- Biển số
- OF-389465
- Ngày cấp bằng
- 29/10/15
- Số km
- 6,027
- Động cơ
- 317,123 Mã lực
kìa anh TungNguyenMD , có bạn học kìaHồi đấy thi năm 2-3 là thường cụ nhỉ. Anh em năm đầu đỗ kinh tế nhưng ko học tại tự nhiên thích học Y, thế là nghỉ 1 năm để ôn thi Y.
kìa anh TungNguyenMD , có bạn học kìaHồi đấy thi năm 2-3 là thường cụ nhỉ. Anh em năm đầu đỗ kinh tế nhưng ko học tại tự nhiên thích học Y, thế là nghỉ 1 năm để ôn thi Y.
tay chơi Kicker bk khoa cntt dững năm 8x ko thấy chia sẻ gì nhỉ?cụ vậy là hồi trẻ học quá giỏi rồi, hồi thì đề riêng BK em thấy đc 27đ đã là toàn người giỏi rồi chứ chưa nói đến 30đ. em thì hồi nhỏ học hành rất bình thường suốt 12 năm học chẳng đc nổi cái giấy khen nào, cấp 1,2 thì trốn học đi đá bóng, cầu lông suốt lên đến cấp 3 mới có tý ý thức học để thi ĐH .
Em đi chơi một mình lâu lâu cũng thấy chán nên mới định thế, chuyện (chồng em ) không có ý định nghỉ hưu sớm cũng giúp em không phải vướng bận chuyện $$ quá. Muốn này thì bớt kia thôi, biết sao mợ ơiNhất mợ rồi, và đồng ý với mợ là mình muốn và tập trung thì sẽ làm đc.
Cơ mà em chỉ muốn chơi thì làm thế nào
Em cũng chưa thấy an toàn nên trở đi mắc núi trở lại mắc sông đây mợ, kiểu chán làm nhưng vẫn cần tiền.
Năm tốt nghiệp cấp 3 (lớp 10) đúng vào năm giải phóng MN. Lớp học có một số bạn phải nhập ngũ do lệnh tổng động viên nên sĩ số còn lại không nhiều. Do nhà xa nên phải ở trọ nhà dân (tất nhiên là không mất tiền) để tập trung cho việc ôn luyện thi đại học. Cứ cuối tuần lại chia nhau về nhà lấy củi, lấy gạo ăn cho cả tuần. Lúc đó chã có khái niệm học thêm như bây giờ. Các thầy cô nhiệt tình ôn luyện, phụ đạo cho học sinh mà chã yêu cầu đóng góp gì. Tài liệu thì ngoài sách giáo khoa có tập tài liệu đề và bài làm của các khoá thi đại học năm trước để tham khảo. Tài liệu đó nay không còn thấy nữa. Đến bây giờ vẫn còn ấn tượng với bài thi đại học bằng thơ của anh chị nào đó. Mạng internet thì chưa có, tivi chương trình ôn thi đại học cũng không luôn. Năm đó thi tốt nghiệp phổ thông tới 6 môn luôn. Có cả môn Chính trị thì phải. Thi đại học thì chỉ thi một trường với 3 nguyện vọng. Có 3 khối thi A,B,C môn ngoại ngữ không có dù phổ thông có học. Năm đó không hiểu sao học sinh thi khối B rất đông nên điểm chuẩn rất cao. Sau này vào ĐH mới biết có nhiều đứa thi môn hoá đạt điểm tối đa luôn. Mình chọn thi khối C môn Sử sau khi nộp hồ sơ định đổi sang khối B theo bè bạn thì sở giáo dục không cho đổi nữa. (Mà nếu được đổi thì có khi trượt thẳng cẳng như cả lớp luôn). Sau khi có kết quả thi đại học nhập trường thì được phân về khoa Kinh Tế chính trị ĐHTH với sinh viên thi đủ khối A,B,C. Tuy không đúng nguyện vọng nhưng ông già động viên đây là khoa mới thành lập nên cũng đồng ý ở lại khoa. Cái khoa này chính là tiền thân của trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia ngày nay. Nay về hưu vẫn thấy tự hào về ngôi trường của mình đã học.Nỗi niềm bồi hồi với bâng khuâng của 2 cụ tiền bối, chắc còn nhiều điều hay và lạ nữa, các tiền bối có thể viết thêm ko ạ, chứ em chửa hình dung thời đấy nó thế nào ạ.
Xời, intro với đoạn solo outro em "tỉa" ngon mợ nhé.Cụ tỉa guitar đc bài Hô teo kia không ạ
Bác vào nhập học thì tụi em đã đi khỏi cái khu Thanh Xuân ấy rồi.Năm tốt nghiệp cấp 3 (lớp 10) đúng vào năm giải phóng MN.
...Sau khi có kết quả thi đại học nhập trường thì được phân về khoa Kinh Tế chính trị ĐHTH với sinh viên thi đủ khối A,B,C. Tuy không đúng nguyện vọng nhưng ông già động viên đây là khoa mới thành lập nên cũng đồng ý ở lại khoa. Cái khoa này chính là tiền thân của trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia ngày nay. Nay về hưu vẫn thấy tự hào về ngôi trường của mình đã học.
Mình không học khu đó mà học ở khu Thượng Đình Cao Xà Lá. Đi học trên giảng đường H vẫn ngửi thấy mùi thơm của thuốc lá bên nhà máy Thuốc lá Thăng Long phía đối diện bay sang. Vừa rồi thăm lại trường cũ một số toà nhà vẫn còn tuy thay đổi rất nhiều. Tàu điện leng keng trước cổng trường chỉ còn kỉ niệm, cái nhà ăn, sân bóng, nhà tắm tập thể trường xưa chỉ còn kí ức. Chỉ còn thế hệ sinh viên tươi rói còn bóng dáng trên các cháu chụp ảnh cùng trong ngày thăm trường cũ.Bác vào nhập học thì tụi em đã đi khỏi cái khu Thanh Xuân ấy rồi.
Cổng sau của ĐH NN Thanh Xuân đối diện với cổng chính của Tổng Hợp Văn-Sử-Địa và khu ký túc xá Tổng Hợp. Chố đó có cái nhà B52 (thực ra là cái nhà 4 tầng bị bom phá mất 1/2) và khu hội trường nhà lá của trường (bây giờ là khu nhà ở của người đã từng làm trong trường).
Tụi em thường ra cổng này đi vào trường Đ ảng xem phim, hay cần quyển giáo trình lang thang vào ngồi ở mấy cái ghế đá trong sân nhà thờ!
Khu bên ngoài (bây giờ gọi là Khoa học tự nhiên) là khối Toán-Lý-Hóa-Sinh. Có 1 dãy ký túc xá giáp ngay ven đường, Nhìn qua cửa sổ thấy được nóc tầu điện chạy qua. Em nhớ hồi đó giữa đường tầu điện và bờ tường là ruộng rau muống nhỏ.Mình không học khu đó mà học ở khu Thượng Đình Cao Xà Lá. Đi học trên giảng đường H vẫn ngửi thấy mùi thơm của thuốc lá bên nhà máy Thuốc lá Thăng Long phía đối diện bay sang. Vừa rồi thăm lại trường cũ một số toà nhà vẫn còn tuy thay đổi rất nhiều. Tàu điện leng keng trước cổng trường chỉ còn kỉ niệm, cái nhà ăn, sân bóng, nhà tắm tập thể trường xưa chỉ còn kí ức. Chỉ còn thế hệ sinh viên tươi rói còn bóng dáng trên các cháu chụp ảnh cùng trong ngày thăm trường cũ.
Vì nhiều địa phương giữ lại không giao để gọi nhập ngũ!
Giờ cả kỷ niệm học đại học của phụ huynh.Món này ngày xưa khá phổ biến, nhiều khi chỉ vì mâu thuẫn cá nhân mà ng ta ỉm đi ko đưa giấy báo.
Ông già em bị ỉm cái giấy báo NCS ở LX ngày xưa đây, sau họ đưa cho thì nhỡ tàu rồi, cay lắm
Thi xong em theo mấy đứa bạn đi làm thêm được ít tiền lại rủ nhau đi chơi.Món này ngày xưa khá phổ biến, nhiều khi chỉ vì mâu thuẫn cá nhân mà ng ta ỉm đi ko đưa giấy báo.
Ông già em bị ỉm cái giấy báo NCS ở LX ngày xưa đây, sau họ đưa cho thì nhỡ tàu rồi, cay lắm
…Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tànThời em đi thi đại học có chế câu thơ của bài "Bên kia sông Đuống"
Em ơi, buồn làm chi
Anh đưa em về thi năm nữa
Những cô hàng xén răng nâu…Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang…
Thằng e của e SN 81 đi thi phân tích đoạn này nó bảo chó ngộ một đàn là khi giặc đến nhà chó cũng phải điên. Hết nước chấm.
có cú Zidan húc đầu nữa hảCó cụ nào thi năm WC2006 với em không
Ngày đấy mấy bố ở Ban Tuyển sinh cũng tác oai tác quái phết bác nhỉ? Ko quen biết cũng mệt phếtThi xong em theo mấy đứa bạn đi làm thêm được ít tiền lại rủ nhau đi chơi.
Về tới nhà ông già bảo mày có giấy báo rồi (và ông già cũng đã làm xong hết các thủ tục). Sáng hôm sao cụ đèo em vào Thanh Xuân nhập học luôn!
Năm tụi em ông Tạ Quang Bửu đang là Bộ trưởng. Cụ cũng bị ảnh hưởng vì câu nói "Họ giỏi thì cho họ đi" khi xem cái cách lựa chọn lý lịch cho học sinh đi học nước ngoài. Cũng vì vậy mà hội tuyển sinh cũng không dám làm trái nhiều. Năm em là họ trực tiếp giao giấy báo trúng tuyển, chứ không gửi qua bưu điện (có ông bạn cùng lớp trúng tuyển từ năm trước, nhưng bị xã giữ lại, năm em nhận giấy báo trực tiếp từ ban tuyển sinh)!Ngày đấy mấy bố ở Ban Tuyển sinh cũng tác oai tác quái phết bác nhỉ? Ko quen biết cũng mệt phết
Nhìn vụ này em nhớ thằng bạn em. Đưa vợ đi đẻ trong lúc chờ vợ sinh. Nó gọi cả đám bạn ra quá gần bệnh viện Hùng Vương. Nhậu xong ảnh phán câu xanh rờn. "Chờ vợ đẻ lâu quá gọi tụi bay ra nhậu" cả đám ạ nó luôn.Vưỡn triển được nha Mều
e nhớ mang máng là ngày mai thi, tối đấy em vẫn xem hết trận bóng, mà bt thì em cũng chả ham hố xem bóng đá gì cả.có cú Zidan húc đầu nữa hả