Tiếp tục chia sẻ kiến thức nhé mọi người:
Hôm nay nói về sự khác nhau giữa hệ tọa độ vệ tinh và hệ tọa độ VN2000.
Hệ tọa độ vệ tinh
Hệ tọa độ vệ tinh nói nôm na chính là cái bản đồ Google Map ấy.
Hình dưới mô tả ví dụ một người đi mua đất ở Chợ Long Phước, họ sẽ mở bản đồ Google map ra coi, định vị, hoặc xuống đến nơi đó, mở điện thoại, định vị, xem đường xung quanh.... Đó chình là định vị thực, thế giời thực, và cách làm thực tế.
Trong định vị, thì các bạn có thể kiếm được cái tọa độ với định dạng kiểu 10.xxxx,106.xxxxx, đây gọi là tọa độ vệ tinh.
Vậy thì thế giới thực là tọa độ vệ tinh, là đến nơi cảm nhận vị trí, là chụp hình, là xem đường, là hít thở không khí. Xong rồi đi về.
Giờ câu hỏi đặt ra là: Liệu cái sổ đỏ người ta đưa có đúng cái chỗ họ chỉ không? Hay chỗ này quy hoặch là cái gì?
Google Map không giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Vì các thông tin về giải thửa, về quy hoạch nó thuộc về hệ tọa độ VN2000, hệ tọa độ kỹ thuật, chứ khôg phải hệ tọa độ thực, bản đồ.
Hệ tọa độ VN2000
Đây là hệ tọa độ kỹ thuật, các bản đồ giải thửa, quy hoạch thì xây dựng trên hệ tọa độ này.
Hình dưới là mô tả Quy hoạch của Phường Long Phước Q9 dựa trên bản đồ kỹ thuật, xây dựng theo hệ tọa độ VN2000.
Thực tế thì nhìn vào đây và hỏi là "Chợ Long Phước nằm ở đâu" thì nói chung cũng không dễ mà tìm. Lý do: Chợ Long Phước nằm trên bản đồ vệ tinh, là nằm trên bản đồ thực, còn cái bản đồ này nằm trên hệ quy chiếu VN2000, là hệ quy chiếu kỹ thuật, nếu không ghi thông tin gì hoặc thiếu thông tin thì rất khó để tìm ra vị trí.
Để xác định được vị trí của một thứ gì đó trong 2 hệ này thì đều có theo 02 cách.
- Cách 1: Xác định theo tọa độ: Cứ có tọa độ là tìm ra ngay. Tuy nhiên, cách này khó à, vì tọa độ sao mà nhớ.
- Cách 2: Tìm theo "địa chỉ".
Ok, với địa chỉ theo hệ vệ tinh thì chung ta có: Số nhà, tên đường, phường/xã, huyện / quận, tỉnh/thành phố.
Vậy với tọa độ VN2000 thì xác định địa chỉ kiểu gì? Cũng có nốt, đó là Số thửa, số tờ, phường/xã, huyện/quận, tỉnh/tp.
Nhưng mà, đường đi thì dễ biết, vì nhìn con đường là có, rồi đến con đường đó tìm số nhà.
Còn số tờ, như là đường đi ấy thì kiếm kiểu gì?
Cũng có chớ, quan trọng là phải gia công ra được.
Xin giới thiệu, bản đồ về số tờ của quận 3 ở hình dưới.
Khi mình kêu gọi các bạn mua chung bản đồ, nhiều bạn thắc mắc là xem trên cái gì? hay có app, user gì hay không?
Để trả lời thắc mắc đó, thì mình sẽ giới thiệu về cái gọi là "Bản đồ số".
Chúng ta hay quen nghĩ bản đồ là hình được in ra, nó là bản đồ giấy, trong đó chỉ có thông tin. Còn bản đồ số là bản đồ vecto, trong đó có DỮ LIỆU.
Dữ Liệu Có Thể Là Gì?
Như đã trình bày về phần mềm CAD, thì ví dụ Line là 1 đường thẳng, nó là 1 ĐỐI TƯỢNG, và vì là đối tượng nên nó có tọa độ, có độ dài, độ rông ...., đại khái là nó mang trong nó các thông tin kèm theo trong tương quan chung của bản đồ.
Có rất nhiều ngành trong xã hội đều dùng bản đồ để mô tả dữ liệu, anh giao thông, anh đường sắt, anh quy hoạch, anh địa chính, anh cầu cống, anh cảng... mỗi anh làm 1 bảng và cùng dựa trên 1 cái nền là tọa độ VN_2000.
Rồi, các anh ấy ghép chung bản đồ lại với nhau theo từng lớp, rồi có "ai đó" tổng hợp nó vào 1 phần phềm mà có thể truy xuất dữ liệu được từ các lớp cung 1 lúc. Vì bản chất chúng nó chỉ là các đối tượng.
- Con đường, mang trong mình các thuộc tính của con đường.
- Quy hoạch, mang trong mình thuộc tính của quy hoạch.
- Lô nền mang trong mình thuộc tính của lô nền.
Chúng cùng đứng trên 1 sàn chung là hệ tọa độ VN_2000, thế là bản thân chúng cũng có 1 thứ tham chiếu chung là hệ tọa độ VN_2000.
Nếu biết cách, bạn hoàn toàn có thể xét sự liên quan giữa các đối tượng này bằng các thuật toán nào đó mà mình không có rõ.
Nhưng đại khái là có thể lam được.
Ở Việt Nam, cái vụ bản đồ người ta chưa quan tâm nhiều, việc vẽ bản đồ, mỗi nơi xài mỗi phần mềm, cũng chả thống nhất về các thông tin thể hiện, nên người tổng hợp thì cũng mệt, mà đôi khi họ cũng không biết tổng hợp để làm gì.
Vì bản chất có ai quan tâm mấy đâu.
Dù rằng, ai cũng muốn biết nhưng không phải ai cũng muốn làm.
Khổ vậy.