đấu không thể xem thường và ""có học""!
 
Chỉnh sửa cuối:

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Không hẳn là chủ quan đâu, Tây lông làm sao nghĩ ra được món kéo pháo & xe thồ.
keophao.jpg
Cuối thế kỷ 18, hoàng đế Napoleon Bonaparte cùng đám quân tướng đã kéo đại bác qua đèo St. Bernard vượt rặng Alps đi đánh quân Áo ở Ý. Thời í thì làm gì có xe kéo pháo mà thay vào đó là người-ngựa cùng ngựa-người :D
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Kachiusa là hỏa tiễn rãnh ngoài, không nòng. Còn H6 là hỏa tiễn nòng trơn.

2 loại này khác nhau căn bản.
Cái chung đều là đạn phản lực phóng loạt phỏng cụ ???
:D
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Nó ko phải kachiusa thì là ko phải kachiusa! Kachiusa nó là tên riêng bên LX gọi BM13, một hệ thống pháo phản lực phóng loạt! H6 là pháo phản lực phóng loạt 6 nòng nhưng nó ko phải kachiusa! Cụ tướng đấy làm bảo tàng ls quân sự thì phải chính xác trong từ ngữ khoa học!! H6 khác BM13 dù cùng nguyên lý!! Nói như ông tướng đấy thì cái xe công nông với oto là như nhau vì cùng dùng động cơ đốt trong và 4 bánh à?! Ô ấy làm GĐ bảo tàng Lsqs VN mà lên báo chí, truyền hình nhai đi nhai lại câu ấy mà ko biết sai mà sửa à?
Thế cụ quên BM 8 cùng BM 31 ???
Hay những thứ ấy từng được Liên xô dùng trong thế chiến 2 không phải là Katyusha ???
Nẫu :D
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,149
Động cơ
220,381 Mã lực
Xong Him Lam thì xử lý tiếp E1 thôi.

Nhưng, chiếm đã khó, giữ còn khó hơn, E1 thật xứng đáng với cái tên: Đồi chết. Một ĐBP thu nhỏ ngay trong pháo đài BĐP.
E1.jpg


Đồi E1 nằm ở phía Đông Bắc trung tâm Mường Thanh, cạnh đường 42, đường Tuần Giáo vào Điện Biên.

Đồi E1 là một cứ điểm trong cụm cứ điểm Dominique, bao gồm đồi E1, đồi E2, đồi D1, đồi D2. Vì vậy, không thể nói và viết chung chung là đồi A, D, E… mà phải nói rõ là đồi A1, đồi E1 hay E2 thì người chỉ huy, người trinh sát mới xác định đối chiếu chính xác được toạ độ để tác chiến. Tọa độ đồi E1 là: X: 66.825 - Y: 94.720.

Quân Pháp đặt đồi E1 (viết tắt là E1) là cứ điểm quan trọng trong cụm cứ điểm phòng ngự tuyến 2 sau cụm Him Lam. E1 nằm sát đường 42, từ Him Lam qua E1 xộc thẳng vào trung tâm Mường Thanh. E1 được quân Pháp xây dựng thành một cứ điểm rất mạnh trong phòng ngự không khác gì Him Lam, có hệ thống giao thông hào bao quanh nối dọc, ngang rất cơ động trong tác chiến. Cứ khoảng 3m giao thông hào, trên mép hào có một hố đựng sẵn vài chục quả tạc đạn màu vàng, các ụ súng máy, hầm hào thiết bị vững chắc, nóc hầm lát những khúc gỗ to đường kính 20-40cm, trên xếp những bao cát, đất rất dày, rất khó phá hoại bằng đạn pháo. Từ E1 có thể quan sát, phát hiện khống chế mọi hoạt động tiếp cận của ta từ phía đường 42 vào và là lá chắn bảo vệ an toàn cho trận địa pháo và sân bay Mường Thanh của địch.

Sau khi đánh chiếm được E1, chúng ta chọn E1 để đặt đài vì E1 có bình độ trung bình so với dãy đồi phía Đông, đây là một cao điểm lý tưởng để tiếp cận, chiếm lĩnh… có thể triển khai binh hỏa lực. E1 có thể quan sát được toàn cảnh trung tâm Mường Thanh từ những hoạt động nhỏ của địch như tên lính đi, chạy ở các đoạn giao thông hào, bọn pháo thủ từ hầm ẩn nấp chạy ra pháo để thao tác bắn… E1 rất gần các mục tiêu sân bay, trận địa pháo của chúng ở cầu Mường Thanh với cự ly gần khoảng 300m.

Sau khi chúng ta chiếm giữ được E1, ta đã triển khai pháo bắn thẳng 75, đài quan sát pháo binh (Trung đoàn 45), trận địa súng cối 82mm, có cả chỉ huy sở bộ binh cấp trung đoàn (Trung đoàn 209, Đại đoàn 312).

Khi đánh chiếm E1, pháo binh, súng cối của ta đã chế áp phá hoại E1 để bộ binh xung phong, địch phản kích chiếm lại, chúng dùng cả pháo 105mm đến 155mm, bom tạ, bom tấn trùm lên E1. Vì vậy E1 bị cày xới, méo mó, hầm hào bật tung, ngổn ngang, tan tác, các khúc gỗ chỏng chơ, khúc thì dựng đứng, khúc thì đổ nghiêng chồng chéo lên nhau. Cỏ cây chết sạch, chỉ còn một màu đất đỏ lở loét, toang hoác và nham nhở, một quả đồi chết!

Cho nên tất cả mọi hoạt động tiếp theo trên mặt đồi chỉ được diễn ra ban đêm, còn ban ngày thì không thể, vì từ trung tâm Mường Thanh nhìn E1 rõ mồn một như nhìn lòng bàn tay vậy!

Địa hình E1 phải giữ nguyên “hiện trường”, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ như xê dịch khúc gỗ, bao cát, hòn đất, có màu đất mới… đều bị địch phát hiện và bắn ngay. E1 nằm trong tầm pháo bắn thẳng trên xe tăng của địch rất hữu hiệu. Từ khi địch phát hiện ta có hoạt động mạnh ở E1, có hỏa khí lớn, chúng lồng lộn đánh phá, hủy diệt bằng mọi hỏa lực mà chúng có, khống chế cả ngày lẫn đêm, trong khi ta không có xe tăng, không có máy bay!

Cấu trúc đài quan sát, trận địa bắn trên E1 phải hết sức khéo léo, ngoài việc lợi dụng hầm hào cũ của địch, phải tìm những khe hở, sự ngổn ngang của những khúc gỗ, bao cát mà tạo ra, khó có thể làm hầm hào mới.

Ở E1 có thể nói là “ngàn cân treo sợi tóc”. Đã bám trụ phải “bền gan, ngoan cường, mưu trí, dũng cảm và không bao giờ nghĩ đến cái chết”. Thực tế thì cũng đúng như vậy. Xe tăng địch từ đầu cầu Mường Thanh cách E1 chưa đầy 300m, cùng với phi pháo chúng thường trực suốt ngày đêm, xoi mói, sẵn sàng “bóc vỏ” E1. Sau 36 ngày đêm trụ bám chiến đấu, bom đạn đã biến E1 trở thành đồi chết. Đài quan sát bổ trợ nằm trong tầm bắn của tăng, trúng đạn xe tăng, hầm quan sát bị xới tung nhiều lần, chiến sĩ thương vong tưởng không trụ nổi. Trận địa cối 82, các trận địa của đại đội sơn pháo 75 (Đại đội 755, Trung đoàn 675) cũng không ngoài tầm bắn của tăng, luôn luôn ở thế hiểm nguy ác liệt, nhiều lần bị bắn trúng lỗ châu mai, thương vong gần hết. Cuối cùng chỉ còn khẩu đội trưởng kiêm pháo thủ Phùng Văn Khầu, một mình một pháo vẫn tiến công. Dù bị thương, anh vẫn cùng với đài quan sát kiên cường bám trụ chiến đấu đến cùng, quần nhau với địch, diễn ra trận “đấu pháo” trực tiếp, không cân sức, vô cùng ác liệt, nhưng đã dũng cảm mưu trí tiêu diệt hoàn toàn cụm hỏa lực, trận địa pháo 4 khẩu 105mm và 2 khẩu đại liên của địch ở chân cầu Mường Thanh. Đồng thời, tiếp tục chi viện đắc lực cho bộ binh tiến công vào trung tâm tập đoàn cứ điểm cho đến giờ toàn thắng: 17 giờ ngày 7-5-1954 lịch sử.


Trận này hay, trước giờ thắc mắc mãi ta chiếm bao nhiêu đồi mà không đưa pháo lên bắn thẳng xuống. Giá mà chỉ cần 1 cái xe tăng hạng nặng ở gần thế là làm rối loạn quân Pháp ngay.
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,745
Động cơ
153,223 Mã lực
Tuổi
47
tầm nhìn của ông cụ nhà mình cũng vĩ đại đấy
"Đây là Điện Biên Phủ" - Bác Hồ vừa nói vừa lật ngửa chiếc mũ cối trên mặt bàn. “Đây là núi hết”, những ngón tay mảnh dẻ nhưng mạnh mẽ của ông đưa vuốt quanh vành ngoài của chiếc mũ, "Chúng ta đang ở đó. Còn dưới này", ông nắm tay đặt sâu xuống lòng mũ, "là lòng chảo Điện Biên Phủ. Ở đó - là người Pháp. Họ không thể thoát ra ngoài được. Có thể mất thời gian đấy, nhưng họ không thể thoát được".
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,149
Động cơ
220,381 Mã lực
Cuối thế kỷ 18, hoàng đế Napoleon Bonaparte cùng đám quân tướng đã kéo đại bác qua đèo St. Bernard vượt rặng Alps đi đánh quân Áo ở Ý. Thời í thì làm gì có xe kéo pháo mà thay vào đó là người-ngựa cùng ngựa-người :D
Mấy cái đèo này là nằm trên con đường thương mại Ý và Pháp từ xưa, đã làm đường rất tốt. So thế nào được với đường kéo pháo của ta.
 

T90M

Xe đạp
Biển số
OF-832599
Ngày cấp bằng
20/4/23
Số km
11
Động cơ
456 Mã lực
Tuổi
42
Thế cụ quên BM 8 cùng BM 31 ???
Hay những thứ ấy từng được Liên xô dùng trong thế chiến 2 không phải là Katyusha ???
Nẫu :D
Oh. Cachiusa là tên thường gọi được những người lính LX trong WW2 đặt cho các giàn pháo phản lực phóng loạt nhưng trong định danh công nghiệp quốc phòng Lx người ta gọi rõ tên BM13, BM8, BM31!! Cụ đánh tráo khái niệm giữa tên thường gọi (do những người lính, nhân dân đặt) với tên định danh khoa học của nó! Bản thân BM13, BM 8, BM31 dù cùng nguyên lý phóng là đạn hoả tiễn phản lực nhưng nó khác nhau từ cỡ đạn, bảng bắn, mục đích sử dụng, …. Việc một ông tướng bảo tàng, lên truyền thông nói sai cái cơ bản vậy mà còn ko đáng trách?! Một cái tên biệt danh ko thay thế được cái tên khoa học, nhất là với những người làm công tác nghiên cứu!!! Còn e nhận thiếu xót quên nêu tên thêm BM8, BM31!!!! Để đợt này em ghi thêm vào trong đầu thêm Uragan, Smerch, Tonado, Grad,.. là Cachiusa trong đầu cho thông não!! À, thêm cả H6 là Cachiusa!
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Mình chỉ nói về chuyện kéo trọng pháo (105 ly) đường núi dốc thôi cụ, pháo nhẹ (sơn pháo) hoặc đường bằng thì thôi ;))

Cuối thế kỷ 18, hoàng đế Napoleon Bonaparte cùng đám quân tướng đã kéo đại bác qua đèo St. Bernard vượt rặng Alps đi đánh quân Áo ở Ý. Thời í thì làm gì có xe kéo pháo mà thay vào đó là người-ngựa cùng ngựa-người :D
Mấy cái đèo này là nằm trên con đường thương mại Ý và Pháp từ xưa, đã làm đường rất tốt. So thế nào được với đường kéo pháo của ta.
 

cmyk77

Xe điện
Biển số
OF-90245
Ngày cấp bằng
30/3/11
Số km
2,954
Động cơ
452,524 Mã lực
Nơi ở
Quận Hoàng Mai
Còn cái vụ các cụ bảo kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra, mới thấy các cụ kiên trì thật. Đánh phải chắc thắng.
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,047
Động cơ
317,708 Mã lực
e đia tour Tây bắc 7 ngày mà qua Điện Biên Phủ đc 1 ngày ko đi hết đc. tiếc quá, xem phim tài liệu thấy chiến sỹ ra đào hào nằm xong ngồi đào vất vả quá!
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Pốt thêm 1 đơn vị rất nổi tiếng: Trung đoàn 174 (E174)

106507196_49096952048_o.jpg


Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 174 được giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm đồi A1 nhưng thất bại trong lần đầu tiên tấn công. Sau khi rút kinh nghiệm và qua khai thác tù binh, Trung đoàn táo bạo đề nghị Đại đoàn 316 và Bộ Chỉ huy Chiến dịch phương án đánh đồi A1 bằng cách Tiểu đoàn 251 đào đường hầm sâu dưới lòng đất, sử dụng thuốc nổ để đánh sập lô cốt "mẹ" trên đồi A1 (lô cốt Cây Đa Cụt), tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch (mũi tên đỏ).

A1.png


Sau 16 ngày đêm đào đường hầm liên tục, Trung đoàn đào được 49 m đường hầm và đặt 980 kg thuốc nổ vào trong lòng đồi A1. Đến giờ hiệp đồng và được lệnh điểm hỏa của chỉ huy, tiếng nổ từ quả bộc phá "ngàn cân" của Trung đoàn làm quân địch choáng váng, không kịp đối phó, ta thừa thế tiến công giành thắng lợi hoàn toàn. Giành nhiều thành tích trong chiến đấu, Trung đoàn 174 vinh dự được nhận Cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

P/s: Đến năm 1967, E174 lập thêm 1 chiến công "vô tiền khoáng hậu", "kinh thiên động địa" với Lữ dù 173 "Lính nhà trời" Hoa Kỳ trên đồi 875 trong chiến dịch Đăk Tô-Tân Cảnh, đánh thiệt hại nặng Lữ kỵ binh bay "chưa từng thua trận" này của Mỹ.

Các chỉ huy của E174 như tướng Nguyễn Hữu An, Đàm Văn Ngụy sau đó còn lập nhiều chiến công đi vào lịch sử VN: đánh chiếm Dinh Độc lập (30/4/1975), chặn đứng quân TQ tại Cao Bằng (1979).

Xong Him Lam thì D141 được E312 tín nhiệm giao xử lý tiếp đồi E1 (Pháp gọi là D-1). Nhưng, chiếm đã khó, giữ còn khó hơn, E1 thật xứng đáng với cái tên: Đồi chết. Một ĐBP thu nhỏ ngay trong pháo đài ĐBP.

Đánh E1 thì D141 chia làm 2 hướng vu hồi, 1 cánh do C428 đánh theo hướng Tây Bắc xuống (từ sb Mường Thanh nhìn sang), 1 cánh do C16 đánh theo hướng Tây Nam xuống (mũi tên xanh, có lẽ sẽ ít bị hỏa lực từ sb Mường Thanh đe dọa hơn cánh của C428).
E1-C16.png


Ảnh tấn công dưới của D141/E312 tần công đồi E1, cõ lẽ đây là cánh của C16 (mũi tên xanh ở bản đồ phía trên).
E1.jpg


Đồi E1 nằm ở phía Đông Bắc trung tâm Mường Thanh, cạnh đường 42, đường Tuần Giáo vào Điện Biên.

Đồi E1 là một cứ điểm trong cụm cứ điểm Dominique, bao gồm đồi E1, đồi E2, đồi D1, đồi D2. Vì vậy, không thể nói và viết chung chung là đồi A, D, E… mà phải nói rõ là đồi A1, đồi E1 hay E2 thì người chỉ huy, người trinh sát mới xác định đối chiếu chính xác được toạ độ để tác chiến. Tọa độ đồi E1 là: X: 66.825 - Y: 94.720.

Quân Pháp đặt đồi E1 (Pháp gọi là D-1) là cứ điểm quan trọng trong cụm cứ điểm phòng ngự tuyến 2 sau cụm Him Lam. E1 nằm sát đường 42, từ Him Lam qua E1 xộc thẳng vào trung tâm Mường Thanh. E1 được quân Pháp xây dựng thành một cứ điểm rất mạnh trong phòng ngự không khác gì Him Lam, có hệ thống giao thông hào bao quanh nối dọc, ngang rất cơ động trong tác chiến. Cứ khoảng 3m giao thông hào, trên mép hào có một hố đựng sẵn vài chục quả tạc đạn màu vàng, các ụ súng máy, hầm hào thiết bị vững chắc, nóc hầm lát những khúc gỗ to đường kính 20-40cm, trên xếp những bao cát, đất rất dày, rất khó phá hoại bằng đạn pháo. Từ E1 có thể quan sát, phát hiện khống chế mọi hoạt động tiếp cận của ta từ phía đường 42 vào và là lá chắn bảo vệ an toàn cho trận địa pháo và sân bay Mường Thanh của địch.

Sau khi đánh chiếm được E1, chúng ta chọn E1 để đặt đài vì E1 có bình độ trung bình so với dãy đồi phía Đông, đây là một cao điểm lý tưởng để tiếp cận, chiếm lĩnh… có thể triển khai binh hỏa lực. E1 có thể quan sát được toàn cảnh trung tâm Mường Thanh từ những hoạt động nhỏ của địch như tên lính đi, chạy ở các đoạn giao thông hào, bọn pháo thủ từ hầm ẩn nấp chạy ra pháo để thao tác bắn… E1 rất gần các mục tiêu sân bay, trận địa pháo của chúng ở cầu Mường Thanh với cự ly gần khoảng 300m.

Sau khi chúng ta chiếm giữ được E1, ta đã triển khai pháo bắn thẳng 75, đài quan sát pháo binh (Trung đoàn 45), trận địa súng cối 82mm, có cả chỉ huy sở bộ binh cấp trung đoàn (Trung đoàn 209, Đại đoàn 312).

Khi đánh chiếm E1, pháo binh, súng cối của ta đã chế áp phá hoại E1 để bộ binh xung phong, địch phản kích chiếm lại, chúng dùng cả pháo 105mm đến 155mm, bom tạ, bom tấn trùm lên E1. Vì vậy E1 bị cày xới, méo mó, hầm hào bật tung, ngổn ngang, tan tác, các khúc gỗ chỏng chơ, khúc thì dựng đứng, khúc thì đổ nghiêng chồng chéo lên nhau. Cỏ cây chết sạch, chỉ còn một màu đất đỏ lở loét, toang hoác và nham nhở, một quả đồi chết!

Cho nên tất cả mọi hoạt động tiếp theo trên mặt đồi chỉ được diễn ra ban đêm, còn ban ngày thì không thể, vì từ trung tâm Mường Thanh nhìn E1 rõ mồn một như nhìn lòng bàn tay vậy!

Địa hình E1 phải giữ nguyên “hiện trường”, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ như xê dịch khúc gỗ, bao cát, hòn đất, có màu đất mới… đều bị địch phát hiện và bắn ngay. E1 nằm trong tầm pháo bắn thẳng trên xe tăng của địch rất hữu hiệu. Từ khi địch phát hiện ta có hoạt động mạnh ở E1, có hỏa khí lớn, chúng lồng lộn đánh phá, hủy diệt bằng mọi hỏa lực mà chúng có, khống chế cả ngày lẫn đêm, trong khi ta không có xe tăng, không có máy bay!

Cấu trúc đài quan sát, trận địa bắn trên E1 phải hết sức khéo léo, ngoài việc lợi dụng hầm hào cũ của địch, phải tìm những khe hở, sự ngổn ngang của những khúc gỗ, bao cát mà tạo ra, khó có thể làm hầm hào mới.

Ở E1 có thể nói là “ngàn cân treo sợi tóc”. Đã bám trụ phải “bền gan, ngoan cường, mưu trí, dũng cảm và không bao giờ nghĩ đến cái chết”. Thực tế thì cũng đúng như vậy. Xe tăng địch từ đầu cầu Mường Thanh cách E1 chưa đầy 300m, cùng với phi pháo chúng thường trực suốt ngày đêm, xoi mói, sẵn sàng “bóc vỏ” E1. Sau 36 ngày đêm trụ bám chiến đấu, bom đạn đã biến E1 trở thành đồi chết. Đài quan sát bổ trợ nằm trong tầm bắn của tăng, trúng đạn xe tăng, hầm quan sát bị xới tung nhiều lần, chiến sĩ thương vong tưởng không trụ nổi. Trận địa cối 82, các trận địa của đại đội sơn pháo 75 (Đại đội 755, Trung đoàn 675) cũng không ngoài tầm bắn của tăng, luôn luôn ở thế hiểm nguy ác liệt, nhiều lần bị bắn trúng lỗ châu mai, thương vong gần hết. Cuối cùng chỉ còn khẩu đội trưởng kiêm pháo thủ Phùng Văn Khầu, một mình một pháo vẫn tiến công. Dù bị thương, anh vẫn cùng với đài quan sát kiên cường bám trụ chiến đấu đến cùng, quần nhau với địch, diễn ra trận “đấu pháo” trực tiếp, không cân sức, vô cùng ác liệt, nhưng đã dũng cảm mưu trí tiêu diệt hoàn toàn cụm hỏa lực, trận địa pháo 4 khẩu 105mm và 2 khẩu đại liên của địch ở chân cầu Mường Thanh. Đồng thời, tiếp tục chi viện đắc lực cho bộ binh tiến công vào trung tâm tập đoàn cứ điểm cho đến giờ toàn thắng: 17 giờ ngày 7-5-1954 lịch sử.


 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,047
Động cơ
32,545 Mã lực
Ảnh tấn công dưới của D141/E312 tần công đồi E1, cõ lẽ đây là cánh của C16 (mũi tên xanh ở bản đồ phía trên).
E1.jpg


Đồi E1 nằm ở phía Đông Bắc trung tâm Mường Thanh, cạnh đường 42, đường Tuần Giáo vào Điện Biên.

Ảnh này e thấy rất nhiều nơi dẫn là tấn công Him Lam mà nhỉ?
 

Mansion.68

Xe tải
Biển số
OF-835320
Ngày cấp bằng
13/6/23
Số km
479
Động cơ
8,866 Mã lực
Tuổi
40
Chân trần Chí thép.
Vô cùng khâm phục, tự hào về các cụ nhà mình.
Cả bà nội ngoại nhà em đều tham gia dân công cho chiến dịch Điện Biên. Bà nội kể là khi tham gia chiến dịch, cơm đùm cơm nắm từ Tx Thanh Hóa, chân trần cuốc bộ lên Phố Cát, rồi gánh hàng hóa sang Hòa Bình. Liên tục như vậy. Có những chuyến phải đi 1 mạch đến gần chiến trường luôn chứ không phải đi theo chặng. Mà là đội quang gánh chân trần mới khiếp.
 

Mansion.68

Xe tải
Biển số
OF-835320
Ngày cấp bằng
13/6/23
Số km
479
Động cơ
8,866 Mã lực
Tuổi
40
Cảm phục thực sự trí thông minh, ứng biến tình huống của bộ đội kéo pháo và dân công thồ lương thực, tiếp tế cho các chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ!

Pháo thì được tháo dời các bộ phận và cho xuôi bè sông Thao. Ra đến Tuần Giáo thì dùng sức người để kéo. Có những ngọn núi cao 1.150m, dốc 60 độ, phải dùng tời để kéo...
Xe thồ thì được táp thêm một đoạn tre vào khung, làm thành một thanh ngang có thể "gánh" được 200-250kg hoặc hơn nữa. Vượt xa nhận định ban đầu của địch: "Về thông số kỹ thuật và lý thuyết thì một chiếc xe đạp có thể thồ với mức cao nhất gấp hai lần trọng lượng người điều khiển nó.". Mà với vóc dáng nhỏ bé của người Việt Nam, thì bên phía Pháp có vẻ rất khinh suất.
Nan hoa xe thì nẹp thêm tre để tăng độ cứng, dẻo dai. Gắn thêm khúc tre dài làm tay lái. Lốp xe bị nổ thì quấn thêm vải được xé từ các ống quần. Rồi quấn thêm săm cũ quanh lốp xe một lần nữa. Thồ bằng xe đạp, vừa dễ nguỵ trang, lại dễ đi vào các con đường rừng nhỏ. Thật quá tài tình và sáng tạo!

Nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác bài hát "Hò kéo pháo", khi chính ông cũng tham gia kéo pháo cùng các đồng đội. Hay Đỗ Nhuận với "Chiến thắng Điện Biên Phủ" mang âm hưởng tưng bừng, reo vui sảng khoái. Hay "đâu có giặc là ta cứ đi" là tiền đề mở đầu cho bác Đỗ Nhuận sáng tác "Hành quân xa"...từ một câu nói vô tình của một đồng đội khi hành quân....Chính những sáng tác này, có sức mạnh động viên tinh thần lớn cho quân, dân mình khi đó...
Các cụ nhà mình huy động hết từ quang gánh, xe trâu, xe bò, xe cút kít, xe đạp,...để vận chuyển cho tiền tuyến.
Nhưng quả kéo pháo lên núi đúng là kinh điển.
 

thuyphongthanh

Xe lăn
Biển số
OF-190452
Ngày cấp bằng
19/4/13
Số km
12,768
Động cơ
441,173 Mã lực
Pốt thêm 1 đơn vị rất nổi tiếng: Trung đoàn 174 (E174)

106507196_49096952048_o.jpg


Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 174 được giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm đồi A1 nhưng thất bại trong lần đầu tiên tấn công. Sau khi rút kinh nghiệm và qua khai thác tù binh, Trung đoàn táo bạo đề nghị Đại đoàn 316 và Bộ Chỉ huy Chiến dịch phương án đánh đồi A1 bằng cách Tiểu đoàn 251 đào đường hầm sâu dưới lòng đất, sử dụng thuốc nổ để đánh sập lô cốt "mẹ" trên đồi A1 (lô cốt Cây Đa Cụt), tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch (mũi tên đỏ).

A1.png


Sau 16 ngày đêm đào đường hầm liên tục, Trung đoàn đào được 49 m đường hầm và đặt 980 kg thuốc nổ vào trong lòng đồi A1. Đến giờ hiệp đồng và được lệnh điểm hỏa của chỉ huy, tiếng nổ từ quả bộc phá "ngàn cân" của Trung đoàn làm quân địch choáng váng, không kịp đối phó, ta thừa thế tiến công giành thắng lợi hoàn toàn. Giành nhiều thành tích trong chiến đấu, Trung đoàn 174 vinh dự được nhận Cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

P/s: Đến năm 1967, E174 lập thêm 1 chiến công "vô tiền khoáng hậu", "kinh thiên động địa" với Lữ dù 173 "Lính nhà trời" Hoa Kỳ trên đồi 875 trong chiến dịch Đăk Tô-Tân Cảnh, đánh thiệt hại nặng Lữ kỵ binh bay "chưa từng thua trận" này của Mỹ.

Các chỉ huy của E174 như tướng Nguyễn Hữu An, Đàm Văn Ngụy sau đó còn lập nhiều chiến công đi vào lịch sử VN: đánh chiếm Dinh Độc lập (30/4/1975), chặn đứng quân TQ tại Cao Bằng (1979).
Bố em,cựu chiến binh trung đoàn 174,trực tiếp tham gia trận đánh đồi A1 .
Một ngày cuối tháng 3 năm 2024.
IMG_20240320_095702_426.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top