[Funland] Chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ (vui lòng miễn thảo luận chính trị và nước khác)

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
CCCM nào có câu hỏi cứ tự nhiên hỏi ở đây, tất tần tật mọi thứ từ quá trình nuôi dạy con nhằm mục đích du học Mỹ, quy trình ứng tuyển vào bậc cử nhân và thạc sĩ ở Mỹ, hoặc về cuộc sống ở Mỹ đối với du học sinh nói chung. Tôi sẽ trả lời một cách chi tiết và nhanh nhất có thể.

Nick Mentor tạm bị xì lốp nên tôi dùng nick này.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,268
Động cơ
621,511 Mã lực
CCCM nào có câu hỏi cứ tự nhiên hỏi ở đây, tất tần tật mọi thứ từ quá trình nuôi dạy con nhằm mục đích du học Mỹ, quy trình ứng tuyển vào bậc cử nhân và thạc sĩ ở Mỹ, hoặc về cuộc sống ở Mỹ đối với du học sinh nói chung. Tôi sẽ trả lời một cách chi tiết và nhanh nhất có thể.

Nick Mentor tạm bị xì lốp nên tôi dùng nick này.
Cụ cho em hỏi em có người nhà vừa mới sang định cư tại Atlanta, họ gợi ý gửi con sang đó tìm 1 trường cao đẳng nào đó học phí thấp vừa ở nhờ nhà người nhà vừa theo học và học xong kiếm việc làm. Theo cụ phương án đó có khả thi không? Điểm SAT chỉ được 1310 nên chắc không thể tìm được học bổng rồi.
 

Hang.Phan

Đi bộ
Biển số
OF-758982
Ngày cấp bằng
1/2/21
Số km
6
Động cơ
45,860 Mã lực
Em đã copy hết các chia sẻ của cụ Uchihakula mang về để Tết nghỉ nghiên cứu vì cuối năm bận mịt mù. Ai cần thì ra Tết nhắn em chuyển cho nhé. Thật đáng quý về sự nhiệt tâm chia sẻ giúp phụ huynh hiểu rõ thêm về các vấn đề chuẩn bị cho du học Mỹ. Giá mà em biết thớt này từ ngày mới lập thì quý biết bao!
Em có nguyện vọng muốn xin địa chỉ mail của Cụ để được làm phiền thêm được không ạ?
Một lần nữa cảm ơn Cụ thật nhiều!
 

Titan Titan

Đi bộ
Biển số
OF-759139
Ngày cấp bằng
3/2/21
Số km
2
Động cơ
45,720 Mã lực
Tuổi
54
Uchihacula cho mình hỏi:
  1. Muốn học AP ở vietnam thì học ở đâu, hoặc học bằng cách nào (tức là mình có thể đăng ký các khóa học trên mạng như trang Udemy, Udacity, Coursera được không)?
  2. Mong bạn cho ý kiến có nên chọn apply Cyber Security hoặc AI hay không? Con mình nó rất thích những gì liên quan tới hacker, vậy hacker là ngành nào? Những ngành này có tỉ lệ chọi cao không bạn, vì cháu cũng không có gì nổi trội, nhà lại nghèo.
Cảm ơn rất nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

cotyledon

Xe đạp
Biển số
OF-172760
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
35
Động cơ
342,689 Mã lực
e cũng có con muốn sang đó học cấp 3, cám ơn cụ đã chia sẻ, em sẽ nghiên cứu các bài viết của cụ ạ.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
36. Hỏi đáp: về học cao đẳng cộng đồng ở Mỹ

Cụ cho em hỏi em có người nhà vừa mới sang định cư tại Atlanta, họ gợi ý gửi con sang đó tìm 1 trường cao đẳng nào đó học phí thấp vừa ở nhờ nhà người nhà vừa theo học và học xong kiếm việc làm. Theo cụ phương án đó có khả thi không? Điểm SAT chỉ được 1310 nên chắc không thể tìm được học bổng rồi.
Học cao đẳng trước rồi học đại học hoặc kiếm việc làm là phương án phù hợp với đại đa số du học sinh vì 3 lý do chủ yếu là nhanh, dễ, và rẻ:

1 & 2. Nhanh & dễ: chỉ cần thời gian chuẩn bị ngắn vì hồ sơ không yêu cầu hoặc yêu cầu điểm số SAT/TOEFL quá cao; thường không có bài luận hoặc chỉ 1 bài ngắn dưới 500 chữ. Mặc dù du học Mỹ mấy năm gần đây đã trở thành trào lưu tương đối phổ biến, không ít các bậc cha mẹ và học sinh không xác định đủ sớm là sẽ đi nên thường khi đã quyết định thì trở tay không kịp (< 1 năm trước hạn nộp đơn) để chuẩn bị những thứ mà các trường đại học, thường trong top 50, yêu cầu. Có trường hợp quyết định trễ nhưng vì có tham vọng và quyết tâm hi sinh nên có thể dùng gap year (lùi thời gian nộp hồ sơ/nhập học lại 1 năm) để làm đẹp hồ sơ.

3. Rẻ: thường thì các trường cao đẳng có học phí chỉ bằng 30% so với các trường đại học công cùng vùng và 20% so với các trường đại học tư cùng vùng. Ví dụ ở vùng Atlanta-Athens, GA:

Atlanta Metropolitan State College (cao đẳng công lập) học phí đối với sinh viên không phải cư dân trong bang là khoảng $9500/năm (12 tín chỉ mỗi học kỳ)

University of Georgia (đại học công lập, xếp hạng US News #47) thì $31,120 mỗi năm (gấp 3.3 lần)

Emory University (đại học tư thục, xếp hạng US News #21) thì $53,070 mỗi năm (gấp 5.5 lần)

4. Ngoài ra còn có một ưu điểm thứ tư nữa nhưng không phải luôn luôn đúng đó là ở nhiều hệ thống cao đẳng-đại học công lập có hiệp định chuyển trường đảm bảo. Hiệp định đó quy định học sinh tốt nghiệp xong 2 năm cao đẳng, với điểm số trung bình (GPA) đạt bao nhiêu đó (thường là 2.5 tới 3.0/4.0), và hoàn thành một số lượng tín chỉ tổng cộng và cụ thể trong một chuyên nghành nào đó thì sẽ được đảm bảo nhận vào đại học công lập. Tôi xem qua website của University of Georgia thì thấy không có hiệp định đảm bảo đó nhưng Georgia State University (xếp hạng US News #206) thì lại có. Ở các bang khác cũng có, ví dụ như hệ thống University of California. Như vậy trong cùng một bang, có đại học công tham gia hiệp định học chuyển tiếp, có đại học công lại không.

Cụ cần tự xem xét để quyết định rốt cuộc là nên học ở bang nào sao cho cân bằng được các mặt như:
  • chi phí: tiền học và ăn ở tại bang California thì đắt hơn nhiều Georgia
  • tiện lợi: ở nhà người quen ở Atlanta tiện hơn, nhưng ở California thì bay qua lại thuận tiện hơn, cộng đồng người Việt cũng lớn hơn
  • chất lượng giáo dục: các trường trong hệ thống trường công của California, bất kể là cao đẳng hay đại học, phần lớn đều xếp hạng cao hơn là hệ thống bên Georgia (6/9 trường công trong hệ thống California xếp hạng US News #20 – 39)


Em đã copy hết các chia sẻ của cụ Uchihakula mang về để Tết nghỉ nghiên cứu vì cuối năm bận mịt mù. Ai cần thì ra Tết nhắn em chuyển cho nhé. Thật đáng quý về sự nhiệt tâm chia sẻ giúp phụ huynh hiểu rõ thêm về các vấn đề chuẩn bị cho du học Mỹ. Giá mà em biết thớt này từ ngày mới lập thì quý biết bao!
Em có nguyện vọng muốn xin địa chỉ mail của Cụ để được làm phiền thêm được không ạ?
Một lần nữa cảm ơn Cụ thật nhiều!
Phiền cụ nhắn tin trực tiếp cho tôi bằng thư trên Otofun. Tôi sẽ hồi đáp nhanh nhất có thể.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Uchihacula cho mình hỏi:
  1. Muốn học AP ở vietnam thì học ở đâu, hoặc học bằng cách nào (tức là mình có thể đăng ký các khóa học trên mạng như trang Udemy, Udacity, Coursera được không)?
  2. Mong bạn cho ý kiến có nên chọn apply Cyber Security hoặc AI hay không? Con mình nó rất thích những gì liên quan tới hacker, vậy hacker là ngành nào? Những ngành này có tỉ lệ chọi cao không bạn, vì cháu cũng không có gì nổi trội, nhà lại nghèo.
Cảm ơn rất nhiều.
Tôi sẽ trả lời bài này vào cuối tuần này vì tôi cần lục lại tài liệu cũ và tra cứu tài liệu mới. Nếu cụ có hứng thú với cyber security, cụ có thể xem thêm về nhật ký học thạc sĩ giáo dục tại Harvard của tôi (https://www.otofun.net/threads/nhat-ky-di-hoc-harvard-gse-edm-21.1711342/). Về lĩnh vực này, tôi chỉ ở mức bập bẹ nhập môn vì tôi mới lấy lớp đầu tiên về nó ở học kỳ hiện tại và lớp đó chủ yếu là về chính sách liên quan đến cyber security.
 

Hang.Phan

Đi bộ
Biển số
OF-758982
Ngày cấp bằng
1/2/21
Số km
6
Động cơ
45,860 Mã lực
Học cao đẳng trước rồi học đại học hoặc kiếm việc làm là phương án phù hợp với đại đa số du học sinh vì 3 lý do chủ yếu là nhanh, dễ, và rẻ:

1 & 2. Nhanh & dễ: chỉ cần thời gian chuẩn bị ngắn vì hồ sơ không yêu cầu hoặc yêu cầu điểm số SAT/TOEFL quá cao; thường không có bài luận hoặc chỉ 1 bài ngắn dưới 500 chữ. Mặc dù du học Mỹ mấy năm gần đây đã trở thành trào lưu tương đối phổ biến, không ít các bậc cha mẹ và học sinh không xác định đủ sớm là sẽ đi nên thường khi đã quyết định thì trở tay không kịp (< 1 năm trước hạn nộp đơn) để chuẩn bị những thứ mà các trường đại học, thường trong top 50, yêu cầu. Có trường hợp quyết định trễ nhưng vì có tham vọng và quyết tâm hi sinh nên có thể dùng gap year (lùi thời gian nộp hồ sơ/nhập học lại 1 năm) để làm đẹp hồ sơ.

3. Rẻ: thường thì các trường cao đẳng có học phí chỉ bằng 30% so với các trường đại học công cùng vùng và 20% so với các trường đại học tư cùng vùng. Ví dụ ở vùng Atlanta-Athens, GA:

Atlanta Metropolitan State College (cao đẳng công lập) học phí đối với sinh viên không phải cư dân trong bang là khoảng $9500/năm (12 tín chỉ mỗi học kỳ)

University of Georgia (đại học công lập, xếp hạng US News #47) thì $31,120 mỗi năm (gấp 3.3 lần)

Emory University (đại học tư thục, xếp hạng US News #21) thì $53,070 mỗi năm (gấp 5.5 lần)

4. Ngoài ra còn có một ưu điểm thứ tư nữa nhưng không phải luôn luôn đúng đó là ở nhiều hệ thống cao đẳng-đại học công lập có hiệp định chuyển trường đảm bảo. Hiệp định đó quy định học sinh tốt nghiệp xong 2 năm cao đẳng, với điểm số trung bình (GPA) đạt bao nhiêu đó (thường là 2.5 tới 3.0/4.0), và hoàn thành một số lượng tín chỉ tổng cộng và cụ thể trong một chuyên nghành nào đó thì sẽ được đảm bảo nhận vào đại học công lập. Tôi xem qua website của University of Georgia thì thấy không có hiệp định đảm bảo đó nhưng Georgia State University (xếp hạng US News #206) thì lại có. Ở các bang khác cũng có, ví dụ như hệ thống University of California. Như vậy trong cùng một bang, có đại học công tham gia hiệp định học chuyển tiếp, có đại học công lại không.

Cụ cần tự xem xét để quyết định rốt cuộc là nên học ở bang nào sao cho cân bằng được các mặt như:
  • chi phí: tiền học và ăn ở tại bang California thì đắt hơn nhiều Georgia
  • tiện lợi: ở nhà người quen ở Atlanta tiện hơn, nhưng ở California thì bay qua lại thuận tiện hơn, cộng đồng người Việt cũng lớn hơn
  • chất lượng giáo dục: các trường trong hệ thống trường công của California, bất kể là cao đẳng hay đại học, phần lớn đều xếp hạng cao hơn là hệ thống bên Georgia (6/9 trường công trong hệ thống California xếp hạng US News #20 – 39)




Phiền cụ nhắn tin trực tiếp cho tôi bằng thư trên Otofun. Tôi sẽ hồi đáp nhanh nhất có thể.
Học cao đẳng trước rồi học đại học hoặc kiếm việc làm là phương án phù hợp với đại đa số du học sinh vì 3 lý do chủ yếu là nhanh, dễ, và rẻ:

1 & 2. Nhanh & dễ: chỉ cần thời gian chuẩn bị ngắn vì hồ sơ không yêu cầu hoặc yêu cầu điểm số SAT/TOEFL quá cao; thường không có bài luận hoặc chỉ 1 bài ngắn dưới 500 chữ. Mặc dù du học Mỹ mấy năm gần đây đã trở thành trào lưu tương đối phổ biến, không ít các bậc cha mẹ và học sinh không xác định đủ sớm là sẽ đi nên thường khi đã quyết định thì trở tay không kịp (< 1 năm trước hạn nộp đơn) để chuẩn bị những thứ mà các trường đại học, thường trong top 50, yêu cầu. Có trường hợp quyết định trễ nhưng vì có tham vọng và quyết tâm hi sinh nên có thể dùng gap year (lùi thời gian nộp hồ sơ/nhập học lại 1 năm) để làm đẹp hồ sơ.

3. Rẻ: thường thì các trường cao đẳng có học phí chỉ bằng 30% so với các trường đại học công cùng vùng và 20% so với các trường đại học tư cùng vùng. Ví dụ ở vùng Atlanta-Athens, GA:

Atlanta Metropolitan State College (cao đẳng công lập) học phí đối với sinh viên không phải cư dân trong bang là khoảng $9500/năm (12 tín chỉ mỗi học kỳ)

University of Georgia (đại học công lập, xếp hạng US News #47) thì $31,120 mỗi năm (gấp 3.3 lần)

Emory University (đại học tư thục, xếp hạng US News #21) thì $53,070 mỗi năm (gấp 5.5 lần)

4. Ngoài ra còn có một ưu điểm thứ tư nữa nhưng không phải luôn luôn đúng đó là ở nhiều hệ thống cao đẳng-đại học công lập có hiệp định chuyển trường đảm bảo. Hiệp định đó quy định học sinh tốt nghiệp xong 2 năm cao đẳng, với điểm số trung bình (GPA) đạt bao nhiêu đó (thường là 2.5 tới 3.0/4.0), và hoàn thành một số lượng tín chỉ tổng cộng và cụ thể trong một chuyên nghành nào đó thì sẽ được đảm bảo nhận vào đại học công lập. Tôi xem qua website của University of Georgia thì thấy không có hiệp định đảm bảo đó nhưng Georgia State University (xếp hạng US News #206) thì lại có. Ở các bang khác cũng có, ví dụ như hệ thống University of California. Như vậy trong cùng một bang, có đại học công tham gia hiệp định học chuyển tiếp, có đại học công lại không.

Cụ cần tự xem xét để quyết định rốt cuộc là nên học ở bang nào sao cho cân bằng được các mặt như:
  • chi phí: tiền học và ăn ở tại bang California thì đắt hơn nhiều Georgia
  • tiện lợi: ở nhà người quen ở Atlanta tiện hơn, nhưng ở California thì bay qua lại thuận tiện hơn, cộng đồng người Việt cũng lớn hơn
  • chất lượng giáo dục: các trường trong hệ thống trường công của California, bất kể là cao đẳng hay đại học, phần lớn đều xếp hạng cao hơn là hệ thống bên Georgia (6/9 trường công trong hệ thống California xếp hạng US News #20 – 39)




Phiền cụ nhắn tin trực tiếp cho tôi bằng thư trên Otofun. Tôi sẽ hồi đáp nhanh nhất có thể.
1. Em có cháu gái đang học lớp 10 muốn theo ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng thì nên đặt mục tiêu vào trường chuyênArt hay chọn giải pháp và ngành có chuyên ngànhArt xếp hạng thấp hơn nhưng có ngành nghề khác để có thể học thêm ngành phụ bổ trợ (kình doanh, ...). Cụ biết các trường thuộc giải pháp sau mà đại học đó lại liên kết với trường chuyên Art chất lượng không xin được Cụ chia sử giúp ạ!

2. Nếu theo đuổi một ngành thuộc Mỹ thuật ứng dụng thì việc chọn môn học ở high school nên ưu tiên chọn những môn nào trong nhóm môn tự chọn để tốt hơn cho việc học đại học trong lĩnh vực này?

3. Nhờ Cụ chia sẻ thêm việc một học sinh tham gia hoạt động mang tính chia sẻ cộng đồng tự thân định kì kéo dài dù thô mộc nhưng đúng lứa tuổi và một học sinh khác được người lớn dẫn dắt làm các dự án vận động được số tiền lớn (từ người thân, đồng nghiệp và bạn bè ucar bố mẹ) ủng hộ việc to lớn hơn thì ngoài yếu tố cảm xúc thật của bạn đầu thì điểm cộng nào ưu việt hơn đối với nhà tuyển sinh. Theo em tìm hiểu thì các trung tâm đang make up những dự án có phần ngược với mục tiêu giáo dục và chỉ nhằm mục tiêu tăng tính cạnh tranh của hồ sơ và thật sự là cheating. Vậy nhà tuyển sinh căn cứ vào đâu để định vị thực chất những hoạt động này?

4. Các Anh Chị trong group có thể chia sẻ giúp em kinh nghiệm về thông tin công ty tư vấn chất lượng ở Hà Nội được không ạ? (Nếu các Anh Chị không phiền chia sẻ ở đây giúp em thì cho em xin vào địa chỉ email: Hang.pt2201@gmail.com ạ).

Trân trọng cảm ơn cụ Uchihakula và mọi người ạ!
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
1. Em có cháu gái đang học lớp 10 muốn theo ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng thì nên đặt mục tiêu vào trường chuyênArt hay chọn giải pháp và ngành có chuyên ngànhArt xếp hạng thấp hơn nhưng có ngành nghề khác để có thể học thêm ngành phụ bổ trợ (kình doanh, ...). Cụ biết các trường thuộc giải pháp sau mà đại học đó lại liên kết với trường chuyên Art chất lượng không xin được Cụ chia sử giúp ạ!

2. Nếu theo đuổi một ngành thuộc Mỹ thuật ứng dụng thì việc chọn môn học ở high school nên ưu tiên chọn những môn nào trong nhóm môn tự chọn để tốt hơn cho việc học đại học trong lĩnh vực này?

3. Nhờ Cụ chia sẻ thêm việc một học sinh tham gia hoạt động mang tính chia sẻ cộng đồng tự thân định kì kéo dài dù thô mộc nhưng đúng lứa tuổi và một học sinh khác được người lớn dẫn dắt làm các dự án vận động được số tiền lớn (từ người thân, đồng nghiệp và bạn bè ucar bố mẹ) ủng hộ việc to lớn hơn thì ngoài yếu tố cảm xúc thật của bạn đầu thì điểm cộng nào ưu việt hơn đối với nhà tuyển sinh. Theo em tìm hiểu thì các trung tâm đang make up những dự án có phần ngược với mục tiêu giáo dục và chỉ nhằm mục tiêu tăng tính cạnh tranh của hồ sơ và thật sự là cheating. Vậy nhà tuyển sinh căn cứ vào đâu để định vị thực chất những hoạt động này?

4. Các Anh Chị trong group có thể chia sẻ giúp em kinh nghiệm về thông tin công ty tư vấn chất lượng ở Hà Nội được không ạ? (Nếu các Anh Chị không phiền chia sẻ ở đây giúp em thì cho em xin vào địa chỉ email: Hang.pt2201@gmail.com ạ).

Trân trọng cảm ơn cụ Uchihakula và mọi người ạ!
Tôi sẽ trả lời chi tiết câu hỏi 1, 2, 3 cuối tuần này.

Về câu hỏi số 4, tôi đã viết 2 bài liên quan:

16. Phương pháp đánh giá chất lượng (sử dụng dữ liệu định lượng) của các trung tâm luyện thi SAT:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-4#post-53511531

25. Tiêu chí tìm trung tâm hướng dẫn du học Mỹ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54402876
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Hiện tại tôi đang du lịch dài ngày ở Việt Nam do tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Trong thời gian này không quá bận nên tôi bắt đầu đọc và đánh giá sách liên quan đến du học ở Việt Nam để trong tương lai có thể viết cẩm nang (sách điện tử miễn phí) và sách xuất bản (tùy theo lịch làm việc và học tập của tôi cũng như duyên với nhà xuất bản VN).

Những quyển sách tôi đã mua và xem một phần bao gồm:

1. Du Học Mỹ Cần Gì Trong Ví (Ngân Lê - Mỹ Dung biên soạn)

2. Cái Ngày Cô Ấy Đậu Harvard (tác giả Trương Phạm Hoài Chung và Cao Hoàng Lan Anh)

3. Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế (sách dịch từ nguyên tác tiếng Trung của Lưu Vệ Hoa - Trương Hân Vũ)

4. Du Học Không Khó (tác giả Trần Ngọc Thịnh)

5. Du Học Từ A Tới Đích (tác giả Trang Ami)

Khi nào đọc xong thì tôi sẽ viết bài đánh giá lên đây từng quyển một, hi vọng có thể giúp ích cho các cụ mợ hoặc học sinh đang tìm tư liệu liên quan. Xem lướt qua mấy cuốn # 1 - 3 thì thấy phần nhiều nghiêng về nội dung ngắn gọn và không sâu, không nhiều thông tin khách quan (dữ liệu), và thường dùng format nhật ký / cảm nghĩ cá nhân để trình bày chứ không phải kiểu sách hướng dẫn.

Cụ mợ nào có nhu cầu cần tôi đánh giá sách hoặc có gợi ý về nội dung, phong cách, và cách trình bày sách có thể đăng lên đây.
Lúc bay khỏi Việt Nam, vì hành lý quá nặng nên tôi đã phải vứt đi hết mấy cuốn này mặc dù chưa đọc hết. Vừa tiếc tiền vừa tiếc là không đọc hết và viết bình luận kịp thời. Và vì vậy tôi chỉ có 2 bài bình luận cho 2 quyển đầu tiên.

27. Review sách về du học Mỹ 1: Du Học Mỹ Cần Gì Trong Ví
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54560747

28. Review sách về du học Mỹ 2: Cái Ngày Cô Ấy Đậu Harvard
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54587894
 

Hang.Phan

Đi bộ
Biển số
OF-758982
Ngày cấp bằng
1/2/21
Số km
6
Động cơ
45,860 Mã lực
Tôi sẽ trả lời chi tiết câu hỏi 1, 2, 3 cuối tuần này.

Về câu hỏi số 4, tôi đã viết 2 bài liên quan:

16. Phương pháp đánh giá chất lượng (sử dụng dữ liệu định lượng) của các trung tâm luyện thi SAT:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-4#post-53511531

25. Tiêu chí tìm trung tâm hướng dẫn du học Mỹ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54402876
Cụ ơi em có bị bỏ qua câu trả lời của Cụ do mới lội vào đây nên đang lơ ngơ chưa biết cập nhật có hệ thống không Cụ?
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Bài 37. Hỏi đáp: về tự học AP ở Việt Nam và chọn AI >< Cybersecurity

Uchihacula cho mình hỏi:

1. Muốn học AP ở vietnam thì học ở đâu, hoặc học bằng cách nào (tức là mình có thể đăng ký các khóa học trên mạng như trang Udemy, Udacity, Coursera được không)?

2. Mong bạn cho ý kiến có nên chọn apply Cyber Security hoặc AI hay không? Con mình nó rất thích những gì liên quan tới hacker, vậy hacker là ngành nào? Những ngành này có tỉ lệ chọi cao không bạn, vì cháu cũng không có gì nổi trội, nhà lại nghèo.
Cảm ơn rất nhiều.
Câu hỏi 1:

Nói thật là tôi không nắm rõ về các trung tâm hoặc cá nhân dạy AP ở Việt Nam, phiền mợ tự tìm hiểu thêm.

Nhưng nếu nói về tự học bằng cách đọc sách hoặc tham dự các khóa học online phi thời gian thực (asynchronous/nonsynchronous ~ người học và người dạy không phải cùng lên mạng cùng lúc để học mà người học tự xem video và làm bài tập) thì tôi có chút ít kinh nghiệm bản thân có thể chia sẻ:

Trường hợp A: tự học hoàn toàn (+ sau đó tự trả tiền báo danh thi AP exam)
Đây là trường hợp của tôi năm 2008 khi tôi phải tự học AP Physics B (sau này tách ra thành AP Physics 1 & 2) vì giáo viên dạy AP Physics chuyển trường và giáo viên dạy AP Chemistry dạy thế (vì khủng hoảng tài chính và hệ lụy ảnh hưởng đến ngân sách giáo dục công). Khi đó tôi lên lớp nhưng không nghe giảng mà chỉ tự mình đọc các chương trong sách giáo khoa và dùng thêm 2 cuốn sách luyện thi nữa.

Trong trường hợp này thì học sinh cần mua/tải về một lượng tài liệu khá lớn. Ví dụ cho môn AP Physics 1
  • SGK (miễn phí): (đây là nền tảng SGK miễn phí được biên tập bởi một đội ngũ có kinh nghiệm và uy tín; được tài trợ bởi nhiều quỹ từ thiện lớn như Bill & Melinda Gates Foundation) --> Nói thật là bộ giáo dục VN nên nhập khẩu mấy bộ sách toán và khoa học này về rồi Việt hóa mà dạy là chất lượng giáo dục tăng ngay 25% mà gánh nặng trên đầu học sinh giảm ngay 50%.
  • Sách ôn tập:
    • Ôn tập để đọc kèm với SGK: chọn 1 trong 2 quyển của Princeton Review (ebook: https://b-ok.cc/book/11019385/3082af) hoặc Barron's (ebook: https://b-ok.cc/book/5947580/33085e). Cá nhân tôi thì thích Princeton Review và cũng dùng quyển này hồi xưa. Link tải về là cho bản 2020.
    • Ôn tập ở giai đoạn nước rút (khoảng 2-3 tháng trước AP exam): 5 Steps to a 5 (ebook: https://b-ok.cc/book/6026128/d229a6). Quyển này phần kiến thức cô đọng lại khá gọn nên dùng để ôn tập trước khi thi tốt hơn là ôn tập khi học.
  • Video bổ sung: đối với các môn toán và khoa học thì đôi khi nội dung tĩnh của SGK và sách ôn tập không giúp học sinh hiểu được các khái niệm. Trong trường hợp đó thì dùng Youtube (tìm kiếm khái niệm cần) hoặc Khan Academy ( ).
  • Thông tin chính thức từ College Board về cấu trúc chương trình AP và nội dung thi AP exam ( )
Trước khi thi mà làm hết 10% bài tập cuối chương trong SGK và >50% các bài tập trong sách ôn tập thì gần như nắm chắc điểm 5 (cao nhất) khi thi AP exam.

Trường hợp B: học theo khóa học trên mạng
Vì tôi chưa tiếp xúc qua khóa học trên mạng ở VN nên chỉ có thể giới thiệu các nền tảng học ở nước ngoài:
  • Udemy: giá rẻ nhất (10-15 USD một lớp khi có giảm giá; thường xuyên có giảm giá mỗi 2 tuần; truy cập không giới hạn trong tương lai) và cũng thô sơ nhất (chỉ bao gồm video ghi lại nội dung giảng và tài liệu tự đọc tự dùng; không có bài kiểm tra hoặc nếu có cũng không có người chấm điểm). Ví dụ lớp cho AP Computer Science: . Tôi từng mua hàng chục khóa học trên này vì tham rẻ nhưng rồi vì bận, lười, khóa học không có tương tác với bạn học/giáo viên, v.v. nên chỉ hoàn thành chưa đến 1/4 số lớp đã mua.
  • Coursera: có hơn 1000 khóa học miễn phí (không cấp chứng nhận, không điểm số ~ Udemy) và phần còn lại thì có chấm điểm, tương tác, v.v. nhưng tính phí 39-79 USD mỗi tháng --> áp lực theo học đến cùng và hoàn thành nhanh. Nền tảng này hợp tác sâu và rộng hơn với các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp nên các lớp học thường mang tính học thuật hàn lâm hơn, được nhiều tổ chức tin tưởng hơn, và thậm chí còn có cả chương trình cấp bằng online. Tuy nhiên theo tìm hiểu sơ lược của tôi thì Coursera chưa cung cấp nhiều lớp chuyên dành cho AP mà chủ yếu dạy các lớp trình độ đại học (độ khó nội dung tương đương AP nhưng nội dung có thể chỉ trùng 80%). Tôi thấy có lớp cho AP Physics 1 được dạy bởi giảng viên từ University of Houston ( ) nhưng không có AP Computer Science
  • EdX: mô hình cũng khá giống Coursera, mục lục các lớp học có trùng lặp nhưng cũng có khác biệt, vd có AP Computer Science được dạy bởi giảng viên từ Purdue University (https://www.edx.org/course/ap-computer-science-a-java-programming).
  • Stanford Online High School: nền tảng của Stanford University, có cả lớp cho cấp 2 và 3, nhưng có yêu cầu phải nộp hồ sơ ứng tuyển (https://onlinehighschool.stanford.edu/apply). Vd lớp AP Computer Science
  • Khan Academy: miễn phí hoàn toàn và cung cấp các video bài giảng được tổ chức có hệ thống cho các bộ môn và lớp/cấp độ khác nhau, bao gồm AP.
Nếu chi phí là trở ngại chính thì tôi nghĩ nên chọn Khan Academy hoặc các khóa miễn phí trên Coursera/EdX. Nếu chi phí không thành vấn đề thì nên ưu tiên Stanford Online High School hoặc các nền tảng và lớp học có độ tương tác cao, bài tập/project được chấm điểm và bình luận, có bằng chứng nhận và học bạ (transcript)

Tuy vậy trong trường hợp B, tôi vẫn khuyến cáo dùng ít nhất một quyên sách luyện thi AP như đã nói bên trên.

Ngoài thời gian học chính khóa ở trường (công) VN, tôi nghĩ học sinh thông thường chỉ có đủ năng lượng và thời gian học thêm một môn AP mỗi năm, bất kể là theo trường hợp A hay B. Nếu có thể dùng thời gian hè để học trước thì cũng có thể tăng thêm nhưng mà học vào mùa hè năm nay thì đến tháng 5 năm sau mới thi được, và lúc đó e là kiến thức đã rơi rụng nhiều.

Ngoài ra vì tình hình COVID vẫn còn phức tạp nên phải xem trên College Board để cập nhật thông tin về thời gian và thể thức thi AP exam.

Câu hỏi 2

Câu hỏi này nghe thì đơn giản nhưng thực ra rất rắc rối.

1. Hệ thống giáo dục bậc cử nhân của Mỹ khác xa Việt Nam ở điểm là độ chuyên biệt hóa theo nghành học không cao. Ví dụ như gần 100% chương trình cử nhân có nghành hóa (Chemistry) và sinh (Biology) nhưng nếu muốn chuyên biệt hóa sớm với các nghành chuyên sâu/ứng dụng như hóa sinh (Biochemistry), sinh học phân tử (Molecular Biology), v.v. thì thường các đại học có sĩ số học sinh đông như mấy đại học công lập của bang mới có (ví dụ University of California, University of Texas, v.v. Còn ở những đại học tư thục hoặc đại học công quy mô nhỏ hơn thì số chuyên nghành sẽ ít hơn, độ chuyên biệt hóa cũng thấp hơn, kể cả ở hệ học cử nhân bình thường lẫn kỹ sư (chuyên biệt hóa cao nhưng chỉ phân ra đến kỹ sư cơ khí, điện tử, v.v. là cùng chứ ít khi chuyên sâu đến mức như vật lý nguyên tử Nuclear Physics hoặc điện tử nhúng IoT/Embedded). Nếu muốn chuyên sâu hơn nữa thì phải đợi đến bậc sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ.

2. Từ điểm 1, hai chuyên nghành Cybersecurity và AI đều ở mức độ sâu và gần như không có chương trình cử nhân có tiếng nào dạy. Tôi tìm google thì thấy trường địa phương như University of Southern Florida dạy hệ bằng chuyên nghành (https://www.usf.edu/engineering/cse/undergraduate/bs-cybersecurity.aspx) nhưng trường đại diện cho bang là University of Florida (US News top 30) mặc dù to hơn nhưng lại chỉ có hệ chứng chỉ. Tuy vậy, vẫn có cách để tiếp cận và xây dựng nền tảng cũng như bằng cấp liên quan, ví dụ sẽ có vài lớp chuyên về Cybersecurity hoặc AI, chương trình nghiên cứu với phòng lab hoặc trung tâm chuyên về hai mảng này trong trường, hoặc minor/concentration (pass được 3-6 lớp liên quan thay vì >10 lớp cho major chuyên nghành), v.v. Vì lý do trên, trong hồ sơ ứng tuyển đại học, cần tìm hiểu trước là trường mình định chọn có những nghành nào, chuyên sâu đến mức nào, có phải thuộc hệ kỹ sư hay không (đặc biệt khó đối với học sinh quốc tế cả về mặt tiêu chuẩn đầu vào lẫn thử thách về ngôn ngữ khi nhập học).

Hai điểm 1 và 2 là đặc thù hệ thống và độ phổ biến của hai chuyên nghành đó.

3. Bây giờ bàn đến sự khác nhau giữa hai nghành đó. Định nghĩa thì khác nhau rõ ràng, tôi không bàn nhiều. Nhưng thực tế sự khác biệt về (a) nội dung học, (b) hứng thú/khả năng của người học, (c) mục đích học và định hướng nghề nghiệp ra sao là ba câu hỏi chính mà có lẽ chỉ có con của mợ mới có thể trả lời được (điểm c thì có lẽ gia đình và giáo viên có thể giúp đỡ ảnh hưởng ít nhiều)

Về điểm a và b, cách tốt nhất là đưa cho con cụ đọc sách và các bài báo về hai lĩnh vực để xem nó thích cái nào hơn.

Sách:
- (AI) Driven: The Race to Create the Autonomous Car (ebook: https://b-ok.cc/book/11187428/8f5873). Đây là sách về ứng dụng của AI trong việc phát triển xe tự lại. Sách rất mới (2021) và đứng đầu trong danh sách 8 quyển sách nên đọc về AI trên tạp chí công nghệ Wired ( ).
- (Cybersecurity) Data and Goliath: The Hidden Battles to Collect Your Data and Control Your World (ebook: ). Đây là quyển sách mà giáo sư Bruce Schneier trong lớp của tôi Cybersecurity Technology, Policy, and Law (Harvard Kennedy School) yêu cầu đọc.

Bài báo
- (AI)

- (Cybersecurity)



1. Em có cháu gái đang học lớp 10 muốn theo ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng thì nên đặt mục tiêu vào trường chuyênArt hay chọn giải pháp và ngành có chuyên ngànhArt xếp hạng thấp hơn nhưng có ngành nghề khác để có thể học thêm ngành phụ bổ trợ (kình doanh, ...). Cụ biết các trường thuộc giải pháp sau mà đại học đó lại liên kết với trường chuyên Art chất lượng không xin được Cụ chia sử giúp ạ!

2. Nếu theo đuổi một ngành thuộc Mỹ thuật ứng dụng thì việc chọn môn học ở high school nên ưu tiên chọn những môn nào trong nhóm môn tự chọn để tốt hơn cho việc học đại học trong lĩnh vực này?

3. Nhờ Cụ chia sẻ thêm việc một học sinh tham gia hoạt động mang tính chia sẻ cộng đồng tự thân định kì kéo dài dù thô mộc nhưng đúng lứa tuổi và một học sinh khác được người lớn dẫn dắt làm các dự án vận động được số tiền lớn (từ người thân, đồng nghiệp và bạn bè ucar bố mẹ) ủng hộ việc to lớn hơn thì ngoài yếu tố cảm xúc thật của bạn đầu thì điểm cộng nào ưu việt hơn đối với nhà tuyển sinh. Theo em tìm hiểu thì các trung tâm đang make up những dự án có phần ngược với mục tiêu giáo dục và chỉ nhằm mục tiêu tăng tính cạnh tranh của hồ sơ và thật sự là cheating. Vậy nhà tuyển sinh căn cứ vào đâu để định vị thực chất những hoạt động này?

4. Các Anh Chị trong group có thể chia sẻ giúp em kinh nghiệm về thông tin công ty tư vấn chất lượng ở Hà Nội được không ạ? (Nếu các Anh Chị không phiền chia sẻ ở đây giúp em thì cho em xin vào địa chỉ email: Hang.pt2201@gmail.com ạ).

Trân trọng cảm ơn cụ Uchihakula và mọi người ạ!
Xin lỗi cụ/mợ đã phải chờ lâu, mấy câu này bài sau tôi sẽ trả lời. Viết trả lời cho mợ Titan Titan dài quá mà hiện tại ở múi giờ bên tôi cũng đã khá muộn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Titan Titan

Đi bộ
Biển số
OF-759139
Ngày cấp bằng
3/2/21
Số km
2
Động cơ
45,720 Mã lực
Tuổi
54
Bài 37. Hỏi đáp: về tự học AP ở Việt Nam và chọn AI >< Cybersecurity



Câu hỏi 1:


Nói thật là tôi không nắm rõ về các trung tâm hoặc cá nhân dạy AP ở Việt Nam, phiền mợ tự tìm hiểu thêm.

Nhưng nếu nói về tự học bằng cách đọc sách hoặc tham dự các khóa học online phi thời gian thực (asynchronous/nonsynchronous ~ người học và người dạy không phải cùng lên mạng cùng lúc để học mà người học tự xem video và làm bài tập) thì tôi có chút ít kinh nghiệm bản thân có thể chia sẻ:

Trường hợp A: tự học hoàn toàn (+ sau đó tự trả tiền báo danh thi AP exam)
Đây là trường hợp của tôi năm 2008 khi tôi phải tự học AP Physics B (sau này tách ra thành AP Physics 1 & 2) vì giáo viên dạy AP Physics chuyển trường và giáo viên dạy AP Chemistry dạy thế (vì khủng hoảng tài chính và hệ lụy ảnh hưởng đến ngân sách giáo dục công). Khi đó tôi lên lớp nhưng không nghe giảng mà chỉ tự mình đọc các chương trong sách giáo khoa và dùng thêm 2 cuốn sách luyện thi nữa.

Trong trường hợp này thì học sinh cần mua/tải về một lượng tài liệu khá lớn. Ví dụ cho môn AP Physics 1
  • SGK (miễn phí): (đây là nền tảng SGK miễn phí được biên tập bởi một đội ngũ có kinh nghiệm và uy tín; được tài trợ bởi nhiều quỹ từ thiện lớn như Bill & Melinda Gates Foundation) --> Nói thật là bộ giáo dục VN nên nhập khẩu mấy bộ sách toán và khoa học này về rồi Việt hóa mà dạy là chất lượng giáo dục tăng ngay 25% mà gánh nặng trên đầu học sinh giảm ngay 50%.
  • Sách ôn tập:
    • Ôn tập để đọc kèm với SGK: chọn 1 trong 2 quyển của Princeton Review (ebook: https://b-ok.cc/book/11019385/3082af) hoặc Barron's (ebook: https://b-ok.cc/book/5947580/33085e). Cá nhân tôi thì thích Princeton Review và cũng dùng quyển này hồi xưa. Link tải về là cho bản 2020.
    • Ôn tập ở giai đoạn nước rút (khoảng 2-3 tháng trước AP exam): 5 Steps to a 5 (ebook: https://b-ok.cc/book/6026128/d229a6). Quyển này phần kiến thức cô đọng lại khá gọn nên dùng để ôn tập trước khi thi tốt hơn là ôn tập khi học.
  • Video bổ sung: đối với các môn toán và khoa học thì đôi khi nội dung tĩnh của SGK và sách ôn tập không giúp học sinh hiểu được các khái niệm. Trong trường hợp đó thì dùng Youtube (tìm kiếm khái niệm cần) hoặc Khan Academy ( ).
  • Thông tin chính thức từ College Board về cấu trúc chương trình AP và nội dung thi AP exam ( )
Trước khi thi mà làm hết 10% bài tập cuối chương trong SGK và >50% các bài tập trong sách ôn tập thì gần như nắm chắc điểm 5 (cao nhất) khi thi AP exam.

Trường hợp B: học theo khóa học trên mạng
Vì tôi chưa tiếp xúc qua khóa học trên mạng ở VN nên chỉ có thể giới thiệu các nền tảng học ở nước ngoài:
  • Udemy: giá rẻ nhất (10-15 USD một lớp khi có giảm giá; thường xuyên có giảm giá mỗi 2 tuần; truy cập không giới hạn trong tương lai) và cũng thô sơ nhất (chỉ bao gồm video ghi lại nội dung giảng và tài liệu tự đọc tự dùng; không có bài kiểm tra hoặc nếu có cũng không có người chấm điểm). Ví dụ lớp cho AP Computer Science: . Tôi từng mua hàng chục khóa học trên này vì tham rẻ nhưng rồi vì bận, lười, khóa học không có tương tác với bạn học/giáo viên, v.v. nên chỉ hoàn thành chưa đến 1/4 số lớp đã mua.
  • Coursera: có hơn 1000 khóa học miễn phí (không cấp chứng nhận, không điểm số ~ Udemy) và phần còn lại thì có chấm điểm, tương tác, v.v. nhưng tính phí 39-79 USD mỗi tháng --> áp lực theo học đến cùng và hoàn thành nhanh. Nền tảng này hợp tác sâu và rộng hơn với các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp nên các lớp học thường mang tính học thuật hàn lâm hơn, được nhiều tổ chức tin tưởng hơn, và thậm chí còn có cả chương trình cấp bằng online. Tuy nhiên theo tìm hiểu sơ lược của tôi thì Coursera chưa cung cấp nhiều lớp chuyên dành cho AP mà chủ yếu dạy các lớp trình độ đại học (độ khó nội dung tương đương AP nhưng nội dung có thể chỉ trùng 80%). Tôi thấy có lớp cho AP Physics 1 được dạy bởi giảng viên từ University of Houston ( ) nhưng không có AP Computer Science
  • EdX: mô hình cũng khá giống Coursera, mục lục các lớp học có trùng lặp nhưng cũng có khác biệt, vd có AP Computer Science được dạy bởi giảng viên từ Purdue University (https://www.edx.org/course/ap-computer-science-a-java-programming).
  • Stanford Online High School: nền tảng của Stanford University, có cả lớp cho cấp 2 và 3, nhưng có yêu cầu phải nộp hồ sơ ứng tuyển (https://onlinehighschool.stanford.edu/apply). Vd lớp AP Computer Science
  • Khan Academy: miễn phí hoàn toàn và cung cấp các video bài giảng được tổ chức có hệ thống cho các bộ môn và lớp/cấp độ khác nhau, bao gồm AP.
Nếu chi phí là trở ngại chính thì tôi nghĩ nên chọn Khan Academy hoặc các khóa miễn phí trên Coursera/EdX. Nếu chi phí không thành vấn đề thì nên ưu tiên Stanford Online High School hoặc các nền tảng và lớp học có độ tương tác cao, bài tập/project được chấm điểm và bình luận, có bằng chứng nhận và học bạ (transcript)

Tuy vậy trong trường hợp B, tôi vẫn khuyến cáo dùng ít nhất một quyên sách luyện thi AP như đã nói bên trên.

Ngoài thời gian học chính khóa ở trường (công) VN, tôi nghĩ học sinh thông thường chỉ có đủ năng lượng và thời gian học thêm một môn AP mỗi năm, bất kể là theo trường hợp A hay B. Nếu có thể dùng thời gian hè để học trước thì cũng có thể tăng thêm nhưng mà học vào mùa hè năm nay thì đến tháng 5 năm sau mới thi được, và lúc đó e là kiến thức đã rơi rụng nhiều.

Ngoài ra vì tình hình COVID vẫn còn phức tạp nên phải xem trên College Board để cập nhật thông tin về thời gian và thể thức thi AP exam.

Câu hỏi 2

Câu hỏi này nghe thì đơn giản nhưng thực ra rất rắc rối.

1. Hệ thống giáo dục bậc cử nhân của Mỹ khác xa Việt Nam ở điểm là độ chuyên biệt hóa theo nghành học không cao. Ví dụ như gần 100% chương trình cử nhân có nghành hóa (Chemistry) và sinh (Biology) nhưng nếu muốn chuyên biệt hóa sớm với các nghành chuyên sâu/ứng dụng như hóa sinh (Biochemistry), sinh học phân tử (Molecular Biology), v.v. thì thường các đại học có sĩ số học sinh đông như mấy đại học công lập của bang mới có (ví dụ University of California, University of Texas, v.v. Còn ở những đại học tư thục hoặc đại học công quy mô nhỏ hơn thì số chuyên nghành sẽ ít hơn, độ chuyên biệt hóa cũng thấp hơn, kể cả ở hệ học cử nhân bình thường lẫn kỹ sư (chuyên biệt hóa cao nhưng chỉ phân ra đến kỹ sư cơ khí, điện tử, v.v. là cùng chứ ít khi chuyên sâu đến mức như vật lý nguyên tử Nuclear Physics hoặc điện tử nhúng IoT/Embedded). Nếu muốn chuyên sâu hơn nữa thì phải đợi đến bậc sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ.

2. Từ điểm 1, hai chuyên nghành Cybersecurity và AI đều ở mức độ sâu và gần như không có chương trình cử nhân có tiếng nào dạy. Tôi tìm google thì thấy trường địa phương như University of Southern Florida dạy hệ bằng chuyên nghành (https://www.usf.edu/engineering/cse/undergraduate/bs-cybersecurity.aspx) nhưng trường đại diện cho bang là University of Florida (US News top 30) mặc dù to hơn nhưng lại chỉ có hệ chứng chỉ. Tuy vậy, vẫn có cách để tiếp cận và xây dựng nền tảng cũng như bằng cấp liên quan, ví dụ sẽ có vài lớp chuyên về Cybersecurity hoặc AI, chương trình nghiên cứu với phòng lab hoặc trung tâm chuyên về hai mảng này trong trường, hoặc minor/concentration (pass được 3-6 lớp liên quan thay vì >10 lớp cho major chuyên nghành), v.v. Vì lý do trên, trong hồ sơ ứng tuyển đại học, cần tìm hiểu trước là trường mình định chọn có những nghành nào, chuyên sâu đến mức nào, có phải thuộc hệ kỹ sư hay không (đặc biệt khó đối với học sinh quốc tế cả về mặt tiêu chuẩn đầu vào lẫn thử thách về ngôn ngữ khi nhập học).

Hai điểm 1 và 2 là đặc thù hệ thống và độ phổ biến của hai chuyên nghành đó.

3. Bây giờ bàn đến sự khác nhau giữa hai nghành đó. Định nghĩa thì khác nhau rõ ràng, tôi không bàn nhiều. Nhưng thực tế sự khác biệt về (a) nội dung học, (b) hứng thú/khả năng của người học, (c) mục đích học và định hướng nghề nghiệp ra sao là ba câu hỏi chính mà có lẽ chỉ có con của mợ mới có thể trả lời được (điểm c thì có lẽ gia đình và giáo viên có thể giúp đỡ ảnh hưởng ít nhiều)

Về điểm a và b, cách tốt nhất là đưa cho con cụ đọc sách và các bài báo về hai lĩnh vực để xem nó thích cái nào hơn.

Sách:
- (AI) Driven: The Race to Create the Autonomous Car (ebook: https://b-ok.cc/book/11187428/8f5873). Đây là sách về ứng dụng của AI trong việc phát triển xe tự lại. Sách rất mới (2021) và đứng đầu trong danh sách 8 quyển sách nên đọc về AI trên tạp chí công nghệ Wired ( ).
- (Cybersecurity) Data and Goliath: The Hidden Battles to Collect Your Data and Control Your World (ebook: ). Đây là quyển sách mà giáo sư Bruce Schneier trong lớp của tôi Cybersecurity Technology, Policy, and Law (Harvard Kennedy School) yêu cầu đọc.

Bài báo
- (AI)

- (Cybersecurity)
Cảm ơn bạn rất nhiều, sự chu đáo và tận tâm của bạn.
 

Hang.Phan

Đi bộ
Biển số
OF-758982
Ngày cấp bằng
1/2/21
Số km
6
Động cơ
45,860 Mã lực
Bài 37. Hỏi đáp: về tự học AP ở Việt Nam và chọn AI >< Cybersecurity



Câu hỏi 1:


Nói thật là tôi không nắm rõ về các trung tâm hoặc cá nhân dạy AP ở Việt Nam, phiền mợ tự tìm hiểu thêm.

Nhưng nếu nói về tự học bằng cách đọc sách hoặc tham dự các khóa học online phi thời gian thực (asynchronous/nonsynchronous ~ người học và người dạy không phải cùng lên mạng cùng lúc để học mà người học tự xem video và làm bài tập) thì tôi có chút ít kinh nghiệm bản thân có thể chia sẻ:

Trường hợp A: tự học hoàn toàn (+ sau đó tự trả tiền báo danh thi AP exam)
Đây là trường hợp của tôi năm 2008 khi tôi phải tự học AP Physics B (sau này tách ra thành AP Physics 1 & 2) vì giáo viên dạy AP Physics chuyển trường và giáo viên dạy AP Chemistry dạy thế (vì khủng hoảng tài chính và hệ lụy ảnh hưởng đến ngân sách giáo dục công). Khi đó tôi lên lớp nhưng không nghe giảng mà chỉ tự mình đọc các chương trong sách giáo khoa và dùng thêm 2 cuốn sách luyện thi nữa.

Trong trường hợp này thì học sinh cần mua/tải về một lượng tài liệu khá lớn. Ví dụ cho môn AP Physics 1
  • SGK (miễn phí): (đây là nền tảng SGK miễn phí được biên tập bởi một đội ngũ có kinh nghiệm và uy tín; được tài trợ bởi nhiều quỹ từ thiện lớn như Bill & Melinda Gates Foundation) --> Nói thật là bộ giáo dục VN nên nhập khẩu mấy bộ sách toán và khoa học này về rồi Việt hóa mà dạy là chất lượng giáo dục tăng ngay 25% mà gánh nặng trên đầu học sinh giảm ngay 50%.
  • Sách ôn tập:
    • Ôn tập để đọc kèm với SGK: chọn 1 trong 2 quyển của Princeton Review (ebook: https://b-ok.cc/book/11019385/3082af) hoặc Barron's (ebook: https://b-ok.cc/book/5947580/33085e). Cá nhân tôi thì thích Princeton Review và cũng dùng quyển này hồi xưa. Link tải về là cho bản 2020.
    • Ôn tập ở giai đoạn nước rút (khoảng 2-3 tháng trước AP exam): 5 Steps to a 5 (ebook: https://b-ok.cc/book/6026128/d229a6). Quyển này phần kiến thức cô đọng lại khá gọn nên dùng để ôn tập trước khi thi tốt hơn là ôn tập khi học.
  • Video bổ sung: đối với các môn toán và khoa học thì đôi khi nội dung tĩnh của SGK và sách ôn tập không giúp học sinh hiểu được các khái niệm. Trong trường hợp đó thì dùng Youtube (tìm kiếm khái niệm cần) hoặc Khan Academy ( ).
  • Thông tin chính thức từ College Board về cấu trúc chương trình AP và nội dung thi AP exam ( )
Trước khi thi mà làm hết 10% bài tập cuối chương trong SGK và >50% các bài tập trong sách ôn tập thì gần như nắm chắc điểm 5 (cao nhất) khi thi AP exam.

Trường hợp B: học theo khóa học trên mạng
Vì tôi chưa tiếp xúc qua khóa học trên mạng ở VN nên chỉ có thể giới thiệu các nền tảng học ở nước ngoài:
  • Udemy: giá rẻ nhất (10-15 USD một lớp khi có giảm giá; thường xuyên có giảm giá mỗi 2 tuần; truy cập không giới hạn trong tương lai) và cũng thô sơ nhất (chỉ bao gồm video ghi lại nội dung giảng và tài liệu tự đọc tự dùng; không có bài kiểm tra hoặc nếu có cũng không có người chấm điểm). Ví dụ lớp cho AP Computer Science: . Tôi từng mua hàng chục khóa học trên này vì tham rẻ nhưng rồi vì bận, lười, khóa học không có tương tác với bạn học/giáo viên, v.v. nên chỉ hoàn thành chưa đến 1/4 số lớp đã mua.
  • Coursera: có hơn 1000 khóa học miễn phí (không cấp chứng nhận, không điểm số ~ Udemy) và phần còn lại thì có chấm điểm, tương tác, v.v. nhưng tính phí 39-79 USD mỗi tháng --> áp lực theo học đến cùng và hoàn thành nhanh. Nền tảng này hợp tác sâu và rộng hơn với các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp nên các lớp học thường mang tính học thuật hàn lâm hơn, được nhiều tổ chức tin tưởng hơn, và thậm chí còn có cả chương trình cấp bằng online. Tuy nhiên theo tìm hiểu sơ lược của tôi thì Coursera chưa cung cấp nhiều lớp chuyên dành cho AP mà chủ yếu dạy các lớp trình độ đại học (độ khó nội dung tương đương AP nhưng nội dung có thể chỉ trùng 80%). Tôi thấy có lớp cho AP Physics 1 được dạy bởi giảng viên từ University of Houston ( ) nhưng không có AP Computer Science
  • EdX: mô hình cũng khá giống Coursera, mục lục các lớp học có trùng lặp nhưng cũng có khác biệt, vd có AP Computer Science được dạy bởi giảng viên từ Purdue University (https://www.edx.org/course/ap-computer-science-a-java-programming).
  • Stanford Online High School: nền tảng của Stanford University, có cả lớp cho cấp 2 và 3, nhưng có yêu cầu phải nộp hồ sơ ứng tuyển (https://onlinehighschool.stanford.edu/apply). Vd lớp AP Computer Science
  • Khan Academy: miễn phí hoàn toàn và cung cấp các video bài giảng được tổ chức có hệ thống cho các bộ môn và lớp/cấp độ khác nhau, bao gồm AP.
Nếu chi phí là trở ngại chính thì tôi nghĩ nên chọn Khan Academy hoặc các khóa miễn phí trên Coursera/EdX. Nếu chi phí không thành vấn đề thì nên ưu tiên Stanford Online High School hoặc các nền tảng và lớp học có độ tương tác cao, bài tập/project được chấm điểm và bình luận, có bằng chứng nhận và học bạ (transcript)

Tuy vậy trong trường hợp B, tôi vẫn khuyến cáo dùng ít nhất một quyên sách luyện thi AP như đã nói bên trên.

Ngoài thời gian học chính khóa ở trường (công) VN, tôi nghĩ học sinh thông thường chỉ có đủ năng lượng và thời gian học thêm một môn AP mỗi năm, bất kể là theo trường hợp A hay B. Nếu có thể dùng thời gian hè để học trước thì cũng có thể tăng thêm nhưng mà học vào mùa hè năm nay thì đến tháng 5 năm sau mới thi được, và lúc đó e là kiến thức đã rơi rụng nhiều.

Ngoài ra vì tình hình COVID vẫn còn phức tạp nên phải xem trên College Board để cập nhật thông tin về thời gian và thể thức thi AP exam.

Câu hỏi 2

Câu hỏi này nghe thì đơn giản nhưng thực ra rất rắc rối.

1. Hệ thống giáo dục bậc cử nhân của Mỹ khác xa Việt Nam ở điểm là độ chuyên biệt hóa theo nghành học không cao. Ví dụ như gần 100% chương trình cử nhân có nghành hóa (Chemistry) và sinh (Biology) nhưng nếu muốn chuyên biệt hóa sớm với các nghành chuyên sâu/ứng dụng như hóa sinh (Biochemistry), sinh học phân tử (Molecular Biology), v.v. thì thường các đại học có sĩ số học sinh đông như mấy đại học công lập của bang mới có (ví dụ University of California, University of Texas, v.v. Còn ở những đại học tư thục hoặc đại học công quy mô nhỏ hơn thì số chuyên nghành sẽ ít hơn, độ chuyên biệt hóa cũng thấp hơn, kể cả ở hệ học cử nhân bình thường lẫn kỹ sư (chuyên biệt hóa cao nhưng chỉ phân ra đến kỹ sư cơ khí, điện tử, v.v. là cùng chứ ít khi chuyên sâu đến mức như vật lý nguyên tử Nuclear Physics hoặc điện tử nhúng IoT/Embedded). Nếu muốn chuyên sâu hơn nữa thì phải đợi đến bậc sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ.

2. Từ điểm 1, hai chuyên nghành Cybersecurity và AI đều ở mức độ sâu và gần như không có chương trình cử nhân có tiếng nào dạy. Tôi tìm google thì thấy trường địa phương như University of Southern Florida dạy hệ bằng chuyên nghành (https://www.usf.edu/engineering/cse/undergraduate/bs-cybersecurity.aspx) nhưng trường đại diện cho bang là University of Florida (US News top 30) mặc dù to hơn nhưng lại chỉ có hệ chứng chỉ. Tuy vậy, vẫn có cách để tiếp cận và xây dựng nền tảng cũng như bằng cấp liên quan, ví dụ sẽ có vài lớp chuyên về Cybersecurity hoặc AI, chương trình nghiên cứu với phòng lab hoặc trung tâm chuyên về hai mảng này trong trường, hoặc minor/concentration (pass được 3-6 lớp liên quan thay vì >10 lớp cho major chuyên nghành), v.v. Vì lý do trên, trong hồ sơ ứng tuyển đại học, cần tìm hiểu trước là trường mình định chọn có những nghành nào, chuyên sâu đến mức nào, có phải thuộc hệ kỹ sư hay không (đặc biệt khó đối với học sinh quốc tế cả về mặt tiêu chuẩn đầu vào lẫn thử thách về ngôn ngữ khi nhập học).

Hai điểm 1 và 2 là đặc thù hệ thống và độ phổ biến của hai chuyên nghành đó.

3. Bây giờ bàn đến sự khác nhau giữa hai nghành đó. Định nghĩa thì khác nhau rõ ràng, tôi không bàn nhiều. Nhưng thực tế sự khác biệt về (a) nội dung học, (b) hứng thú/khả năng của người học, (c) mục đích học và định hướng nghề nghiệp ra sao là ba câu hỏi chính mà có lẽ chỉ có con của mợ mới có thể trả lời được (điểm c thì có lẽ gia đình và giáo viên có thể giúp đỡ ảnh hưởng ít nhiều)

Về điểm a và b, cách tốt nhất là đưa cho con cụ đọc sách và các bài báo về hai lĩnh vực để xem nó thích cái nào hơn.

Sách:
- (AI) Driven: The Race to Create the Autonomous Car (ebook: https://b-ok.cc/book/11187428/8f5873). Đây là sách về ứng dụng của AI trong việc phát triển xe tự lại. Sách rất mới (2021) và đứng đầu trong danh sách 8 quyển sách nên đọc về AI trên tạp chí công nghệ Wired ( ).
- (Cybersecurity) Data and Goliath: The Hidden Battles to Collect Your Data and Control Your World (ebook: ). Đây là quyển sách mà giáo sư Bruce Schneier trong lớp của tôi Cybersecurity Technology, Policy, and Law (Harvard Kennedy School) yêu cầu đọc.

Bài báo
- (AI)

- (Cybersecurity)





Xin lỗi cụ/mợ đã phải chờ lâu, mấy câu này bài sau tôi sẽ trả lời. Viết trả lời cho mợ Titan Titan dài quá mà hiện tại ở múi giờ bên tôi cũng đã khá muộn.
Cảm ơn Bạn.
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,784
Động cơ
1,354,587 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Ông nào viết tôi không quảng cáo thì đích thị là quảng cáo tiếp thị.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Bài 38. Hỏi đáp: về nghệ thuật ứng dụng (chọn nghành, chọn trường, hoạt động ngoại khóa)

1. Em có cháu gái đang học lớp 10 muốn theo ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng thì nên đặt mục tiêu vào trường chuyên Art hay chọn giải pháp và ngành có chuyên ngànhArt xếp hạng thấp hơn nhưng có ngành nghề khác để có thể học thêm ngành phụ bổ trợ (kình doanh, ...). Cụ biết các trường thuộc giải pháp sau mà đại học đó lại liên kết với trường chuyên Art chất lượng không xin được Cụ chia sử giúp ạ!

2. Nếu theo đuổi một ngành thuộc Mỹ thuật ứng dụng thì việc chọn môn học ở high school nên ưu tiên chọn những môn nào trong nhóm môn tự chọn để tốt hơn cho việc học đại học trong lĩnh vực này?

3. Nhờ cụ chia sẻ thêm việc một học sinh tham gia hoạt động mang tính chia sẻ cộng đồng tự thân định kì kéo dài dù thô mộc nhưng đúng lứa tuổi và một học sinh khác được người lớn dẫn dắt làm các dự án vận động được số tiền lớn (từ người thân, đồng nghiệp và bạn bè của bố mẹ) ủng hộ việc to lớn hơn thì ngoài yếu tố cảm xúc thật của bạn đầu thì điểm cộng nào ưu việt hơn đối với nhà tuyển sinh. Theo em tìm hiểu thì các trung tâm đang make up những dự án có phần ngược với mục tiêu giáo dục và chỉ nhằm mục tiêu tăng tính cạnh tranh của hồ sơ và thật sự là cheating. Vậy nhà tuyển sinh căn cứ vào đâu để định vị thực chất những hoạt động này?

4. Các Anh Chị trong group có thể chia sẻ giúp em kinh nghiệm về thông tin công ty tư vấn chất lượng ở Hà Nội được không ạ? (Nếu các Anh Chị không phiền chia sẻ ở đây giúp em thì cho em xin vào địa chỉ email: Hang.pt2201@gmail.com ạ).

Trân trọng cảm ơn cụ Uchihakula và mọi người ạ!
Sơ lược:

Tôi tạm hiểu khái niệm Mỹ Thuật Ứng Dụng ở đây là nhóm các chuyên nghành Mỹ Thuật mang tính ứng dụng vì chuyên nghành Mỹ Thuật Ứng Dụng (Applied Arts) rất hiếm trường dạy.

Nhóm này bao gồm các chuyên nghành sau - đã loại bỏ các nghành liên quan đến âm nhạc, kịch nghệ, trình diễn nhưng giữ lại video và general arts + bao gồm số bằng được cấp mỗi năm (Nguồn: https://www.collegefactual.com/majors/visual-and-performing-arts/design-and-applied-arts/related-majors/):

40,751 Fine & Studio Arts (Mỹ thuật và hội họa studio - vẽ / sơn dầu/v.v.)
16,756 Film, Video & Photographic Arts
5,720 General Visual & Performing Arts
8,577 Graphic Design
5,513 Interior Design
5,451 Visual Communications
4,766 Arts & Media Management
3,842 Commercial & Advertising Art
3,364 Fashion Design
2,766 Game & Interactive Media Design
2,457 Illustration
1,999 Industrial Design
1,092 Commercial Photography
124 Crafts, Folk Art & Artisanry

Tôi nhấn mạnh tính đa dạnh của nhóm ngành này vì quả thực là nó quá đa dạng mà cụ/mợ lại không nói rõ là cháu gái nhà cụ/mợ có khuynh hướng cụ thể ra sao. Theo kinh nghiệm của tôi (hướng đạo cho 2 học sinh thích hội họa và nghệ thuật nói chung) thì ở cấp 3, sở thích về chuyên nghành nghệ thuật ứng dụng cụ thể chưa được rõ nét và học sinh cũng không muốn gò bó mình vào một chuyên nghành hẹp khi nộp hồ sơ ứng tuyển.

Ví dụ năm 2016, một học sinh từ Thẩm Quyến vừa vẽ đẹp vừa thiết kế 2D/3D tốt được tôi hướng dẫn nộp hồ sơ cho khoảng 7 trường chuyên về nghệ thuật (Parsons, SVA, CCA, RISD, MICA, v.v.) và mấy trường phổ thông kiểu National University/Liberal Arts College nữa (Cornell University, USC, UC, v.v). Cô học sinh này nhận được 5 offers từ các trường chuyên về nghệ thuật (chuyên nghành bao gồm Digital Design, Interaction Design, Media Studies, v.v) và 4 offers từ Cornell University College of Human Ecology (https://www.human.cornell.edu/admissions/undergraduate tôi nhớ hình như là chuyên nghành Design + Environmental Analysis), USC Iovine & Young Academy (https://iovine-young.usc.edu/ chuyên nghành Arts, Technology and the Business of Innovation), UMich và UCLA (không nhớ chuyên nghành). Cuối cùng sau khi xem xét mạng lưới cựu học sinh ở châu Á thì chọn offer từ USC thay vì Cornell như lời khuyên của tôi.

Đây là trích một phần từ portfolio của cô học sinh này. Phải nói trước là portfolio này được chuẩn bị cực kỳ chuyên nghiệp về mặt trình bày và đa dạng ở nội dung nhờ gia đình cô bé bỏ ra 150,000 RMB ~ 21,200 USD để nhận được hướng dẫn và nguồn cung nguyên vật liệu từ một công ty chuyên về hướng dẫn làm art portfolio (không liên quan đến tôi). Tuy nhiên, những tác phẩm vẽ 100% là do cô bé tự làm và tích cóp từ mấy năm về trước và các ý tưởng cho các dự án trong portfolio khoảng 80% là do cô ấy tự nghĩ ra (tôi ước chừng). Ngoài ra, học sinh cũng bỏ ra 4-5 tiếng mỗi ngày trong 4 tháng để làm portfolio. Thực ra để trả lời cho câu hỏi 1 và 2 của Hang.Phan thì không cần trưng ra portfolio này nhưng mà tôi rất hãnh diện vì khả năng viết luận cũng như khả năng sáng tạo nghệ thuật của cô học trò cũ này.

i. Trang bìa và mục lục:
1614402110840.png


ii. Dự án Ocare - thiết kế lại giường bệnh và trải nghiệm trong bệnh viện - interaction design & industrial design (thể hiện kỹ năng 2D sketch, 3d modeling, product UX research)
1614402144176.png


iii. Dự án Blue - cảm nhận về thế giới sắc của người mù màu và trải nghiệm VR trong đó (thể hiện kỹ năng liên quan đến UX research, nhiếp ảnh, và công nghệ nghệ thuật)
1614402203314.png


iv. Các tác phẩm nghệ thuật khác (kỹ thuật vẽ Trung Quốc, phương Tây, sketch, v.v.)

1614402563695.png


Phía trên là bàn sơ lược về nhóm chuyên nghành Mỹ Thuật Ứng Dụng và việc chuẩn bị portfolio của học sinh muốn ứng tuyển nghành này (nếu có tiền và thời gian cũng như muốn tạo ra sự khác biệt giữa bản thân với những ứng cử viên nặng ký khác ở Mỹ cũng như nước ngoài thì nên làm như trên, còn không cần bỏ ra nhiều thời gian để chuẩn bị hơn nữa).

Bây giờ tôi mới trả lời câu hỏi của Hang.Phan:

1.
Lời khuyên của tôi là nộp đơn vào cả hai nhóm trường. Lý do vì cả hai đều có ưu khuyết, và tùy vào dự định tương lai của cháu nhà cụ/mợ cũng như khả năng kinh tế của gia đinh trong 5-10 năm tới mà mỗi nhóm trường sẽ có mức độ phù hợp khác nhau. Ví dụ như với các trường chuyên nghệ thuật (trường nhóm kia thì ngược lại):

Điểm cộng
+ Học phí rẻ hơn sau khi tính học bổng (dễ có học bổng hơn)
+ Ít yêu cầu về chương trình học hơn (số lượng lớp phi nghệ thuật/phi chuyên nghành cần học thường ít hơn 10% tổng thời lượng học) ~ đặc biệt phù hợp với học sinh chỉ muốn học nghệ thuật và chán ghét học STEM cũng như các môn xã hội (tuy nhiên cách học mấy môn này ở VN tương đối có vấn đề nên thường có chuyện ghét mấy môn đó ở VN nhưng thích học mấy môn đó ở Mỹ)
+ Thường nằm ở trung tâm đô thị
+ Thường có cơ sở vật chất liên quan đến nghệ thuật đa dạng và sung túc hơn
+ Mạng lưới cựu học sinh làm về nghệ thuật đặc biệt nhiều hơn

Điểm trừ
- Khả năng hoàn vốn thấp hơn: lương của học sinh học mỹ thuật thường thấp hơn, khả năng kiếm việc cũng thấp hơn (cũng ảnh hưởng đến dự định ở lại để định cư)
- Số lượng và chất lượng các chuyên nghành/bộ môn phi nghệ thuật và mỹ thuật kém hơn. Muốn học thêm Kinh Tế hoặc CS để làm kinh doanh mỹ thuật hoặc thiết kế sản phẩm công nghệ (phần cứng/mềm) sẽ khó hơn, trừ khi trường có chuyên nghành liên quan đến Digital Design, Product Design, UI/UX Design, v.v.
- Ít khi có phòng ốc hiện đại, kể cả lớp học, thư viện, ký túc xá.
- Gần như không có cựu học sinh làm quản lý câp cao trong các doanh nghiệp lớn hoặc các lĩnh vực phi nghệ thuật --> hạn chế về mạng lưới xã hội cũng như khả năng mở rộng hoặc chuyển nghành.

Từ góc độ thực tế (học sinh Việt Nam, gia đình trung lưu, chưa chắc chắn về việc ở lại Mỹ sau này), tôi nghĩ là chỉ nên học ở đại học thông thường (National Universities/Liberal Arts Colleges) và chọn 1 chuyên nghành liên quan đến Mỹ Thuật ứng dụng (nếu có) và 1 chuyên nghành mang tính khả dụng hơn ~ song nghành (double majors), khác với song bằng.

Về mô hình học liên kết song bằng thì có liên kết trong cùng một đại học (giữa các học viện) cũng như giữa đại học và trường chuyên nghệ thuật,ví dụ sau:
- BA + BFA (2 bằng từ hai học viện trong cùng 1 đại học): University of Michigan, Tufts University, v.v.
- Brown University + Rhodes Island School of Design (RISD): có thể nói là cực kỳ cực kỳ khó vào vì Brown là một trường thuộc Ivy League và tuyển tương đối ít học sinh VN; còn RISD là trường đứng nhất nhì về mỹ thuật tại Mỹ.
- Macalester College (Liberal Arts College) + Minneapolis College of Art and Design
- Lake Forest College + School of the Art Institute of Chicago

2. Về quá trình chuẩn bị ở cấp 3 thì còn phụ thuộc vào việc trường của cháu nhà có những môn nào và cháu thích học những môn nào. Theo cách viết của cụ/mợ thì tôi đoán cháu nhà đang học ở Mỹ, nên tôi gợi ý là nên học 2 môn mỹ thuật khác nhau, một truyền thống (vẽ, sơn dầu, điêu khắc,v.v.) và một hiện đại (thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, 3D modeling), và học càng nhiều lớp càng tốt. Nếu có thể thì học thêm các lớp trên mạng về lý thuyết và lịch sử nghệ thuật cũng như các trại hè nghệ thuật.

Ngoài ra thì học thêm lớp AP Art and Design Program và AP Art History (quá trình học và chuẩn bị cho AP Exam sẽ giúp chuẩn bị tư liệu cho portfolio cho hồ sơ ứng tuyển sau này).

3.
Tóm tắt: a và b, cái nào ghi điểm nhiều hơn khi nộp hồ sơ
a. hoạt động mang tính chia sẻ cộng đồng tự thân, định kì, kéo dài, dù thô mộc nhưng đúng lứa tuổi
b. hoạt động được người lớn dẫn dắt làm các dự án vận động được số tiền lớn (từ người thân, đồng nghiệp và bạn bè của bố mẹ) ủng hộ việc to lớn hơn

Đây là câu hỏi hóc búa, và quả thật là khó trả lời vì còn phụ thuộc vào việc nộp hồ sơ vào trường nào (tôi nghĩ rằng trường chuyên nghệ thuật thường sẽ thích a hơn còn trường không chuyên thì thường sẽ thích b hơn) và phụ thuộc vào việc admission officers của trường đó có hiểu biết và quen thuộc với các chiêu trò phông bạt của học sinh đến từ một số trường và quốc gia như Việt Nam hay không. Ngoài ra, kết quả còn phụ thuộc vào chi tiết hoạt động a và b ra sao cũng như việc bài luận của học sinh a/b có trình bày được ảnh hưởng của hoạt động đó đến hành vi và tư tưởng của học sinh đó hay không.

Dưới đây là ví dụ bài Personal Statement của học sinh làm ra portfolio tôi đưa ra ở bên trên:

“I am sorry, but I still cannot see any shape of a hand at all in this arrangement.” My dad’s puzzled face and hesitant voice are still occupying my mind before my head hits against the window. The car jolts past holes and blows up dust along the bumpy dirt road leading to the Zhagana village in Gansu province. The descending sun’s orange blaze sets fire to the clouds on the horizon before totally retreating below line of sight. The existence of something once so splendid can now only be traced through little remnants of color on the clouds, just like my initial concept of beauty in arts.

My first painting was a self-portrait by crayon, at 4 years old. The childish doodle captured accurately my appearance — big eyes, fluffy short hair, and a flat nose – or so my dad exclaimed as he praised my giftedness. To him and to others, the more my paintings looked like the actual object, the more gifted I was. At that time, others’ standard of beauty was the permanent truth and a goal to pursue for me.

Nevertheless, permanence was but a short-lived fantasy. My middle school years witnessed Chinese painting practice replacing the crude paper and crayon with rice paper, brush, and ink. Also, I needed to follow one rule: leave some white space, do not fill the entire paper with ink. In Chinese philosophy, white represents infinite nothingness where painters can imagine and audiences can purify mentally. This is the beauty standard maintained by Chinese for thousands of years now.

So, when I painted, this rule continuously emerged in my mind, telling me to not draw too much. The space that ought to have a mountain range, based on my own vision, now was nothing but an invisible fog. A deep emptiness submerged me as I looked at the white space. The idea of leaving empty space did not purify myself like it meant to be. Instead, my disturbed mind became more unsteady that my hand shook every time I picked up the painting brush. I did not know how to draw any more.

As atmospheric oxygen drops faster and faster, I could no longer think attentively about the past without experiencing dizziness. The car is climbing, 2000m, 3000m, then 4000m in altitude. Above us, the sky now turns to a deep blue hue. The endless twists and turns on this narrow and darkening road along the mountain range are the only things that separate me and an uncertain resting place for the night.

Several hours have passed before the dizzy feeling fades as my normal breathing pace resumes. Something in my mind sparks up.

The car will deliver us, but how could my mind, still perturbed by the “incomprehensibility” of the hand arrangement, find its resting place?

I remember seeing “Les Demoiselles d’Avignon” in New York City’s Museum of Modern Art this past January. Picasso probably saw no fun in following the crowd so he used this masterpiece to demonstrate his rebelliousness: the primitivistic fractured outline of entwining abstract female bodies broke the doctrine of beauty which is neither set by trend nor by time. It does not come from the appreciation of the crowd but from the intrinsic value that the author has instilled. For me, it is I who should define my own beauty.

Looking at the driver’s seat, I mumble to myself, “Dad, that arrangement I showed you, it was a hand.” My dad could not hear, but relief rises like a wave to sweep off my previous discomfort.

The car makes a sharp right turn in the midst of the engulfing darkness. There lies a well-lit hut, a resting place for the flesh and the spirit.

Finally.


I see light.

Tóm tắt: học sinh này chưa làm ra hoạt động nghệ thuật hoặc quyên góp tiền gì lớn lao cả nhưng đã tham gia vào Student Union, TedX tại trường, và đi du lịch trong nước khá nhiều. Bài luận trên viết về việc trong một chuyến du lịch bằng xe hơi đến khu đồi núi người Tây Tạng ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc), học sinh này nghĩ về quá trình học vẽ và cảm nhận nghệ thuật của mình từ nhỏ đến lớn cũng như khó khăn trong việc biểu đạt ý tưởng nghệ thuật đến người khác (trong câu chuyện này là người bố của cô bé vì ông không hiểu cái gọi là tác phẩm sắp xếp nghệ thuật kiểu hiện đại "Bàn Tay" mà cô bé đã làm trước khi đi du lịch Cam Túc). Điều đặc biệt của bài luận này là có sự song hành (parallelism) trong quá trình ngồi xe leo núi với quá trình tiến hóa của định nghĩa về cái đẹp trong đầu cô học sinh này. Đây cũng là bài luận xuất sắc nhất mà học trò của tôi từng viết ra. Nó vừa hay về nội dung, vừa đặc biệt về cách trình bày, lại có các kết quả offer rất tốt.

Ngoài xem xét bài luận của học sinh và dựa vào kinh nghiệm làm tuyển sinh ra, các admission officers còn xem thêm các hoạt động liệt kê ra trong Activity List trong hồ sơ nữa. Ví dụ như nếu ứng cử viên liên tục mấy năm chẳng có hoạt động nào về nghệ thuật nhưng tự nhiên cuối năm lớp 11 đầu năm lớp 12 lòi ra một hoạt động quy mô lớn thì admission officers sẽ đặt vấn đề liền. Họ có thể nghi vấn hoạt động này là giả (đặc biệt là nếu bài luận và thư giới thiệu không nhắc đến nó), cũng có thể nghi là có bàn tay người lớn đụng vào (đặc biệt là nếu bài luận chỉ nhắc đến sơ sài hoặc không được nhắc đến khi phỏng vấn). Các admission officers họ dựa chủ yếu vào 3 nguyên tắc để đánh giá độ đáng tin của những gì học sinh khai trong hồ sơ:
- Uy tín của trường cấp 3: trường càng có uy tín trong quá khứ thì học sinh của trường đó càng đáng tin
- Tham chiếu đa điểm: càng có nhiều nguồn tin cho một khai báo về thành tích nào đó và nguồn tin càng độc lập thì càng đáng tin. Ví dụ có 2 essay cùng nhắc đến hoặc có cả thư giới thiệu và interview đều nhắc đến thì đáng tin hơn là chỉ có 1 essay. Có 1 bài báo nhắc đến thì đáng tin hơn cả.
- Honors system: Admission officers sẽ ứng trước lòng tin và tin rằng học sinh khai báo đúng sự thật trừ khi có điểm nào đó trong hồ sơ hoặc có nguồn tin mật có thông tin phản lại thông tin trong hồ sơ.

4. Cụ thể trung tâm nào tốt hay xấu thì tôi không dám bàn và chỉ có thể nêu ra một vài tiêu chí để lựa chọn. Bài trả lời gọn trước đây của tôi cũng nhắc đến 2 bài có liên quan về đề tài này.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top