[TT Hữu ích] Chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ (vui lòng miễn thảo luận chính trị và nước khác)

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Bài 26: Vì sao nên phấn đấu vào các trường top 30 hoặc 50 của Mỹ

Sắp tới cuối tháng 3 là sẽ có kết quả xin học các trường bên Mỹ. Thông thường các cháu đều xin nhiều trường trên dưới 10 trường. Lúc này việc lựa chọn trường là khá đau đầu vì trường thứ hạng cao thì ít học bổng/hỗ trợ tài chính thậm chí phải trả toàn bộ. Trường tầm tầm thì dễ có học bổng hơn. Cũng có quan điểm nói là nếu trong top 100 thì cứ trường nào chi phí thấp thì học vì nó không khác biệt nhiều ở bậc đại học. Cụ Uchihakula và các cụ có kinh nghiệm chia sẻ vấn đề này được không?
Tôi thường lấy top 30 là mức sàn cho các trường có chất lượng tuyệt vời và top 50 là mức sàn cho các trường có chất lượng và tiếng tăm tối thiểu để bỏ ra gần 300 ngàn USD cho 4 năm học phí và sinh hoạt phí, và luôn khuyến khích học trò của tôi cố gắng hết sức nhất là trong quá trình phát triển hoạt động ngoại khóa và viết luận. Nhiều trò không tự giác phấn đấu và hỏi tôi tại sao em phải phấn đấu để vào được mấy trường đó. Phải chăng là thầy chỉ mong dựa vào em để kiếm thành tích tốt cho bản thân để quảng cáo sau này? Chẳng phải mấy trường đó đều là trường tốt cả sao? Chất lượng không phải như nhau cả sao? v.v.

Những lúc như vậy, một trong những cách trả lời của tôi là lôi mấy cái bảng xếp hạng khác nhau (US News, Forbes, Niche, QS, THS, v.v.) ra và giảng cho học trò rằng những bảng này tuy dùng các tiêu chí khác nhau - cái thì trọng đánh giá uy tín chủ quan của những chuyên gia đầu nghành về giáo dục, cái thì trọng đánh giá chủ quan của học sinh, cái thì lại trọng các tiêu chí về tiền bạc và thành tích khách quan của cựu học sinh, v.v. - nhưng những trường trong top 30 hoặc 50 thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ từng đó trường. Mặc dù thứ hạng cụ thể khác nhau tùy bảng xếp hạng nhưng tựu trung lại bất luận là dùng tiêu chí nào các trường đó đều vượt trội hơn 4000+ trường khác tại Mỹ.

Tôi cũng dùng một cách nữa là nói về môi trường xã hội tại trường cũng như mạng lưới cựu học sinh của trường. Có câu "Vật dĩ loại tụ, nhân dĩ quần phân" (物以类聚,人以群分) tức là bất kể loài vật hay con người đều ưa tụ hợp với những đối tượng có nhiều điểm tương đồng với mình. Khi nhìn vào các trường có tiếng trên thế giới hoặc chỉ trong nước Mỹ, những trường top 30 hoặc 50 sẽ tụ hội những học sinh có ý chí phấn đấu, không chịu thua sút, muốn vươn lên khẳng định mình. Nơi nào tụ họp nhiều học sinh như vậy thì nơi ấy ngay cả những trò không có động lực mạnh mẽ cũng sẽ hấp thụ được cái tinh thần ấy dù ít dù nhiều. Do đó, vào được top 30 hay 50 không phải chỉ để mang cái danh lên mình mà để kiếm được cái môi trường thuận lợi, bao quanh mình bằng những con người ưu tú, học hỏi từ họ, học tập cùng với họ, kết bạn với những con người có gia thế, có năng lực, có động lực, và (sẽ) có thành tựu. Giàu vì bạn (học) là điều có khả năng lớn hơn ở những ngôi trường ưu tú.

Một luận điểm khác là các trường trong top 30 hoặc 50 sẽ có quỹ trường (endowment) và ngân sách hoạt động (operation budget) bình quân mỗi học sinh lớn hơn nhiều so với các trường top 100 hoặc thấp hơn. Những khoản tiền này không phải chỉ là cái tiếng, nó cung cấp quỹ hoạt động cho các hoạt động nghiên cứu, lương giáo sư, hoạt động ngoại khóa, du học, v.v. Có nhiều tiền, chất lượng giáo dục chưa chắc đã tốt, nhưng có ít tiền chất lượng giáo dục chắc chắn không tốt (lý thuyết + thực hành, không tính học sinh cá biệt).

Tuy vậy, không phải học sinh cấp 3 nào ở VN có năng lực đều chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng tuyển thành công vào các trường trong top 30/50 ở bậc đại học. Phần nhiều là các nguyên nhân như quyết định quá muộn nên không đủ thời gian chuẩn bị hoặc do thiếu nguồn thông tin khách quan và chuẩn xác trong việc chuẩn bị. Điều đáng mừng là nếu bỏ lỡ bậc đại học thì vẫn còn bậc thạc sĩ và bậc tiến sĩ (tuy vậy, theo quan điểm của cá nhân tôi, 4 năm của bậc cử nhân là khoản thời gian gần như là cuối cùng để làm "mềm" và khai mở tư tưởng của con người; nếu bỏ lỡ 4 năm này thì tư duy của con người thường sẽ khó tiếp nhận tư tưởng và nhân sinh quan mới hơn sau này). Trong đại đa số các trường hợp, tấm bằng quan trọng nhất là tấm bằng "cuối cùng" (terminal degree). Tùy vào từng nghành và cá nhân mà tấm bằng này có thể là cử nhân, thạc sĩ, hoặc tiến sĩ. Nếu anh học cử nhân tại một trường vô danh nào đó nhưng tấm bằng tiến sĩ của anh là của Harvard Graduate School of Arts and Sciences thì vẫn được xem trọng như ai. Tuy vậy, nếu anh học cử nhân Harvard nhưng bằng tiến sĩ lại ở một trường vô danh nào đó thì khó tránh đàm tiếu và xem nhẹ từ người khác ở một chừng mực nào đó. Ở đây tôi chỉ bàn luận trong phạm vi hẹp là bằng cấp và nơi cấp bằng, tạm không nói đến thành tựu trong và sau khi học ~ không phải đề cao chủ nghĩa bằng cấp suông.

Nếu quý vị nào có F1 phân vân giữa các offer, xin vui lòng chia sẻ thông tin các offer lên đây nếu không ngại. Tôi sẽ giúp phân tích.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vinhuser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296548
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,637
Động cơ
329,663 Mã lực
Câu trả lời là có, yếu tố năng khiếu mỹ thuật và âm nhạc của học sinh có ảnh hưởng đến việc ứng tuyển vào đại học. Điểm này tôi đã đề cập sơ lược đến ở Bài 2 Tổng quát về đăng ký vào đại học Mỹ (Mục 2 b).

Ở đây tôi sẽ nói rõ thêm.

Những yếu tố trong Mục 2 được xem xét trong hệ quy chiếu của nhau, nếu học sinh có 1 yếu tố cực mạnh thì những yếu tố còn lại yếu một chút cũng không sao. Ngược lại, nếu không có một yếu tố nào cực mạnh thì mỗi yếu tố phải ở mức khá trở lên, tùy vào xếp hạng của trường mục tiêu.

Vd: nếu là con của tổng thống Mỹ hoặc cháu của TBT VN (Mục 2 e) thì không nhất thiết phải có năng lực ngoại khóa đặc biệt nào và năng lực tư duy xếp loại bình thường cũng được (Mục 2 b, c, d)

Nói riêng về mỹ thuật: nếu có tranh được đấu giá ở mức hàng trăm ngàn USD và có bài viết giới thiệu trên báo chí có tiếng quốc tế (Times, New York Times, v.v.) thì các mặt khác yếu một chút cũng không sao. Nhưng nếu chỉ như vẽ tốt, giành mấy giải thành phố thì cần phát triển thêm các mặt khác, vd: bán đấu giá tranh (giá vài triệu-vài chục triệu VNĐ) rồi dùng tiền làm từ thiện + mở câu lạc bộ hội họa dành cho trẻ mồ côi và khuyết tật, v.v.

Nói riêng về âm nhạc: nếu có tư cách biểu diễn ở giàn giao hưởng quốc tế, quốc gia hoặc đạt các giải thưởng lớn tầm khu vực v.v. thì các mặt khác yếu cũng được. Nếu không, thì phải phát triển thêm những thứ khác.

Thường thì các học sinh VN sẽ cạnh tranh với nhau nên không nhất thiết phải đạt giải trên tầm quốc tế mà chỉ cần chứng minh được bản thân mình là mạnh nhất, độc đáo nhất trong khắp VN vào năm mà mình ứng tuyển là được.

--------

Tôi bổ sung thêm vài ý nữa về âm nhạc và hội họa: nên chơi kiểu khác người.

1. Âm nhạc: tránh violin và piano vì hai thứ này quá phổ biến trong đám học sinh châu Á, không chỉ VN mà cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Thay vào đó thì nên theo các hướng sau (nếu F1 còn trong giai đoạn định hướng và không biểu hiện đặc biệt ưa thích hoặc có khiếu trong món nào cả):
- Bộ dây: viola, cello, harp, doublebass
- Bộ gió: flute, piccolo, oboe, English horn, clarinet, ...
- Bộ gõ: cymbal, timpani, snare drum, ....

2. Mỹ thuật: tránh vẽ (drawing) và sơn (painting) (nếu F1 còn trong giai đoạn định hướng và không biểu hiện đặc biệt ưa thích hoặc có khiếu trong món nào cả), và thay vào đó nên tìm hiểu thêm về kiến trúc, nặn tượng, điêu khắc, nhiếp ảnh, v.v.
Cảm ơn cụ rất nhiều về những chia sẻ quý báu.
 

Ale ale

Xe máy
Biển số
OF-553077
Ngày cấp bằng
2/2/18
Số km
81
Động cơ
156,040 Mã lực
Cảm ơn Cụ đã sẵn lòng chia sẻ các thông tin rất hữu ích về du học Mỹ. Nhân đây cũng xin hỏi Cụ về cách chọn trường cấp 3 nội trú ở Mỹ với ạ. Em có tham khảo trên Niche nhưng thật sự thấy khó lựa chọn quá. Con em năm nay học lớp 8, tiếng Anh học thuật tốt, các kỹ năng mềm và hoạt động ngoại khóa theo em cần bổ túc nhiều cụ ạ. Con khá tự giác và độc lập trong học tập nhưng trong giao tiếp thì còn nhút nhát và chưa chủ động nhiều. Em cảm ơn Cụ nhiều.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Cảm ơn Cụ đã sẵn lòng chia sẻ các thông tin rất hữu ích về du học Mỹ. Nhân đây cũng xin hỏi Cụ về cách chọn trường cấp 3 nội trú ở Mỹ với ạ. Em có tham khảo trên Niche nhưng thật sự thấy khó lựa chọn quá. Con em năm nay học lớp 8, tiếng Anh học thuật tốt, các kỹ năng mềm và hoạt động ngoại khóa theo em cần bổ túc nhiều cụ ạ. Con khá tự giác và độc lập trong học tập nhưng trong giao tiếp thì còn nhút nhát và chưa chủ động nhiều. Em cảm ơn Cụ nhiều.
Phiền cụ có thể nói rõ hơn vài điểm:
- mục tiêu phấn đấu (top bao nhiêu hay không thực sự quan trọng?)
- thời gian muốn nhập học (lớp 9 hay 10? Tuyệt đối không nên nhập học năm lớp 11)
- tiêu chí lựa chọn thiết yếu (bắt buộc phải có, ví dụ vị trí địa lý, sĩ số mỗi lớp, chất lượng đầu ra ~ tỷ lệ đậu đại học / điểm SAT và AP, v.v.)
- khả năng tài chính và nhu cầu học bổng
- năng lực hiện tại (đã thi TOEFL hoặc IELTS chưa? Đã thi SSAT chưa? v.v.)

Cụ cung cấp càng nhiều thông tin thì tôi trả lời càng dễ.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Hiện tại tôi đang du lịch dài ngày ở Việt Nam do tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Trong thời gian này không quá bận nên tôi bắt đầu đọc và đánh giá sách liên quan đến du học ở Việt Nam để trong tương lai có thể viết cẩm nang (sách điện tử miễn phí) và sách xuất bản (tùy theo lịch làm việc và học tập của tôi cũng như duyên với nhà xuất bản VN).

Những quyển sách tôi đã mua và xem một phần bao gồm:

1. Du Học Mỹ Cần Gì Trong Ví (Ngân Lê - Mỹ Dung biên soạn)

2. Cái Ngày Cô Ấy Đậu Harvard (tác giả Trương Phạm Hoài Chung và Cao Hoàng Lan Anh)

3. Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế (sách dịch từ nguyên tác tiếng Trung của Lưu Vệ Hoa - Trương Hân Vũ)

4. Du Học Không Khó (tác giả Trần Ngọc Thịnh)

5. Du Học Từ A Tới Đích (tác giả Trang Ami)

Khi nào đọc xong thì tôi sẽ viết bài đánh giá lên đây từng quyển một, hi vọng có thể giúp ích cho các cụ mợ hoặc học sinh đang tìm tư liệu liên quan. Xem lướt qua mấy cuốn # 1 - 3 thì thấy phần nhiều nghiêng về nội dung ngắn gọn và không sâu, không nhiều thông tin khách quan (dữ liệu), và thường dùng format nhật ký / cảm nghĩ cá nhân để trình bày chứ không phải kiểu sách hướng dẫn.

Cụ mợ nào có nhu cầu cần tôi đánh giá sách hoặc có gợi ý về nội dung, phong cách, và cách trình bày sách có thể đăng lên đây.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuongcap

Xe buýt
Biển số
OF-180343
Ngày cấp bằng
11/2/13
Số km
987
Động cơ
346,388 Mã lực
Hiện tại tôi đang du lịch dài ngày ở Việt Nam do tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Trong thời gian này không quá bận nên tôi bắt đầu nghiên cứu (đọc và đánh giá) sách liên quan đến du học ở Việt Nam để trong tương lai có thể viết cẩm nang (sách điện tử miễn phí) và sách xuất bản (tùy theo lịch làm việc và học tập của tôi cũng như duyên với nhà xuất bản VN).

Những quyển sách tôi đã mua và xem một phần bao gồm:

1. Du Học Mỹ Cần Gì Trong Ví (Ngân Lê - Mỹ Dung biên soạn)

2. Cái Ngày Cô Ấy Đậu Harvard (tác giả Trương Phạm Hoài Chung và Cao Hoàng Lan Anh)

3. Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế (sách dịch từ nguyên tác tiếng Trung của Lưu Vệ Hoa - Trương Hân Vũ)

4. Du Học Không Khó (tác giả Trần Ngọc Thịnh)

5. Du Học Từ A Tới Đích (tác giả Trang Ami)

Khi nào đọc xong thì tôi sẽ viết bài đánh giá lên đây từng quyển một, hi vọng có thể giúp ích cho các cụ mợ hoặc học sinh đang tìm tư liệu liên quan. Xem lướt qua mấy cuốn # 1 - 3 thì thấy phần nhiều nghiêng về nội dung ngắn gọn và không sâu, không nhiều thông tin khách quan (dữ liệu), và thường dùng mô thức nhật ký / cảm nghĩ cá nhân để trình bày chứ không phải kiểu sách hướng dẫn.

Cụ mợ nào có nhu cầu cần tôi đánh giá sách hoặc có gợi ý về nội dung, phong cách, và cách trình bày sách có thể đăng lên đây.
Chào cụ ạ. Cụ có thời gian ở Hn không vậy?
 

Ale ale

Xe máy
Biển số
OF-553077
Ngày cấp bằng
2/2/18
Số km
81
Động cơ
156,040 Mã lực
Phiền cụ có thể nói rõ hơn vài điểm:
- mục tiêu phấn đấu (top bao nhiêu hay không thực sự quan trọng?)
- thời gian muốn nhập học (lớp 9 hay 10? Tuyệt đối không nên nhập học năm lớp 11)
- tiêu chí lựa chọn thiết yếu (bắt buộc phải có, ví dụ vị trí địa lý, sĩ số mỗi lớp, chất lượng đầu ra ~ tỷ lệ đậu đại học / điểm SAT và AP, v.v.)
- khả năng tài chính và nhu cầu học bổng
- năng lực hiện tại (đã thi TOEFL hoặc IELTS chưa? Đã thi SSAT chưa? v.v.)

Cụ cung cấp càng nhiều thông tin thì tôi trả lời càng dễ.
Cảm ơn Cụ đã tư vấn nhanh chóng và tận tình ạ. Về các mục Cụ để cập, gia đình em dự định thế này Cụ ạ:
1. Mục tiêu phấn đấu vào Đại học là có. Ranking 100 của Mỹ đổ lại ạ. Con em thích ngành năng lượng mới nên chắc phải nỗ lực nhiều.
2. Thời gian nhập học: tháng 8 năm 2021, lớp 10 ạ.
3. Vị trí địa lý: Ưu tiên vùng khí hậu ấm áp.
4. Sĩ số mỗi lớp 20-25.
5. Chất lượng đầu ra: Đủ khả năng để cạnh tranh các trường trong top 50 là tốt nhất. Gia đình em có ra mục tiêu và động viên khuyến khích con. Có trao đổi và nói chuyện nhiều với con về vấn đề này. Con hứa học tốt và có quyết tâm đi du học.
6. Khả năng tài chính của gia đình: Tổng các chi phí 1 năm em có thể cố gắng cho con tầm 60K đổ lại. Phần dành cho con đi học là đã được để riêng rồi ạ. Tuy nhiên, em vẫn động viên con tìm học bổng để chứng minh năng lực khi apply các trường tốt.
7. Con thi thử IELTS lần đầu được 6.5. Con vẫn đang ôn tập để thi thêm lần nữa trước khi thi chính thức.
8. Con em chưa thi SSAT ạ. Nơi gia đình em sinh sống không có địa điểm để học ôn thi cái này. Em có hướng dẫn con tự tìm tài liệu trên mạng để ôn và đi sang tỉnh khác dự thi. Nếu tài liệu này Cụ có được thì cho em xin thông tin link hoặc file được không ạ.

Một lần nữa cảm ơn Cụ đã nhiệt tình giải đáp giúp mọi người. Chúc Cụ một ngày mới nhiều niềm vui.
 

latech

Xe tải
Biển số
OF-620786
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
254
Động cơ
118,688 Mã lực
Tuổi
42
Cảm ơn Cụ đã sẵn lòng chia sẻ các thông tin rất hữu ích về du học Mỹ. Nhân đây cũng xin hỏi Cụ về cách chọn trường cấp 3 nội trú ở Mỹ với ạ. Em có tham khảo trên Niche nhưng thật sự thấy khó lựa chọn quá. Con em năm nay học lớp 8, tiếng Anh học thuật tốt, các kỹ năng mềm và hoạt động ngoại khóa theo em cần bổ túc nhiều cụ ạ. Con khá tự giác và độc lập trong học tập nhưng trong giao tiếp thì còn nhút nhát và chưa chủ động nhiều. Em cảm ơn Cụ nhiều.
thời gian là thứ mà chúng ta ko bao h lấy lại được - cụ cho con đi sớm quá (lop 10) - sau này cụ và cả con có thể sẽ cảm thấy tiếc nuối khi đã bỏ đi 1 quãng thời gian khá dài sống xa nhau. Cái được em nghĩ là ko nhiều hơn là bao nhiêu so với học hết cấp 3 ở VN rồi đi. Các em và các cháu đi học từ đầu cấp 3 em thấy là khá non cả về bản năng sống và khả năng giải quyết cũng như quyết định trong mọi chuyện.
Cuộc đời cũng chỉ được đi học cấp 3 ở VN 1 lần thôi ;) trải nghiệm đấy em nghĩ là cũng rất tuyệt vời.
Em chia sẻ điều này là vì em đi du học từ năm 18 tuổi - em học hết lớp 12 ở nhà rồi sang học lại lớp 12 ở bên này - chủ yếu là để học tiếng Anh và văn hoá của bọn nó.
 

Ale ale

Xe máy
Biển số
OF-553077
Ngày cấp bằng
2/2/18
Số km
81
Động cơ
156,040 Mã lực
thời gian là thứ mà chúng ta ko bao h lấy lại được - cụ cho con đi sớm quá (lop 10) - sau này cụ và cả con có thể sẽ cảm thấy tiếc nuối khi đã bỏ đi 1 quãng thời gian khá dài sống xa nhau. Cái được em nghĩ là ko nhiều hơn là bao nhiêu so với học hết cấp 3 ở VN rồi đi. Các em và các cháu đi học từ đầu cấp 3 em thấy là khá non cả về bản năng sống và khả năng giải quyết cũng như quyết định trong mọi chuyện.
Cuộc đời cũng chỉ được đi học cấp 3 ở VN 1 lần thôi ;) trải nghiệm đấy em nghĩ là cũng rất tuyệt vời.
Em chia sẻ điều này là vì em đi du học từ năm 18 tuổi - em học hết lớp 12 ở nhà rồi sang học lại lớp 12 ở bên này - chủ yếu là để học tiếng Anh và văn hoá của bọn nó.
Cảm ơn Cụ đã có lời chia sẻ ạ.
Thật sự thì gia đình em cũng rất phân vân về việc này. Ban đầu em cũng định để con học hết cấp 3 rồi mới đi du học, nhưng sau khi cân nhắc các mặt được mất và bản thân con muốn học về kỹ thuật nên quyết định đi sớm Cụ ạ. Mỗi sự lựa chọn đều không dễ dàng gì, chỉ mong kết quả đạt được và điều phải chấp nhận đánh đổi là tương xứng.

Chúc Cụ một ngày tràn ngập niềm vui ạ.
 

latech

Xe tải
Biển số
OF-620786
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
254
Động cơ
118,688 Mã lực
Tuổi
42
Cảm ơn Cụ đã có lời chia sẻ ạ.
Thật sự thì gia đình em cũng rất phân vân về việc này. Ban đầu em cũng định để con học hết cấp 3 rồi mới đi du học, nhưng sau khi cân nhắc các mặt được mất và bản thân con muốn học về kỹ thuật nên quyết định đi sớm Cụ ạ. Mỗi sự lựa chọn đều không dễ dàng gì, chỉ mong kết quả đạt được và điều phải chấp nhận đánh đổi là tương xứng.

Chúc Cụ một ngày tràn ngập niềm vui ạ.
vâng - em chỉ đưa ra 1 ý nhỏ thế thôi khi em đã trải qua và trải nghiệm cái được và mất trong khía cạnh tình cảm gia đình.

Học về kĩ thuật thì em thấy học cấp 3 ở VN về cơ bản (toán, lý, hoá) sẽ vững hơn là sang học các trường cấp 3 bình thường ở Mỹ.

Hầu hết các trường đại học về kĩ thuật ở Mỹ - 2 năm đầu học toán lý hoá cũng chỉ như cấp 3 ở VN (chưa chắc đã khó bằng :)) - em học đến năm thứ 4 đại học chuyên ngành toán mới thấy khó hơn toán hồi cấp 3 ở VN. Còn các ngành kĩ thuật thì đến năm thứ 3 mới tách ra học chuyên sâu. Em cũng chưa thấy học cấp 3 ở Mỹ sẽ giúp gì nhiều cho vấn đề học kĩ thuật ở trên đại học. Em học 2 bằng 1 lúc - Toán và Điện tử (electrical engineering) nên cái đoạn này em biết được phần nào.

còn sinh viên nước ngoài học kĩ thuật thì phần lớn sẽ phải học lên cao tiếp thì mới cạnh tranh được. Mỹ bây h đang tập trung để đẩy mạnh dân Mỹ theo học về kĩ thuật - mình dân nước ngoài có ít cơ hội đi rất nhiều trong chuyện xin việc với chỉ bằng đại học.

lan man tí chia sẻ với cụ :)
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Chào cụ ạ. Cụ có thời gian ở Hn không vậy?
Vâng, tôi đang ở Hà Nội, dự tính đến đầu tháng 3 sẽ đi Đà Nẵng hoặc Sài Gòn.

Cảm ơn Cụ đã tư vấn nhanh chóng và tận tình ạ. Về các mục Cụ để cập, gia đình em dự định thế này Cụ ạ:
1. Mục tiêu phấn đấu vào Đại học là có. Ranking 100 của Mỹ đổ lại ạ. Con em thích ngành năng lượng mới nên chắc phải nỗ lực nhiều.
2. Thời gian nhập học: tháng 8 năm 2021, lớp 10 ạ.
3. Vị trí địa lý: Ưu tiên vùng khí hậu ấm áp.
4. Sĩ số mỗi lớp 20-25.
5. Chất lượng đầu ra: Đủ khả năng để cạnh tranh các trường trong top 50 là tốt nhất. Gia đình em có ra mục tiêu và động viên khuyến khích con. Có trao đổi và nói chuyện nhiều với con về vấn đề này. Con hứa học tốt và có quyết tâm đi du học.
6. Khả năng tài chính của gia đình: Tổng các chi phí 1 năm em có thể cố gắng cho con tầm 60K đổ lại. Phần dành cho con đi học là đã được để riêng rồi ạ. Tuy nhiên, em vẫn động viên con tìm học bổng để chứng minh năng lực khi apply các trường tốt.
7. Con thi thử IELTS lần đầu được 6.5. Con vẫn đang ôn tập để thi thêm lần nữa trước khi thi chính thức.
8. Con em chưa thi SSAT ạ. Nơi gia đình em sinh sống không có địa điểm để học ôn thi cái này. Em có hướng dẫn con tự tìm tài liệu trên mạng để ôn và đi sang tỉnh khác dự thi. Nếu tài liệu này Cụ có được thì cho em xin thông tin link hoặc file được không ạ.

Một lần nữa cảm ơn Cụ đã nhiệt tình giải đáp giúp mọi người. Chúc Cụ một ngày mới nhiều niềm vui.
Tôi cũng đã xem thêm PM của cụ.

Với mục tiêu là vào được top 50 Đại Học tại Mỹ thì quả thực không cần đến top 100 trường THPT, đặc biệt khi top 100 này là các trường này là (1) trường tư, (2) có nội trú, và (3) chuyên bồi dưỡng học sinh vào đại học (college prep) vì những tiêu chí này khiến cho trường đó mạnh hơn trường trong top 100 thông thường.

Gộp cả (1), (2), và (3) lại thì nên xem xét top 400 private boarding college-prep school. Tôi đã lập ra tập hợp bộ lọc như yêu cầu của cụ (ngoại trừ vị trí địa lý vì Niche không có khả năng này), đây là link: https://www.niche.com/k12/search/college-prep/?academics=apProgram&academics=ibProgram&academics=giftedProgram&academicsGrade=a&boardingStatus=boarding&coedStatus=coed&diversityGrade=a&gradeLevel=high&sportsGrade=b&sportsGrade=a&studentTeacherRatio=2-24&teachersGrade=a&tuition=0-50000&type=private

Cụ xem từ trường xếp hạng 8 Choate Rosemary Hall (trang 1) đến hạng 397 (Saint James School) (trang 2), tổng cộng có 41 trường.

Dùng cách thủ công trừ đi những trường ở các bang tương đối lạnh như Connecticut (CT), Michigan (MI), New Jersey (NJ), Illinois (IL), Massachusetts (MA), Indiana (IN), Pennsylvania (PA),... thì chỉ còn lại 11 trường ở California (CA), Texas (TX), Hawaii (HI), Alabama (AL), Virginia (VA):
# 38 Cate School (Carpinteria, CA)
# 68 Woodside Priory School (Portola Valley, CA)
# 77 The Webb Schools (Claremont, CA)
# 102 The Athenian School (Danville, CA)
# 147 'Iolani School (Honolulu, HI)
# 155 The Village School (Houston, TX)
# 182 Indian Springs School (Indian Springs, AL)
# 224 Stevenson School (Pebble Beach, CA)
# 261 Oaks Christian School (Westlake Village, CA)
# 365 Veritas Collegiate Academy (Chesapeake, VA)
# 375 TMI Episcopal (San Antonio, TX)

Tôi thì không khuyến khích dùng độ nóng lạnh của khí hậu để lọc danh sách trường vì sẽ bỏ qua nhiều trường tốt vả lại con cụ có khả năng quen và bắt buộc cần phải quen nếu không muốn danh sách trường đại học và công việc sau này ở Mỹ bị giới hạn quá nhiều.

Cụ cũng cần lưu ý thêm là tôi đặt mức học phí tối đa là $50,000 vì thường học ở trường tư sẽ nhận được học bổng khoảng $10,000 trở lên (tùy thành tích và đặc điểm hồ sơ), nên học phí net còn khoảng $40,000. Cộng thêm chi phí ăn ở (room & board) ~ chi phí nội trú và sinh hoạt phí khác thì tổn khoảng $15,000 - $20,000 tùy vùng. Tổng chi phí cuối cùng sẽ ở khoảng $60,000 trở lại.

Lưu ý các trường THPT Mỹ ít khi nhận IELTS nên cần thi thêm TOEFL càng sớm càng tốt. 6.5 IELTS tương đương 78-93 TOEFL, nếu kiếm được 95 trở lên (tốt nhất là 100 trở lên) khi nộp hồ sơ thì sẽ nắm phần chắc ăn hơn.

SSAT thì cụ có thể dùng tài liệu ebook này: Princeton Review Cracking the SSAT & ISEE 2019 (https://b-ok.cc/book/3598810/853c80). Tài liệu học TOEFL cũng có thể tải thêm từ cùng trang web.

Đặc biệt chú ý là chỉ nên ứng tuyển vào trường mà cụ và F1 đã trực tiếp đi tham quan (nên làm vào hè này và hè sau và thông qua hệ thống tham quan chính thức của trường) vì ban tuyển sinh sẽ xem xét dữ liệu về tương tác giữa gia đình và nhà trường cũng như phỏng vấn hỏi về ấn tượng với trường cũng như lý do muốn ứng tuyển.

Cụ viết thời gian nhập học là 8/2021, tức lớp 10 theo tuần tự thời gian thông thường. Tuy vậy một số trường có thể cho phép học đúp lớp, tức là học hết lớp 9 ở VN rồi nhưng sang bên đấy vẫn học lại được lớp 9 (vì con cụ lúc ấy mới chính thức tốt nghiệp cấp 2 mà lớp 9 ở Mỹ lại là lớp đầu tiên của cấp 3). Cái này cụ cần viết email hỏi riêng từng trường. Lời khuyên của tôi là thời gian học ở THPT Mỹ càng dài càng tốt vì môi trường và cơ sở vật chất bên đấy càng có lợi cho việc chuẩn bị hồ sơ. (Tôi sẽ viết thêm ý này cho phần trở lời bên dưới).

thời gian là thứ mà chúng ta ko bao h lấy lại được - cụ cho con đi sớm quá (lop 10) - sau này cụ và cả con có thể sẽ cảm thấy tiếc nuối khi đã bỏ đi 1 quãng thời gian khá dài sống xa nhau. Cái được em nghĩ là ko nhiều hơn là bao nhiêu so với học hết cấp 3 ở VN rồi đi. Các em và các cháu đi học từ đầu cấp 3 em thấy là khá non cả về bản năng sống và khả năng giải quyết cũng như quyết định trong mọi chuyện.
Cuộc đời cũng chỉ được đi học cấp 3 ở VN 1 lần thôi ;) trải nghiệm đấy em nghĩ là cũng rất tuyệt vời.
Em chia sẻ điều này là vì em đi du học từ năm 18 tuổi - em học hết lớp 12 ở nhà rồi sang học lại lớp 12 ở bên này - chủ yếu là để học tiếng Anh và văn hoá của bọn nó.
Cảm ơn Cụ đã có lời chia sẻ ạ.
Thật sự thì gia đình em cũng rất phân vân về việc này. Ban đầu em cũng định để con học hết cấp 3 rồi mới đi du học, nhưng sau khi cân nhắc các mặt được mất và bản thân con muốn học về kỹ thuật nên quyết định đi sớm Cụ ạ. Mỗi sự lựa chọn đều không dễ dàng gì, chỉ mong kết quả đạt được và điều phải chấp nhận đánh đổi là tương xứng.

Chúc Cụ một ngày tràn ngập niềm vui ạ.
Tôi có cái may mắn/xui xẻo (?) là ra đi sau khi học lớp 10 tại Đà Nẵng, vì lúc đó cũng là lúc mà học trò bắt đầu chửi thề một cách vô tội vạ, do vậy đầu óc tôi chưa tiêm nhiễm nhiều thứ ngôn ngữ ấy. Bây giờ về VN nói chuyện với mọi người có thể nói là rất lễ phép :) Mặt khác, khi so sánh độ chuẩn xác trong chính tả và cách dùng từ cũng như độ phức tạp của nội dung viết thì tôi không nghĩ có sự khác biệt so với báo chí chính thống và sách vở trình độ cao ở VN. Cái này CCCM có thể tự đánh giá dựa vào hai mươi mấy bài viết của tôi trong thớt này.

Theo kinh nghiệm học cấp 3 tại VN và sau này là Mỹ của tôi, nhiều lúc muốn học thêm hoặc làm thí nghiệm nhưng điều kiện ở VN chưa cho phép. Có lẽ nếu tại VN mà F1 được học những trường như Ams hoặc Thực Nghiệm (HN), Lê Quý Đôn (ĐN), Trần Đại Nghĩa (TP HCM) thì có lẽ sẽ khác. Nhưng không phải ai cũng có thể hoặc muốn chuyên sâu hóa quá sớm như vậy (Tôi không chọn thi Lê Quý Đôn vì bố mẹ tôi cản trở do họ nghĩ rằng chuyên học ngoại ngữ không có ích gì nhiều cho sự nghiệp tương lai mặc dù thành tích môn tiếng Pháp lúc ấy của tôi vượt nhiều bạn vào Lê Quý Đôn sau này)

Lại nói, thời gian ở Mỹ lâu hơn sẽ tạo ra ưu thế lớn về những mặt sau:
1. Ngôn ngữ - đặc biệt là phát âm, độ phong phú của cấu trúc câu, và từ vựng phi học thuật (nói tiếng Anh nhanh và đạt điểm TOEFL cao không đảm bảo 3 thứ này sẽ tốt)
2. Hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là project cá nhân và cơ hội làm nghiên cứu đối với F1 thích nghành năng lượng mới/năng lượng tái tạo (xem thêm ở các bài viết trước của tôi)
3. Mạng lưới bạn bè, người quen biết khác, người viết thư giới thiệu, đặc biệt nếu dự tính cho F1 ở lại Mỹ sau này (xem thêm ở các bài viết trước của tôi)
4. Tự do học thuật, đặc biệt là trong việc chọn môn và nghành. Về việc chọn môn, ở những trường THPT tốt của Mỹ, học sinh có thể học Lập Trình (qua AP Computer Science), Toán Cao Cấp (như Linear Algebra và Differential Equation), v.v. ngay trong cấp 3 mà không đợi đến ĐH. Lưu ý thêm là những môn cao cấp này đúng là cao cấp theo nghĩa là ở mức độ kiến thức cao và trả lời những câu hỏi thực tế phức tạp hơn (do thiên nhiên hoặc hoạt động khoa học/kinh tế tạo ra) chứ không phải như lớp chọn/lớp luyện thi giải những bài toán phức tạp (do những người ra đề nghĩ ra).
 

sleeping

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-367920
Ngày cấp bằng
24/5/15
Số km
1,848
Động cơ
271,557 Mã lực
Chào các cụ các mợ, tôi sinh ra và sống ở Việt Nam hơn 16 năm, học trong hệ song ngữ Việt-Pháp bilingue hết lớp 10 rồi mới cùng bố mẹ di cư sang Mỹ dưới diện bảo lãnh. Sang bên đấy, tôi học lại lớp 10 rồi tiếp tục học hết lớp 11, 12 ở một trường cấp 3 công lập sau đó được nhận vào Williams College (USNews LAC - Liberal Arts College #1). Trong thời gian học đại học thì tôi học Sinh Học và Tiếng Trung (Biology & Chinese double major). Sau này vì cơ duyên với Trung Quốc mà tôi sang đấy làm việc sau khi tốt nghiệp, và hiện tại đang làm giám đốc chiến lược sản phẩm giáo dục với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hướng đạo (mentorship) và tư vấn giáo dục (education consulting) tại các thành phố lớn của Trung Quốc. 80% học sinh làm việc với tôi trên 3 tháng trước khi mùa ứng tuyển đại học bắt đầu từ tháng 8 mỗi năm được nhận vào top 30 US News National Universities / LAC.

* Tôi viết bài này không nhằm mục đích quảng cáo mà chỉ mong chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến kiến thức mà tôi có may mắn tích lũy được. Chú ý là kinh nghiệm của tôi có ít nhiều khác biệt với F1 của các cụ mợ vì tôi sang Mỹ theo diện định cư và học trò của tôi là người Trung Quốc theo học cấp 3 công lập (cả hệ Gaokao lẫn quốc tế AP/A-Level/IB) tại Trung Quốc đại lục và cấp 3 tư thục tại Mỹ. Tuy vậy, có khá nhiều điểm tương đồng giữa học sinh Việt Nam và Trung Quốc nên hi vọng là chia sẻ sau đây sẽ có ích cho các cụ mợ ở đây.

Mục lục các bài viết chính mà tôi ở chủ đề này:

1. Học cấp 3 ở Mỹ:

https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441436

2. Tổng quát về đăng ký vào đại học Mỹ:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441456

3. Khả năng hòa nhập và khó khăn học sinh thường gặp:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441498

4. Luyện thi SAT:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441546

5. Phương án để ứng tuyển vào đại học xếp hạng cao khi thời gian chuẩn bị ít:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441625

6. Giải nghĩa các loại học bổng
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441712

7. So sánh đại học công với đại học tư và LAC.
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441732

8. Đánh giá chất lượng trường và các hệ thống xếp hạng
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441742

9. Ví Dụ 1 - phát triển hoạt động ngoại khoá cho F1 thích điền kinh và nghành dược
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441806

10. Chọn trường và chọn nghành
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441851

11. Một số câu hỏi liên quan đến chọn trường và chọn ngành
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441916

12. MIT, học sinh nữ, và nghành kỹ thuật
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-2#post-53452606

13. Chương trình liên thông giữa LAC và Engineering ở National Universities:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-2#post-53452989

14. Một số thông tin về Data Science và viết luận với chuyên nghành Undecided:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-3#post-53479481

15. Phương pháp đánh giá của bảng xếp hạng chương trình sau đại học của US News:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-3#post-53481766

16. Phương pháp đánh giá chất lượng (sử dụng dữ liệu định lượng) của các trung tâm luyện thi SAT:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-4#post-53511531

17. Ví dụ 2 - 3 thư giới thiệu của giáo viên:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-4#post-53722002


18. Series 6 bài về chuẩn bị cho con cái từ lớp 1 để vào được các trường đại học top 10 của Mỹ (tiếng Anh; sẽ dịch sang tiếng Việt vào tháng 2/3:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-4#post-53739315

19. Chuẩn bị cho F1 sau khi nhận được offer vào đại học:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-5#post-53768548


20. Sơ lược về một số chương trình hè chất lượng cao:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-6#post-53832453

21. Phân tích thành công 1 - học sinh Việt Nam UChicago ED 2019:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-7#post-53959015

22. So sánh các kiểu nộp hồ sơ: EA, ED 1, REA, ED 2, RD
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-8#post-53992961

23. So sánh các loại hình vay tiền du học:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-9#post-54012493

24. Bố mẹ muốn biết tình hình học tập của con ở Mỹ - Đạo luật FERPA và thực tế
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-10#post-54026594

25. Tiêu chí tìm trung tâm hướng dẫn du học Mỹ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54402876

26. Vì sao nên phấn đấu vào các trường top 30 hoặc 50 của Mỹ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54483037


Nói về du học thì quả là thiên hình vạn trạng, mỗi F1 mỗi đặc trưng nhu cầu mà mục tiêu cũng khác nhau. CCCM có câu hỏi gì về du học ở Mỹ thì cứ hỏi trực tiếp trong chủ đề này.
Với các từ khóa; học Sinh Học, học Tiếng Trung, ở thành phố Trung Quốc ... cụ làm em liên tưởng đến nCoV và Viện nghiên cứu sinh học Vũ Hán.
 

tuni05

Xe máy
Biển số
OF-128875
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
62
Động cơ
375,360 Mã lực
Cảm ơn cụ Uchihakula đã nhiệt tình chia sẻ và tư vấn cho mọi người.
Em đánh dấu để theo dõi thớt.
 

Ale ale

Xe máy
Biển số
OF-553077
Ngày cấp bằng
2/2/18
Số km
81
Động cơ
156,040 Mã lực
Uchihakula Một lần nữa cảm ơn vì sự tận tâm của Cụ, thật là vượt quá sự mong đợi của em🤗.
Em sẽ tìm hiểu cặn kẽ từng nội dung cụ đã chia sẻ để chuẩn bị kiến thức và chọn trường phù hợp với khả năng của con cũng như điều kiện của gia đình ạ.
Mong có cơ hội được gặp Cụ 🍾
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
27. Review sách về du học Mỹ 1: Du Học Mỹ Cần Gì Trong Ví


Thuộc series sách: Cổng Du Học
Tác giả: Ngân Lê - Mỹ Dung biên soạn
Địa chỉ đặt hàng: https://tiki.vn/cong-du-hoc-du-hoc-mi-can-gi-trong-vi-p902549.html (Giá: 54.600 VNĐ; 116 trang; bìa mềm)

Tổng quan: 3 / 5

- Trình bày (trình tự nội dung, hình ảnh, font chữ, màu sắc)
: 4 / 5

- Nội dung (lượng thông tin, độ dễ hiểu, độ chuẩn xác, chi tiết, độ hữu ích): 2 / 5

- Độ hấp dẫn (ví dụ, cách dẫn dắt, hài hước): 3 / 5

- Người nên đọc:
(1) các bậc cha mẹ hoàn toàn không có kinh nghiệm hay kiến thức nào về sống và học tập ở Mỹ và muốn nắm nhanh một vài kiến thức cơ bản và tổng quát về việc du học Mỹ
(2) học sinh đầu cấp 2 hoặc cấp 3 vẫn đang phân vân có nên đi Mỹ du học bậc THPT và Đại Học hay không.

- Người không nên đọc:
(1) các bậc cha mẹ hoặc học sinh đã có kiến thức nhất định về sống và học tập ở Mỹ và muốn tìm sách hướng dẫn chi tiết về quy trình và kỹ thuật chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển
(2) học sinh muốn hiểu hơn về trải nghiệm trong quá trình ứng tuyển thông qua các câu chuyện của người trong cuộc

- Thời gian đọc: khoảng 2-3 tiếng

Đây là một cuốn sách tương đối ngắn. Tôi mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để đọc hết vì phông chữ lớn, nhiều hình ảnh, còn phần nội dung thì rộng nhưng không sâu.

Bốn chương chính của sách là:

1. Dạo một vòng xứ cờ hoa: giảng giải và nêu ví dụ ngắn gọn về ưu nhược điểm của việc học và sinh hoạt tại Mỹ cũng như vài nét về văn hóa và việc vui chơi giải trí ở đây.

2. Chọn trường như ý: có hai phần chính là những tiêu chí đánh giá chọn trường THPT và Đại Học. Trong mỗi phần, tác giả chỉ tóm tắt khoảng năm tiêu chí chính với 5-10 dòng nhưng viết dài hơn về khó khăn trong đời sống ở bậc THPT và Đại Học. Ngoài ra mỗi phần cũng kèm danh sách top 10 trường (trường công và tư ở bậc THPT; trường LAC, National University, trường top các nghành ở bậc Đại Học) nhưng giới thiệu về mỗi trường chỉ có 1-2 dòng + địa chỉ website.
Có thể nói phần này gần như vô dụng đối với người muốn tìm/chọn trường tại Mỹ.

3. Bí kíp hồ sơ: phần "hồ sơ du học" và "bí kíp để có bài luận thật hay" trong chương này vốn cực kỳ quan trọng nhưng rốt cuộc cũng chỉ được bố trí tổng cộng 6 trang. Do vậy, người đọc chỉ có được một danh sách không đầy đủ với phần giải thích cực ngắn gọn cho mỗi phần (vd phần đơn xin học Application Form thậm chí tác giả còn không nhắc đến tên mấy cái hệ thống ứng tuyển như CommonApp, CAAS, hay University of California). Nói chung là đọc xong chương này, người đọc chỉ có thể biết được là cái hồ sơ ứng tuyển nó bao gồm những phần nào nhưng không biết là nên chú ý những gì và điền đơn như thế nào. Còn về phần bài luận thì chỉ biết được 3 việc nên làm để bài luận được hay nhưng không thể hiểu được mặt mũi của một bài luận ra sao, cách viết, mục đích viết, v.v.

4. Cần gì trong ví: phần này thì nhiều thông tin hữu ích hơn liên quan đến chi phí, tên các cửa hàng dịch vụ lớn, các cách kiếm tiền và tiết kiệm tiền nhưng trình tự trình bày lại hơi loạn ngoại trừ phần A (Dự kiến chi tiêu trong 1 năm học). Phần B và C, đều liên quan đến tiền bạc thì lại tách ra.

Đồng thời, sách cũng có nhiều tranh ảnh để minh họa cho các khái niệm, cho thấy những cảnh quan ở Mỹ, và hình chụp của những học sinh Việt Nam ở Mỹ đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm trong sách. Tuy vậy, những bài chia sẻ kinh nghiệm này khá ngắn ngủi và giống mẩu chuyên về một kỷ niệm nào đó chứ rất ít bài dài hơn nửa trang.

Sách không quá tập trung đi sâu vào mảng nào, chỉ cho người đọc một cái nhìn rộng nhưng không đầy đủ về việc đi Mỹ sống (nội dung nhiều hơn) và học (nội dung ít hơn).
 
Chỉnh sửa cuối:

fresh_air

Xe tải
Biển số
OF-346339
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
392
Động cơ
298,847 Mã lực
Em vẫn bảo lưu ý kiến nhìn chung việc cho con du học từ cấp 3 chưa phải là lựa chọn tối ưu. Tới thời điểm hiện tại thì nhóm đi học từ cấp 3 chưa thấy nhỉnh hơn so với nhóm trong nước khi nộp đơn xét tuyển. Về trải nghiệm sống, em nghĩ cha mẹ nên tham khảo ý kiến của những bạn du học cấp 3 giờ đã học xong đại học ra trường vài năm. Nếu không tìm được qua các mối quan hệ ở VN thì có thể hỏi trực tiếp trường nhờ kết nối với cựu sinh viên VN vì họ đã có mạng lưới.
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,084
Động cơ
167,327 Mã lực
Em chỉ góp tí ý kiến nhé, nếu không phù hợp thì xin các cụ bỏ qua cho .

Năm nào các trường đại học tại Mỹ đều có cả mấy chục ngàn sinh viên nộp đơn, trong nước và ngoài nước . Các cụ nào có con cháu dự định nộp đơn vào các trường nổi tiếng trong hệ thống UC thì nên chú ý nhiều đến bài viết về (personal statement nhé). Bài viết nầy rất quan trọng , có cơ hội vào được UC hay không, rất tuỳ thuộc vào bài viết nầy đó .

Hàng ngàn sinh viên nộp đơn và đa số có điểm cao giống nhau, học sinh nào cũng có các phần ngoại khoá nổi trội . Nhưng mà viết personal statement làm sao để khi uỷ ban duyệt đơn, bài viết của mình phải đặc biệt, nổi trội (stand out) hơn các bài viết khác để được thông qua cửa ải số 1 ( first screening) . Sau đó mới được một hội đồng thứ 2 duyệt xét đến điểm học lực, các thành thích ngoại khoá , cũng có thể , phải qua thêm cửa ải số 3 nữa thì mới chính thức được 1 vé nhập học của các trường nổi tiếng nhé .
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
28. Review sách về du học Mỹ 2: Cái Ngày Cô Ấy Đậu Harvard


Tác giả: Trương Phạm Hoài Chung & Cao Hoàng Lan Anh
Địa chỉ đặt hàng: https://tiki.vn/cai-ngay-co-ay-dau-harvard-nhat-ky-chuan-bi-du-hoc-my-p9754385.html (Giá: 41.100 VNĐ; 161 trang; bìa mềm)

Tổng quan: 4.2 / 5

- Trình bày (trình tự nội dung, hình ảnh, font chữ, màu sắc)
: 3.5 / 5

- Nội dung (lượng thông tin, độ dễ hiểu, độ chuẩn xác, chi tiết, độ hữu ích): 4 / 5

- Độ hấp dẫn (ví dụ, cách dẫn dắt, hài hước): 5 / 5

- Người nên đọc:
(1) Học sinh cấp 3 sẽ và đang chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vào các trường đại học top 20 của Mỹ
(2) Học sinh cần tìm cảm hứng và kinh nghiệm từ người đi trước thông qua những mẩu chuyện, hồi ức, và phân tích của họ về mối quan hệ giữa trải nghiệm sống với chủ đề của bài luận ứng tuyển

- Người không nên đọc:
(1) Các bậc cha mẹ hoặc học sinh muốn tìm hiểu về các chi tiết kỹ thuật trong quá trình ứng tuyển đại học của Mỹ
(2) Những ai không thích kiểu sách lai giữa tự sự, ký sự, phân tích thông tin, và việc các chương tiết nhảy tới nhảy lui trên trục thời gian (đôi khi khá khó theo dõi và nắm bắt trình tự)

- Thời gian đọc: khoảng 1-2 tiếng

Tôi lại cảm nhận lại được những đoạn trường hỉ nộ ái ố trước và sau khi nhận được thư thông báo trúng tuyển vào đại học Mỹ từ quá khứ 11 năm trước thông qua tập hợp những mẩu chuyển mộc mạc và đậm chất teen của cô gái Khánh Linh xung quang offer từ Harvard của cô.

Sách được viết theo mô thức lai giữa nhật ký và tự sự cùng với sự hiện diện rải rác của những phần dẫn truyện là tiêu đề bài luận (application essay prompts) của các trường đại học trong top 20. Qua hơn 160 trang giấy khổ nhỏ, người đọc hiểu được gia cảnh đặc biệt của Khánh Linh đã gây dựng nên cái tâm tưởng "phấn đấu để chứng minh nữ cũng giỏi giang như nam" như thế nào cũng như mối quan hệ bạn bè cùng trường cùng lớp của cô đã ảnh hưởng ra sao đến quá trình nộp hồ sơ trong một cuộc đua thường kết thúc với cảnh kẻ cười người khóc như thế này.

Tuy sách không dài và cũng không chứa quá nhiều thông tin kỹ thuật và phân tích chi tiết về quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ vào đại học Mỹ nhưng nó trình bày không ít cái nhìn sâu sắc, khái niệm quan trọng, và phân tích dễ hiểu về quá trình đó. Do vậy, các bậc cha mẹ (nếu không ngại cách kể chuyện và viết sách phức tạp) cũng như các học sinh cấp 3 sẽ ít nhiều hiểu hơn về việc chuẩn bị vào đại họp top 20 của Mỹ cũng như thấy một phần nào đó của mình trong các nhân vật trong sách.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
29. Quy Trình Đánh Giá Hồ Sơ Bậc Cử Nhân Của Đại Học Harvard

Tôi dịch và tóm tắt dưới đây quy trình đánh giá hồ sơ bậc cử nhân của Đại Học Harvard dựa theo tập hồ sơ mật 20 trang chứng cứ mà bên bị đơn Harvard nộp tòa án liên bang Mỹ trong vụ kiện "Students for Fair Admissions, Inc. v. Harvard University"

Harvard đánh giá ứng cử viên vào bậc cử nhân bằng hai tài liệu: một là Summary Sheet Application Data vốn ghi chú thông tin cơ bản về trường lớp, quốc tịch, dòng dõi, v.v.; hai là Reader Rating Form, nơi mà nhân viên văn phòng tuyển sinh Harvard đánh giá cho điểm các mặt khác nhau của ứng cử viên.

* Ghi chú về dấu câu:
[abc...def] : các nội dung trong dấu ngoặc này được viết nghiêng và là phần bình luận hoặc chú thích của tôi đối với một số khái niệm và nội dung có thể gây khó hiểu
(abc...def) : các nội dung trong dấu ngoặc này được viết thường và là từ gốc tiếng anh trong tài liệu tôi để ra đây để người đọc có thể tham cứu cho phần dịch tiếng việt.

Summary Sheet Application Data

I. Quốc tịch:
được phân làm 4 loại như sau

1. Chỉ có quốc tịch Mỹ ---> “Citizenship: United States”

2. Song tịch trong đó một quốc tịch là Mỹ ---> “Citizenship: United States/<other country>”

3. Thường trú nhân hợp pháp (US Permanent Resident) bao gồm thường trú nhân/người tỵ nạn đã được cho phép và có giấy tờ chính thức ---> “Citizenship: PR / <other country>”
Lưu ý: nếu học sinh báo là hồ sơ làm thường trú nhân đang được xét duyệt (pending), phải ghi chú là "quốc tịch khác" ---> “Citizenship: Other citizenship.”

4. Học sinh quốc tế ---> “Citizenship: <other country>

II. Dòng dõi (lineage): cái tag này sẽ xuất hiện trên hồ sơ của học sinh nếu học sinh đó khai báo Harvard College là nơi mà cha hoặc mẹ học bậc cử nhân.
[nhiều người lầm tưởng rằng có cha mẹ học Harvard bậc thạc sĩ hoặc tiến sĩ sẽ giúp ích được cho con cái họ khi muốn vào Harvard bậc cử nhân nhưng điều này bị bác bỏ bởi tài liệu này]

III. Vận động viên (Athlete): lưu ý liệt kê môn thể thao ứng với tag gắn sẵn [bởi huấn luyện viên + giám đốc VP tuyển sinh] vào vị trí #1 trong danh sách hoạt động ngoại khóa của học sinh. Đặc biệt chú ý là người đọc hồ sơ không được thay đổi bất cứ tag Athlete gắn sẵn nào.

IV. Điều kiện kinh tế (Indicators for economic status): Harvard luôn muốn chiêu mộ học sinh phi thường (extraordinary) vượt qua được những hạn chế đến từ điều kiện kinh tế khó khăn để tạo ra những thành tích khác thường. Chúng tôi sử dụng một số dấu hiệu sau để đánh giá tình trạnh kinh tế của ứng cử viên:

1. Trị số tiên đoán thu nhập thấp (low income predictor): dựa vào thông tin trong hồ sơ dự tuyển, chúng tôi sẽ tính ra một trị số có giá trị giữa 0 - 1 nhằm dự đoán khả năng [bản thân hoặc gia đình] ứng cử viên có thu nhập thấp và khả năng đóng góp để trả học phí của cha mẹ (parent contribution) là $0. Trị số này càng cao (càng gần 1) thì ứng cử viên càng có khả năng có thu nhập thấp.

2. Trị số ước đoán IM Pell (IM Pell Estimate): sau khi ứng cử viên nộp CSS Profile [hồ sơ chứa dữ kiện tài sản, thu nhập, và cá yếu tố kinh tế khác của gia đình nộp cho College Board] để xem ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn nhận Pell Grant [một loại trợ cấp tài chính của chính phủ Mỹ cho học sinh là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp] hay không.

3. FH info: sau khi ủy ban tuyển sinh nhỏ (subcommittee) họp, hồ sơ của học sinh sẽ được đánh giá liệu có thỏa mãn điều kiện của Harvard Financial Aid Initiative HFAI hay không
[HFAI ~ nếu thu nhập gia đình dưới $65,000 mỗi năm thì phần đóng góp học phí của cha mẹ = 0; xem thêm: https://college.harvard.edu/financial-aid/how-aid-works. Vì thông tin về thu nhập và tài sản trong đơn CSS Profile không phải luôn luôn có sẵn hoặc đến đúng lúc nên ủy ban tuyển sinh phải phỏng đoán về mức thu nhập của gia đình ứng cử viên ~ dựa theo nghề nghiệp và tên công ty của cha mẹ cũng như các hoạt động ngoại khóa của ứng cử viên]


4. Fee Status: ứng cử viên có sử dụng mã miễn phí nộp hồ sơ (fee waiver code) khi nộp hồ sơ hay không? [mỗi năm, Harvard College sẽ gửi một số lượng mã này đến các trường cấp 3 tại Mỹ để người phụ trách hướng dẫn học sinh, tức Guidance Counselor, có thể phân phát dựa theo hiểu biết của họ về gia cảnh của học sinh. Trong trường hợp là học sinh quốc tế mà gia cảnh khó khăn thì cũng có thể viết email xin trực tiếp từ Harvard nhưng thường cần có giấy tờ chứng minh khác]

V. Điểm số: ghi lại thông tin về sự đầy đủ/thiếu sót của các bài thi đầu vào [SAT/ACT, TOEFL, AP, SAT 2].

Vì nhà trường nhận dữ liệu và điểm số của học sinh thông qua kênh trực tiếp và được bảo mật với các tổ chức chấm thi [College Board, ETS, v.v.] nên trường không cần đợi thông báo điểm chính thức (official score report) của học sinh. Đồng thời, cũng vì lý do này, nhà trường không khuyến khích học sinh dùng dịch vụ gửi điểm khẩn (rush report).

Đến đây là kết thúc của phần dịch của Summary Sheet Application Data (~ 2 trang)

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Còn gần 15 trang còn lại của tập hồ sơ 20 trang này là các nội dung như:
- hướng dẫn ghi chú đặc biệt trên Summary Sheet Application Data (~ 2 trang)
- phương pháp tính GPA (~ 3 trang)
- phương pháp tính GPA quốc tế (~ 5 trang)
- các thủ tục hành chính và lưu ý trong việc xử lý hồ sơ, bao gồm thông tin về việc người đọc hồ sơ thứ 2 (second readers), người chưa có kinh nghiệm đọc hồ sơ (First-time readers), đường đi của hồ sơ trong quá trình đánh giá (routing rules), v.v. (~ 5 trang)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ale ale

Xe máy
Biển số
OF-553077
Ngày cấp bằng
2/2/18
Số km
81
Động cơ
156,040 Mã lực
Chào Cụ Uchihakula,
Tham khảo tư vấn của Cụ, em đã tìm hiểu về việc chọn trường cấp 3 cho con và chưa rõ một vài điểm, mong Cụ giải đáp giúp với ạ.
1. Có trường được đánh giá rất tốt, các điểm đánh giá đa số đạt A hoặc A+ nhưng lại ở top ngoài 500. Ví dụ như trường North Browad Preparatory school. Vậy tiêu chí chọn trường nên cân nhắc như thế nào để phù hợp nếu chỉ dựa vào Niche.

2. Về yêu cầu đầu vào: Đa số các trường đều yêu cầu Toefl, SSAT. Một số trường chỉ cần 1 trong 2 chứng chỉ trên. Tuy nhiên em được biết 1 trường hợp thực tế, là con của bạn học em, cháu vẫn được trường tuyển vào có học bổng năm đầu tiên dù trường yêu cầu Toefl nhưng con thi ielts được 7.5 và không có SSAT. Con vào học trường có liên kết với 1 Trung tâm tư vấn du học tại Việt Nam nên điều kiện áp dụng có thể linh hoạt chăng. Cái này em không rõ lắm. Mong Cụ giải thích nếu đã gặp trường hợp tương tự trong thực tế.

3. Con em thích các hoạt động STEM và muốn được học trong môi trường có nhiều học sinh bản xứ. Vậy Cụ có thêm ý kiến gì giúp gia đình em với nhé.

Đây là 2 trường em được giới thiệu từ một Trung tâm tư vấn du học. Em đang rất phân vân ạ.

Cảm ơn Cụ một lần nữa.

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top