[Funland] Chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ (vui lòng miễn thảo luận chính trị và nước khác)

Heroine

Đi bộ
Biển số
OF-759930
Ngày cấp bằng
14/2/21
Số km
1
Động cơ
44,510 Mã lực
Tuổi
37
Đọc như một tâm sự vậy, mình hơi chưa hiểu 😅
 

Mss AN TÂM

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-748374
Ngày cấp bằng
1/4/20
Số km
3,416
Động cơ
119,016 Mã lực
CCCM nào có câu hỏi cứ tự nhiên hỏi ở đây, tất tần tật mọi thứ từ quá trình nuôi dạy con nhằm mục đích du học Mỹ, quy trình ứng tuyển vào bậc cử nhân và thạc sĩ ở Mỹ, hoặc về cuộc sống ở Mỹ đối với du học sinh nói chung. Tôi sẽ trả lời một cách chi tiết và nhanh nhất có thể.

Nick Mentor tạm bị xì lốp nên tôi dùng nick này.
Du học Mỹ đại học chi phí như nào? Xin học bổng cần đk cần gì ak? Cụ có hỗ trợ hồ sơ k ạ?
 

cruze vt

Xe tải
Biển số
OF-165423
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
217
Động cơ
347,280 Mã lực
Bác cho em hỏi con gái em chuẩn bị nộp hồ sơ vào đại học. Nhờ bác xem giúp nếu con chọn ngành Toán - Thống kê thì sau này có dễ tìm việc không, và tốt nghiệp đại học ngành này có nộp vào được các ngành như y hay dược không hay nhất thiết phải học ngành liên quan đến hóa sinh mới vào được ạ?
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Bài 39. Chi phí du học Mỹ

Du học Mỹ đại học chi phí như nào?
Xin học bổng cần đk cần gì ak?
Cụ có hỗ trợ hồ sơ k ạ?
Câu hỏi 1: Du học Mỹ đại học chi phí như nào?
Cũng vừa hay gần đây thông qua một thành viên khác trên diễn đàn mà tôi nắm được tình hình giá cả dịch vụ tư vấn du học ở Việt Nam. Như vậy là đủ thông tin để tôi viết một bài sơ lược về ba thành phần chi phí trong việc đi du học:
A. Chi phí học - học phí và chi phí nhập học;
B. Chi phí sinh hoạt;
C. Chi phí chuẩn bị hồ sơ;
D. Chi phí tăng cường học vấn và kỹ năng;
E. Chi phí tư vấn/hướng đạo.

Quy ước 1 USD = 23,000 VND

A. & B. Chi phí học và sinh hoạt:

Đầu tiên, tôi sẽ dùng bảng dự toán chi phí 9 tháng (1 năm học) cho học sinh từ trường công University of Washington, phân nhánh chính tại thành phố Seattle, bang Washington để minh họa cho loại chi phí (A) và (B).

Trường này được xếp hạng #58 toàn nước Mỹ theo US News và #29 toàn thế giới theo Times Higher Education, và là sự lựa chọn tương đối vừa sức với các học sinh trong top 20% của các trường công và tư loại tốt ở Việt Nam. Vì là trường công nên University of Washington sẽ không có bất kỳ trợ cấp tài chính nào cho học sinh quốc tế (https://iss.washington.edu/student-life/money-matters/scholarship/). Các trường khác như University of California (phân nhánh LA, Berkeley, Irvine, v.v.), Penn State University, v.v. đều là trường công và có chính sách tương tự như University of Washington.

Nguồn: https://admit.washington.edu/costs/coa
1615936906155.png


Cột (X) miêu tả chi phí đối với học sinh sống cùng cha mẹ trong cùng thành phố với trường ở Seattle. Cột (Y) miêu tả chi phí đối với học sinh sống độc lập ở ký túc xá của trường hoặc thuê nhà vùng gần trường. (Y) tương ứng với hoàn cảnh của đa phần du học sinh Việt Nam. Cột (Z) miêu tả chi phí đối với học sinh sống cùng người phụ thuộc (1 vợ/chồng + 1 con) và thuê nhà vùng gần trường.

Chi phí loại A bao gồm:
(1) Chi phí mua sách giáo khoa và các tài liệu bắt buộc của lớp: 900 USD = 20.7 triệu VND
(5) Học phí cho cư dân trong bang Washington (điều kiện khá ngặt nghèo và có lẽ 100% học sinh đến từ Việt Nam không thỏa mãn được): 11,745 USD = 271.1 triệu VND
hoặc (7) Học phí cho cư dân ngoài bang/học sinh quốc tế: 39,114 USD = 902.9 triệu VND (bằng 3.33 lần học phí cho cư dân trong bang vì trường công lập của bang vận hành nhờ được nhận tiền thuế nội bang)

Chi phí loại B gồm:
(2) Tiền ở và ăn uống:
- (X) sống cùng với bố mẹ (hoặc ở nhờ nhà người thân ở Seattle) thì không tốn tiền ở nhưng tốn tiền ăn uống 4,458 USD = 102.9 triệu VND
- (Y) sống độc lập, thuê nhà riêng/ở ký túc xá thì ngoài 4,458 USD tiền ăn còn tốn thêm tiền ở 9,429 USD = 217.6 triệu VND
(3) Chi phí sinh hoạt cá nhân khác (vd: giải trí, quần áo, v.v.): 2,316 USD = 534.6 triệu VND
(4) Chi phí đi lại - tiền xăng xe / vé xe bus
- (X) 687 USD = 15.8 triệu VND
- (Y) 471 USD = 10 triệu VND
Lưu ý là bảng kê trên không bao gồm các chi phí mà các du học sinh phải trả ví dụ như 1 chuyến bay khứ hồi, visa, v.v. Tính thêm mấy khoảng này thì (4*) sẽ phải thêm khoảng 1,500 USD = 34,6 triệu VND

Tổng chi phí lý thuyết cho học và sinh hoạt trong 9 tháng cho một du học sinh tiêu chuẩn sống ở ký túc xá của trường:
(Y) (8) = [(1) + (2) + (3) + (4) + (4*) + (7)] = 58,188 USD = 1 tỷ 343 triệu VND
Trong đó, các mục thuộc loại (B) như (2), (3), (4) thì các du học sinh Việt Nam thường sẽ tiết kiệm được 20-40% tùy người tùy mức độ chịu khổ. Tuy nhiên, lời khuyên của tôi là nếu đã bỏ ra gần 1.5 tỷ bạc để đi học nước ngoài thì không nên cố gắng tiết kiệm 100-200 triệu tiền ăn uống và vui chơi giải trí vì những chi phí đó ngoài tác dụng bảo toàn sức khỏe của học sinh ra thì cũng góp phần tăng mức độ hòa nhập và rèn luyện kỹ năng mềm của học sinh. Đi làm thêm bên ngoài (nên tìm cách hợp pháp bằng cách làm việc trong trường) thì cũng hạn chế ở mức dưới 12 tiếng mỗi tuần để đảm bảo chất lượng học tập.

Tổng chi phí thực tế: tính toán cẩn thận hơn thì với gia đình dư dả, nên hoạch toán khoảng 1.5 tỷ VND mỗi năm (6 tỷ VND cho 4 năm) để con cái không cần phải đi làm thêm và để phòng các trường hợp bất khả kháng, chi phí phát sinh thêm, học phí tăng (2-3% mỗi năm).

Nếu là trường tư và không nhận được bắt kỳ học bổng nào thì ước tính chi phí sẽ là ở mức khoảng 2 tỷ VND mỗi năm (8 tỷ cho 4 năm).

C. Chi phí chuẩn bị hồ sơ:


Loại chi phí này bao gồm các thành phần chủ yếu như sau:

1. Phí đăng ký thi TOEFL (chứng minh khả năng dùng tiếng Anh như ngoại ngữ/ngôn ngữ thứ 2):
Mỗi lần thi là 190 USD = 4.3 triệu VND
Thường thì học sinh sẽ thi khoảng 3 lần trong vòng 24 tháng trước khi nộp hồ sơ để có được điểm số như mong muốn.
--> 570 USD = 13.2 triệu VND

2.
Phí đăng ký thi SAT hoặc ACT (chứng minh khả năng suy luận đọc hiểu và toán học; vì COVID nên nhiều trường cho tùy chọn không nộp SAT/ACT):
a. SAT (có kèm phần viết luận): mỗi lần 121 USD = 2.8 triệu VND
Thường thì học sinh sẽ thi khoảng 2 lần trong vòng 12 tháng trước khi nộp hồ sơ để có được điểm số như mong muốn.
--> 242 USD = 5.6 triệu VND
B. ACT (có kèm phần viết luận): mỗi lần 166.5 USD = 3.8 triệu VND
Thường thì học sinh sẽ thi khoảng 2 lần trong vòng 12 tháng trước khi nộp hồ sơ để có được điểm số như mong muốn.
--> 333 USD = 7.6 triệu VND

3. Phí đăng ký thi SAT 2 (chứng minh kiến thức tầm trung trong một môn học nào đó như toán, lý, hóa, v.v.). Bài thi này đã bị ngừng ở Mỹ và sẽ tiến hành lần cuối cùng vào tháng 6 năm nay đối với thị trường quốc tế, do đó tôi không tính đến ở đây.

4. Phí đăng ký thi AP (chứng minh kiến thức tương đương trình độ năm 1 đại học trong một môn học nào đó). Thường học sinh sẽ theo học lớp AP kéo dài 1-2 học kỳ (tùy môn) trước rồi đến tháng 5/6 hàng năm mới thi AP. Tuy nhiên vẫn có học sinh tự học rồi đăng ký thi.
Mỗi bài thi AP tốn 125 USD (ngoại trừ AP Seminar và AP Research) = 2.9 triệu VND
Ước tính của tôi là học sinh trường công ở Việt Nam sẽ thi khoảng 2 môn (học sinh trường quốc tế ở VN hoặc học sinh tại Mỹ thường thi 4-6 môn) --> 250 USD = 5.8 triệu VND

5.
Phí nộp hồ sơ: mỗi trường sẽ có các mức phí khác nhau, tôi tạm dùng 80 USD = 1.8 triệu VND.
Thông thường học sinh sẽ nộp đơn cho 10 trường (2 trường an toàn tức khả năng trúng tuyển >50% + 6 trường phù hợp tức khả năng trúng tuyển chừng 10-50% + 2 trường mạo hiểm với khả năng trúng tuyển <10%) --> 800 USD = 18 triệu VND

Tổng lý thuyết: 1,862 USD = 42.8 triệu VND


Tuy nhiên số tiền này chưa bao gồm tiền gửi điểm đến trường ứng tuyển (khi đăng ký thi thì thường được miễn phí gửi điểm đến 3-4 trường gì đó nhưng nhiều học sinh muốn biết điểm rồi mới gửi điểm nên không tận dụng ưu đãi gửi điểm miễn phí đó)

Tổng thực tế ~2,100 USD = 48.3 triệu VND


D. Chi phí tăng cường học vấn và kỹ năng:


Loại chi phí này bao gồm 2 loại chính:

1. Chi phí luyện thi (đối phó với các kỳ thi trong mục C):

Ước tính 200,000 VND mỗi giờ x 150 giờ cho TOEFL = 30 triệu VND

Ước tính 300,000 VND mỗi giờ x 100 giờ cho SAT = 30 triệu VND

* số lượng giờ lên lớp phụ thuộc vào xuất phát điểm, khả năng hấp thu trên lớp, quá trình tự học của người học
* chi phí mỗi giờ phụ thuộc vào thành phố, loại trung tâm, quy mô lớp, cấp độ lớp của nơi theo theo học.

2. Chi phí theo học các khóa học hè, học online, v.v:
Cái này thì vô chừng:
- 1 lớp online không bao gồm chứng chỉ chính thức trên EdX: miễn phí
- 1 lớp online trên Udemy: 12 USD = 276,000 VND
- 1 lớp (3 tín chỉ) ở chương trình hè của Stanford University: 3,919 USD = 90.1 triệu VND
- Chương trình hè về quản trị kinh doanh ở Wharton - Wharton Business Leadership Academy: 4,399 USD = 101.2 triệu VND
- Chương trình nghiên cứu học thuật về kinh tế - khoa học - chính trị quốc tế ở Yale University (Yale Young Global Scholars): 6,250 USD = 143.8 triệu VND

Tổng lý thuyết: 0 VND (tự học hoàn toàn; chỉ tham gia các hoạt động và lớp miễn phí)

Tham khảo thêm bài 4. Luyện thi SAT https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441546 (trong bài này tôi nhắc đến mấy nguồn tư liệu để tự học SAT; trên cùng nguồn sách điện tử có thể tìm sách về ACT, TOEFL và AP nữa)

Tổng thực tế: ước tính tối thiểu 150 triệu VND (tùy theo nhu cầu)


E. Chi phí tư vấn


Theo các nguồn tin và nghiên cứu sơ lược của tôi thì hiện tại các trung tâm hướng dẫn du học Mỹ có tiếng ở Hà Nội và Sài Gòn có hai hình thức dịch vụ chính là:
1. Trọn gói hướng dẫn du học (bao gồm nộp hướng dẫn học sinh nâng cao hoạt động ngoại khóa, hướng dẫn viết luận, nộp hồ sơ cho 8-15 trường). Chi phí từ 200 triệu VND trở lên, tùy thời lượng và chất lượng hướng dẫn (bắt đầu từ lớp mấy, gặp hướng dẫn viên bao nhiêu lần mỗi tháng, hướng dẫn viên là ai). Hướng dẫn luyện thi tính riêng nhưng nếu mua cùng với hướng dẫn du học thì có ưu đãi thêm.
2. Dịch vụ a-la-carte: mỗi bộ phận dịch vụ của kiểu trọn gói được tách riêng ra, vd chỉ hướng dẫn làm họat động ngoại khóa trong 1 năm thì 30 triệu, hướng dẫn viết luận cho 1 trường là 15 triệu, v.v. Mức phí cụ thể tùy trung tâm và chi tiết của dịch vụ.

Tổng lý thuyết: 0 VND (tự làm hoàn toàn)

Tổng thực tế: ước chừng 200 triệu cho 1 gói dịch vụ trọn gói ở mức cơ bản


Kết luận:


Tổng lý thuyết (tối thiểu)
Tổng thực tế (phù hợp với đa số các trường hợp)
A. & B. Chi phí học và sinh hoạt (1 năm)
1 tỷ 343 triệu VND
1 tỷ 500 triệu VND
C. Chi phí chuẩn bị hồ sơ
42.8 triệu VND
48.3 triệu VND
D. Chi phí tăng cường học vấn và kỹ năng
0 VND
150 triệu VND (tùy theo nhu cầu)
E. Chi phí tư vấn
0 VND
200 triệu (dịch vụ trọn gói ở mức cơ bản)
Tổng = quá trinh chuẩn bị + năm học đầu
1 tỷ 385.8 triệu VND
1 tỷ 898.3 triệu VND
Tổng = quá trinh chuẩn bị + 4 năm học
5 tỷ 414 triệu VND
6 tỷ 398.3 triệu VND
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -



Câu hỏi 2: Xin học bổng cần điều kiện gì?

Câu hỏi này đã được trả lời trong bài viết 6. Giải nghĩa các loại học bổng: https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441712

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Câu hỏi 3: Cụ có hỗ trợ hồ sơ không ạ?

Như tôi đã nói từ bài số 1, tôi không quảng cáo dịch vụ và cũng không cung cấp dịch vụ hướng dẫn học sinh gì cả. Nhiều cụ mợ trên diễn đàn đã có thư riêng hỏi nhưng tôi đều từ chối. Nếu CCCM và con cái có câu hỏi, cần ví dụ (kế hoạch phát triển hoạt động, bài luận, thư waitlist, v.v.) thì cứ đăng bài ở đây, tôi sẽ trả lời công khai để mọi người đều hưởng được ích lợi.

Thú thật là sau khi làm việc gần 6 năm ở Trung Quốc và hướng dẫn cho nhiều học sinh đến từ gia đình có điều kiện, tôi nghĩ rằng dịch vụ hướng dẫn học sinh (đặc biệt là ở giai đoạn trước khi nộp hồ sơ) tuy đáng đồng tiền bát gạo nhưng chi phí đắt đỏ của nó nới rộng thêm khoảng cách giữa học sinh giàu và học sinh nghèo. Ý nguyện của tôi khi mở thớt này và đi học thạc sĩ là để nghiên cứu và ứng dụng các phương thức làm tăng sự phổ biến các loại hình giáo dục phi truyền thống như mentorship (hướng đạo) bằng cách tăng khả năng mở rộng (scalability) và giảm chi phí.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
1. Em có cháu gái đang học lớp 10 muốn theo ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng thì nên đặt mục tiêu vào trường chuyênArt hay chọn giải pháp và ngành có chuyên ngànhArt xếp hạng thấp hơn nhưng có ngành nghề khác để có thể học thêm ngành phụ bổ trợ (kình doanh, ...). Cụ biết các trường thuộc giải pháp sau mà đại học đó lại liên kết với trường chuyên Art chất lượng không xin được Cụ chia sử giúp ạ!

2. Nếu theo đuổi một ngành thuộc Mỹ thuật ứng dụng thì việc chọn môn học ở high school nên ưu tiên chọn những môn nào trong nhóm môn tự chọn để tốt hơn cho việc học đại học trong lĩnh vực này?

3. Nhờ Cụ chia sẻ thêm việc một học sinh tham gia hoạt động mang tính chia sẻ cộng đồng tự thân định kì kéo dài dù thô mộc nhưng đúng lứa tuổi và một học sinh khác được người lớn dẫn dắt làm các dự án vận động được số tiền lớn (từ người thân, đồng nghiệp và bạn bè ucar bố mẹ) ủng hộ việc to lớn hơn thì ngoài yếu tố cảm xúc thật của bạn đầu thì điểm cộng nào ưu việt hơn đối với nhà tuyển sinh. Theo em tìm hiểu thì các trung tâm đang make up những dự án có phần ngược với mục tiêu giáo dục và chỉ nhằm mục tiêu tăng tính cạnh tranh của hồ sơ và thật sự là cheating. Vậy nhà tuyển sinh căn cứ vào đâu để định vị thực chất những hoạt động này?

4. Các Anh Chị trong group có thể chia sẻ giúp em kinh nghiệm về thông tin công ty tư vấn chất lượng ở Hà Nội được không ạ? (Nếu các Anh Chị không phiền chia sẻ ở đây giúp em thì cho em xin vào địa chỉ email: Hang.pt2201@gmail.com ạ).

Trân trọng cảm ơn cụ Uchihakula và mọi người ạ!
Tôi đã viết bài trả lời ở đây: https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-59000046
Phiền cụ/mợ Hang.Phan vào phản hồi

Bác cho em hỏi con gái em chuẩn bị nộp hồ sơ vào đại học. Nhờ bác xem giúp nếu con chọn ngành Toán - Thống kê thì sau này có dễ tìm việc không, và tốt nghiệp đại học ngành này có nộp vào được các ngành như y hay dược không hay nhất thiết phải học ngành liên quan đến hóa sinh mới vào được ạ?
Tôi sẽ viết bài trả lời từ đây đến cuối tuần.
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
863
Động cơ
210,555 Mã lực
Bác cho em hỏi con gái em chuẩn bị nộp hồ sơ vào đại học. Nhờ bác xem giúp nếu con chọn ngành Toán - Thống kê thì sau này có dễ tìm việc không, và tốt nghiệp đại học ngành này có nộp vào được các ngành như y hay dược không hay nhất thiết phải học ngành liên quan đến hóa sinh mới vào được ạ?
Cái này mình có chút ít kinh nghiệm nên có thể có chút ý kiến
Mình không biết ngành Toán Thống kê là major gì trong tiếng Anh, Statistic ?? nhưng học bất cứ ngành nào cũng đều có thể nộp đơn vào học Y, Dược hoặc Nha miễn lấy đủ các môn học cần thiết đáp ứng yêu cầu chung của trường Y ví dụ như phải có 6 credits ( tức là khoảng 2 lớp) Physics, 6 credits Biology, English, Chemistry ( Organic and General ), Biochemistry, Psychology, Genetic. Tuy là không bắt buộc phải có major Hóa Sinh nhưng vì yêu cầu phải hoàn thành ít nhất 2 lớp cho mỗi môn học nên đa số những sinh viên nộp đơn vào trường Y đều có major Biology, Biochemistry, Biomedical vì nếu phải học hết những môn cần thiết cho yêu cầu của trường Y rồi phải học thêm những môn học cần thiết cho major chính của mình thì quá nhiều, chắc không thể hoàn thành trong 4 năm học. Điểm trung bình cho 4 năm học GPA phải ít nhất 3.8 trở lên, đặc biệt GPA của các môn yêu cầu cũng phải khoảng 3.7
Bên cạnh các môn học, sinh viên cần phải có kinh nghiệm nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc trong bệnh viện hoặc phòng khám và công việc thiện nguyện, cả ba chứ không chỉ một hay hai
Sinh viên bắt buộc phải thi MCAT ( trường Y), PCAT ( Dược) DCAT ( Nha) điểm cho MCAT ít nhất phải từ 510 trở lên ( cao nhất là 528)
Tóm lại để vào trường Y, sinh viên bắt buộc phải có
- GPA cao
- MCAT cao
- Kinh nghiệm làm việc
- Thơ giới thiệu của các bác sĩ, giáo sư nghiên cứu, các tổ chức từ thiện
- Hai bài luận văn tự giới thiệu về mình và nói rõ vì sao mình muốn trở thành bác sĩ
Sau khi nộp hồ sơ thì trường sẽ gọi phỏng vấn. Tỷ lệ được gọi phỏng vấn chỉ khoảng mấy chục phần trăm nên phần nộp hồ sơ rất quan trọng cho các vị trong ban tuyển chọn đọc thấy sự nổi trội của mình mà gọi phỏng vấn
Tỷ lệ sinh viên được nhận vào medical school là khoảng 7% tuy nhiên gia đình bạn cần tìm hiểu kỹ xem có trường nào nhận du học sinh hay không vì theo mình biết hình như Medical school không nhận du học sinh
 

cruze vt

Xe tải
Biển số
OF-165423
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
217
Động cơ
347,280 Mã lực
Cái này mình có chút ít kinh nghiệm nên có thể có chút ý kiến
Mình không biết ngành Toán Thống kê là major gì trong tiếng Anh, Statistic ?? nhưng học bất cứ ngành nào cũng đều có thể nộp đơn vào học Y, Dược hoặc Nha miễn lấy đủ các môn học cần thiết đáp ứng yêu cầu chung của trường Y ví dụ như phải có 6 credits ( tức là khoảng 2 lớp) Physics, 6 credits Biology, English, Chemistry ( Organic and General ), Biochemistry, Psychology, Genetic. Tuy là không bắt buộc phải có major Hóa Sinh nhưng vì yêu cầu phải hoàn thành ít nhất 2 lớp cho mỗi môn học nên đa số những sinh viên nộp đơn vào trường Y đều có major Biology, Biochemistry, Biomedical vì nếu phải học hết những môn cần thiết cho yêu cầu của trường Y rồi phải học thêm những môn học cần thiết cho major chính của mình thì quá nhiều, chắc không thể hoàn thành trong 4 năm học. Điểm trung bình cho 4 năm học GPA phải ít nhất 3.8 trở lên, đặc biệt GPA của các môn yêu cầu cũng phải khoảng 3.7
Bên cạnh các môn học, sinh viên cần phải có kinh nghiệm nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc trong bệnh viện hoặc phòng khám và công việc thiện nguyện, cả ba chứ không chỉ một hay hai
Sinh viên bắt buộc phải thi MCAT ( trường Y), PCAT ( Dược) DCAT ( Nha) điểm cho MCAT ít nhất phải từ 510 trở lên ( cao nhất là 528)
Tóm lại để vào trường Y, sinh viên bắt buộc phải có
- GPA cao
- MCAT cao
- Kinh nghiệm làm việc
- Thơ giới thiệu của các bác sĩ, giáo sư nghiên cứu, các tổ chức từ thiện
- Hai bài luận văn tự giới thiệu về mình và nói rõ vì sao mình muốn trở thành bác sĩ
Sau khi nộp hồ sơ thì trường sẽ gọi phỏng vấn. Tỷ lệ được gọi phỏng vấn chỉ khoảng mấy chục phần trăm nên phần nộp hồ sơ rất quan trọng cho các vị trong ban tuyển chọn đọc thấy sự nổi trội của mình mà gọi phỏng vấn
Tỷ lệ sinh viên được nhận vào medical school là khoảng 7% tuy nhiên gia đình bạn cần tìm hiểu kỹ xem có trường nào nhận du học sinh hay không vì theo mình biết hình như Medical school không nhận du học sinh
Em rất cảm ơn câu trả lời chi tiết, nhiều thông tin của bác. Gia đình em sẽ tìm hiểu thêm vì em thấy một số trường tư thì nhận, trường công thì hiếm hơn. Chúc bác luôn mạnh khỏe.
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
863
Động cơ
210,555 Mã lực
Em rất cảm ơn câu trả lời chi tiết, nhiều thông tin của bác. Gia đình em sẽ tìm hiểu thêm vì em thấy một số trường tư thì nhận, trường công thì hiếm hơn. Chúc bác luôn mạnh khỏe.
Quên một điều là bạn cần phải hỏi ý cháu coi nó muôn học Y hay không nha vì thời gian học Y ở Mỹ rất dài, rất nhiều áp lực nên phải thật sự mong muốn làm BS, phải thật sự yêu nghề và phải giỏi thật sự nếu không học xong 4 năm mấy cái ngành như Biology, Biomedical ...mà xin vô trường Y không được là coi như ở nhà long bong vì mấy ngành đó khó xin việc lắm
 

trungletco

Xe máy
Biển số
OF-27628
Ngày cấp bằng
18/1/09
Số km
68
Động cơ
486,180 Mã lực
Hiện tại F1 nhà cháu đã được một số trường chấp nhận và có thư trúng tuyển. Hiện gia đình đang phân vân giữa ba trường Boston Uni , Umass: Amherst và Miami Uni Oxford và phải đưa ra quyết định trước ngày 01/5/2021. Trong đó, Boston Uni ( 42 NU) không có hỗ trợ tài chính, tổng học phí và các khoản tầm 80k/năm; UMass: Amherst ( 66NU) học phí và các khoản tầm 60k/năm, có hỗ trợ tài chính 12k/năm và Miami Uni (103 NU), học phí và các khoản tầm 60k/năm, hỗ trợ tài chính 21k/năm . F1 nhà cháu dự định học Business Marketing hoặc Finance và Banking. Gia đình rất mong muốn được cụ chủ thớt tư vấn nên lựa chọn trường nào trong ba trường trên? Nếu học các chuyên ngành trên thì trường nào tốt nhất?
Chân thành cám ơn bác trước!
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Cái này mình có chút ít kinh nghiệm nên có thể có chút ý kiến
Mình không biết ngành Toán Thống kê là major gì trong tiếng Anh, Statistic ?? nhưng học bất cứ ngành nào cũng đều có thể nộp đơn vào học Y, Dược hoặc Nha miễn lấy đủ các môn học cần thiết đáp ứng yêu cầu chung của trường Y ví dụ như phải có 6 credits ( tức là khoảng 2 lớp) Physics, 6 credits Biology, English, Chemistry ( Organic and General ), Biochemistry, Psychology, Genetic. Tuy là không bắt buộc phải có major Hóa Sinh nhưng vì yêu cầu phải hoàn thành ít nhất 2 lớp cho mỗi môn học nên đa số những sinh viên nộp đơn vào trường Y đều có major Biology, Biochemistry, Biomedical vì nếu phải học hết những môn cần thiết cho yêu cầu của trường Y rồi phải học thêm những môn học cần thiết cho major chính của mình thì quá nhiều, chắc không thể hoàn thành trong 4 năm học. Điểm trung bình cho 4 năm học GPA phải ít nhất 3.8 trở lên, đặc biệt GPA của các môn yêu cầu cũng phải khoảng 3.7
Bên cạnh các môn học, sinh viên cần phải có kinh nghiệm nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc trong bệnh viện hoặc phòng khám và công việc thiện nguyện, cả ba chứ không chỉ một hay hai
Sinh viên bắt buộc phải thi MCAT ( trường Y), PCAT ( Dược) DCAT ( Nha) điểm cho MCAT ít nhất phải từ 510 trở lên ( cao nhất là 528)
Tóm lại để vào trường Y, sinh viên bắt buộc phải có
- GPA cao
- MCAT cao
- Kinh nghiệm làm việc
- Thơ giới thiệu của các bác sĩ, giáo sư nghiên cứu, các tổ chức từ thiện
- Hai bài luận văn tự giới thiệu về mình và nói rõ vì sao mình muốn trở thành bác sĩ
Sau khi nộp hồ sơ thì trường sẽ gọi phỏng vấn. Tỷ lệ được gọi phỏng vấn chỉ khoảng mấy chục phần trăm nên phần nộp hồ sơ rất quan trọng cho các vị trong ban tuyển chọn đọc thấy sự nổi trội của mình mà gọi phỏng vấn
Tỷ lệ sinh viên được nhận vào medical school là khoảng 7% tuy nhiên gia đình bạn cần tìm hiểu kỹ xem có trường nào nhận du học sinh hay không vì theo mình biết hình như Medical school không nhận du học sinh
Rất chi tiết. Thank you bác.
"Tỷ lệ sinh viên được nhận vào medical school là khoảng 7%": Kinh nhỉ, tôi không ngờ Đầu vào mà họ xét ngặt nghèo vậy.
Còn Đầu ra nữa, chắc không ít cháu rớt.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Bài 40. Hỏi đáp: tìm việc làm ở Mỹ với chuyên nghành toán - thống kê

Bác cho em hỏi con gái em chuẩn bị nộp hồ sơ vào đại học. Nhờ bác xem giúp nếu con chọn ngành Toán - Thống kê thì sau này có dễ tìm việc không, và tốt nghiệp đại học ngành này có nộp vào được các ngành như y hay dược không hay nhất thiết phải học ngành liên quan đến hóa sinh mới vào được ạ?
Em rất cảm ơn câu trả lời chi tiết, nhiều thông tin của bác. Gia đình em sẽ tìm hiểu thêm vì em thấy một số trường tư thì nhận, trường công thì hiếm hơn. Chúc bác luôn mạnh khỏe.
Nhìn chung, tốt nghiệp bằng cử nhân với các nghành quantitative và physical science (tức là STEM nhưng trừ Biology và Environmental Science ra) có thể ứng cử ở bất kỳ công việc nào, từ kinh doanh đến kỹ thuật. Bây giờ có rất nhiều công việc, đặc biệt trong các công ty công nghệ, yêu cầu major là CS, Math, Statistics, v.v. Nhiều khi trong phần Qualifications của công việc, công ty sẽ nói rõ về major yêu cầu nhưng thường thì họ sẽ "mã hóa" yêu cầu bằng những ngôn từ gián tiếp, ví dụ" "analytical skills" trong hinh dưới - công việc Associate Product Manager cho công ty OpenTable.


1618373688889.png


Thông thường ngôn từ càng cụ thể thì nhà tuyển dụng càng cứng nhắc hơn đối với chuyên nghành. Ngoại lệ luôn tồn tại, đặc biệt là với các trường hợp quen biết, có kinh nghiệm thực tập sinh trong vị trí tương đương, có những kinh nghiệm và kỹ năng được chứng minh bằng cách khác (vd. tự mở công ty, làm project trong lớp hoặc pro-bono consulting tức là tư vấn miễn phí, v.v.)

Chuyên nghành nêu ra trên tấm bằng có thể nói chỉ là một trong những điều kiện cần. Còn có nhiều điều kiện cần và đủ khác. Như tôi đã viết trong một số chủ đề khác, nay trích lại như sau (https://www.otofun.net/threads/chi-tien-ty-dinh-cu-canada-nhieu-nguoi-lo-mat-trang.1755729/post-59409696):

"- Nhà tuyển dụng dễ dãi thì chỉ không cần bằng cấp gì, chỉ cần thái độ tốt.
- Khó hơn một chút, cần cả thái độ và bằng cử nhân.
- Khó hơn một chút, yêu cầu thái độ, bằng cử nhân, và kinh nghiệm làm việc trước khi ra trường (thông qua việc làm thực tập, bán thời gian, hoạt động ngoại khóa, hoạt động buôn bán kinh doanh, hoạt động nghiên cứu, v.v.)

(Từ bước này về sau chỉ bàn về tấm bằng và ngôi trường)
- Khó hơn một chút, ngoài thái độ và kinh nghiệm ra, chỉ chọn người có bằng cử nhân học 4 năm ở cả bậc đại học chứ nếu mà là 2 năm cao đẳng cộng đồng + 2 năm đại học cũng không được.
- Khó hơn một chút nữa, chỉ chọn người tốt nghiệp với một hoặc nhiều hơn các điều kiện sau:
+ đúng chuyên nghành cần tuyển
+ tốt nghiệp từ đại học có tiếng (thường là top 100 toàn quốc hoặc top 10 trong bang, tiêu chuẩn thay đổi tùy nghành tùy người)
+ điểm trung bình trên 3.5 (các nghành tài chính ngân hàng và tư vấn doanh nghiệp)
+ xếp hạng cao trong khóa tốt nghiệp (vd top 10%, top 5%, v.v.)
+ tốt nghiệp từ nhóm đại học có tính chọn lọc cao (vd 7 trường Ivy League + MIT, Stanford, và một số Public Ivies như UC Berkeley, UCLA hay Little Ivies / Top Liberal Arts Colleges như Williams College, Amherst College, Wellesley College.


Nhìn chung thì càng về dưới, các tiêu chuẩn càng khó đạt được và giá trị tấm băng cử nhân sẽ càng lớn, ít bị "rớt giá" trong thời kỳ lạm phát bằng đại học như hiện nay. Thậm chí, những cử nhân thỏa mãn các điều kiện dưới cùng sẽ được trọng dụng và nhận lương cao hơn cả những thạc sĩ và tiến sĩ từ các trường chiếu dưới."

Đấy là chỉ nói về bằng cấp và trường lớp. Để kiếm được việc ở những công ty lớn hoặc vị trí "ngon" thì kinh nghiệm làm việc, thành tích làm việc, kỹ năng làm việc và giao tiếp cũng cần được chú ý kỹ, đặc biệt là vì có nhiều điểm cộng trong hồ sơ sinh việc chỉ có thể kiếm được nếu học sinh tự giác và năng động ở bên ngoài lớp học.

Ví dụ minh họa: việc làm cho sinh viên mới ra trường Data Analyst ở công ty phần mềm chống spywares - Malwarebytes (https://www.linkedin.com/jobs/view/2477554846)

1618374923956.png

Con số 140 ứng cử viên cho một công việc đã lâu không còn là ngoại lệ. Ở những công ty lớn hơn, con số này có thể cao hơn nữa. Thêm vào đó, mặc dù được xếp vào loại công việc cấp thấp (entry level), những yêu cầu cứng và mềm của công việc này không hề đơn giản:

1618376042726.png


1-3 năm kinh nghiệm làm việc với SQL và R hoặc Python không phải là thứ mà học sinh nào tốt nghiệp với chuyên nghành toán, kinh tế, hoặc CS đều có thể thể hiện được bởi vì phần đa các nhà tuyển dụng không tính năm học = năm kinh nghiệm và một số lượng ngày càng nhiều các nhà tuyển dụng thậm chí còn không tính số năm kinh nghiệm tích lũy từ internship. Đây là một hiện tượng tương đối đáng lo ngại với giới học sinh đại học Mỹ - các công ty muốn tuyển học sinh mới tốt nghiệp và trả tiền cho họ rất ít nhưng lại đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm đầy mình và sẵn sàng làm được việc khi mới vào. Lý do là cái vòng luẩn quẩn (vicious cycle): trả lương thấp cho nhân viên mới --> tuyển người ít kinh nghiệm --> đào tạo tốn công và tốn tiền --> nhân viên thành tài nhảy việc kiếm lương cao hơn --> công ty hoạt động khó khăn và thiếu hụt người có kinh nghiệm --> trả lương thấp cho nhân viên mới --> ... Cái vòng luẩn quẩn này cũng tồn tại ở Việt Nam nhưng mức độ cạnh tranh khi ứng tuyển việc sau tốt nghiệp còn tương đối thấp do phần đa học sinh ít năng động cải thiện bản thân ngoài lớp học trong thời gian học đại học (theo thông tin tôi nắm được từ báo đài và các diễn đàn ở VN).

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tôi viết khá dài dòng bên trên về hiện trạng tìm việc ở Mỹ khi sắp tốt nghiệp bởi bản thân tôi cũng vừa mới trải qua (kiếm được offer 2 tháng trước khi tốt nghiệp chương trình EdM ở Harvard GSE) và cũng vì cụ/mợ Autum leaf đã giải đáp phần lớn câu hỏi liên quan đến ứng tuyển vào trường y.

Ở đây tôi bổ sung thêm ý này nữa là học sinh quốc tế tuyệt đối không nên ứng tuyển vào trường y ở Mỹ. Lý do là vì đa phần học sinh quốc tế, bất kể điểm SAT hay TOEFL cao cỡ nào cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thi MCAT và phỏng vấn vào trường y, đặc biệt là các trường trong top 20, bất kể là công hay tư. Ngoài ra, ở các trường y, hội đồng xét tuyển cũng luôn đề cao tuyển người có thẻ xanh/quốc tịch Mỹ vì quá trình đào tạo bác sỹ rất tốn tài nguyên của đất nước và nhà trường, do đó họ muốn những bác sĩ họ đào tạo ra sẽ làm việc ở Mỹ và đóng góp cho cộng đồng ở Mỹ. Nhận học sinh quốc tế vào, nguy cơ lãng phí tài nguyên khi những học sinh đó quay lại quê hương sau khi tốt nghiệp là rất lớn.

Trường dược theo tôi được biết thì không khắt khe như trường y khi xem xét sinh viên quốc tế. Nói thêm là các gia đình VN ở Mỹ thường bỏ nhỏ cho nhau cho con vào trường dược để làm dược sĩ bán/phân phối thuốc ở siêu thị hoặc bệnh viện như là một công việc nhàn hạ, lương cao, và "cao quý". Tuy nhiên điều này chỉ đúng đối với thời kỳ 2010 trở về trước khi dược sĩ còn tương đối hiếm. Hiện nay, thị trường lao động cho dược sĩ đã bão hòa. Những dược sĩ mới tốt nghiệp khó kiếm việc hơn rất nhiều. Khi kiếm được việc, họ thường phải chấp nhận làm việc xa nhà (lái xe >45 phút cho 1 chiều), làm các ca khó nhai như tối - sáng sớm và cuối tuần, và lương bổng kém hơn xưa nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Hiện tại F1 nhà cháu đã được một số trường chấp nhận và có thư trúng tuyển. Hiện gia đình đang phân vân giữa ba trường Boston Uni , Umass: Amherst và Miami Uni Oxford và phải đưa ra quyết định trước ngày 01/5/2021. Trong đó, Boston Uni ( 42 NU) không có hỗ trợ tài chính, tổng học phí và các khoản tầm 80k/năm; UMass: Amherst ( 66NU) học phí và các khoản tầm 60k/năm, có hỗ trợ tài chính 12k/năm và Miami Uni (103 NU), học phí và các khoản tầm 60k/năm, hỗ trợ tài chính 21k/năm . F1 nhà cháu dự định học Business Marketing hoặc Finance và Banking. Gia đình rất mong muốn được cụ chủ thớt tư vấn nên lựa chọn trường nào trong ba trường trên? Nếu học các chuyên ngành trên thì trường nào tốt nhất?
Chân thành cám ơn bác trước!
Tóm tắt:

TrườngXếp hạng US News (National Univ.)Chi phí tài chính mỗi nămChi phí net mỗi năm
Boston University42$80,000 - $0$80,000
University of Massachusetts - Amherst66$60,000 - $12,000$48,000
Miami University - Oxford
103
$60,000 - $21,000$39,000
Bên trên, cụ không trình bày tình hình tài chính gia đình nên tôi tạm hiểu là tài chính không phải là trở ngại (lớn nhất) trong quyết định này.



Cụ nhắc đến nguyện vọng chuyên nghành của F1 - Business (nhánh Marketing), Finance, Banking. Rất hiếm trường có chuyên nghành Finance ở bậc cử nhân; còn Banking thì tuyệt đối không có. Thêm vào đó, có vẻ như F1 không được nhận vào trường kinh doanh của các trường kể trên (vd: ở Boston University là Questrom), do đó sẽ có hạn chế về mức độ chuyên biệt hóa trong chuyên nghành được chọn.

Tôi xem thử bên Boston University - College of Arts & Sciences (trường mà đa phần học sinh được tuyển vào - https://www.bu.edu/academics/cas/programs/), thì thấy không có Finance mà chỉ có các chuyên nghành tương đối rộng hơn như:

1618378674000.png


1618378691224.png


Trong khi đó bên Questrom sẽ có các chuyên nghành sâu hơn (https://www.bu.edu/questrom/degree-programs/bs-in-business-administration/):
1618378814638.png


Không vào Questrom cũng không phải vấn đề gì lớn vì khi ứng tuyển làm thực tập sinh mùa hè hoặc việc làm sau tốt nghiệp, đa phần các công ty không ưu tiên học sinh với chuyên nghành hẹp bởi vì ở phần lớn các đại học không có trường kinh doanh và bằng cử nhân với chuyên nghành business. Nhà tuyển dụng sẽ xem ứng cử viên với chuyên nghành Economics, Mathematics, Finance v.v. là tương đương nhau (không phân biệt quá xét nét như ở VN). Quan trọng hơn cả là kỹ năng liên quan (kỹ năng cứng như Excel, SQL, R, Python, Tableau, BI, v.v. và kỹ năng mềm), hoạt động ngoại khóa liên quan đến khả năng lãnh đạo và hiểu biết về kinh tế (Finance club, business club, student union, v.v.) và kinh nghiệm làm việc trong công việc/internship tương đương.

Ngoài ra, các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng ưu tiên các trường xếp hạng cao hơn và các trường gần họ hơn (gần thành phố lớn). Những trường thỏa mãn hai điều kiện đó thường được gọi là feeder school mặc dù vẫn có ngoại lệ.

Xem xét hai điểm này, Miami University - Oxford bị loại từ vòng gửi xe vì xếp hạng quá thấp (ngoài top 100 quốc gia thì chỉ có các nhà tuyển dụng trong cùng bang mới biết đến) và vì vị trí địa lý ở bang Ohio - một bang tương đối kém phát triển về mặt kinh tế và giao thương.

UMass Amherst xếp hạng tốt hơn nhưng ở nơi tương đối hẻo lánh của bang MA, vừa xa Boston vừa xa New York City.

Boston University xếp hạng cao nhất và vị trí cũng tốt nhất trong 3 trường.

Nếu quả thực tình hình tài chính của gia đình có thể kham được, Boston University là sự lựa chọn tối ưu. Nếu không thì tùy cơm gắp mắm vậy.

Bổ sung thêm, nếu F1 muốn chuyên nghiệp hóa ở lĩnh vực tài chính ngân hàng thì F1 nên tự học thêm các kỹ năng cứng nêu trên ở các lớp trong trường, hoạt động ngoại khóa, hoặc lớp online, ngoài ra cũng chuẩn bị thêm CPA và các license khác (vd FINRA Exams series 7, 63, v.v.) ở hai năm cuối để thi trong vòng 6-12 tháng sau tốt nghiệp. Sau khi làm việc 3 năm trở lên thì có thể đăng ký học MBA, Master of Finance, Master of Business Analytics ở các trường "nổi tiếng" khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

trungletco

Xe máy
Biển số
OF-27628
Ngày cấp bằng
18/1/09
Số km
68
Động cơ
486,180 Mã lực
Tóm tắt:

TrườngXếp hạng US News (National Univ.)Chi phí tài chính mỗi nămChi phí net mỗi năm
Boston University42$80,000 - $0$80,000
University of Massachusetts - Amherst66$60,000 - $12,000$48,000
Miami University - Oxford
103
$60,000 - $21,000$39,000
Bên trên, cụ không trình bày tình hình tài chính gia đình nên tôi tạm hiểu là tài chính không phải là trở ngại (lớn nhất) trong quyết định này.




Cụ nhắc đến nguyện vọng chuyên nghành của F1 - Business (nhánh Marketing), Finance, Banking. Rất hiếm trường có chuyên nghành Finance ở bậc cử nhân; còn Banking thì tuyệt đối không có. Thêm vào đó, có vẻ như F1 không được nhận vào trường kinh doanh của các trường kể trên (vd: ở Boston University là Questrom), do đó sẽ có hạn chế về mức độ chuyên biệt hóa trong chuyên nghành được chọn.

Tôi xem thử bên Boston University - College of Arts & Sciences (trường mà đa phần học sinh được tuyển vào - https://www.bu.edu/academics/cas/programs/), thì thấy không có Finance mà chỉ có các chuyên nghành tương đối rộng hơn như:

View attachment 6085283

View attachment 6085285

Trong khi đó bên Questrom sẽ có các chuyên nghành sâu hơn (https://www.bu.edu/questrom/degree-programs/bs-in-business-administration/):
View attachment 6085287

Không vào Questrom cũng không phải vấn đề gì lớn vì khi ứng tuyển làm thực tập sinh mùa hè hoặc việc làm sau tốt nghiệp, đa phần các công ty không ưu tiên học sinh với chuyên nghành hẹp bởi vì ở phần lớn các đại học không có trường kinh doanh và bằng cử nhân với chuyên nghành business. Nhà tuyển dụng sẽ xem ứng cử viên với chuyên nghành Economics, Mathematics, Finance v.v. là tương đương nhau (không phân biệt quá xét nét như ở VN). Quan trọng hơn cả là kỹ năng liên quan (kỹ năng cứng như Excel, SQL, R, Python, Tableau, BI, v.v. và kỹ năng mềm), hoạt động ngoại khóa liên quan đến khả năng lãnh đạo và hiểu biết về kinh tế (Finance club, business club, student union, v.v.) và kinh nghiệm làm việc trong công việc/internship tương đương.

Ngoài ra, các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng ưu tiên các trường xếp hạng cao hơn và các trường gần họ hơn (gần thành phố lớn). Những trường thỏa mãn hai điều kiện đó thường được gọi là feeder school mặc dù vẫn có ngoại lệ.

Xem xét hai điểm này, Miami University - Oxford bị loại từ vòng gửi xe vì xếp hạng quá thấp (ngoài top 100 quốc gia thì chỉ có các nhà tuyển dụng trong cùng bang mới biết đến) và vì vị trí địa lý ở bang Ohio - một bang tương đối kém phát triển về mặt kinh tế và giao thương.

UMass Amherst xếp hạng tốt hơn nhưng ở nơi tương đối hẻo lánh của bang MA, vừa xa Boston vừa xa New York City.

Boston University xếp hạng cao nhất và vị trí cũng tốt nhất trong 3 trường.

Nếu quả thực tình hình tài chính của gia đình có thể kham được, Boston University là sự lựa chọn tối ưu. Nếu không thì tùy cơm gắp mắm vậy.

Bổ sung thêm, nếu F1 muốn chuyên nghiệp hóa ở lĩnh vực tài chính ngân hàng thì F1 nên tự học thêm các kỹ năng cứng nêu trên ở các lớp trong trường, hoạt động ngoại khóa, hoặc lớp online, ngoài ra cũng chuẩn bị thêm CPA và các license khác (vd FINRA Exams series 7, 63, v.v.) ở hai năm cuối để thi trong vòng 6-12 tháng sau tốt nghiệp. Sau khi làm việc 3 năm trở lên thì có thể đăng ký học MBA, Master of Finance, Master of Business Analytics ở các trường "nổi tiếng" khác.
[/QU
Tư vấn của cụ rất hữu ích. Cám ơn cụ nhiều!
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
863
Động cơ
210,555 Mã lực
Rất chi tiết. Thank you bác.
"Tỷ lệ sinh viên được nhận vào medical school là khoảng 7%": Kinh nhỉ, tôi không ngờ Đầu vào mà họ xét ngặt nghèo vậy.
Còn Đầu ra nữa, chắc không ít cháu rớt.
Tiêu chuẩn vào trường Y ở Mỹ rất cao nên khi vào được các sinh viên bị rớt, bỏ học không phải vì không có khả năng mà phần lớn do áp lực tâm lý : không thích , không đam mê nữa, hoặc quá mệt mõi. Thời gian học Y quá dài, từ lúc vào đại học đến khi ra trường tốt nghiệp là khoảng 12 năm chưa kể đi specialist còn thêm vài năm nữa thế nên cũng có người bỏ ngang. Học nội trú là bắt buộc trước khi thi 2 kỳ kiểm tra tốt nghiệp
Học bác sĩ phải thật yêu nghề chứ để kiếm tiền thì bây giờ đi học Computer science, EE, Software Engineer, IT còn sướng và làm nhiều tiền hơn nhiều, may mắn nếu làm cho các hãng start up, ra IPO thì thành triệu phú dễ dàng :D
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Cảm ơn bác Uchihakula!

Em có con cháu năm nay tốt ngiệp lớp 12 và cũng đã làm hồ sơ xin đi du học Mỹ - định hướng ngành Biochemistry . Hiện nó được offer mấy trường và đưa và short list như sau :

1. Rutgers University - New Brunswick, (NU # 62, Major ranking # 36) : Annual Expenses : $ 52,000 - 60,000, Annual Scholarship : $ 0.0
2. Michigan State University , (NU # 84, Major ranking # 122): Annual Expenses : $ 60,000 - 62,000, Annual Scholarship : $ 18,000
3. The University of Utah, (NU # 104, Major ranking # 119) : Annual Expenses : $ 43,000 - 45,000, Annual Scholarship : $ 0.0

Nhờ bác cho em lời khuyên chọn trường nào với con mắt và kiến thức, kinh nghiệm của bác.
Về phía gia đình thì tài chính cũng là 1 tiêu chí để cân nhắc.

Và bác cho em thêm ý kiến về ngành cháu nó chọn Biochemistry - thiên về thực phẩm...., khả năng xin internship và công việc sau khi tốt nghiệp....

Cảm ơn bác 1 lần nữa!

Tóm tắt:

TrườngXếp hạng US News (National Univ.)Chi phí tài chính mỗi nămChi phí net mỗi năm
Boston University42$80,000 - $0$80,000
University of Massachusetts - Amherst66$60,000 - $12,000$48,000
Miami University - Oxford
103
$60,000 - $21,000$39,000
Bên trên, cụ không trình bày tình hình tài chính gia đình nên tôi tạm hiểu là tài chính không phải là trở ngại (lớn nhất) trong quyết định này.





Cụ nhắc đến nguyện vọng chuyên nghành của F1 - Business (nhánh Marketing), Finance, Banking. Rất hiếm trường có chuyên nghành Finance ở bậc cử nhân; còn Banking thì tuyệt đối không có. Thêm vào đó, có vẻ như F1 không được nhận vào trường kinh doanh của các trường kể trên (vd: ở Boston University là Questrom), do đó sẽ có hạn chế về mức độ chuyên biệt hóa trong chuyên nghành được chọn.

Tôi xem thử bên Boston University - College of Arts & Sciences (trường mà đa phần học sinh được tuyển vào - https://www.bu.edu/academics/cas/programs/), thì thấy không có Finance mà chỉ có các chuyên nghành tương đối rộng hơn như:

View attachment 6085283

View attachment 6085285

Trong khi đó bên Questrom sẽ có các chuyên nghành sâu hơn (https://www.bu.edu/questrom/degree-programs/bs-in-business-administration/):
View attachment 6085287

Không vào Questrom cũng không phải vấn đề gì lớn vì khi ứng tuyển làm thực tập sinh mùa hè hoặc việc làm sau tốt nghiệp, đa phần các công ty không ưu tiên học sinh với chuyên nghành hẹp bởi vì ở phần lớn các đại học không có trường kinh doanh và bằng cử nhân với chuyên nghành business. Nhà tuyển dụng sẽ xem ứng cử viên với chuyên nghành Economics, Mathematics, Finance v.v. là tương đương nhau (không phân biệt quá xét nét như ở VN). Quan trọng hơn cả là kỹ năng liên quan (kỹ năng cứng như Excel, SQL, R, Python, Tableau, BI, v.v. và kỹ năng mềm), hoạt động ngoại khóa liên quan đến khả năng lãnh đạo và hiểu biết về kinh tế (Finance club, business club, student union, v.v.) và kinh nghiệm làm việc trong công việc/internship tương đương.

Ngoài ra, các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng ưu tiên các trường xếp hạng cao hơn và các trường gần họ hơn (gần thành phố lớn). Những trường thỏa mãn hai điều kiện đó thường được gọi là feeder school mặc dù vẫn có ngoại lệ.

Xem xét hai điểm này, Miami University - Oxford bị loại từ vòng gửi xe vì xếp hạng quá thấp (ngoài top 100 quốc gia thì chỉ có các nhà tuyển dụng trong cùng bang mới biết đến) và vì vị trí địa lý ở bang Ohio - một bang tương đối kém phát triển về mặt kinh tế và giao thương.

UMass Amherst xếp hạng tốt hơn nhưng ở nơi tương đối hẻo lánh của bang MA, vừa xa Boston vừa xa New York City.

Boston University xếp hạng cao nhất và vị trí cũng tốt nhất trong 3 trường.

Nếu quả thực tình hình tài chính của gia đình có thể kham được, Boston University là sự lựa chọn tối ưu. Nếu không thì tùy cơm gắp mắm vậy.

Bổ sung thêm, nếu F1 muốn chuyên nghiệp hóa ở lĩnh vực tài chính ngân hàng thì F1 nên tự học thêm các kỹ năng cứng nêu trên ở các lớp trong trường, hoạt động ngoại khóa, hoặc lớp online, ngoài ra cũng chuẩn bị thêm CPA và các license khác (vd FINRA Exams series 7, 63, v.v.) ở hai năm cuối để thi trong vòng 6-12 tháng sau tốt nghiệp. Sau khi làm việc 3 năm trở lên thì có thể đăng ký học MBA, Master of Finance, Master of Business Analytics ở các trường "nổi tiếng" khác.
 

cruze vt

Xe tải
Biển số
OF-165423
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
217
Động cơ
347,280 Mã lực
Nhìn chung, tốt nghiệp bằng cử nhân với các nghành quantitative và physical science (tức là STEM nhưng trừ Biology và Environmental Science ra) có thể ứng cử ở bất kỳ công việc nào, từ kinh doanh đến kỹ thuật. Bây giờ có rất nhiều công việc, đặc biệt trong các công ty công nghệ, yêu cầu major là CS, Math, Statistics, v.v. Nhiều khi trong phần Qualifications của công việc, công ty sẽ nói rõ về major yêu cầu nhưng thường thì họ sẽ "mã hóa" yêu cầu bằng những ngôn từ gián tiếp, ví dụ" "analytical skills" trong hinh dưới - công việc Associate Product Manager cho công ty OpenTable.


View attachment 6085076

Thông thường ngôn từ càng cụ thể thì nhà tuyển dụng càng cứng nhắc hơn đối với chuyên nghành. Ngoại lệ luôn tồn tại, đặc biệt là với các trường hợp quen biết, có kinh nghiệm thực tập sinh trong vị trí tương đương, có những kinh nghiệm và kỹ năng được chứng minh bằng cách khác (vd. tự mở công ty, làm project trong lớp hoặc pro-bono consulting tức là tư vấn miễn phí, v.v.)

Chuyên nghành nêu ra trên tấm bằng có thể nói chỉ là một trong những điều kiện cần. Còn có nhiều điều kiện cần và đủ khác. Như tôi đã viết trong một số chủ đề khác, nay trích lại như sau (https://www.otofun.net/threads/chi-tien-ty-dinh-cu-canada-nhieu-nguoi-lo-mat-trang.1755729/post-59409696):

"- Nhà tuyển dụng dễ dãi thì chỉ không cần bằng cấp gì, chỉ cần thái độ tốt.
- Khó hơn một chút, cần cả thái độ và bằng cử nhân.
- Khó hơn một chút, yêu cầu thái độ, bằng cử nhân, và kinh nghiệm làm việc trước khi ra trường (thông qua việc làm thực tập, bán thời gian, hoạt động ngoại khóa, hoạt động buôn bán kinh doanh, hoạt động nghiên cứu, v.v.)

(Từ bước này về sau chỉ bàn về tấm bằng và ngôi trường)
- Khó hơn một chút, ngoài thái độ và kinh nghiệm ra, chỉ chọn người có bằng cử nhân học 4 năm ở cả bậc đại học chứ nếu mà là 2 năm cao đẳng cộng đồng + 2 năm đại học cũng không được.
- Khó hơn một chút nữa, chỉ chọn người tốt nghiệp với một hoặc nhiều hơn các điều kiện sau:
+ đúng chuyên nghành cần tuyển
+ tốt nghiệp từ đại học có tiếng (thường là top 100 toàn quốc hoặc top 10 trong bang, tiêu chuẩn thay đổi tùy nghành tùy người)
+ điểm trung bình trên 3.5 (các nghành tài chính ngân hàng và tư vấn doanh nghiệp)
+ xếp hạng cao trong khóa tốt nghiệp (vd top 10%, top 5%, v.v.)
+ tốt nghiệp từ nhóm đại học có tính chọn lọc cao (vd 7 trường Ivy League + MIT, Stanford, và một số Public Ivies như UC Berkeley, UCLA hay Little Ivies / Top Liberal Arts Colleges như Williams College, Amherst College, Wellesley College.


Nhìn chung thì càng về dưới, các tiêu chuẩn càng khó đạt được và giá trị tấm băng cử nhân sẽ càng lớn, ít bị "rớt giá" trong thời kỳ lạm phát bằng đại học như hiện nay. Thậm chí, những cử nhân thỏa mãn các điều kiện dưới cùng sẽ được trọng dụng và nhận lương cao hơn cả những thạc sĩ và tiến sĩ từ các trường chiếu dưới."

Đấy là chỉ nói về bằng cấp và trường lớp. Để kiếm được việc ở những công ty lớn hoặc vị trí "ngon" thì kinh nghiệm làm việc, thành tích làm việc, kỹ năng làm việc và giao tiếp cũng cần được chú ý kỹ, đặc biệt là vì có nhiều điểm cộng trong hồ sơ sinh việc chỉ có thể kiếm được nếu học sinh tự giác và năng động ở bên ngoài lớp học.

Ví dụ minh họa: việc làm cho sinh viên mới ra trường Data Analyst ở công ty phần mềm chống spywares - Malwarebytes (https://www.linkedin.com/jobs/view/2477554846)

View attachment 6085150
Con số 140 ứng cử viên cho một công việc đã lâu không còn là ngoại lệ. Ở những công ty lớn hơn, con số này có thể cao hơn nữa. Thêm vào đó, mặc dù được xếp vào loại công việc cấp thấp (entry level), những yêu cầu cứng và mềm của công việc này không hề đơn giản:

View attachment 6085193

1-3 năm kinh nghiệm làm việc với SQL và R hoặc Python không phải là thứ mà học sinh nào tốt nghiệp với chuyên nghành toán, kinh tế, hoặc CS đều có thể thể hiện được bởi vì phần đa các nhà tuyển dụng không tính năm học = năm kinh nghiệm và một số lượng ngày càng nhiều các nhà tuyển dụng thậm chí còn không tính số năm kinh nghiệm tích lũy từ internship. Đây là một hiện tượng tương đối đáng lo ngại với giới học sinh đại học Mỹ - các công ty muốn tuyển học sinh mới tốt nghiệp và trả tiền cho họ rất ít nhưng lại đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm đầy mình và sẵn sàng làm được việc khi mới vào. Lý do là cái vòng luẩn quẩn (vicious cycle): trả lương thấp cho nhân viên mới --> tuyển người ít kinh nghiệm --> đào tạo tốn công và tốn tiền --> nhân viên thành tài nhảy việc kiếm lương cao hơn --> công ty hoạt động khó khăn và thiếu hụt người có kinh nghiệm --> trả lương thấp cho nhân viên mới --> ... Cái vòng luẩn quẩn này cũng tồn tại ở Việt Nam nhưng mức độ cạnh tranh khi ứng tuyển việc sau tốt nghiệp còn tương đối thấp do phần đa học sinh ít năng động cải thiện bản thân ngoài lớp học trong thời gian học đại học (theo thông tin tôi nắm được từ báo đài và các diễn đàn ở VN).

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tôi viết khá dài dòng bên trên về hiện trạng tìm việc ở Mỹ khi sắp tốt nghiệp bởi bản thân tôi cũng vừa mới trải qua (kiếm được offer 2 tháng trước khi tốt nghiệp chương trình EdM ở Harvard GSE) và cũng vì cụ/mợ Autum leaf đã giải đáp phần lớn câu hỏi liên quan đến ứng tuyển vào trường y.

Ở đây tôi bổ sung thêm ý này nữa là học sinh quốc tế tuyệt đối không nên ứng tuyển vào trường y ở Mỹ. Lý do là vì đa phần học sinh quốc tế, bất kể điểm SAT hay TOEFL cao cỡ nào cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thi MCAT và phỏng vấn vào trường y, đặc biệt là các trường trong top 20, bất kể là công hay tư. Ngoài ra, ở các trường y, hội đồng xét tuyển cũng luôn đề cao tuyển người có thẻ xanh/quốc tịch Mỹ vì quá trình đào tạo bác sỹ rất tốn tài nguyên của đất nước và nhà trường, do đó họ muốn những bác sĩ họ đào tạo ra sẽ làm việc ở Mỹ và đóng góp cho cộng đồng ở Mỹ. Nhận học sinh quốc tế vào, nguy cơ lãng phí tài nguyên khi những học sinh đó quay lại quê hương sau khi tốt nghiệp là rất lớn.

Trường dược theo tôi được biết thì không khắt khe như trường y khi xem xét sinh viên quốc tế. Nói thêm là các gia đình VN ở Mỹ thường bỏ nhỏ cho nhau cho con vào trường dược để làm dược sĩ bán/phân phối thuốc ở siêu thị hoặc bệnh viện như là một công việc nhàn hạ, lương cao, và "cao quý". Tuy nhiên điều này chỉ đúng đối với thời kỳ 2010 trở về trước khi dược sĩ còn tương đối hiếm. Hiện nay, thị trường lao động cho dược sĩ đã bão hòa. Những dược sĩ mới tốt nghiệp khó kiếm việc hơn rất nhiều. Khi kiếm được việc, họ thường phải chấp nhận làm việc xa nhà (lái xe >45 phút cho 1 chiều), làm các ca khó nhai như tối - sáng sớm và cuối tuần, và lương bổng kém hơn xưa nhiều.
Chân thành cảm ơn bác vì đã chia sẻ nhiều kiến thức quý giá. Em nghiền ngẫm câu trả lời của bác bữa giờ. Cháu nhà em bảo chọn ngành để học sao khó quá.
 

NoWD

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-488
Ngày cấp bằng
26/6/06
Số km
576
Động cơ
10,547,408 Mã lực
Em xin chia sẻ mấy thứ em biết từ 2 người đứa cháu.

Chúng nó (10-15 năm trước) học vào top 60 LAC và khoảng top 110 NU gì đó, cả hai đứa đều coi như là học miễn phí.
Một đứa xác định ngay từ đầu là về nước, một đứa (vì tính cách) nên thích ở lại Mỹ.
Đứa về thì ok, kiếm được mớ tiền, quay lại học MBA của Ivies, rồi lấy thẻ xanh đơn giản.
Đứa ở lại thì buộc phải học MSc về Data của trường thuộc top70 NU, nôm na là tẩy bằng, thì mới kiếm được việc có mức lương đủ sống (cũng coi như là ở mức không phải tằn tiện gì)(kinh tế nhà nó khá).

Vậy nên em chủ quan cho là ở Mỹ thì nếu tốt nghiệp những ngành cày sâu cuốc bẫm mà bên đó nó cần (chứ không phải nhóm ăn trên ngồi trốc kiểu financial/investor, etc.):
- top 80 mới có khả năng kiếm việc
- top 50 thì mới dễ kiếm việc
- top 30 thì chắc chắn có việc
- top 20 thì có việc ngay khi còn trong trường
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Bài 41. Hỏi đáp: So sánh offers và tìm việc trong chuyên nghành Biochemistry

Cảm ơn bác Uchihakula!

Em có con cháu năm nay tốt ngiệp lớp 12 và cũng đã làm hồ sơ xin đi du học Mỹ - định hướng ngành Biochemistry . Hiện nó được offer mấy trường và đưa và short list như sau :

1. Rutgers University - New Brunswick, (NU # 62, Major ranking # 36) : Annual Expenses : $ 52,000 - 60,000, Annual Scholarship : $ 0.0
2. Michigan State University , (NU # 84, Major ranking # 122): Annual Expenses : $ 60,000 - 62,000, Annual Scholarship : $ 18,000
3. The University of Utah, (NU # 104, Major ranking # 119) : Annual Expenses : $ 43,000 - 45,000, Annual Scholarship : $ 0.0

Nhờ bác cho em lời khuyên chọn trường nào với con mắt và kiến thức, kinh nghiệm của bác.
Về phía gia đình thì tài chính cũng là 1 tiêu chí để cân nhắc.

Và bác cho em thêm ý kiến về ngành cháu nó chọn Biochemistry - thiên về thực phẩm...., khả năng xin internship và công việc sau khi tốt nghiệp....

Cảm ơn bác 1 lần nữa!
Phiền cụ đã đợi lâu. Hai tuần vừa rồi và tuần sau là cao điểm làm dự án cuối kỳ của chương trình thạc sĩ bên tôi nên không phản hồi nhanh chóng được.

Biology, Biochemistry, và Chemistry (không tính nhánh Engineering của chúng) là 3 nghành đặc biệt mà tôi khuyến khích không nên xem trọng xếp hạng bất kể là toàn quốc hay chuyên nghành. Lý do là vì ba chuyên nghành này có cơ hội kiếm được việc tương đối thấp nếu chỉ là mức độ bằng cử nhân bất kể trường xếp hạng ra sao. Thêm vào đó xếp hạng chuyên nghành chỉ dựa vào chất lượng và danh tiếng của chương trình sau đại học (graduate programs).

Thay vào đó, nếu mục đích là kiếm việc ngay sau khi tốt nghiệp, cần xem xét cụ thể cơ hội làm nghiên cứu sinh (undergraduate research assistant) và thực tập sinh (intern) cũng như sự hăng hái và hiệu quả của tổ bộ môn tương ứng (Department) + văn phòng hỗ trợ việc làm (career office) của trường.

Còn nếu mục đích là để học lên cao (phần lớn các công việc tốt dùng đến 3 nghành này đều cần bằng thạc sĩ trở lên, đặc biệt là bằng tiến sĩ), thì danh tiếng của trường cũng có giá trị nhất định nhưng quan trọng hơn cả vẫn là kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu (lab làm về gì, giáo sư nào hướng dẫn, có làm luận án tốt nghiệp hay không, có xuất bản peer-review hay conference nào không, có grant không, v.v) nếu thiên về làm tiến sĩ (PhD).

Theo tôi được biết thì làm về thực phẩm thì thường sẽ chọn nhánh Engineering của Biochemistry. Bài của cụ không cung cấp rõ thông tin là offer nhận được có bó buộc chuyên nghành hay không và được nhận vào học viện nào (college/school) của 3 trường đại học đó. Hiện tại tôi cũng không có tài khoản trên CommonApp nên cũng không tiện xem là ứng cử viên nộp đơn trực tiếp vào chương trình Engineering hay có thể làm sau khi đã được nhận vào. Cái này cụ tự xem thêm. Nhìn chung thì muốn kiếm việc dễ thì thường phải chọn các nghành/nhánh nghành thiên về thực hành, nếu có thể học Biochemistry Engineering thì là tốt nhất.

Cụ và F1 có thể tham khảo profile này của một học sinh tại Harvard Business School (HBS): https://www.linkedin.com/in/emilygolan/
Tôi và bạn học từng phỏng vấn cô này về lĩnh vực sản xuất thực phẩm phi động vật trong một project ở lớp. Như cụ có thể thấy cô ấy đã làm thực tập sinh mùa hè ở hai công ty về thực phẩm khác nhau trong 4 năm đại học. Sau đó thì vẫn làm trong nghành công nghiệp đó nhưng chuyển dần hướng từ nghiên cứu khoa học sang thương mại nhiều hơn trước khi nhập học HBS. Đây cũng là một hướng đi, không phải nhất định cả đời phải làm nghiên cứu về thực phẩm.

1619243864193.png
1619243820070.png


Quay lại câu hỏi của cụ, lời khuyên của tôi là để F1 nghiên cứu 3 trường có offer đó xem trường nào có (nhiều) lab tốt, hỗ trợ nhiều cho học sinh kiếm được internship, có quỹ nghiên cứu lớn, gần trụ sở chính của các công ty sản xuất thực phẩm, v.v.

Top những công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất Bắc Mỹ tính theo doanh số:
Pepsi: trụ sở chính ở Harrison, NY
Tyson Foods: Springdale, AR
Nestle (Mỹ): Arlington, VA
v.v.
1619244346019.png


Ngoài ra, ở quanh khu vực New York City và Chicago cũng có nhiều công ty làm về công nghệ thực phẩm khác nhau.

Chỉ xem về địa điểm thì tôi nghĩ nên chọn:
Rutgers University - New Brunswick ~ ở New Jersey, gần New York (45 phút lái xe)
Michigan State University ~ ở Michigan, tương đối gần Chicago (3h30p lái xe)
Khoảng cách trên đủ để khiến các trường này có quan hệ đối tác với các công ty thực phẩm trong việc nghiên cứu và tuyển dụng thực tập sinh cũng như nhân viên chính thức.

The University of Utah mặc dù rẻ hơn chừng $20,000 mỗi năm nhưng vì vị trí địa lý bất tiện cũng như cách biệt xếp hạng quá lớn (có lẽ chỉ có các công ty trong bang Utah mới nghe qua và chào đón học sinh tốt nghiệp từ đấy), tôi không khuyến khích chọn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Cảm ơn bác Uchihakula về thông tin kịp thời và cụ thể

Em sẽ nói chuyện với cháu để nó có thời gian chuẩn bị sớm cho phù hợp với đặc thù của ngành này cũng như khả năng của trường.

Để em hỏi rõ cháu nó offered vào ngành cụ thể nào rồi tham khảo tư vấn với bác thêm.


Em vừa nói chuyện với cháu nó . Major preference của cháu là Biochemistry & Molecular Biol

CẢM ƠN BÁC 1 LẦN NỮA !

Bài 41. Hỏi đáp: So sánh offers và tìm việc trong chuyên nghành Biochemistry



Phiền cụ đã đợi lâu. Hai tuần vừa rồi và tuần sau là cao điểm làm dự án cuối kỳ của chương trình thạc sĩ bên tôi nên không phản hồi nhanh chóng được.

Biology, Biochemistry, và Chemistry (không tính nhánh Engineering của chúng) là 3 nghành đặc biệt mà tôi khuyến khích không nên xem trọng xếp hạng bất kể là toàn quốc hay chuyên nghành. Lý do là vì ba chuyên nghành này có cơ hội kiếm được việc tương đối thấp nếu chỉ là mức độ bằng cử nhân bất kể trường xếp hạng ra sao. Thêm vào đó xếp hạng chuyên nghành chỉ dựa vào chất lượng và danh tiếng của chương trình sau đại học (graduate programs).

Thay vào đó, nếu mục đích là kiếm việc ngay sau khi tốt nghiệp, cần xem xét cụ thể cơ hội làm nghiên cứu sinh (undergraduate research assistant) và thực tập sinh (intern) cũng như sự hăng hái và hiệu quả của tổ bộ môn tương ứng (Department) + văn phòng hỗ trợ việc làm (career office) của trường.

Còn nếu mục đích là để học lên cao (phần lớn các công việc tốt dùng đến 3 nghành này đều cần bằng thạc sĩ trở lên, đặc biệt là bằng tiến sĩ), thì danh tiếng của trường cũng có giá trị nhất định nhưng quan trọng hơn cả vẫn là kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu (lab làm về gì, giáo sư nào hướng dẫn, có làm luận án tốt nghiệp hay không, có xuất bản peer-review hay conference nào không, có grant không, v.v) nếu thiên về làm tiến sĩ (PhD).

Theo tôi được biết thì làm về thực phẩm thì thường sẽ chọn nhánh Engineering của Biochemistry. Bài của cụ không cung cấp rõ thông tin là offer nhận được có bó buộc chuyên nghành hay không và được nhận vào học viện nào (college/school) của 3 trường đại học đó. Hiện tại tôi cũng không có tài khoản trên CommonApp nên cũng không tiện xem là ứng cử viên nộp đơn trực tiếp vào chương trình Engineering hay có thể làm sau khi đã được nhận vào. Cái này cụ tự xem thêm. Nhìn chung thì muốn kiếm việc dễ thì thường phải chọn các nghành/nhánh nghành thiên về thực hành, nếu có thể học Biochemistry Engineering thì là tốt nhất.

Cụ và F1 có thể tham khảo profile này của một học sinh tại Harvard Business School (HBS): https://www.linkedin.com/in/emilygolan/
Tôi và bạn học từng phỏng vấn cô này về lĩnh vực sản xuất thực phẩm phi động vật trong một project ở lớp. Như cụ có thể thấy cô ấy đã làm thực tập sinh mùa hè ở hai công ty về thực phẩm khác nhau trong 4 năm đại học. Sau đó thì vẫn làm trong nghành công nghiệp đó nhưng chuyển dần hướng từ nghiên cứu khoa học sang thương mại nhiều hơn trước khi nhập học HBS. Đây cũng là một hướng đi, không phải nhất định cả đời phải làm nghiên cứu về thực phẩm.

View attachment 6113692 View attachment 6113691

Quay lại câu hỏi của cụ, lời khuyên của tôi là để F1 nghiên cứu 3 trường có offer đó xem trường nào có (nhiều) lab tốt, hỗ trợ nhiều cho học sinh kiếm được internship, có quỹ nghiên cứu lớn, gần trụ sở chính của các công ty sản xuất thực phẩm, v.v.

Top những công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất Bắc Mỹ tính theo doanh số:
Pepsi: trụ sở chính ở Harrison, NY
Tyson Foods: Springdale, AR
Nestle (Mỹ): Arlington, VA
v.v.
View attachment 6113709

Ngoài ra, ở quanh khu vực New York City và Chicago cũng có nhiều công ty làm về công nghệ thực phẩm khác nhau.

Chỉ xem về địa điểm thì tôi nghĩ nên chọn:
Rutgers University - New Brunswick ~ ở New Jersey, gần New York (45 phút lái xe)
Michigan State University ~ ở Michigan, tương đối gần Chicago (3h30p lái xe)
Khoảng cách trên đủ để khiến các trường này có quan hệ đối tác với các công ty thực phẩm trong việc nghiên cứu và tuyển dụng thực tập sinh cũng như nhân viên chính thức.

The University of Utah mặc dù rẻ hơn chừng $20,000 mỗi năm nhưng vì vị trí địa lý bất tiện cũng như cách biệt xếp hạng quá lớn (có lẽ chỉ có các công ty trong bang Utah mới nghe qua và chào đón học sinh tốt nghiệp từ đấy), tôi không khuyến khích chọn.
 
Chỉnh sửa cuối:

HYB

Xe tải
Biển số
OF-4749
Ngày cấp bằng
15/5/07
Số km
334
Động cơ
550,063 Mã lực
Rất cảm ơn nhưng chia sẻ cụ thể của bác Uchihakula .
Nhà em năm nay có 2 cháu đều đi du học trong tháng 8 .
- Cháu bé (nam) học đại học (Điểm IELTS 7.5) chuyên ngành: Business Administration: Concentration in Marketing tại trường Gonzaga University. Cháu ở ký túc xá dự kiến đến hết năm 2.
- Cháu lớn (Nam, sinh 1995 điểm IELTS 8.0) cháu học chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Data Analytics Engineering, trường George Manson University. Bạn này sẽ phải thuê nhà. Bác cho em hỏi trường hợp cả 2 cháu cùng học thì có cơ chế ưu tiên nào của các trường (Ngoài các nội dung khác) cho các con không ?.
Bạn học ở George Manson vì phải thuê nhà nên trường có gửi thông tin các địa chỉ có thể thuê.
- Các con nếu không kịp tiêm vacxin Covid thì có được đi du học không và sang đó các trường có chương trình tiêm chủng vacxin không và mình có tốn nhiều phí không ?
Nhà em thì không có người quen thân bên đó nên cũng không có thông tin gì nên xin bác tư vấn.
Cảm ơn bác !
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top