Có điều TQ đã làm được mà VN chưa học được là xây dựng bổ chỉ số kinh tế xã hội để đánh giá lãnh đạo cấp tỉnh - TP, nôm na là KPI, ở VN thì tỉnh nhà cứ nghèo bền vững còn lđ thì cứ tại nhiệm 2 nhiệm kỳ hoặc lên chức đều chính vì vậy mà hiện nay có tới 46/63 tỉnh thành ko tự cân đối thu chi được Trung ương phải hỗ trợ năm này qua năm khác
Tq mỗi bí thư tỉnh như một ông vua con không khác gì nguyên thủ 1 nước khác. Không hiểu họ quản lý kiểu gì mà tập quyền Tw cũng rất cao mà tự do chủ động cấp dưới cũng khủng? Tài thật
Nguyên tắc tổ chức lãnh đạo của TQ là thế này các cụ: Lãnh đạo địa phương tự chủ kinh tế, phụ thuộc chính trị.E chưa nghe vụ TQ có cái này, cụ cho em xin thêm thông tin tham khảo được không ? Vì cái này mà các tỉnh ko tự cân đối thu chi thật à ?
Ở TQ không có chuyện lấy thu ngân sách tỉnh nọ bù cho tỉnh kia như VN, mà các địa phương (cho đến cấp huyện) đều tự làm tự ăn. Thu ngân sách trên địa bàn chia ra 2 nguồn: thu địa phương (của các doanh nghiệp địa phương) và thu trung ương (từ các doanh nghiệp trung ương và thuế XNK). Nguyên tắc là thế này: thu địa phương giữ lại 100%, thu trung ương được giữ lại bao nhiêu % là tùy tình hình, tóm lại anh chỉ có thể tiêu nhiều nhất là số thu trên địa bàn, không có chuyện chạy về cấp cao hơn xin tiền (trừ khi anh xin được dự án). Bù lại, lãnh đạo địa phương được quyền tự chủ rất lớn trong các vấn đề kinh tế, ví dụ phát hành trái phiếu địa phương, thưởng kêu gọi đầu tư vv.
Thế nhưng, trong tổ chức nhân sự thì TQ cực kỳ độc tài. Nguyên tắc của họ là chính quyền nắm kinh tế, còn Đảng nắm nhân sự. 1 ông tỉnh trưởng hoặc huyện trưởng có thể rất có chủ kiến, rất quyền lực ở địa phương, nhưng chỉ cần ông bí thư cấp trên đánh 1 tờ A4 là có thể bị điều đi địa phương khác, và như thế mất hết gốc rễ quyền lực.
Đảng thì lại là cơ cấu ngành dọc và không bị ước chế bởi các quy định pháp luật, nên có thể quản lý các lãnh đạo địa phương theo chính sách riêng. Cho nên TQ có thể vừa lỏng vừa chặt là như vậy.