"Chỉ cần ra đường chỗ nào tắc đường thì chỗ đó xe con là chính chứ không phải xe máy"

vespafun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-95714
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
250
Động cơ
402,490 Mã lực
Thu phí lưu thông "tội đồ" gây ùn tắc ở Thủ đô? Cập nhật lúc 07h29" , ngày 05/09/2011 -

(VnMedia) - “Về nguyên tắc thì Hà Nội nên càng sớm càng tốt áp dụng giải pháp hạn chế sử dụng xe cá nhân, đặc biệt là ô tô con. Có 2 cách để hạn chế ô tô con, đó là kiểm soát bãi đỗ và thu phí lưu thông”, Ts Khuất Việt Hùng, Đại học Giao thông vận tải trao đổi với VnMedia về các giải pháp hạn chế xe cá nhân ở Hà Nội.

>Đề xuất cấm xe máy nội thành giờ cao điểm
>Đề án cấm xe máy sẽ được trình Thủ tướng vào cuối năm 2012
- Thưa TS, Hà Nội đang nghiên cứu, xây dựng đề án kiểm soát xe cá nhân. Theo ông, Hà Nội nên kiểm soát phương tiện ô tô hay xe máy?.

Về nguyên tắc thì Hà Nội nên càng sớm càng tốt áp dụng giải pháp hạn chế sử dụng xe cá nhân, đặc biệt là ô tô con. Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 400.000 xe con và 4 triệu xe máy.

Theo nghiên cứu của tôi vào năm 2010, xe con hiện đang chiếm 55% diện tích di động và 65% diện tích bãi đỗ; trong khi đó, nhu cầu đi lại bởi ô tô con hiện nay mới chỉ khoảng 5%.

Với 5% nhu cầu chuyến đi nhưng chiếm 55% diện tích đường và 65% bãi đỗ thì có thể khẳng định rằng xe con đang là tác nhân chiếm dụng diện tích giao thông nhiều nhất và là đối tượng trực tiếp gây nên ùn tắc giao thông. Vì vậy phải có giải pháp để kiểm soát việc sử dụng xe con hay nói khác là giảm những số chuyến đi không cần thiết của xe con.

Theo khảo sát của chúng tôi tại TPHCM thì số chuyến đi bằng xe con dưới 5km chiếm khoảng 50% số chuyến đi của xe con. TPHCM hiện nay lõi đô thị rộng hơn Hà Nội, vì vậy chuyến đi bằng xe con thường dài hơn và đa số nằm trong đô thị với vận tốc chậm. Từ đó có thể thấy gần như các chuyến đi bằng xe con có thể thay thế bằng xe máy hay là bằng các phương tiện khác.

Việc sử dụng xe con hiện nay đang quá mức, đa số những người đang sử dụng xe con rất ngại đi xe khác dẫn đến tình trạng xe con gây ùn tắc kinh khủng. Không nói đâu xa chỉ cần ra đường chỗ nào tắc đường thì chỗ đó xe con là chính chứ không phải xe máy cho nên việc kiểm soát sử dụng xe cá nhân để làm sao người ta điều tiết chuyến đi nào cần thiết đi xe con thì người ta đi vì những người sở hữu xe con người ta thường khả năng sở hữu xe máy. Đấy mới là đối tượng cơ bản và mục tiêu kỹ thuật cơ bản của việc kiểm soát sử dụng xe cá nhân của Hà Nội từ nay đến 2020 và về sau.


Ts Khuất Việt Hùng trao đổi với VnMedia. Ảnh: Xuân Tùng
- Tuy nhiên, thưa ông, Chính phủ vừa yêu cầu các thành phố lớn; trong đó có Hà Nội và TPHCM nghiên cứu đề án hạn chế và lộ trình cấm xe máy ở đô thị. Như vậy xem ra quan điểm của ông về hạn chế xe cá nhân không giống với lộ trình Chính phủ đang thực hiện?.

Bản thân Chính phủ giao các thành phố nghiên cứu xây dựng đề án hạn chế và tiến tới cấm xe máy ở các thành phố lớn. Theo quan điểm cá nhân của tôi, từ nay đến 2020 xe máy vẫn là phương tiện giao thông cơ giới và chủ yếu ở các đô thị Việt Nam. Còn việc Chính phủ mong muốn hay kiểm soát sử dụng xe cơ giới cá nhân, thậm chí cấm xe cá nhân. Vì vậy phải làm một đề án để xem chỗ nào thì hạn chế, chỗ nào thì cấm.

Đúng là có những chỗ phải cấm và hạn chế xe máy nhưng xét về mặt tổng thể, để giảm ùn tắc và tai nạn vấn đề ở đây ùn tắc là do ôtô gây ra, tai nạn là vấn đề hành vi tham gia giao thông chứ không phải bản thân xe máy. Nếu người sử dụng xe máy đi đúng luật, quy định chắc chắn không gây ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt trong đô thị vì quy định vận tốc rất nhỏ.

Theo nghiên cứu của CSGT Hà Nội, tỷ lệ số vụ tai nạn trên 10.000 xe ô tô lớn gấp 5 lần số vụ tai nạn so với xe máy. Từ đó có thể đặt câu hỏi tai nạn do xe máy hay do hành vi tham gia giao thông chưa đúng?.

Việc Chính phủ đưa ra lộ trình đó là đã cảm nhận chính thức về vấn đề mất an toàn giao thông và thực sự cảm thấy những người đi xe máy bị tổn thương rất lớn do tai nạn giao thông cho nên mới có yêu cầu nghiên cứu.

Ở đây mới chỉ là nghiên cứu chứ không phải quyết định làm luôn. Việc này không giống với đội mũ bảo hiểm. Hai việc này khác nhau, phải nghiên cứu cẩn thận, có những tuyến nên cấm tuyến không.

Ví dụ đường cao tốc là cấm, đường quốc lộ nếu có những tuyến đường gom hay những tuyến tỉnh lộ song song cũng nên xem xét cấm. Vì xe máy di chuyển dài với tốc độ cao rất nguy hiểm nhưng nếu trong ngõ cấm xe máy thì đi bằng gì.

Hiện 80% dân nội thành Hà Nội sống trong khu vực độc quyền tiếp cận bằng xe hai bánh, có mặt cắt ngang đường dưới 5 mét. Nếu như cấm xe máy (cấm toàn diện) thì người dân sẽ đi bằng gì?.

Nếu không cẩn thận chúng ta sẽ rơi vào cái bẫy xe ô tô rẻ của một số nước láng giềng. Chúng ta đã bị bẫy xe máy rẻ một lần, nếu bây giờ chúng ta hiểu sai về thông điệp cấm xe máy. Ta tổ chức cấm, chúng ta ủng hộ cho một số xe ô tô rẻ, chất lượng kém tràn vào Việt Nam, tôi cho rằng Chính phủ không mong đợi điều này.
Theo TS Hùng, ô tô là thủ phạm chính gây ùn tắc giao thông. Ảnh: Xuân Tùng
- Trở lại phương án kiểm soát xe cá nhân ở Hà Nội, theo quan điểm của ông thì nên kiểm soát xe ô tô. Vậy theo ông nên kiểm soát theo cách nào?.

Có rất nhiều cách để kiểm soát ô tô, tuy nhiên, hiện có hai cách rất thành công. Thứ nhất là kiểm soát đỗ xe, bằng cách trong khu vực lõi của thành phố chỉ cho phép đỗ với số lượng nhất định.

Như vậy số lượng ít thì sẽ giảm ùn tắc, do đó chi phí một giờ đỗ xe phải tăng lên và lúc đó diện tích dành cho đỗ xe sẽ tăng dần từ trong lõi ra đến bên ngoài, đi kèm với nó là tổ chức vận tải công cộng, xe đạp, xe máy điện công cộng. Ở những khu vực đó có xe máy điện, xe đạp cho người ta thuê để đi vào…

Giải pháp thứ hai là thu phí lưu thông. Giờ cao điểm thì diện tích đường chỉ có thế mà nhiều người muốn dùng thì tại thời điểm đó một m2 đường sẽ đắt hơn lúc ban đêm. Nếu đi ban đêm thì miễn phí còn giờ cao điểm thì thu cao.

Việc thu phí lưu thông, TPHCM đã đi trước, đã làm xong nghiên cứu khả thi về việc thu phí xe hơi vào trung tâm thì Hà Nội chắc cũng phải làm vậy.

Hai giải pháp này vừa hạn chế đỗ xe và thu phí lưu thông là hai giải pháp tốt nhất hiện nay, còn các giải pháp biển chẵn, lẻ…là những biện pháp kiểm soát hết sức phức tạp và mang tính hành chính đơn thuần, không tạo ra nguồn thu chính và điều tiết thị trường và không gian đô thị.

Hiện nay, 90% những người lưu thông trong đô thị phải hy sinh diện tích đường nhỏ nhoi cho ô tô. Ngay sân trường Đại học giao thông rất rộng nhưng không thể tổ chức đánh cầu lông cho sinh viên hay trồng cỏ mà phải để làm chỗ đỗ xe ô tô cho các thầy.

- Theo TS Hà Nội có nên học TPHCM trong vấn đề kiểm soát xe cá nhân?

Hà Nội nên tham khảo kinh nghiệm của tất cả các thành phố trong đó có TPHCM. TPHCM họ đang nghiên cứu và Hà Nội cũng cần có phương án cho mình. Hà Nội cần nghiên cứu để tìm ra phương án chuẩn nhất với Hà Nội.



http://vnmedia.vn/VN/thu_phi_luu_thong_quot_toi_do_quot_gay_un_tac_o_thu_do_23_242997.html
 

vespafun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-95714
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
250
Động cơ
402,490 Mã lực
Tán thành với TS Hùng, phát biểu quá chuẩn *-:)
 

hungbinh3b

Xe tải
Biển số
OF-78369
Ngày cấp bằng
19/11/10
Số km
212
Động cơ
420,281 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng là Khuất Việt Khùng ! Phát biểu thối éo chịu được. Đi ngược lại xu hướng văn minh trên thế giới [-X
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
13,996
Động cơ
597,461 Mã lực
Nhìn mặt ông TS này sáng sủa thế mà phát biểu léo ngửi được các cụ ạ. chắc do kiến thức sách vở nông cạn đây mà.
 

Hitaydao

Xe máy
Biển số
OF-87637
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
93
Động cơ
408,550 Mã lực
Đúng là đ/c Khùng.
Em sử dụng cả 2B lẫn 4B nhưng vẫn cho rằng phương tiện chính gây tắc đường là 2B: cậy bé luồn lách, tạt đầu, lấn làn của xe ngược chiều. Dù sao 4B tham gia giao thông cũng ý thức hơn nhiều.
 

lead2011

Xe container
Biển số
OF-98925
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
7,056
Động cơ
448,586 Mã lực
Mi.ạ...cưỡi trâu đê cho đỡ tắc đg...bố thèng ăn cám lợn.
 

Xe hoán cải

Xe tăng
Biển số
OF-51693
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,040
Động cơ
463,330 Mã lực
mỗi nhà làm con ngựa , đi cà phê phi như ai , đi làm cũng thong dong , chứ cần phi là : chạ chạ chạ
 

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,274
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
Đúng là đ/c Khùng.
Em sử dụng cả 2B lẫn 4B nhưng vẫn cho rằng phương tiện chính gây tắc đường là 2B: cậy bé luồn lách, tạt đầu, lấn làn của xe ngược chiều. Dù sao 4B tham gia giao thông cũng ý thức hơn nhiều.
nhìn cái ảnh minh họa thì thấy ý thức 2B là tác nhân gây hậu quả tắc đường là chính
 

vink's cafe

Xe tải
Biển số
OF-103496
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
334
Động cơ
399,720 Mã lực
Nơi ở
Hội Quán
Website
www.thuctruong.com.vn
Các nhà khoa học chưa nghiên cứu đc là cấm xe máy hay oto nên theo ý em là nên đi bộ cho lành, trả sợ thằng nào đâm vào thằng nào =)) . còn cụ thiến sót này em nghĩ là nghiên cứu sinh ở bển xômali rùi.
 

khanht

Xe điện
Biển số
OF-4227
Ngày cấp bằng
13/4/07
Số km
4,110
Động cơ
579,760 Mã lực
Cái xe 2B, 4B thậm chí nB nó chả tội tình gì, cái có lỗi là "ý thức" ...
 

trungkeolac

Xe máy
Biển số
OF-81180
Ngày cấp bằng
26/12/10
Số km
54
Động cơ
415,290 Mã lực
Nơi ở
Thành Vinh-Nghệ An
4B thì đa phần là cũng ý thức mà 2B cũng thế.toàn con sâu làm rầu nồi canh mà.ý thức mọi người cao lên thì kể cả 2B hay 4B đều như nhau cả.oto cũng luồn mà xe máy cũng luồn.với lại do đường xá là chủ yếu các cụ à
 

vespafun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-95714
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
250
Động cơ
402,490 Mã lực
Ô tô vô ý thức thế này bảo sao không tắc?

 

vespafun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-95714
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
250
Động cơ
402,490 Mã lực
Hà Nội kẹt cứng ngày làm việc đầu tiên sau nghỉ lễ
Thứ Hai, 5.9.2011 | 11:08 (GMT + 7)
Sáng nay (5.9) sau những ngày nghỉ lễ, bắt đầu tuần làm việc mới, trên các tuyến phố Hà Nội lại đông nghịt người . Đồng thời, đúng vào ngày khai giảng năm học mới khiến cho đường phố rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng.

Nhiều tuyến đường trong sáng 5.9 ùn tắc nghiêm trọng.​
Theo khảo sát của PV, trên các tuyến phố hướng vào nội đô như: Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Láng Hạ, Trần Duy Hưng, Phạm Hùng, Cầu Giấy,… từ sáng sớm dòng phương tiện ùn ùn trên đường.
Do vào đầu giờ sáng khi mọi người tập trung đến công sở khá đông nên tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ lại diễn ra khắp nơi.
Trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) từ 7h sáng dòng người và phương tiện chật cứng, lực lượng CSGT vất vả phân làn nhưng lượng phương tiện quá đông khiến cho hướng vào nội thành vẫn ùn tắc kéo dài.
Tại ngã tư Lê Văn Lương – Đường Láng người đi ngang, người đi dọc khiến cho giao thông ở khu vực này hết sức rối loạn, bất chấp có lực lượng CSGT đứng điều khiển. Đứng chờ lực lượng chức năng phân làn, chị Lâm Thị Ngọc, một người tham gia giao thông chia sẻ: “Ngày đầu đi làm sau nghỉ lễ, tôi đã phải xin đến muộn vì đường tắc…”.
Trong cảnh dãy ô tô nối đuôi nhau nằm bất động trên phố Láng Hạ đến ngã tư Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng giao thông trở nên hỗn loạn. Hơn thế, trên tuyến đường này, do đơn vị đang thi công dở dang, đất đá, cát sỏi ngổn ngang khiến cho bụi bay mù mịt như “hành” người tham gia giao thông…
Khoảng 7h35’, loay hoay tìm cách vọt lên vỉa hè đứng, chị Nguyễn Thị Hoa (ở Quan Nhân, Thanh Xuân) bức xúc: “Ngày thường cứ giờ cao điểm đã tắc, hôm nay sau nghỉ lễ, lại đúng dịp khai giảng nên càng tắc khủng khiếp. Đi xe máy qua quãng đường chỉ vài trăm mét mà mất hàng giờ đồng hồ, lại còn hít bụi. Không biết tình trạng này còn tiếp diễn đến khi nào?”
Trên các tuyến phố “điểm đen” về ùn tắc như: Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Đê La Thành,… các phương tiện nhích từng cm. Xe máy đua nhau lao lên vỉa hè tìm lối thoát, còi xe bấm inh ỏi, lực lượng CSGT “căng mình” làm việc tuy nhiên tình trạng ùn tắc vẫn không được cải thiện…
Dưới đây là một số hình PV Laodong.com.vn ghi lại cảnh ùn tắc trong sáng 5.9:
Các phương tiện đứng "chôn chân" trên đường...​
Ùn tắc kéo dài khiến xe máy lao lên vỉa hè tìm lối thoát.​
Tại ngã tư bưu điện Hà Đông, dòng phương tiện hướng vào nội thành đông nghịt.​
Từ sáng sớm, các bến xe buýt học sinh, người lao động... đứng chờ cho buổi làm việc đầu tiên sau nghỉ lễ.​
Phố Láng Hạ chen chúc...​
Khổ sở vì đường...​
Ngã tư Láng Hạ - Thái Hà hỗn loạn giao thông.​
Chiều Láng Hạ - Lê Văn Lương dòng phương tiện nằm bất động.​
Nhiều tuyến đường vành đai cũng ùn tắc kéo dài trong sáng 5.9.
 

vespafun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-95714
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
250
Động cơ
402,490 Mã lực
Nhìn những tấm hình mới thấy ô tô vô ý thức hơn xe máy nhiều lần.
 

kimtuthap

Xe tải
Biển số
OF-107338
Ngày cấp bằng
1/8/11
Số km
267
Động cơ
395,430 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
AROMAtravel.vn
Đúng là đ/c Khùng.
Em sử dụng cả 2B lẫn 4B nhưng vẫn cho rằng phương tiện chính gây tắc đường là 2B: cậy bé luồn lách, tạt đầu, lấn làn của xe ngược chiều. Dù sao 4B tham gia giao thông cũng ý thức hơn nhiều.
Cho cháu vỗ tay ăn theo nói leo theo cụ phát nào !!!
 

anhnta

Xe hơi
Biển số
OF-39288
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
187
Động cơ
471,379 Mã lực
phát biểu như phờ ân thế mà cũng lên được tiến sỹ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top