[Funland] Chiến thắng Điện Biên Phủ

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Nó ko phải kachiusa thì là ko phải kachiusa! Kachiusa nó là tên riêng bên LX gọi BM13, một hệ thống pháo phản lực phóng loạt! H6 là pháo phản lực phóng loạt 6 nòng nhưng nó ko phải kachiusa! Cụ tướng đấy làm bảo tàng ls quân sự thì phải chính xác trong từ ngữ khoa học!! H6 khác BM13 dù cùng nguyên lý!! Nói như ông tướng đấy thì cái xe công nông với oto là như nhau vì cùng dùng động cơ đốt trong và 4 bánh à?! Ô ấy làm GĐ bảo tàng Lsqs VN mà lên báo chí, truyền hình nhai đi nhai lại câu ấy mà ko biết sai mà sửa à?
Thánh ấy cả đời phất nhờ nói đúng 1 câu!
Còn lại sai toét! Đến cái hàm tướng cũng còn phải đi… xin
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Tướng Giáp cũng nói, nguyên nhân thắng lợi chính của ĐBP là đảm bảo được hậu cần cho chiến dịch
Có vẻ đi vay lương bên TQ gần hơn. Nhưng lúc đó hình như ta giảm thiểu nhận viện trợ, cái gì làm được thì không xin nữa.
 

T90M

Xe đạp
Biển số
OF-832599
Ngày cấp bằng
20/4/23
Số km
11
Động cơ
456 Mã lực
Tuổi
42
Thánh ấy cả đời phất nhờ nói đúng 1 câu!
Còn lại sai toét! Đến cái hàm tướng cũng còn phải đi… xin
Cụ chuẩn!!! Cụ ấy là tấm gương cho nhiều thế hệ thanh niên (dù có thể đc tâng lên hơi quá) nhưng đoạn sau cuộc đời hơi …. Em còn nhớ mấy năm trước còn phát ngôn tướng lĩnh VN bây giờ ko biết đọc bản đồ, rồi bảo BQP ko giữ dc biển đảo thì sẽ kéo các cụ cựu chiến binh lên hỏi tội,… Trước e có đọc ở đâu đó, CT BGPB cụ Lương có dẫn 1 trung đoàn nhưng chưa đánh đấm đã loạn, lính lác kỷ luật tùm lum, huấn luyện ko đến nơi đến chốn,… nên dc các cụ cho về tuyến sau làm công tác khác!! Hình như cụ NH An có nói câu “ Có những người là chiến sĩ chiến đấu dũng cảm, xứng đáng là anh hùng nhưng không được vì người ta là anh hùng mà đưa lên chỉ huy mà phải đc đào tạo thử thách,.. Cái vụ xin chức Tướng thì em ko rõ (có đọc bài của cụ thư ký cụ LĐA) nhưng cứ xét theo bình thường, cụ ấy là AH mà ko theo nghiệp cầm binh mà theo nghiệp bảo tàng thì cũng có thể hiểu được!
 

Pvsc

Xe ba gác
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
22,713
Động cơ
550,161 Mã lực
Thì đúng.
Tuyệt vọng (trong khả năng tranh đua quyền lực nội bộ 1 cách sòng phẳng) cũng là 1 lý do khiến họ phản bội.
Ếch thì cứ nên là ếch. Đừng thấy ộp oạp được mà ảo tưởng mình là bò.
Vỡ tan rồi vẫn còn níu kéo chi khổ rứa trời...
Ếch nuôi thì phải ộp oạp theo chỉ đạo, lệch sóng là lên 113 đăng xuất lập tức. K có khái niệm ếch quyền đâu cụ ạ
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Không hẳn là chủ quan đâu, Tây lông làm sao nghĩ ra được món kéo pháo & xe đạp thồ.
keophao.jpg


:D - Chủ quan khinh "Ta" thì phải trả giá thôi.
Nhân đây, em cũng tóm lược vài ý, để chúng ta có thể mường tượng tới trận địa đồi A1 giai đoạn đó:

Pháp ngỡ ngàng vì không hiểu đạn pháo 105mm ở đâu ra, thì thực tế do công bình đào một đường hầm bí mật tới hầm ngầm của địch và dùng một tấn thuốc nổ để đánh sập hầm đó. Ngày 20/4 khởi công đào, do Tiểu đoàn 5 phụ trách đảm bảo bí mật cho các công binh tham gia đào hầm; đồng thời vận chuyển 60m3 đất ra phía sau. Nghi binh ở hướng hào cụt phía Bắc, và tập kích bằng hoả lực các lô cốt của địch...Đến ngày 5/5 thì đào xong đường hầm dài 50 mét. Hầm hào còn phải có nắp chịu được pháo 155 ly và cối 120 ly. Giao thông hào còn phải đủ rộng để cơ động bộ đội, tiếp tế, tải thương. Còn có hầm cho các loại vũ khí; hầm cho thương binh; hầm ở chân đồi để bộ đội luân phiên nghỉ ngơi. Chỉ huy sở của tiểu đoàn do công binh đào. Việc đào hầm rất khó khăn và phức tạp. Hào giao thông của địch sâu 1m70 đã bị pháo của bên ta và địch bắn sập hết. Lô cốt nắp bằng thân cây gỗ xếp nhiều bao cát cũng bị sập. ...vv...và...v.v...
Bộ chỉ huy chiến dịch lấy tiếng nổ của quả bộc phá 1000kg vào lúc 20 giờ 30 ngày 6/5 làm hiệu lệnh tấn công toàn mặt trận.
Địch chống trả quyết liệt không kém: Cối 120 ly bắn thường xuyên; pháo Hồng Cúm nhằm vào đỉnh đồi Cháy. C925 được bố trí trên đồi A1, C294 trên đồi Cháy và có một trung đội cơ động sẵn sàng tăng cường cho A1; C653 bố trí một trung đội trên đồi F. Còn C926 có nhiệm vụ đào hầm như đã viết.
...
Để có được địa hình của địch, bên ta - cụ thể là trinh sát đã tiềm nhập vào gần đồn địch và thu được mọt bọc to bản đồ mà địch đã chụp chi tiết về bình độ địa hình (chụp ảnh hàng không và đưa lên Điện Biên Phủ). Tấm bản đồ này có giá trị quý báu đối với Bộ chỉ huy lực lượng quân ta, để có thể vào tận sào huyệt của chúng và bắt sống từng tên đầu sỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến quân Pháp ngơ ngác khi không hiểu từ đâu mà pháo của ta bắn tới tấp, dù chúng chủ quan nghĩ rằng trận địa bố trí như vậy thì không một người dân Việt nào có thể xâm nhập vào. Chít mệ chúng mài đi!
 
Chỉnh sửa cuối:

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,530 Mã lực
công nhận năm kia em cũng lên họp lớp đh do ông bạn làm quan tỉnh tổ chức thì thấy đúng là mình đang ngồi lên di tích và để quá lãng phí, nếu có điều kiện thì nên chuyển hết cả thành phố điện biên đi, phục dựng nguyên trạng trận địa ĐBP thì có mà hốt bạc.
Làm được thế thì chắc phải trăm năm nữa. Mà lúc đó có khi lên sao Hoả sống rồi. Đúng là con người nó như đàn mối, không chỉ huy nó ra hồn nó gặm cho không còn gì.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Tổ trung liên MAC M1924/29 trong chiến dịch Điện Biên Phủ

P/s: e sẽ nhắc lại loại súng trung liên nổi tiếng này sau ạ.

trunglien.jpg
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Pháo ta đã làm mềm Him Lam rồi, D141/E312 lên chiếm thôi. Nàng Beatrice ngoan ngoãn nhận thua rất nhanh.

himlam.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Xong Him Lam thì D141 được E312 tín nhiệm giao xử lý tiếp đồi E1 (Pháp gọi là D-1). Nhưng, chiếm đã khó, giữ còn khó hơn, E1 thật xứng đáng với cái tên: Đồi chết. Một ĐBP thu nhỏ ngay trong pháo đài ĐBP.

Đánh E1 thì D141 chia làm 2 hướng vu hồi, 1 cánh do C428 đánh theo hướng Tây Bắc xuống (từ sb Mường Thanh nhìn sang), 1 cánh do C16 đánh theo hướng Tây Nam xuống (mũi tên xanh, có lẽ sẽ ít bị hỏa lực từ sb Mường Thanh đe dọa hơn cánh của C428).
E1-C16.png


Ảnh tấn công dưới của D141/E312 tần công đồi E1, cõ lẽ đây là cánh của C16 (mũi tên xanh ở bản đồ phía trên).
E1.jpg


Đồi E1 nằm ở phía Đông Bắc trung tâm Mường Thanh, cạnh đường 42, đường Tuần Giáo vào Điện Biên.

Đồi E1 là một cứ điểm trong cụm cứ điểm Dominique, bao gồm đồi E1, đồi E2, đồi D1, đồi D2. Vì vậy, không thể nói và viết chung chung là đồi A, D, E… mà phải nói rõ là đồi A1, đồi E1 hay E2 thì người chỉ huy, người trinh sát mới xác định đối chiếu chính xác được toạ độ để tác chiến. Tọa độ đồi E1 là: X: 66.825 - Y: 94.720.

Quân Pháp đặt đồi E1 (Pháp gọi là D-1) là cứ điểm quan trọng trong cụm cứ điểm phòng ngự tuyến 2 sau cụm Him Lam. E1 nằm sát đường 42, từ Him Lam qua E1 xộc thẳng vào trung tâm Mường Thanh. E1 được quân Pháp xây dựng thành một cứ điểm rất mạnh trong phòng ngự không khác gì Him Lam, có hệ thống giao thông hào bao quanh nối dọc, ngang rất cơ động trong tác chiến. Cứ khoảng 3m giao thông hào, trên mép hào có một hố đựng sẵn vài chục quả tạc đạn màu vàng, các ụ súng máy, hầm hào thiết bị vững chắc, nóc hầm lát những khúc gỗ to đường kính 20-40cm, trên xếp những bao cát, đất rất dày, rất khó phá hoại bằng đạn pháo. Từ E1 có thể quan sát, phát hiện khống chế mọi hoạt động tiếp cận của ta từ phía đường 42 vào và là lá chắn bảo vệ an toàn cho trận địa pháo và sân bay Mường Thanh của địch.

Sau khi đánh chiếm được E1, chúng ta chọn E1 để đặt đài vì E1 có bình độ trung bình so với dãy đồi phía Đông, đây là một cao điểm lý tưởng để tiếp cận, chiếm lĩnh… có thể triển khai binh hỏa lực. E1 có thể quan sát được toàn cảnh trung tâm Mường Thanh từ những hoạt động nhỏ của địch như tên lính đi, chạy ở các đoạn giao thông hào, bọn pháo thủ từ hầm ẩn nấp chạy ra pháo để thao tác bắn… E1 rất gần các mục tiêu sân bay, trận địa pháo của chúng ở cầu Mường Thanh với cự ly gần khoảng 300m.

Sau khi chúng ta chiếm giữ được E1, ta đã triển khai pháo bắn thẳng 75, đài quan sát pháo binh (Trung đoàn 45), trận địa súng cối 82mm, có cả chỉ huy sở bộ binh cấp trung đoàn (Trung đoàn 209, Đại đoàn 312).

Khi đánh chiếm E1, pháo binh, súng cối của ta đã chế áp phá hoại E1 để bộ binh xung phong, địch phản kích chiếm lại, chúng dùng cả pháo 105mm đến 155mm, bom tạ, bom tấn trùm lên E1. Vì vậy E1 bị cày xới, méo mó, hầm hào bật tung, ngổn ngang, tan tác, các khúc gỗ chỏng chơ, khúc thì dựng đứng, khúc thì đổ nghiêng chồng chéo lên nhau. Cỏ cây chết sạch, chỉ còn một màu đất đỏ lở loét, toang hoác và nham nhở, một quả đồi chết!

Cho nên tất cả mọi hoạt động tiếp theo trên mặt đồi chỉ được diễn ra ban đêm, còn ban ngày thì không thể, vì từ trung tâm Mường Thanh nhìn E1 rõ mồn một như nhìn lòng bàn tay vậy!

Địa hình E1 phải giữ nguyên “hiện trường”, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ như xê dịch khúc gỗ, bao cát, hòn đất, có màu đất mới… đều bị địch phát hiện và bắn ngay. E1 nằm trong tầm pháo bắn thẳng trên xe tăng của địch rất hữu hiệu. Từ khi địch phát hiện ta có hoạt động mạnh ở E1, có hỏa khí lớn, chúng lồng lộn đánh phá, hủy diệt bằng mọi hỏa lực mà chúng có, khống chế cả ngày lẫn đêm, trong khi ta không có xe tăng, không có máy bay!

Cấu trúc đài quan sát, trận địa bắn trên E1 phải hết sức khéo léo, ngoài việc lợi dụng hầm hào cũ của địch, phải tìm những khe hở, sự ngổn ngang của những khúc gỗ, bao cát mà tạo ra, khó có thể làm hầm hào mới.

Ở E1 có thể nói là “ngàn cân treo sợi tóc”. Đã bám trụ phải “bền gan, ngoan cường, mưu trí, dũng cảm và không bao giờ nghĩ đến cái chết”. Thực tế thì cũng đúng như vậy. Xe tăng địch từ đầu cầu Mường Thanh cách E1 chưa đầy 300m, cùng với phi pháo chúng thường trực suốt ngày đêm, xoi mói, sẵn sàng “bóc vỏ” E1. Sau 36 ngày đêm trụ bám chiến đấu, bom đạn đã biến E1 trở thành đồi chết. Đài quan sát bổ trợ nằm trong tầm bắn của tăng, trúng đạn xe tăng, hầm quan sát bị xới tung nhiều lần, chiến sĩ thương vong tưởng không trụ nổi. Trận địa cối 82, các trận địa của đại đội sơn pháo 75 (Đại đội 755, Trung đoàn 675) cũng không ngoài tầm bắn của tăng, luôn luôn ở thế hiểm nguy ác liệt, nhiều lần bị bắn trúng lỗ châu mai, thương vong gần hết. Cuối cùng chỉ còn khẩu đội trưởng kiêm pháo thủ Phùng Văn Khầu, một mình một pháo vẫn tiến công. Dù bị thương, anh vẫn cùng với đài quan sát kiên cường bám trụ chiến đấu đến cùng, quần nhau với địch, diễn ra trận “đấu pháo” trực tiếp, không cân sức, vô cùng ác liệt, nhưng đã dũng cảm mưu trí tiêu diệt hoàn toàn cụm hỏa lực, trận địa pháo 4 khẩu 105mm và 2 khẩu đại liên của địch ở chân cầu Mường Thanh. Đồng thời, tiếp tục chi viện đắc lực cho bộ binh tiến công vào trung tâm tập đoàn cứ điểm cho đến giờ toàn thắng: 17 giờ ngày 7-5-1954 lịch sử.



Pháo ta đã làm mềm Him Lam rồi, D141/E312 lên chiếm thôi. Nàng Beatrice ngoan ngoãn nhận thua rất nhanh.

himlam.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,658
Động cơ
757,612 Mã lực
Hơi liên quan: 1 bài hát về chiến thắng ĐBP (Không nổi tiếng, không biết của ai sáng tác) là bài 'lớp ca' của lớp cấp 2 tụi em.
Mỗi lần họp lớp là hát. Ai cũng thuộc. Đó là bài bọn em diễn văn nghệ năm 1984.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt
Gan không núng, chí không mòn
Nhân ngày 7/5 nhớ về chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử lừng lẫy 5 châu, mới có được đất nước như ngày nay.
E cũng thấy truyền thông nhiều năm nay không có nhiều điểm nhấn về chiến thắng này, thế hệ trẻ ngày càng nhanh lãng quên, ko biết lịch sử là mất đi căn cơ gốc rễ
Năm nay kỷ niệm 50 năm ngày quan hệ Pháp Việt, nên chắc để dành năm sau cụ ạ, trừ ngày 30/4 và 2/9 thì những ngày kỷ niệm khác cũng chỉ 5 năm nhắc lại 1 lần thôi, chuẩn bị đủ tư liệu sàng lọc lại tư liệu cũ chứ cứ đưa tin kiểu nhỏ giọt ko đọng lại trong tâm trí người đọc

Năm ngoái em lên ĐB chơi, phải nói là quy hoạch nát! E ngủ ngay nhà khách A1 xong đi thăm di tích mà thấy loạn cào cào! Cái hầm Đờ cát giờ còn một mỏm đất, lèo tèo 2-3 khẩu pháo còn xung quanh phân lô bán nền. Đồi A1 còn một mỏm, xung quanh xây dựng hết, ko nhìn dc sân bay MT, ông thợ chụp ảnh xong ghép máy bay vào!! Nói chung là các di tích manh mún chứ ko thành một quần thể! Còn nữa, khi vào thăm di tích thì đến 10h30 nhân viên nghỉ hết, em ra mở cửa cho đoàn khách từ Nam vào thăm, thế là họ ko mất tiền vé còn mấy a e em vào trước thì mất tiền!! (E ko tiếc tiền mà thấy quản lý hời hợt và tệ thật) Năm ngoái lên thấy có ông DN ở Quảng Ninh lên, mấy trụ sở ban nghành đang được hoá giá để xây nhà!! Một di tích lịch sử như vậy mà cung cách quản lý, đầu tư ko xứng tầm!!!
Em thấy du lịch Điện biên có nhiều cái chưa được, Về cái quy hoạch ở vùng du lịch tốt nhất thuê bọn tây lông nó làm cho chứ mấy ông quan chức trong nước tầm nhìn chưa qua lũy tre làng thì đúng là khó, tiền lãng phí lớn hơn nhiều so với tiền thuê đơn vị xịn
 

cmyk77

Xe điện
Biển số
OF-90245
Ngày cấp bằng
30/3/11
Số km
2,954
Động cơ
452,524 Mã lực
Nơi ở
Quận Hoàng Mai
Thớt này em mở để chúng ta kỷ niệm ngày chiến thắng nên các cụ đi bộ vào bôi xấu và tranh cãi lịch sử phá thớt em mới ra ngoài nhé. Thể loại mất gốc thua cuộc thì cút nhanh.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,480
Động cơ
537,767 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Điện Biên Phủ Pháp đã thua đau vì quá tự tin vào hỏa lực pháo binh, không quân.
Về mặt tiếp tế, ta gặp khó khăn thì Pháp cũng phải vét gần như toàn bộ không quân vận tải và phải duy trì nguồn hậu cần khổng lồ cho 16.000 quân tại đây. Nếu lính Pháp có cầm cự được thì em nghĩ cũng chả lâu vì ở Đông Dương nguồn lực của quân Pháp cũng vét cạn rồi, chả còn gì để ném tiếp xuống Điện Biên Phủ nữa.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
ĐBP ko có Kachiusa, có 6 khẩu H6 của TQ vào cuối chiến dịch! Huyền thoại Kachiusa là ông tướng bảo tàng phát ngôn bậy!!
Thế cụ có biết về nguyên lý đạn H6 nó khác Cachiusa như thế nào không ???
Kachiusa là hỏa tiễn rãnh ngoài, không nòng. Còn H6 là hỏa tiễn nòng trơn.

2 loại này khác nhau căn bản.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Có cụ nào có ttin về số lính SS mà Pháp đưa sang Đông Dương đầu quân cho bọn nó ko nhỉ?
SS thì không rõ nhưng có khoảng 1.200-1.300 người Đức ở Điện Biên Phủ

 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,207
Động cơ
160,877 Mã lực
SS thì không rõ nhưng có khoảng 1.200-1.300 người Đức ở Điện Biên Phủ

Nó ép tù binh Đức sang Đông Dương đi lính, ko đi thì vào tù. Có 1 a gì sau theo ta, đổi tên là Đức đó
 

T90M

Xe đạp
Biển số
OF-832599
Ngày cấp bằng
20/4/23
Số km
11
Động cơ
456 Mã lực
Tuổi
42
Em đang nói về ĐẠN cơ mà cụ :D
Em nhớ là đạn H6 cỡ 102mm (có báo nói 107mm), BM13 là 137mmm! Hình như đạn BM13 còn đc phát triển từ đạn rocket cỡ lớn của LX!
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cao xạ 37ly hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tạo chiếc ô phòng không an toàn cho chiến dịch.

Để đảm bảo chiến đấu và vận chuyển hậu cần cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, quân đội Pháp đã sử dụng lực lượng không quân khoảng 300 chiếc, gồm: máy bay vận tải, máy bay chiến đấu và máy bay của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay ở ngoài Biển Đông; trong đó, có 01 phi đội thường trực ở Sân bay Mường Thanh. Có ngày chúng huy động tới 250 lần/chiếc ném bom, bắn phá và tiếp viện.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên ta tiến hành tác chiến phòng không (TCPK) quy mô cấp trung đoàn, sử dụng lực lượng phòng không lớn hơn hẳn so với các chiến dịch trước đó, với một trung đoàn pháo cao xạ 37mm (ban đầu có 02 tiểu đoàn với 24 khẩu Pháo cao xạ 37 mm, sau được tăng cường 01 tiểu đoàn (12 khẩu pháo 37 mm); 5 tiểu đoàn và một số đại đội, trung đội súng máy phòng không 12,7mm thuộc các đại (sư) đoàn (ban đầu gồm 03 tiểu đoàn với gần 100 khẩu 12,7 mm).

Nhiệm vụ của bộ đội phòng không là bảo vệ đội hình chiến đấu của lực lượng binh chủng hợp thành, khống chế không phận, triệt đường tiếp tế, tăng viện đường không, bảo vệ giao thông chiến dịch. Trong toàn chiến dịch, các đơn vị phòng không ở Điện Biên Phủ đã cùng pháo binh, bộ binh và các lực lượng bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, riêng Trung đoàn 367 bắn rơi 52 máy bay địch.

caoxa37ly.jpg

Ảnh: Tiểu đoàn Phòng không 383, Trung đoàn 367 bắt bám mục tiêu tại Điện Biên Phủ. Đơn vị bắn rơi máy bay Pháp đầu tiện của chiến dịch.

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top