E thi Lý được 10 nè. Muốn 10 thì bí kíp là phải chịu khó học lý thuyết nữa, đa phần chỉ được 8-9 là do chỉ nhăm nhăm giải bài tập mà làm lý thuyết sơ sài (dưới 1 tờ 4 mặt). Đặc biệt, tụi con trai ít khi vượt qua được cửa ải này, vì rất lười học thuộc lòng. E vượt qua được là do may mắn, vì hồi đó ô thầy cấp 3 giúp tụi e bằng cách trên lớp ổng chỉ kiểm tra lý thuyết là chính. Thầy bảo bài tập thì các anh các chị đi học thêm biết hết cả rồi. Bài tập thì chủ yếu là nhớ công thức, hằng số, cách làm, vv là làm được. Lý là môn có giáo trình được soạn tốt nhất trong bộ SGK, nên bài tập rất sáng sủa hiện đại, không kiểu đánh đố mẹo mực vô lý thậm chí hơi "vô bổ" như Toán, Hóa.
Mà cấp 3 thì cũng toàn công thức đơn giản, nhân chia cộng trừ. May ra phần cơ dao động đầu 12 hơi "cao cấp" 1 chút trong công thức có "đạo hàm" (1 dạng pt vi phân cấp 2). Nói chung là chăm 1 chút là sẽ có điểm cao.
P/s: Sau này VLĐC thì "đạo hàm, tích phân" có mặt lia lịa trong các công thức (pt vi tích phân), nhìn ko quen là hoa mắt ngay, nhưng thực ra hiểu nôm na, thì đó là 1 kiểu biểu diễn khác "chính xác hơn" của vật lý cấp 3 thôi, kiểu gia tốc thay vì viết a thì viết x", chứ về kiến thức VLĐC thì ko có gì mới nhiều lắm so với cấp 3.
P/s2: Để giải pt vi tích phân thì sv kỹ thuật được học 2 cách. Cách 1 là giải trực tiếp: bằng các dạng pt vi tích có pp giải; cách này phù hợp cho sv toán sư phạm hoặc tổng hợp. Cách 2 thì vào 3 năm chuyên ngành sẽ được học các pp biến đổi dạng vi tích phân sang miền tuyến tính, rồi lại cộng trừ nhân chia 1 chút như cấp 3 là lại giải được. Sv kỹ thuật thì happy vs cách 2 này hơn