- Biển số
- OF-588145
- Ngày cấp bằng
- 3/9/18
- Số km
- 362
- Động cơ
- 138,615 Mã lực
Bài 26: Vì sao nên phấn đấu vào các trường top 30 hoặc 50 của Mỹ
Những lúc như vậy, một trong những cách trả lời của tôi là lôi mấy cái bảng xếp hạng khác nhau (US News, Forbes, Niche, QS, THS, v.v.) ra và giảng cho học trò rằng những bảng này tuy dùng các tiêu chí khác nhau - cái thì trọng đánh giá uy tín chủ quan của những chuyên gia đầu nghành về giáo dục, cái thì trọng đánh giá chủ quan của học sinh, cái thì lại trọng các tiêu chí về tiền bạc và thành tích khách quan của cựu học sinh, v.v. - nhưng những trường trong top 30 hoặc 50 thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ từng đó trường. Mặc dù thứ hạng cụ thể khác nhau tùy bảng xếp hạng nhưng tựu trung lại bất luận là dùng tiêu chí nào các trường đó đều vượt trội hơn 4000+ trường khác tại Mỹ.
Tôi cũng dùng một cách nữa là nói về môi trường xã hội tại trường cũng như mạng lưới cựu học sinh của trường. Có câu "Vật dĩ loại tụ, nhân dĩ quần phân" (物以类聚,人以群分) tức là bất kể loài vật hay con người đều ưa tụ hợp với những đối tượng có nhiều điểm tương đồng với mình. Khi nhìn vào các trường có tiếng trên thế giới hoặc chỉ trong nước Mỹ, những trường top 30 hoặc 50 sẽ tụ hội những học sinh có ý chí phấn đấu, không chịu thua sút, muốn vươn lên khẳng định mình. Nơi nào tụ họp nhiều học sinh như vậy thì nơi ấy ngay cả những trò không có động lực mạnh mẽ cũng sẽ hấp thụ được cái tinh thần ấy dù ít dù nhiều. Do đó, vào được top 30 hay 50 không phải chỉ để mang cái danh lên mình mà để kiếm được cái môi trường thuận lợi, bao quanh mình bằng những con người ưu tú, học hỏi từ họ, học tập cùng với họ, kết bạn với những con người có gia thế, có năng lực, có động lực, và (sẽ) có thành tựu. Giàu vì bạn (học) là điều có khả năng lớn hơn ở những ngôi trường ưu tú.
Một luận điểm khác là các trường trong top 30 hoặc 50 sẽ có quỹ trường (endowment) và ngân sách hoạt động (operation budget) bình quân mỗi học sinh lớn hơn nhiều so với các trường top 100 hoặc thấp hơn. Những khoản tiền này không phải chỉ là cái tiếng, nó cung cấp quỹ hoạt động cho các hoạt động nghiên cứu, lương giáo sư, hoạt động ngoại khóa, du học, v.v. Có nhiều tiền, chất lượng giáo dục chưa chắc đã tốt, nhưng có ít tiền chất lượng giáo dục chắc chắn không tốt (lý thuyết + thực hành, không tính học sinh cá biệt).
Tuy vậy, không phải học sinh cấp 3 nào ở VN có năng lực đều chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng tuyển thành công vào các trường trong top 30/50 ở bậc đại học. Phần nhiều là các nguyên nhân như quyết định quá muộn nên không đủ thời gian chuẩn bị hoặc do thiếu nguồn thông tin khách quan và chuẩn xác trong việc chuẩn bị. Điều đáng mừng là nếu bỏ lỡ bậc đại học thì vẫn còn bậc thạc sĩ và bậc tiến sĩ (tuy vậy, theo quan điểm của cá nhân tôi, 4 năm của bậc cử nhân là khoản thời gian gần như là cuối cùng để làm "mềm" và khai mở tư tưởng của con người; nếu bỏ lỡ 4 năm này thì tư duy của con người thường sẽ khó tiếp nhận tư tưởng và nhân sinh quan mới hơn sau này). Trong đại đa số các trường hợp, tấm bằng quan trọng nhất là tấm bằng "cuối cùng" (terminal degree). Tùy vào từng nghành và cá nhân mà tấm bằng này có thể là cử nhân, thạc sĩ, hoặc tiến sĩ. Nếu anh học cử nhân tại một trường vô danh nào đó nhưng tấm bằng tiến sĩ của anh là của Harvard Graduate School of Arts and Sciences thì vẫn được xem trọng như ai. Tuy vậy, nếu anh học cử nhân Harvard nhưng bằng tiến sĩ lại ở một trường vô danh nào đó thì khó tránh đàm tiếu và xem nhẹ từ người khác ở một chừng mực nào đó. Ở đây tôi chỉ bàn luận trong phạm vi hẹp là bằng cấp và nơi cấp bằng, tạm không nói đến thành tựu trong và sau khi học ~ không phải đề cao chủ nghĩa bằng cấp suông.
Nếu quý vị nào có F1 phân vân giữa các offer, xin vui lòng chia sẻ thông tin các offer lên đây nếu không ngại. Tôi sẽ giúp phân tích.
Tôi thường lấy top 30 là mức sàn cho các trường có chất lượng tuyệt vời và top 50 là mức sàn cho các trường có chất lượng và tiếng tăm tối thiểu để bỏ ra gần 300 ngàn USD cho 4 năm học phí và sinh hoạt phí, và luôn khuyến khích học trò của tôi cố gắng hết sức nhất là trong quá trình phát triển hoạt động ngoại khóa và viết luận. Nhiều trò không tự giác phấn đấu và hỏi tôi tại sao em phải phấn đấu để vào được mấy trường đó. Phải chăng là thầy chỉ mong dựa vào em để kiếm thành tích tốt cho bản thân để quảng cáo sau này? Chẳng phải mấy trường đó đều là trường tốt cả sao? Chất lượng không phải như nhau cả sao? v.v.Sắp tới cuối tháng 3 là sẽ có kết quả xin học các trường bên Mỹ. Thông thường các cháu đều xin nhiều trường trên dưới 10 trường. Lúc này việc lựa chọn trường là khá đau đầu vì trường thứ hạng cao thì ít học bổng/hỗ trợ tài chính thậm chí phải trả toàn bộ. Trường tầm tầm thì dễ có học bổng hơn. Cũng có quan điểm nói là nếu trong top 100 thì cứ trường nào chi phí thấp thì học vì nó không khác biệt nhiều ở bậc đại học. Cụ Uchihakula và các cụ có kinh nghiệm chia sẻ vấn đề này được không?
Những lúc như vậy, một trong những cách trả lời của tôi là lôi mấy cái bảng xếp hạng khác nhau (US News, Forbes, Niche, QS, THS, v.v.) ra và giảng cho học trò rằng những bảng này tuy dùng các tiêu chí khác nhau - cái thì trọng đánh giá uy tín chủ quan của những chuyên gia đầu nghành về giáo dục, cái thì trọng đánh giá chủ quan của học sinh, cái thì lại trọng các tiêu chí về tiền bạc và thành tích khách quan của cựu học sinh, v.v. - nhưng những trường trong top 30 hoặc 50 thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ từng đó trường. Mặc dù thứ hạng cụ thể khác nhau tùy bảng xếp hạng nhưng tựu trung lại bất luận là dùng tiêu chí nào các trường đó đều vượt trội hơn 4000+ trường khác tại Mỹ.
Tôi cũng dùng một cách nữa là nói về môi trường xã hội tại trường cũng như mạng lưới cựu học sinh của trường. Có câu "Vật dĩ loại tụ, nhân dĩ quần phân" (物以类聚,人以群分) tức là bất kể loài vật hay con người đều ưa tụ hợp với những đối tượng có nhiều điểm tương đồng với mình. Khi nhìn vào các trường có tiếng trên thế giới hoặc chỉ trong nước Mỹ, những trường top 30 hoặc 50 sẽ tụ hội những học sinh có ý chí phấn đấu, không chịu thua sút, muốn vươn lên khẳng định mình. Nơi nào tụ họp nhiều học sinh như vậy thì nơi ấy ngay cả những trò không có động lực mạnh mẽ cũng sẽ hấp thụ được cái tinh thần ấy dù ít dù nhiều. Do đó, vào được top 30 hay 50 không phải chỉ để mang cái danh lên mình mà để kiếm được cái môi trường thuận lợi, bao quanh mình bằng những con người ưu tú, học hỏi từ họ, học tập cùng với họ, kết bạn với những con người có gia thế, có năng lực, có động lực, và (sẽ) có thành tựu. Giàu vì bạn (học) là điều có khả năng lớn hơn ở những ngôi trường ưu tú.
Một luận điểm khác là các trường trong top 30 hoặc 50 sẽ có quỹ trường (endowment) và ngân sách hoạt động (operation budget) bình quân mỗi học sinh lớn hơn nhiều so với các trường top 100 hoặc thấp hơn. Những khoản tiền này không phải chỉ là cái tiếng, nó cung cấp quỹ hoạt động cho các hoạt động nghiên cứu, lương giáo sư, hoạt động ngoại khóa, du học, v.v. Có nhiều tiền, chất lượng giáo dục chưa chắc đã tốt, nhưng có ít tiền chất lượng giáo dục chắc chắn không tốt (lý thuyết + thực hành, không tính học sinh cá biệt).
Tuy vậy, không phải học sinh cấp 3 nào ở VN có năng lực đều chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng tuyển thành công vào các trường trong top 30/50 ở bậc đại học. Phần nhiều là các nguyên nhân như quyết định quá muộn nên không đủ thời gian chuẩn bị hoặc do thiếu nguồn thông tin khách quan và chuẩn xác trong việc chuẩn bị. Điều đáng mừng là nếu bỏ lỡ bậc đại học thì vẫn còn bậc thạc sĩ và bậc tiến sĩ (tuy vậy, theo quan điểm của cá nhân tôi, 4 năm của bậc cử nhân là khoản thời gian gần như là cuối cùng để làm "mềm" và khai mở tư tưởng của con người; nếu bỏ lỡ 4 năm này thì tư duy của con người thường sẽ khó tiếp nhận tư tưởng và nhân sinh quan mới hơn sau này). Trong đại đa số các trường hợp, tấm bằng quan trọng nhất là tấm bằng "cuối cùng" (terminal degree). Tùy vào từng nghành và cá nhân mà tấm bằng này có thể là cử nhân, thạc sĩ, hoặc tiến sĩ. Nếu anh học cử nhân tại một trường vô danh nào đó nhưng tấm bằng tiến sĩ của anh là của Harvard Graduate School of Arts and Sciences thì vẫn được xem trọng như ai. Tuy vậy, nếu anh học cử nhân Harvard nhưng bằng tiến sĩ lại ở một trường vô danh nào đó thì khó tránh đàm tiếu và xem nhẹ từ người khác ở một chừng mực nào đó. Ở đây tôi chỉ bàn luận trong phạm vi hẹp là bằng cấp và nơi cấp bằng, tạm không nói đến thành tựu trong và sau khi học ~ không phải đề cao chủ nghĩa bằng cấp suông.
Nếu quý vị nào có F1 phân vân giữa các offer, xin vui lòng chia sẻ thông tin các offer lên đây nếu không ngại. Tôi sẽ giúp phân tích.
Chỉnh sửa cuối: