43. Hỏi đáp: con đang học lớp 10 có khuynh hướng thích nghệ thuật (Tiếp)
1. Mợ đã đầu tư như vậy thì cứ thư thả xem F1 biểu hiện thế nào vậy.
2. Về câu số 2 và phần mợ viết thêm sau đấy, tôi nghĩ rằng sẽ rất khó khăn để hoàn thành "nhiệm vụ" SAT trước khi SAT mới bắt đầu được đưa ra (Mùa xuân 2023). Tôi đoán mò là F1 của mợ đang ở mức 1150-1300 với format thi hiện tại, nếu vậy thì với tốc độ tăng điểm phổ biến khoảng 50-100/năm thì sang đầu năm sau F1 có lẽ chỉ đạt 1400. Tôi nghĩ là vẫn nên nhắm đến mục tiêu 1500 vì học sinh VN nói chung ngày càng giỏi và số lượng muốn đi du học ngày càng đông nên cần điểm cao để tăng tính cạnh tranh của hồ sơ F1.
Mợ xem xét thử lời khuyên này của tôi: dừng lại hoàn toàn việc học SAT hiện nay, thay vào đó dùng thời gian để phát triển hoạt động ngoại khóa (bao gồm làm portfolio), học TOEFL/IELTS, và đọc thêm nhiều sách+báo tiếng Anh vào. Hai mục sau sẽ giúp F1 chuẩn bị cho format mới của SAT dễ dàng hơn. Như vậy, F1 không phải hi sinh thời gian một cách vô ích cho SAT cũ mà vẫn đảm bảo sức mạnh của hồ sơ ở mọi tiêu chí.
3. Các yêu cầu về portfolio đã rất khác nhau giữa các trường Mỹ với nhau. Nếu lại so sánh với yêu cầu giữa các nước khác nữa thì lại càng khác --> càng khó để tinh chỉnh một portfolio nhắm đến trường Mỹ cho phù hợp với yêu cầu của trường Anh và Pháp. Tất nhiên, nếu portfolio có 20-30 tác phẩm thì tinh chỉnh dễ vì chỉ cần loại bớt ra. Nhưng nếu chỉ đủ thời gian làm 10-15 tác phẩm thì có thể đến gần hạn nộp hồ sơ, F1 vẫn phải loay hoay thêm thắt vài tác phẩm nữa để phù hợp yêu cầu của trường ngoài Mỹ.
Tôi đã từng tư vấn cho một trường hợp như vậy ở Trung Quốc. Trung tâm chuyên về art portfolio thu phí ngang với hướng đạo + tư vấn làm hồ sơ ($30,000) nhưng làm ẩu mặc dù quảng cáo rình rang là có người hướng dẫn portfolio từng tốt nghiệp Parsons. Gia đình học sinh nói với tôi là không cần phải lo về chất lượng của portfolio nên tôi chỉ được xem portfolio của học sinh đó vào khoảng tháng 9 năm lớp 12 ~ 1 tháng trước hạn ED.
Đến khi xem thì tôi tá hỏa vì chất lượng nghệ thuật và độ tinh tế trong trình bày đều rất tệ, đến ngay cả những yêu cầu cụ thể về số lượng sản phẩm và loại sản phẩm của một số trường chuyên nghệ thuật như SVA, SAIC, RISD cũng không được đáp ứng 100%. Thế là mặc dù không phải là trách nhiệm của mình, tôi vẫn phải lập ra hàng loạt nhóm chat trên wechat để thảo luận với học sinh + người hướng dẫn + người phụ trách công ty bên đó và thảo luận riêng với cha mẹ học sinh để thay đổi hàng loạt các thành phần của portfolio. Tùy vào yêu cầu của trường mà chúng tôi phải viết thêm phần diễn giải (exposition) cho từng tác phẩm, hoặc sắp xếp lại trình tự của tác phẩm, hoặc loại bỏ tác phẩm đã có hoặc làm thêm tác phẩm phụ để bù vào, v.v. Đến tận sát hạn nộp, học sinh đó mới làm xong portfolio cho các trường. Kết quả cuối cùng của cách làm việc cẩu thả của trung tâm đó là học sinh này trượt hết hơn 70% của các trường chuyên nghệ thuật và NU với 1st major là các nghành nghệ thuật mặc dù có điểm SAT và TOEFL vừa đủ. Đáng buồn cười là học sinh này lại hay gắt gỏng với tôi vì đã lớn tiếng với người hướng dẫn bên công ty kia (người hướng dẫn có quan hệ gần gũi hơn với học sinh).
Trích đọna từ portfolio của học sinh này (chủ đề xuyên suốt / theme của portfolio là Obsession):
View attachment 6884361
View attachment 6884362
View attachment 6884363
Còn đây là các trích đoạn từ
portfolio của học sinh khác mà tôi đánh giá là thành công hơn - từ chất lượng đến kết quả nộp hồ sơ (công ty khác, giá cả ngang nhau ~ $30,000):
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-59000046
Nói tóm lại: không thể trông chờ trung tâm bên ngoài toàn tâm toàn ý làm việc có trách nhiệm 100% cho F1. Tin thì tin nhưng phải kiểm tra định kỳ.
4. Cha mẹ bớt kèm cặp và thả con tự mình đi tham gia các hoạt động xã hội - mua sắm, đi thư viện, đi học, v.v.
5. Theo cách viết của mợ thì tôi đánh giá công ty đó đã biến dịch vụ (độc nhất / cá nhân hóa) thành hàng hóa (ai cũng như ai ~ commoditize) đối với việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động ngoại khóa. Từ đó suy ra, đa phần khách hàng của công ty này sẽ có các hoạt động na ná nhau trên hồ sơ, tầm ảnh hưởng của hoạt động có giới hạn (tương tác thực tế <100 người), và bản thân học sinh sẽ không có trải nghiệm gì đáng kể để viết nên bài luận hay. Tôi hi vọng là tôi sai đặc biệt là nếu trung tâm đó tính phí dịch vụ khá cao ~ mức cá nhân hóa ~ trên $10,000 mỗi năm chẳng hạn.
6. Tôi không hiểu biết cụ thể nội dung và cách dạy của khóa học dự bị ở Bách Khoa đó. Tuy nhiên, tôi nhìn chung khá bi quan về chất lượng giảng dạy đối với những nội dung và kỹ năng thiên về nghệ thuật và sáng tạo ở Việt Nam từ mẫu giáo đến sau đại học. Lý do thì ai cũng biết cả. Lời khuyên của tôi là tìm hiểu thêm và tự sáng tạo/làm project trên các nền tảng/ứng dụng sau:
a. Lập trình thiếu nhi Scratch (tôi đánh giá rất cao vì độ đơn giản về mặt logic lập trình cũng như độ sinh động của các thành phần visual / audio trong đấy)
View attachment 6884364
b.Wix / Wordpress (thiết kế web không cần lập trình nhiều). Tôi từng hướng dẫn cho nhiều học sinh tự làm website trên Wix, từ blog cá nhân đến website của câu lạc bộ học sinh và cả website bán hàng ăn đêm cho học sinh cùng trường.
View attachment 6884365
c. Figma (công cụ làm prototype mà không cần lập trình cho ứng dụng web / mobile). Đây cũng là công cụ làm việc cực kỳ phổ biến của giới UI/UX.
View attachment 6884366